Bảng Thống Kế Diện Tích Rừng Ngập Mặn Khu Vực Hoành Bồ - Hạ Long

Tu 98,6 ha), năm 2005 là 903,4ha, mất đi 135,8 ha. Khu vực Hoành Bồ năm 2010 là 388 ha, năm 2005 là 806 ha mất đi 418 ha.

Bảng 3.13: Bảng thống kế diện tích rừng ngập mặn khu vực Hoành Bồ - Hạ Long


Năm

Khu vực

2005

2010

Diện tích mất đi

Hoành Bồ

806 ha

388 ha

418 ha

Hạ Long

903,4 ha

767,6 ha

135,8 ha

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.


(Nguồn số liệu Ban Quản lý Vinh Hạ Long, và Sở NNPTNT)


Hình 3 15 Biểu đồ suy giảm diện tích rừng ngập mặn khu vực Hoành Bồ Hạ 1

Hình 3.15. Biểu đồ suy giảm diện tích rừng ngập mặn khu vực Hoành Bồ - Hạ Long

b) Hệ sinh thái cỏ biển

Đối với hệ sinh thái cỏ biển, tổng diện tích các bãi cỏ biển theo ước tính trong vùng năm 2003 là khoảng 933 ha. Hệ sinh thái này hầu như chưa bị khai thác trực tiếp, nhưng chịu tác động mạnh của các hoạt động san lấp biển phục vụ cho phát triển cảng, bến và khu công nghiệp và đô thị làm suy giảm diện tích và mất nơi phân bố. Theo các khảo sát trong năm 2010 - 2011 của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, hầu như không còn cỏ biển tại Vịnh Hạ Long, chỉ còn sót lại khoảng 500 m2 tại khu vực Vụng 3 Cửa. Sự suy giảm mạnh của các bãi cỏ biển này liên quan trực tiếp đến

san lấp biển, mở rộng đô thị và lắng đọng trầm tích.

(Nguồn số liệu Viện Tài nguyên Môi trường biển, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long)

c) Hệ sinh thái Rạn san hô

Từ những năm 1997 trở về trước san hô phân bố hầu hết quanh các đảo đá vôi trong vịnh Hạ Long, kể cả các đảo gần bờ như Đầu Gỗ, Hòn Vểu, Dầm Namg nhiều rạn trải dài và rộng đến hàng trăm mét. Vài năm trở lại đây do môi trường bị ô nhiễm, sự tàn phá của con người cùng với nhiệt độ nước biển tăng cao đã làm cho san hô ở vịnh Hạ Long thay đổi đáng kể về diện tích và phạm vi phân bố. Hiện nay, các rạn san hô còn sót lại chỉ là một dải hẹp ven các đảo phía ngoài như khu vực Cống Đỏ, Trà Sản, Vạn Gió, Bọ Hung, Hang Trai, Đầu Bê. Các rạn san hô ở ven đảo phía bên trong đã bị chết toàn bộ hoặc số còn sót lại không đáng kể.

Phân bố số lượng loài tại các rạn cũng có sự khác nhau đáng kể và nhìn chung là thấp hơn so với các kết quả trước rất nhiều. Một số rạn có số loài cao là Cọc Chèo, Cống Đỏ, Áng Dù, Cống Đầm, Lưỡi Liềm, Vung Viêng (31 - 37 loài), các rạn có số loài ít là Cặp La, Giã Gạo, Soi Ván, Vụng Hà, Trà Giới có 5 - 11 loài. Trong khi đó các kết quả khảo sát năm 1998 số loài trên mỗi rạn là khá cao như Hang Trai 75 loài, Cống Lá 73 loài, Cống Đỏ 69 loài. Như vậy có thể thấy sự suy giảm của san hô Vịnh Hạ Long đã đến mức báo động.

(Nguồn số liệu Viện Tài nguyên Môi trường biển)

3.1.7.2 Tác động đến các nguồn lợi kinh tế

a) Thủy sản

Do tác động của ô nhiễm môi trường, nguồn lợi thủy sản khu vực Vịnh Hạ Long đang bị suy giảm. Chất lượng môi trường sống của các loài suy giảm, một số vùng đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, các rạn san hô, thảm cỏ biển … bị xâm hại, mật độ quần thể sinh vật biển suy giảm nhanh làm mất đi khả năng tự tái tạo, phục hồi nguồn lợi. Số lượng giống, loài thủy sản có giá trị kinh tế cao bị đe dọa ngày càng tăng.

Tác động có thể nhìn rò nhất là ảnh hưởng đối với sản lượng của nghề khai thác thủy sản khu vực Vịnh Hạ Long và vùng phụ cận, tỷ trọng sản lượng khai thác/công suất suy giảm nhanh chóng. Năm 2003 là 0,33 tấn /CV/năm, đến 2005 tỷ lệ này chỉ còn 0,22 tấn /CV/năm, hầu hết các tầu khai thác thủy sản dều thua lỗ. Do

vậy để bù đắp chi phí, người dân dung mọi biện pháp khai thác như: xung điện, hóa chất độc, dùng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định để khai thác làm hủy diệt nguồn lợi thủy sản. Hiện nay nguồn lợi thủy sản ven bờ ở độ sau <30m nước trở vào một số khu vực đã bị khai thác vượt quá 20 - 30% giới han cho phép; năng suất khai thác của một số nghề chính như: lưới kéo, rê, mành, vó chụp kết hợp ánh sang giảm từ 30 – 60% so với những năm đầu thập kỷ 90; tỷ lệ cá tạp trong một mẻ lưới chiếm từ 60% - 85%. Tỷ lệ thủy sản chưa trường thành trong 1 mẻ lưới vượt quá giới hạn cho phép từ 20% đến 45% (theo Thông tư số 02/2006 ngày 20/3/2006 của Bộ thủy sản thì tỷ lệ này phải nhỏ hơn 15%).

b) Du lịch


Hiện nay, chưa có nghiên cứu cụ thể nào về ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến hoạt động du lịch tại Vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, qua các kết quả nghiên cứu tại một số khu vực khác có thể thấy một sô tác động sau:

Ảnh hưởng đến các cảnh quan và thẩm mỹ: Các chất ô nhiễm môi trường có thể phá hủy hoặc làm giảm tuổi thọ các cảnh quan du lịch trên Vịnh Hạ Long như các đảo đá, hang động, làm suy giảm giá trị đa dạng sinh học, phá hủy các giá trị văn hóa, khảo cổ. Rác thải rắn không được thu gom cũng gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến uy tín của khu du lịch.

Ảnh hưởng đến sức khỏe du khách. Theo các nhà nghiên cứu, chính sự xả thải của các khu du lịch, nhà hàng và sinh hoạt của ngư dân đã góp phần làm gia tăng nguy cơ xuất hiện thủy triều đỏ (được biết đến dưới các đợt nở hoa bùng phát của tảo biển, tấn công và làm tổn thương hàng loạt đối với động vật biển giáp xác và thân mềm). Điển hình là tại Bình Thuận vào tháng 7/2002, hiện tượng thủy triều đỏ làm 90% thủy sinh vật biển bị tiêu diệt, 82 người bị nhiễm độc tố tảo lam gây ngứa, phồng rộp, vàng da. Nước biển và không khí bị ô nhiễm trầm trọng kéo dài nhiều tháng sau. Đến năm 2004, thủy triều đỏ lại xuất hiện ở vùng biển Tuy Phong trong bán kính 20km, mật độ tảo dày đặc hơn 10cm làm nước biển ô nhiễm nghiêm


trọng. Năm 2005, khu vực Mũi Né, Phan Thiết lại xuất hiện hiện tượng thủy triều đỏ và đến giữa tháng 8/2009, tại vùng cửa biển Phú Hài, Hòn Rơm, Phan Thiết có hiện tượng thủy triều đỏ làm cá chết hàng loạt. Khách du lịch sử dụng các loại thủy

sản bị nhiễm độc cũng là 1 trong những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe du khách.

Như vậy, bất kỳ sự ô nhiễm nào cũng sẽ gây những tác động tới hoạt động du lịch như phá hủy cảnh quan, gây tâm lý không tốt tới du khách, ảnh hưởng đến uy tín dẫn đến suy giảm lượng khách tham quan.

3.2. Các hoạt động tác động đến chất lượng nước biển ven bờ thành phố Hạ Long

3.2.1. Hoạt động lấn biển

Trên cơ Quy hoạch chung của thành phố đã được phê duyệt, UBND Tỉnh đã cho phép thực hiện các dự án san lấp một số khu vực ven bờ và của Vịnh Hạ Long để xây dựng các khu đô thị mới và tạo quỹ đất cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động kinh tế xã hội khác. Các dự án san lấn biển được triển khai tại

khu vực vùng đệm khu di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, trong đó chủ yếu tập trung tại 3 khu vực: Đảo Tuần Châu, Khu đô thị mới Hùng Thắng và Khu đô thị

mới Lán Bè - Cột 8, gồm 31 dự án với tổng diện tích san lấp là 755,87ha.

Bảng 3.14: Diện tích lấn biển các dự án TP.Hạ Long



STT


Tên Dự án

Diện tích lấn biển

(ha)

I

Khu vực Đảo Tuần Châu

1

Khu du lịch ven biển phía Đông và Nam đảo Tuần Châu

38,73

2

Khu tái định cư và dân cư phía Bắc đảo Tuần Châu

85,4

3

Sân gôn Tuần Châu

250,45

II

Khu vực Phường Hùng Thắng

1

Khu đô thị mới Hùng Thắng

204

III

Khu Lán Bè – Cột 8


1

Dự án Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật

1,9

2

Sở GD và ĐT Quảng Ninh

3

3

Khu dân cư (UBND TP Hạ Long)

1,9

4

Khu đô thị mới Lán Bè - Cột 8. (Tổng cty Licogi)

33,3

5

Khu chung cư cột 5 (XN XD và Phát triển nhà ở)

0,2

6

Khu chung cư (Ban Quản lý công trình và phát triển đô thị)

0,2

7

Khu chung cư (Cty cổ phần xây dựng và phát triển nhà ở)

0,2

8

Ban Quản lý dự án công trình thành phố Hạ Long

1,1

9

Khu dân cư (Tổng cty Licogi)

4,7

10

Đường ô tô núi Bài Thơ

5,7

11

Dự án Công ty xuất nhập khẩu thủy sản 2

0,3

12

Khu đô thị mới Cột 5 - Cột 8 mở rộng.(Tổng cty Licogi)

19,2

13

Khu tái định cư (Ban Quản lý dự án 1)

2,9

14

Khu dân cư (Công ty Licogi 2)

5,8

15

Khu đô thị mới (Tổng cty Licogi)

33,5

16

UBND TP HL (Tái định cư)

4,9

17

Khu chung cư (Tổng cty Licogi)

1,9

18

Đoạn Quản lý đường sông 3

0,03

19

Khu dân cư (Công ty Licogi 2)

3,8

20

Khu dân cư (Tổng cty Licogi)

2,3

21

Khu dân cư (Tổng cty Licogi)

8,4

22

Cty Quản lý đường sông

0,2

23

Khu chung cư (Tổng cty Licogi)

0,1

24

Khu đô thị mới (Ban Quản lý dự án 2)

24,7

25

Khu chung cư (Công ty cổ phần xây dựng Quảng Ninh)

2,2

26

Trường Dân lập TP HL

1,3

27

Đường bao biển lán bè - cột 8

15

Tổng cộng

755,87

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh)


Hình 3.16: Hoạt động lấn biển ở Vịnh Hạ Long

Đến nay, hầu hết các dự án đã hoàn thành theo kế hoạch san lấp đã được UBND tỉnh phê duyệt, một số dự án chưa hoàn thiện đang được tiếp tục triển khai. Từ năm 2005 trở lại đây, UBND tỉnh không cấp mới cho các dự án lấn biển mới.

Các dự án san lấn biển để xây dựng các khu đô thị mới đã gây sức ép không nhỏ đến môi trường sinh thái Vịnh Hạ Long như: làm thu hẹp các bãi triều, diện tích các rừng ngập mặn bị thu hẹp. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ năm 1998 đến năm 2003, Thành phố Hạ Long đã mất đi 295 ha rừng ngập mặn trong đó có 134 ha là do hoạt động lấn biển phát triển đô thị.

Việc san lấn biển làm đổi kết cấu đất ven bờ Vịnh, tăng nguy cơ xói lở, bồi lắng, tăng độ đục của nước. Theo số liệu quan trắc môi trường trong những năm gần đây, hàm lượng trầm tích lơ lửng trong nước Vịnh Hạ Long ngày một tăng. Tính từ năm 1998 đến 2011, hàm lượng trầm tích lơ lửng trong nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long đã tăng lên hơn 16 lần.

3.2.2. Hoạt động khai thác, chế biến, bốc rót và vận chuyển than

Theo các báo cáo của sở Tài nguyên môi trường, hiện nay khu vực Hạ Long

– Cẩm phả có 17 mỏ khai thác than hầm lò và 12 mỏ khai thác than lộ thiên, với 4 nhà máy sàng tuyển lớn và hệ thống 15 cảng than lớn nhỏ. Tổng lượng nước thải mở hàng năm ước tính khoảng trên 30 triệu m3 đổ ra các suối thoát nước khu vực xung quanh các mỏ, các sông trong khu vực rồi đổ ra vịnh hoặc trực tiếp ra khu vực

ven bờ. Hầu hết các đơn vị khai thác than chưa ý thức trong việc xử lý triệt để nước thải trước khi thải ra môi trường, nước thải đều có hàm lượng pH thấp và hàm lượng TSS cao, đa số các chỉ tiêu đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 – 5 lần. bên cạnh đó lượng đất đá thải hàng năm khoảng 150 triệu m3 được tập trung tại các bãi thải lớn ven bờ Vịnh Hạ Long. Dọc đường bờ từ Hạ Long đến Cẩm Phả có trên 30 bãi đổ thải, khi bùn, đất, đá bị rửa trôi làm bồi lắng luồng lạch cửa sông, vùng ven biển. hệ thống cảng than với nhiều qui mô khác nhau, trong đó có nhều cảng nhỏ le

không được đầu tư cơ sở hạ tấng nằm rải rác dọc ven bờ từ Hạ Long đến Cẩm Phả. Các thông số chất lượng nước đo được tại các cảng này hầu hết đều vượt tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt là hàm lượng TSS (vượt tiêu chuẩn đến hơn 40 lần), BOD vượt 20 lần. Điển hình cho hoạt động gây ô nhiễm là khu vực sàng tuyển than cạnh Nhà Máy điện Cẩm Phả: đây là khu vực sàng tuyển than thủ công, toàn bộ nước thải của hoạt động sàng tuyển và nước bề mặt khi mưa đổ trực tiếp xuống vịnh. Qua kết quả quan trắc, đây là khu vực bị ô nhiễm nặng về TSS, kim loại nặng. Đề nghị các cơ quan chức năng về môi trường có biện pháp xử lý các hoạt động gây ô nhiễm của khu vực này.

Hình 3.17: Hoạt động khai thác than TP.Hạ Long

Hiện nay khu vực thành phố Hạ Long có 5 đơn vị khai thác than trực thuộc Vinacomin: Công ty CP Than Núi Béo, Hà Tu, Hà Lầm và Công ty TNHH 1.TV Than Hòn Gai với sản lượng khai thác than gia tăng rất nhanh, năm sau luôn luôn cao hơn năm trước, quy mô hiện nay trên 12 triệu tấn (xem bảng dưới). Với 2 mỏ

khai thác than hầm lò và 12 mỏ khai thác than lộ thiên, 01 nhà máy sàng tuyển Nam Cầu Trắng và 02 cụm cảng xuất than trên địa bàn.

Bảng 3.15: Sản lượng than khai thác trên địa bàn thành phố Hạ Long


STT

Năm

Sản lượng khai thác

(triệu tấn)

1

2008

6,78

2

2009

8,2

3

2010

9,5

4

2011

10,5

Tổng lượng nước thải mỏ hàng năm ước tính khoảng trên 30 triệu m3 đổ ra các suối thoát nước khu vực xung quanh các mỏ, các sông trong khu vực rồi đổ ra vịnh hoặc trực tiếp ra khu vực ven bờ. Những năm trước, hầu hết các đơn vị khai thác than chưa ý thức trong việc xử lý triệt để nước thải trước khi thải ra môi trường, nước thải đều có hàm lượng pH thấp và hàm lượng TSS cao, đa số các chỉ tiêu đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 – 5 lần. Bên cạnh đó lượng đất đá thải hàng năm vào khoảng 150 triệu m3; việc đổ thải không tuân thủ theo đúng thiết kế, không có biện pháp thu gom, hướng dòng chảy lũ do vậy khi mưa đất, đá bị rửa trôi làm bồi lắng luồng lạch cửa sông, vùng ven biển. Với các hệ thống cảng xuất than về cơ bản không được đầu tư cơ sở hạ tầng theo đúng quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền, không có hệ thống thu gom, hố lắng nước bề mặt v.v... nguy cơ ô nhiễm là rất lớn, đặc biệt là hàm lượng TSS, các kim loại nặng, ngoài ra gây bồi lắng bề mặt khi mưa đổ trực tiếp xuống vịnh.

Hình 3.18: Khu vực cụm Cảng Nam Cầu Trắng

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí