Số Người Sử Dụng Internet Ở Mỹ, Việt Nam So Với Thế Giới Năm 2004


Các thành phần chủ yếu trong hệ thống quản lý công nghiệp của Covisint bao 1


Các thành phần chủ yếu trong hệ thống quản lý công nghiệp của Covisint bao gồm:

Quản lý nhận dạng (Covisint Identity Management): Covisint cung cấp cho doanh nghiệp một giải pháp thực sự an toàn trước khi ký kết hợp đồng điện tử trong môi trường mạng- một môi trường đầy rủi ro là xác định đối tác, uy tín và độ tin cậy của đối tác. Các giải pháp an ninh mà Covisint đưa ra ngày càng cải thiện giúp xác định và tìm ra các thách thức và trở lực đối với các công ty và tổ chức về tính an toàn của hợp đồng và giao dịch qua mạng.

Kết nối (Covisint Connect): Đây là thành phần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc gửi và nhận thư điện tử với các đối tác. Khác với những nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử khác, Covisint cho phép doanh nghiệp tự lựa chọn giao thức giao tiếp và dạng gửi/ nhận văn bản thích hợp.


Dịch vụ cổng giao tiếp (Convisint Communicate): là một thành phần của Covisint cung cấp cho các doanh nghiệp thành viên để trao đổi thông tin, chia sẻ các phần mềm ứng dụng với đối tác, khách hàng và nhà cung cấp.

1.2. Mô hình B2C


TMĐT B2C Business To Customer là giao dịch TMĐT trực tiếp giữa nhà cung cấp và 2

TMĐT B2C (Business To Customer) là giao dịch TMĐT trực tiếp giữa nhà cung cấp và khách hàng thông qua các phương tiện điện tử. Giao dịch loại này còn được gọi là giao dịch thị trường giúp doanh nghiệp tiếp cận với người tiêu dùng để từ đó chào bán các sản phẩm của họ cho khách hàng. Đây là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng qua mạng mà không cần xây dựng các cửa hàng thực tế. Các doanh nghiệp thường cung cấp danh mục hàng hoá trên mạng và nhận đơn đặt hàng của khách hàng khi họ duyệt xem danh mục hàng hóa. Hợp đồng B2C thường không lớn nên doanh nghiệp kinh doanh B2C thường chỉ lựa chọn thị trường trong nước.

Các dịch vụ của B2C bao gồm: bán lẻ trên mạng, Ngân hàng trực tuyến, dịch vụ du lịch trực tuyến, đấu giá trực tuyến, thông tin về sức khoẻ và bất động sản. Một trong những công ty hàng đầu thế giới về kinh doanh mô hình B2C có thể kể tên là Amazon.com.


Mô hình mua hàng qua mạng tại Amazon.com


Amazon là một trong những trang web bán hàng trực tuyến lớn nhất và rất thành 3

Amazon là một trong những trang web bán hàng trực tuyến lớn nhất và rất thành công trên thế giới. Ban đầu Amazon ra đời chỉ với mục tiêu là một trang web bán sách qua mạng, ngày nay nó đã trở thành một siêu thị online với rất nhiều chủng loại từ quần áo, đồ điện tử, đồ gia dụng cho đến dữ liệu điện tử…Hàng triệu người ở khắp 220 quốc gia đánh giá Amazon là website bán lẻ hàng đầu, được liệt vào danh sách 57 nhãn hiệu có giá trị nhất thế giới, đứng giữa Pampers và Hilton. Quý IV năm 2000, Amazon.com có được 67% thị phần bán lẻ trực tuyến, trở thành hãng bán lẻ âm nhạc số một chỉ trong vòng một quý kinh doanh và hãng bán lẻ phim số một trong 6 tuần kinh doanh.

Quy trình mua hàng trực tuyến tại Amazon.com bao gồm các bước sau:

B1: Tìm kiếm hàng hoá.

B2: Thêm hàng hoá vào giỏ hàng (Shopping Cart): B3: Kiểm tra lại giỏ hàng và tiến hành đặt hàng.

B4: Đăng nhập.


B5: Nhập địa chỉ giao hàng.

B6: Chọn phương thức giao hàng.

B7: Nhập mật khẩu (password) và phương thức thanh toán. B8: Kiểm tra lại đơn hàng và đặt hàng.

B9: Kiểm tra trạng thái đơn hàng.

Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, Amazon chỉ có nghĩa vụ cung cấp địa chỉ người bán cho người mua và 2 bên tự giải quyết tranh chấp. Nếu khách hàng đã đặt hàng mà không nhận được hàng hoá thì có quyền yêu cầu Amazon bồi thường thông qua phần “Amazon.com A-to-Z Guarantee”.

1.3. Mô hình C2C

TMĐT C2C (Customer To Customer) là giao dịch mà thông qua một doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, người tiêu dùng có thể bán hàng hoá của mình cho người tiêu dùng khác. Giao dịch này chiếm tỷ trọng nhỏ, ước tính chỉ đạt 15 tỷ USD năm 2004. Mô hình này ra đời đã mang lại giải pháp hữu ích tiết kiệm thời gian và chi phí cho những người tiêu dùng muốn rao bán hàng hoá của mình. Trước đây, để bán hàng hoá đã qua sử dụng, người tiêu dùng phải bán chúng cho những người thu mua đồ cũ, cửa hàng mua bán đồ cũ hay bán ở những thị trường chuyên biệt như “chợ trời”; người tiêu dùng muốn mua cũng phải tìm đến những địa điểm đó. Nhưng từ khi loại hình đấu giá trực tuyến ra đời, người tiêu dùng chỉ cần gửi các thông tin về chúng tới những nhà đấu giá trực tuyến; người mua cũng chỉ cần truy cập vào website đấu giá để xem và trả giá, tất cả mọi quy trình mua bán từ xem hàng, trả giá, thanh toán đều được thực hiện trực tiếp thông qua phương tiện mà trang web đó cung cấp mà không cần phải gặp trực tiếp nhau. Để làm được điều này, người tiêu dùng chỉ phải trả một khoản phí hoa hồng nhất định cho công ty cung cấp dịch vụ này qua mạng. Ngoài ra, nếu không muốn


tham gia đấu giá, người tiêu dùng có thể truy cập vào các trang web bán hàng giá cố định như website Half.com.

Điển hình cho mô hình C2C đấu giá qua mạng là e-Bay.com


Đây là trang Web đấu giá trực tuyến thuộc sở hữu của tập đoàn Echo Bay 4

Đây là trang Web đấu giá trực tuyến thuộc sở hữu của tập đoàn Echo Bay Technology. Hàng triệu những món hàng từ đồ sưu tầm, đồ trang trí nhỏ, vật dụng gia đình đến máy vi tính, đồ gỗ, thiết bị, xe cộ... được niêm yết, mua và bán mỗi ngày tại eBay.com. Một số mặt hàng rất hiếm và rất có giá trị, trong khi các mặt hàng khác lại “đầy kho” và giá vô cùng rẻ đã thu hút đông đảo khách hàng tham gia đấu giá. EBay đã “cách mạng hoá” những sản phẩm nhỏ lẻ bằng cách đem người bán và người mua lại với nhau tại một thị trường mang tính chất toàn cầu, không ngừng diễn ra những cuộc đấu giá. Các hãng lớn như IBM cũng đăng bán những sản phẩm mới nhất của mình tại đây để tận dụng chức năng đấu giá cũng như bán tại các cửa hàng giá cố định của eBay

Quy trình mua hàng trực tuyến tại eBay gồm các bước sau:

B1: Đăng ký để được vào tham gia mua hoặc đấu giá.


B2: Tìm danh mục hàng hoá cần tham gia đấu giá:

- Tìm trực tiếp trên danh mục có sẵn.

- Tìm kiếm hàng hoá theo mô tả đặc định

B3: Tra thông tin về hàng hoá (mô tả, giá cả, phương thức thanh toán, giao hàng...) và người bán.

B4: Tiến hành đặt đấu giá hoặc mua hàng ngay.

B5: Đấu giá thành công, tiến hành thanh toán cho món hàng đã chọn.


2. Xu thế phát triển TMĐT trên thế giới

Theo báo cáo Thương mại điện tử năm 2005 của UNCITAD, tốc độ tăng tr- ưởng về số lượng người sử dụng Internet toàn cầu là 15,1%; thấp hơn so với 2 năm trước đó (26%). Tuy số người sử dụng Internet ngày càng tăng cao ở Châu Phi (56%), Đông Nam Á và SNG (74%) nhưng nhìn chung khoảng cách giữa các nước phát triển và đang phát triển vẫn rất lớn (chỉ 1,1% người dân Châu Phi truy cập được Internet năm 2003 so với 55,7% của dân cư Bẵc Mỹ). Hiện nay, Mỹ chiếm hơn 80% tỷ lệ TMĐT toàn cầu, và tuy dung lượng này giảm dần, song Mỹ vẫn có khả năng lớn trong việc chiếm tới trên 70% tỷ lệ TMĐT toàn cầu trong 10- 15 năm tới. Mặc dù một số nước Châu Á như Singapore và Hongkong (Trung Quốc) đã phát triển rất nhanh và rất hiệu quả, thương mại điện tử ở các nước khác của Châu lục này đều phát triển chậm. Khoảng cách ứng dụng thương mại điện tử giữa các nước phát triển và đang phát triển vẫn rất lớn. Các nước phát triển chiếm hơn 90% tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử toàn cầu, trong đó riêng phần của Bắc Mỹ và Châu Âu đã lên tới 80%. Phương thức kinh doanh B2B đang và sẽ chiếm ưu thế nổi trội so với B2C trong các giao dịch TMĐT toàn cầu. Trong phương thức B2C, loại hình bán lẻ tổng hợp (siêu thị TMĐT) đã chiếm tỷ lệ không cao trong tổng số cửa hàng bán lẻ trực tuyến


nhưng lại nắm giữ phần lớn giá trị giao dịch B2C trên thị trường ảo. Việc kết hợp cửa hàng bán lẻ trực tuyến với các phương thức kinh doanh truyền thống hiện vẫn là phương thức được nhiều nhà kinh doanh lựa chọn.

Thương mại điện tử không chỉ giải quyết những yêu cầu thiết yếu, cấp bách thiết yếu, cấp bách trên các lĩnh vực như hệ thống giao dịch hàng hoá, điện tử hoá tiền tệ và phương án an toàn thông tin..., mà hoạt động thực tế của nó còn tạo ra những hiệu quả và lợi ích mà mô hình phát triển của thương mại truyền thống không thể sánh kịp (ví dụ, trường hợp hiệu sách Amazon, trang web đấu giá eBay). Chính vì tiềm lực hết sức to lớn của TMĐT nên Chính phủ các nước đều hết sức chú trọng vấn đề này. Bản báo cáo mới nhất của hãng nghiên cứu comScore Networks cho biết "Ngân sách" chi cho mua sắm trực tuyến (không tính đặt tour du lịch), đã đạt mốc 102,1 tỷ USD trong năm ngoái, tăng tới 24% so với năm 2005. Trong đó, phần đóng góp của hai tháng 11 và 12 là "nặng ký" nhất: 24,6 tỷ USD. "Thương mại điện tử đang dần chiếm vị trí chủ đạo", chuyên gia Jeffrey Grau của eMarketer thốt lên. "Ngày càng có nhiều người chuộng hình thức mua sắm này hơn. Số hàng họ mua và số tiền họ bỏ ra nhiều chưa từng có trong lịch sử". Đi xa hơn, hãng đầu tư Cowen dự đoán rằng doanh thu từ Thương mại điện tử có thể đạt tới cột mốc 225 tỷ USD vào năm 2011. "Còn tại Mỹ, doanh thu cũng sẽ tăng trưởng 30% trong năm 2008, nhờ vào tác động của ba yếu tố: sự phổ cập của băng thông rộng, của các kênh bán hàng trực tuyến và sự tiện lợi ngày càng cao của TMĐT". Cowen kết luận. "Thương mại điện tử đang ở giai đoạn hoàng kim và chưa hề có dấu hiệu ngừng lại. Nó sẽ tiếp tục vươn mình với tốc độ bỏ xa các hãng bán lẻ offline. Một số hạng mục hàng hoá rất có thể sẽ bắt kịp, thậm chí qua mặt các cửa hàng bán lẻ. Thí dụ như tải phim và nhạc số chẳng hạn. Chúng ta sẽ chứng kiến sự đổi chiều từng bước của thị


trường: từ những cửa hàng gạch xây chuyển sang các quầy nhạc vô hình như iTunes”.‌


CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở CÁC DOANH NGHIỆP MỸ

I/ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TMĐT Ở CÁC DOANH NGHIỆP MỸ

Ngay từ buổi sơ khai của mình vào những năm 1990, TMĐT đã phát triển với một tốc độ chóng mặt cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, và sớm trở thành một xu thế tất yếu trong thế kỷ 20. Mỹ là một trong những nước đi đầu trong việc ứng dụng, phát triển CNTT và TMĐT. Đến những năm đầu của thế kỷ 21 này, mọi quốc gia trên thế giới đang được chứng kiến sự phát triển nhảy vọt của TMĐT ở Mỹ.

1. Tình hình sử dụng Internet ở Mỹ

Mỹ là nước mà Internet được phổ cập nhiều nhất, tỷ lệ kết nối cao nhất và tỷ lệ sử dụng máy tính cũng như sự thâm nhập Internet vào gia đình lớn nhất. Điều này không chỉ nhờ mức độ thâm nhập Internet cao trong xã hội Mỹ mà còn do Mỹ là nước có dân số rất đông (xếp thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ). Điều này có thể thấy được qua các bảng và sơ đồ sau:

Bảng 2.1: Số người sử dụng Internet ở Mỹ, Việt Nam so với thế giới năm 2004


Tên quốc gia

Dân số

Số người sử

dụng

Nguồn số liệu người

sử dụng Internet

Mỹ

293.271.500

201.661.159

(68,76%)

Nielsen/ Netratings

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022