Cảng Nước Sâu Cái Lân: Đây Là Cảng Nước Sâu Lớn Nhất Tại Khu Vực Miền Bắc

Cảng Nam Cầu Trắng tại phường Hồng Hà gồm các cảng Nam Cầu Trắng, Mỳ Con Cua và bến Quyết Thắng để xuất than đi tiêu thụ bằng đường biển của Vinacomin. Công tác bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế, như trên hình ảnh, bãi chứa than tiếp giáp mặt nước không có bờ bao ngăn rửa trôi xuống biển khi trời mưa.

3.2.3. Hoạt động công nghiệp – Dịch vụ ven bờ

3.2.3.1. Các khu vực kinh tế Bắc Cửa Lục

Đây là khu vực có nhiều hoạt động kinh tế xã hội bao gồm 2 lưu vực sông Trới và sông Bang, Các khu đô thị Vựng Đâng, Cao Xanh – Hà Khánh A; B; C, 2 khu công nghiệp Cái Lân và Việt Hưng với nhiều nhà máy lớn; 2 Nhà máy xi măng Thăng Long và Hạ Long; nhà máy điện Hà Khánh; 2 Cảng Biển lớn là Cảng Cái Lân và Xăng dầu B12. Với mật độ dày đặc các hoạt động kinh tế xã hội trong một khu vực nhỏ đã gây 1 áp lực rất lớn đến môi trường sinh thái Vịnh Hạ Long. Cùng với đó là ý thức bảo vệ môi trường kém của các đơn vị kinh doanh như không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Thông qua các đợt kiểm tra liên ngành năm 2011 của Sở Tài nguyên môi trường, UBND TP.Hạ Long, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã phát hiện nhiều vi phạm. Ví dụ: Khu Công nghiệp Việt Hưng chưa có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt (đã bị thanh tra Bộ và sở tài Nguyên môi trường xử phạt); khu đô thị Cao Xanh – Hà Khánh (công ty 507) có 1/3 hệ thống xử lý nước thải không hoạt động, một số khu vực san lấp mặt bằng thiếu bờ bao chống tràn bùn; Nhà máy xi măng xả bụi gây ô nhiễm môi trường (đã bị chi cục bảo vệ môi trường xử phạt).

Hình 3 19 Cảng nước sâu Cái Lân Đây là cảng nước sâu lớn nhất tại khu 1

Hình 3.19: Cảng nước sâu Cái Lân: Đây là cảng nước sâu lớn nhất tại khu vực Miền Bắc

3.2.3.2. Các khu vực kinh tế xã hội ven bờ Vịnh

Cùng với khu vực Bắc Cửa Lục, các khu vực kinh tế ven bờ Vịnh Hạ Long – Bái Tử Long là một trong những mối đe dọa chính đến môi trường sinh thái Vịnh Hạ Long. Thông qua kết quả quan trắc môi trường nước các khu vực này, đã xác định được một số điểm nóng như sau:

- Cảng tàu du lịch: Hiện nay trên địa bàn thành phố hình thành 03 cảng tàu du lịch, đó là: Cảng tàu khách du lịch Bãi Cháy, Âu tàu Tuần Châu, Cảng tàu khách Hòn Gai. Với số lượng tàu du lịch vận chuyển khách tham quan và lưu trú trên Vịnh Hạ Long là 523 chiếc. Trong đó có 450 chiếc thường xuyên có hoạt động neo đậu, đón trả khách tại cảng này. Vì vậy đây là khu vực có có mật độ tầu du lịch cao nên làm tăng khả năng ô nhiễm về TSS, dầu, chất thải hữu cơ và vô cơ. Qua kết quả quan trắc đây là khu vực bị ô nhiễm về TSS, Amoni, Dầu, Zn, Mn, Fe...Cần phải lắp đặt hệ thống xử lý nước la canh và hệ thống thu gom nước thải hữu cơ cho toàn bộ các tàu du lịch.

Hình 3.20: Âu tàu Tuần Châu (ảnh trái) và bến tàu khách du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Bãi Cháy (ảnh phải)

- Khu dịch vụ du lịch Bãi Cháy: Đây là khu vực tập trung nhiều cơ sở lưu trú du lịch của Tỉnh cũng như của Thành phố. Hiện khu vực này có khoảng 400 cơ sở kinh doanh nhà nghỉ với trên 6.400 phòng và gần 11.000 giường, trong đó có 50 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 4 sao. Bên cạnh đó, có 02 khu du lịch Hoàng Gia và Thanh niên hàng ngày đón tiếp hành ngàn lượt khách du lịch tham quan, sử dụng dịch vụ tại đây. Mặc dù khu vực này đã có hệ thống thu gom nước thải đưa về nhà

máy xử lý nước thải Bãi Cháy, tuy nhiên hiện nay một số nhà hàng, khu dịch vụ tại bãi tắm Hoàng Gia đã không đấu nối vào hệ thông thu gom nước thải mà xả trực tiếp xuống Vịnh gây ô nhiễm môi trường (kết quả kiểm tra của đoàn kiểm tra liên ngành Sở TNMT – UBND TP.Hạ Long – Ban Quản lý Vịnh Hạ Long).

Hình 3.21: Khu du lịch Bãi Cháy

- Chợ Hạ Long 1: Đây là điểm nóng có nguy cơ về ô nhiễm Dầu, TSS, Coliform v.v… Nguyên nhân, do đây là khu vực có tập trung mật độ tầu thuyền cao (các tàu bán lẻ xăng dầu; các phương tiện đánh bắt cá thô sơ của ngư dân), đồng thời hệ thống xử lý nước thải của chợ Hạ Long trong thời gian qua không đáp ứng được yêu cầu hiện tại. Nước thải phát sinh từ chợ đa phần thải trực tiếp xuống Vịnh, rác thải hữu cơ từ khu vực chợ thực phẩm cũng trực tiếp bị các hộ kinh doanh lén vứt xuống Vịnh; Bên cạnh chợ Hạ Long có nhà máy chế biến thực phẩm đông lạnh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Quảng Ninh, cũng có hoạt động xả thải nước thải ra vịnh Hạ Long.

Hình 3.22: Khu vực sau chợ Hạ Long I - Gồm rất nhiều các phương tiện thuỷ: tàu

đánh cá, tàu bán lẻ xăng dầu trên vịnh, nhà bè v.v…


- Khu nhà bè cột 5: Là khu vực tập trung các thuyền bán cá, khu nhà bè kinh doanh dịch vụ ăn uống, có nguy cơ cao về ô nhiễm các chất hữu cơ, với 07 nhà bè kinh doanh dịch vụ ăn uống được UBND Thành phố cho phép thực hiện thí điểm, nơi đây có nguy cơ cao về ô nhiễm các chất hữu cơ. Cũng là nơi tập trung các nhà bè của người dân khoảng 160 bè, với số nhân khẩu khoảng 700 người. Cần có biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, đồng thời tiến hành thu gom các chất thải hữu cơ rắn và lỏng của các nhà bè kinh doanh dịch vụ ăn uống.

- Khu vực Cảng Vân Đồn (Cảng Cái Rồng): Là khu vực tập trung tàu thuyền và các hoạt động kinh tế xã hội cao, có nguy cơ gây ô nhiễm Dầu, các chất hữu cơ. Qua kết quả quan trắc đây là khu vực ô nhiễm về TSS, Dầu, Coliform.

3.2.4. Các hoạt động du lịch trên Vịnh

Hai vấn đề lớn của các hoạt động du lịch trên Vịnh Hạ Long ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường Vịnh Hạ Long là nước thải Lacanh từ các tàu thuyền du lịch và lượng rác thải từ các du khách tham quan Vịnh.

Hiện nay, hoạt động du lịch phát triển rất mạnh mẽ ở khu vực vịnh Hạ Long, kéo theo đó là số lượng phương tiện tàu, thuyền vận chuyển khách thăm quan du lịch phát triển mạnh mẽ; chất lượng phương tiện tuy ngày càng được cải thiện, đa số các chủ tầu đều tuân thủ các quy chuẩn, quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, các thiết bị thu gom, xử lý chất thải trên tàu vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Việc thực hiện thu gom rác thải vào bờ sau mỗi chuyến đi đã được các tàu thực hiện nhưng chưa triệt để, các tàu khi đăng ký hoạt động đều có hệ thống chứa và xử lý nước thải nhưng trên thực tế lượng khách du lịch quá đông, các tàu thay nhau vận hành hết công suất để đáp ứng nhu cầu của khách nên đã gây quá tải, hệ thống không còn khả năng lưu trữ và xử lý; bên cạnh đó tại các bến, cảng tàu du lịch hiện nay chưa có hệ thống thu gom chất thải từ tàu thuyền để xử lý tập trung, do đó nước thải, nước lacanh từ các tàu, thuyền du lịch được lén lút xả trực tiếp xuống Vịnh. Trong năm 2011, Phòng Quản lý môi trường – Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã phối hợp với các đơn vi liên quan tiến hành nhiều nhiều hoạt động nghiên cứu thử nghiệm các thiết bị xử lý dầu trong nước lacanh tầu và đạt được các kết quả rất khả quan, có thể nhân rộng vào thực tế.


Hình 3 23 Hoạt động du lịch tham quan Vịnh Hạ Long Hoạt động thu gom rác thải 2

Hình 3.23: Hoạt động du lịch, tham quan Vịnh Hạ Long

Hoạt động thu gom rác thải tại các điểm tham quan trên Vịnh đã được Ban Quản lý Vịnh Hạ Long tích cực triển khai. Tuy nhiên, do lượng khách quá lớn, diện tích mặt nước rộng, điều kiện sóng gió phức tạp nên khó có khả năng thu gom triệt để nên lượng rác này cũng là 1 nguy cơ lớn đe dọa đến môi trường sinh thái Vịnh Hạ Long.

Kết quả quan trắc chất lượng nước tại các điểm tham quan du lịch về cơ bản vẫn đảm bảo theo Quy chuẩn quốc gia, tuy nhiên các chỉ số chất lượng tại các khu vực này đều cao hơn các khu vực không có hoạt động du lịch, chứng tỏ môi trường khu vực đã chịu sự tác động của hoạt động du lịch đặc biệt về các chỉ số TSS, Dầu.

3.2.5. Nguồn thải từ hoạt động dân sinh trên địa bàn thành phố


Các khu dân sinh cũ không nằm trong các quy hoạch mới. Các khu dân cư thuộc tất cả các phường trong thành phố Hạ Long trải dài từ khu vực phường Hà Phong, Hà Tu, đến Hồng Gai, Yết Kiêu, Hà Khẩu, Bãi Cháy... Với dân số ngày càng đông, lượng nước thải sinh hoạt khu vực dân cư cũng ngày một lớn. Nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư, các hộ gia đình được xử lý cục bộ bằng bể tự hoại trong từng nhà sau đó thải ra hệ thống thoát nước dẫn về các khu xử lý của thành phố.

Hiện tại, Thành phố Hạ Long có các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt bao gồm: Nhà máy xử lý nước thải Bãi Cháy thuộc phường Bãi Cháy; nhà máy xử lý nước thải Hà Khánh và một số nhà máy thuộc các khu đô thị mới như trạm xử lý

nước thải Vựng Đâng, trạm xử lý nước thải cột 5, cột 8. Tuy nhiên, công suất xử lý của các trạm còn nhiều hạn chế: Nhà máy xử lý nước thải Bãi Cháy có công suất xử lý 3.500m3/ngày.đêm, được xây dựng tại khu vực Ao Cá, phường Bãi Cháy với tổng diện tích nhà máy 4,8ha; Nhà máy xử lý nước thải Hà Khánh xử lý nước thải cho khu vực trung tâm Hòn Gai bao gồm các phường: Hòn Gai, Yết Kiêu (một phần),

Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Cao Xanh và Hồng Hải. Nhà máy xử lý nước thải này có công suất 7.200m3/ngày.đêm sử dụng công nghệ xử lý sinh học bùn hoạt tính theo mẻ (SBR), bao gồm 4 giai đoạn; Trạm xử lý nước thải Vựng Đâng có công suất xử lý 2.000m3/ngày.đêm xử lý nước thải cho khu đô thị Vựng Đâng, trạm được xử lý theo công nghệ hiếu khí gồm 2 giai đoạn.

Mặc dù có một số trạm xử lý nước thải như trên nhưng hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt của các cụm dân cư còn chưa được đồng bộ, nhiều khu vực dân cư còn xả thẳng ra môi trường, xả ra các khu vực ruộng đồng trũng lân cận, một phần nước thải theo các bể thấm hoặc tự thấm xuống đất; Nhiều khu vực như phía Đông thành phố Hạ Long có địa hình một bên là đồi núi, một bên là biển nên nước thải sinh hoạt chưa qua trạm xử lý tập trung dễ dàng đổ thẳng xuống vịnh gây ô nhiễm nước biển ven bờ.

3.2.6. Dân cư trên Vịnh Hạ Long

Trên vịnh Hạ Long hiện nay đang tồn tại 14 điểm dân cư tổng cộng có 623 nhà bè; 625 hộ với 2420 khẩu. Tại Quyết định số 679/QĐ - UBND ngày 07/3/2008 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt quy hoạch các điểm dân cư làng chài trên vịnh Hạ Long bao gồm 07 làng chài: Ba Hang; Hoa Cương; Cửa Vạn; Ba Hầm; Cống Tầu; Vông Viêng; Cống Đầm. Với nghề nghiệp chính là đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, do sinh sống trực tiếp trên mặt nước Vịnh Hạ Long nên cộng đồng dân cư này đã gây 1 áp lực không nhỏ đến môi trường sinh thái Vịnh Hạ Long như: xả chất thải xuống vịnh, đánh bắt hủy diệt, nuôi trồng không bền vững. Hiện nay Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đang từng bước thực hiện các hoạt động nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ nhóm đối tượng này như tuyên truyền bảo vệ môi trường, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề sang du lịch sinh thái và nuôi trồng

bền vững, phối hợp với các tổ chức môi trường quốc tế như Jica, FFI thực hiện các sự án cộng đồng hỗ trợ người dân. Tuy vậy, vẫn có 1 cộng đồng dân cư thiếu ý thức bảo vệ môi trường, đòi hỏi trong thời gian tới cần có các biện pháp quyết liệt hơn nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại này.

Hình 3 24 Hoạt động của dân cư trên Vịnh Hạ Long 3 3 Hiện trạng công tác 3

Hình 3.24: Hoạt động của dân cư trên Vịnh Hạ Long


3.3. Hiện trạng công tác kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ thành phố Hạ Long.

3.3.1. Các quy định và biện pháp liên quan đến bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long hiện nay

3.3.1.1. Các văn bản quy định liên quan đến bảo vệ môi trường vịnh

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.

- Luật Di sản Văn Hóa số 28/2001/QH10, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Di sản Văn hóa của quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 5 số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009.

- Luật Tài nguyên nước năm 1998.

- Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch do Bộ Tài nguyên-Môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29/7/2003.

- Quyết định số 313 - VH/VP ngày 28/4/1962 của Bộ Văn hóa - Thông tin về xếp hạng khu di tích danh thắng quốc gia trong đó có thắng cảnh Vịnh Hạ Long;

- Quyết định số 142/2002/QĐ-TTg ngày 21/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ V/v Quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long đến năm 2020.

- Quyết định số 1272/QĐ-TT ngày 12 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

- Công ước về việc bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên của thế giới (Ðã được thông qua tại kỳ họp thứ 17 của Ðại hội đồng UNESCO tại Paris ngày 16-11-1972)

- Việt Nam gia nhập năm 1987.

- Quyết định số 2055/QĐ-UB ngày 06/8/1998 của UBND Tỉnh Quảng Ninh V/v Phân công trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải trên vịnh Hạ Long.

- Chỉ thị số 07/2006/CT-UBND ngày 22/2/2006 của UBND Tỉnh Quảng Ninh V/v tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái vịnh Hạ Long.

- Quy chế quản lý vịnh Hạ Long do UBND Tỉnh ban hành ngày 7/2/2007.

- Quyết định số 3509/QĐ-UBND ngày 24/11/2010 của UBND Tỉnh Quảng Ninh V/v Phê duyệt Kế hoạch quản lý di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, giai đoạn 2011-2015.

Nhìn chung, hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung, về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, về bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long là tương đối đầy đủ, chặt chẽ và phù hợp với tình hình thực tế, phục vụ công tác quản lý Nhà nước của các cấp, các ngành và địa phương.

3.3.1.2. Các biện pháp liên quan đến bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long hiện nay

a. Công tác quản lý Nhà nước của các cấp, các ngành

Khu vực nước biển ven bờ vịnh Hạ Long nói riêng và vịnh Hạ Long nói chung được quản lý từ cấp Trung ương xuống địa phương. Về ngành dọc: Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý chung, trong đó Viện Tài nguyên và Môi trường biển - IMER và Tổng cục Môi trường quản lý các vấn đề về môi trường.

Viện Tài nguyên và Môi trường biển - IMER: Chức năng, nhiệm vụ: Điều tra, quan trắc, nghiên cứu các vấn đề khoa học và công nghệ và đánh giá môi trường biển, vùng cửa sông, ven biển và các đảo; Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên và môi trường biển, phòng tránh thiên tai; Thẩm

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí