Kinh doanh áp dụng thương mại điện tử ở các doanh nghiệp Mỹ và bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam - 2


Sau đó, vào năm 1996, Đạo luật mẫu về TMĐT do UNCITRAL soạn thảo đã được Liên Hợp Quốc chính thức thông qua, trở thành một cơ sở pháp lý chính thức cho TMĐT trên thế giới.


2.2. Các giai đoạn phát triển của TMĐT

Dù hình thức trao đổi dữ liệu điện tử- EDI đã có từ đầu những năm 80, nhưng TMĐT chỉ thực sự bùng nổ cùng với sự tăng tốc của Internet, do đó giai đoạn phát triển TMĐT được hiểu là TMĐT trên Internet. Căn cứ vào mô hình và các loại ứng dụng điện tử đặc trưng: Trang Web giới thiệu (Brochureware), TMĐT (e-commerce), kinh doanh điện tử (e-Business), doanh nghiệp điện tử (e- Enterprise). Tuy vậy tất cả các giai đoạn đều chỉ có thời gian bắt đầu mà không có thời gian kết thúc.

a) Giai đoạn “Trang Web giới thiệu” (bắt đầu khoảng giữa năm 1995)

Tuy còn hạn chế về công nghệ, nhưng các công ty đã sớm nhận ra giá trị của Internet nói chung và Web nói riêng. Cho đến cuối năm 1995, khoảng 34% trong số 500 công ty hàng đầu thế giới trong danh sách Fortune đã lập trang Web riêng. Một năm sau, con số này đã lên tới gần 80%.

Các trang Web thế hệ đầu tiên chủ yếu chỉ có dạng tĩnh và chức năng multimedia đơn giản, mọi giao dịch liên lạc vẫn qua các phương tiện truyền thống.

b) Giai đoạn “TMĐT” (bắt đầu khoảng giữa năm 1997)

Giai đoạn này bước đầu là tập trung vào các ứng dụng cho phép tiến hành giao dịch và tương tác giữa công ty với khách hàng là ngươì tiêu dùng qua Internet. Như vậy, TMĐT mới chỉ dừng lại ở việc mua bán trên mạng. Các hãng lớn như e-Toys, e-Trade, Reel.com đều sử dụng công cụ cho phép cá nhân hoá (personalization), tự phục vụ (self-service), sự trực tiếp (immediacy), và thông


tin (information). Nhiều ứng dụng tại các công ty lớn như MCI worldcom hay AT&T cho phép ngươì tiêu dùng trả tiền trên mạng, hợp nhất hoá đơn, phân tích và báo cáo, xử lý thanh toán.

Giai đoạn này còn đặc trưng bởi “chứng nghiện.com” (.com mania): trong thế giới B2C, yếu tố quan trọng nhất dẫn đến thành công của một công ty là khả năng xây dựng thương hiệu Internet (thương hiệu.com), khả năng tiếp thị đến khách hàng, cá biệt hoá thông tin và giao dịch với khách hàng, tạo môi trường mạng thu hút khách hàng ghé thăm nhiều lần.

c) Giai đoạn “kinh tế điện tử” (bắt đầu từ đầu năm 1999)

Những bước đầu tiên của giai đoạn này là tập trung vào các ứng dụng cho phép tiến hành giao dịch và tương tác giữa các công ty với khách hàng, doanh nghiệp qua Internet. Ví dụ như ứng dụng thị trường ảo của Cisco system, General electric và Dell bao gồm catalogue, công cụ mua hàng, khả năng tích hợp cũng như khả năng lựa chọn thanh toán. Quản trị thu mua và nguồn lực của Master card, Chevron và General Motors bao gồm thông tin, ra lệnh, đặt lệnh mua, thanh toán và quản trị nhà cung cấp. Hay quan hệ khách hàng của Hewlett Packard, Dell, General Motors bao gồm tự phục vụ, trung tâm giải pháp, cá nhân hoá và quản lý tài khoản.

Yếu tố để “kinh tế điện tử” thành công là phải tạo được quy trình hợp lý, tăng cường khả năng cải tiến và tích hợp; bên cạnh đó phải sử dụng các ứng dụng tốc độ cao, tích hợp tốt dữ liệu.

d) Giai đoạn “Doanh nghiệp điện tử” (bắt đầu vào giữa năm 2000)

Từ việc thu mua nguyên vật liệu thô cho đến bán lẻ cho ngươì tiêu dùng và quản trị khách hàng, tất cả các hoạt động đều diễn ra bằng cách kết hợp các tài sản vật chất truyền thống với khả năng hoạt động mạng. Các doanh nghiệp liên kết phức tạp nhiều quy trình và quan hệ kinh doanh trong và ngoài doanh nghiệp


(liên kết với khách hàng, nhà phân phối, nhà cung cấp, đối tác, đối thủ cạnh tranh).

Để có thể thực hiện tất cả các công đoạn trong quy trình mua bán hàng hóa từ việc thu mua nguyên vật liệu thô cho đến bán lẻ cho ngưươì tiêu dùng thì yêu cầu cần thiết đối với doanh nghiệp là tốc độ và sự nhanh nhạy mà chỉ có thể có được nhờ vào thành lập những mô hình kinh doanh mạng như Auto Nation, Tinkin Corp.


Hình 1.1: Quá trình phát triển của TMĐT


Nguồn: THS. Nguyễn Văn Thoan, Bài giảng Thương mại điện tử, 2005.


3. Đặc điểm của Thương mại điện tử

3.1. Đặc điểm của Thương mại điện tử


Có sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ, thông tin và tiền tệ qua mạng máy tính hoặc các phương tiện thông tin điện tử khác.

Có khả năng cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả (tốc độ) đối với các quá trình sản xuất, kinh doanh, hoạt động của hầu hết các tổ chức.

Có thể ứng dụng ngay vào các ngành dịch vụ (Chính phủ điện tử, đào tạo trực tuyến, du lịch, tư vấn).

Khi hạ tầng ITC phát triển, khả năng liên kết và chia sẻ thông tin giữa doanh nghiệp, nhà cung cấp, nhà phân phối và khách hàng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Có sự phân biệt tương đối giữa TMĐT và kinh doanh điện tử: TMĐT (hẹp) tập trung vào mua bán và trao đổi hàng hoá, dịch vụ, thông tin qua các mạng, các phương tiện điện tử và Internet. Kinh doanh điện tử (hẹp) tập trung vào sự phối hợp các doanh nghiệp, đối tác, khách hàng và tổ chức các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp dựa trên mạng nội bộ.

Sự phát triển của TMĐT gắn liền và tác động qua lại với sự phát triển của ICT. Nhờ sự phát triển của ICT mà TMĐT ra đời, tuy nhiên sự phát triển của TMĐT cũng thúc đẩy và gợi mở nhiều lĩnh vực của ICT nhưphần cứng và phần mềm chuyên dùng cho các ứng dụng TMĐT, dịch vụ thanh toán cho TMĐT.

3.2. Phân loại Thương mại điện tử

Có thể phân loại TMĐT theo các hình thức sau:

Phân loại theo đối tượng tham gia: Chính phủ (G), doanh nghiệp (B), khách hàng cá nhân (C).

Phân loại theo công nghệ kết nối mạng: Công nghệ P2P (Peer-To-Peer), công nghệ Mobile (M-commcerce).

Phân loại theo hình thức dịch vụ: Chính phủ điện tử, giáo dục điện tử.


Phân loại theo mức độ phối hợp, chia sẻ và sử dụng thông tin qua mạng: thương mại thông tin, thương mại giao dịch, thương mại cộng tác.

Như vậy, có rất nhiều cách phân loại khác nhau tuỳ thuộc vào các góc độ tiếp cận khác nhau, mục đích phân loại khác nhau. Trong đó hình thức phân loại chủ yếu thường gặp là phân loại theo đối tợng tham gia, theo cách này thì các hình thức của TMĐT là tổng hoà những mối quan hệ giữa các thành phần: Chính phủ, doanh nghiệp, khách hàng cá nhân. Như vậy, tổng hợp lại có 9 loại hình TMĐT được xét đến, trong đó phổ biến nhất là B2B, B2C,C2C,G2C.


Bảng 1.1: Các loại hình thương mại điện tử



Chính phủ

(Government- G)

Doanh nghiệp

(Business- B)

Ngưươì tiêu dùng

(Consumer- C)

Chính phủ

(Government- G)

G2G

Ví dụ: Hợp tác giữa các Chính phủ.

G2B

Ví dụ: Cung cấp thông tin.

G2C

Ví dụ: Cung cấp thông tin.

Doanh nghiệp

(Business- B)

B2G

Ví dụ: Thuế doanh thu.

B2B

Ví dụ: Thương mại điện tử.

B2C

Ví dụ: Thương mại điện tử.


C2G

Ví dụ: Thuế thu nhập.

C2B

Ví dụ: So sánh giá.

C2C

Ví dụ: Đấu giá trực tuyến.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Kinh doanh áp dụng thương mại điện tử ở các doanh nghiệp Mỹ và bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam - 2

Nguồn: Mia-Mikic và Tina S.Kao


TMĐT và WTO, giai đoạn tìm kiếm những luật lệ.


4. Điều kiện cần thiết để phát triển TMĐT

TMĐT ngày càng được phổ biến trên phạm vi toàn cầu và khẳng định vai trò to lớn của nó trong sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy xây dựng và phát triển TMĐT ở mỗi quốc gia là vô cùng quan trọng, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và trình độ phát triển mà mỗi nước phải có sự chuẩn bị nhất định về hạ tầng công nghệ, nhân lực, pháp luật, hệ thống thanh toán điện tử cũng như nhận thức và sự tham gia tích cực của Chính phủ, doanh nghiệp và ngươì tiêu dùng.

4.1. Nhận thức của các chủ thể về TMĐT

Để xây dựng và phát triển các mô hình TMĐT cần có sự tham gia của 3 chủ thể, đó là: Chính phủ, doanh nghiệp, và người tiêu dùng. Vì vậy phải tích cực tác động, tuyên truyền, khuyến khích các chủ thể tham gia TMĐT, đặc biệt ở các nước đang phát triển nơi mà thương mại truyền thống phát triển đáng kể thì việc đổi mới quan niệm, cách nhìn về các giao dịch qua Internet là cần thiết.

Sự tham gia của Chính phủ:

Chính phủ có vai trò hướng dẫn, chỉ đạo cho các doanh nghiệp cũng như cho người tiêu dùng, vì vậy để thúc đẩy TMĐT thì sự tham gia và hành động của Chính phủ là vô cùng quan trọng. Chính phủ có thể thúc đẩy TMĐT thông qua sự phổ biến nó tới khu vực doanh nghiệp và người tiêu dùng; hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho TMĐT phát triển nhờ tạo ra môi trường kinh doanh, pháp lý và hạ tầng công nghệ phù hợp. Đặc biệt đối với Việt Nam đang trong giai đoạn CNH- HĐH đất nước thì sự can thiệp sâu sắc của Chính phủ là chất xúc tác an toàn cho sự phát triển của TMĐT.


Hiện nay Chính phủ điện tử (e-Government) được coi như là giải pháp mang tính chiến lược cho mục tiêu cải cách hành chính quốc gia theo hướng tinh giản, tiện lợi và hiệu quả để bắt kịp xu hướng hội nhập của thế giới.

Sự tham gia của các doanh nghiệp:

Thành phần áp dụng TMĐT nhiều nhất là các doanh nghiệp. Việc mua bán hàng hoá trên mạng mang lại nhiều tiện ích, hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình do đó sự tham gia TMĐT của các doanh nghiệp là điều tất yếu. Doanh nghiệp tham gia vào TMĐT trước tiên là bằng việc đưa tên tuổi của mình lên mạng Internet qua Website của doanh nghiệp nhằm giới thiệu sản phẩm, quảng bá hàng hoá và dịch vụ, nhận, xử lý các đơn hàng, lập hồ sơ khách hàng...; cao hơn nữa là thực hiện các giao dịch số hoá, mua bán điện tử, thanh toán điện tử. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hạ tầng công nghệ và đội ngũ nhân lực.

Sự tham gia của người tiêu dùng:

Tìm kiếm thông tin, giao dịch mua bán trực tuyến qua mạng giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức; đồng thời mở rộng khả năng tiếp cận với đa dạng các mặt hàng. Tuy nhiên mua bán trực tuyến tồn tại những rủi ro về tính chính xác của nguồn thông tin cần tìm kiếm và tính an toàn, bảo mật thông tin cá nhân của người tiêu dùng. Đây là lý do người tiêu dùng vẫn e ngại với TMĐT. Vì vậy, muốn người tiêu dùng tích cực tham gia vào TMĐT thì vấn đề đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng cần phải được chú trọng.

4.2. Kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin (trước hết là công nghệ máy tính)

Liên kết tiêu chuẩn của doanh nghiệp, quốc gia, quốc tế và các kỹ thuật ứng dụng, gồm: dịch vụ viễn thông (nhà cung cấp dịch vụ mạng), công nghiệp phần cứng (trang thiết bị như máy fax, điện thoại...), công nghiệp phần mềm (các chư- ơng trình phần mềm). Yêu cầu hàng đầu để thành công trong kinh doanh TMĐT


là phải có một hạ tầng công nghệ thông tin ở mức độ phát triển nhất định, bao gồm:

Hạ tầng về mạng.

Hạ tầng an toàn bảo mật.

Môi trường ứng dụng server.

Công cụ quản lý dữ liệu và dung liệu.

Công cụ phát triển ứng dụng.

Hệ thống điều khiển và phần cứng.

Cơ sở quản lý hệ thống.

Hạ tầng công nghệ cho phép TMĐT có thể dễ dàng được tiếp cận hay nhanh chóng thích ứng được với những ứng dụng mới, đảm bảo khả năng xử lý khối lượng công việc ngày càng tăng. Để tăng tính quy mô và linh hoạt của TMĐT thì công nghệ thông tin ngày càng phải được nâng cấp thường xuyên và chi phí cho việc nâng cấp không phải nhỏ.

4.3. Kết cấu hạ tầng nhân lực

TMĐT muốn đi vào các hoạt động kinh doanh thì trước hết phải nâng cao tầm nhận thức của khách hàng về thương mại điện tử. Tất cả mọi người khi truy cập Internet đều cảm giác quen thuộc và dễ dàng sử dụng thì việc ứng dụng TMĐT mới có thể trở nên phổ biến và hữu ích. Đồng thời, TMĐT mang lại cơ hội mở rộng khả năng tìm kiếm thông tin và thực hiện các giao dịch qua mạng mà không chỉ dừng lại trong biên giới một quốc gia, ngôn ngữ trên mạng vì thế cũng không chỉ sử dụng ngôn ngữ địa phương, mà sử dụng ngôn ngữ chung toàn cầu, cụ thể là Tiếng Anh (English). Do đó, TMĐT kéo theo sự thay đổi về cả hệ thống giáo dục nguồn nhân lực cho đất nước.

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí