Kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ thành phố Hạ Long, thực trạng và giải pháp - 13

- Thực hiện công tác kiểm kê, đánh giá định kỳ nguồn gây ô nhiễm từ trên đất liền phát thải ra vịnh, nhất là trên lưu vực sông và vùng cửa sông. Kiểm soát thường xuyên hoạt động xả thải từ các hoạt động kinh tế, sản xuất, sinh hoạt, đô thị hóa v.v... trên đất liền thông qua việc thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Đề án bảo vệ môi trường, Bản cam kết bảo vệ môi trường, Cấp giấy phép xả thải nước thải vào nguồn nước đối với các dự án sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

- Đối với ngành than nghiên cứu hạn chế quy mô khai thác ở các vùng nhạy cảm tại thành phố Hạ Long, không phát triển thêm các mỏ lộ thiên ngoài 3 mỏ hiện tại (Hà Tu, Núi Béo, 917) để tiến tới chấm dứt hoàn toàn khai thác lộ thiên vào năm 2016. Khu vực đổ thải nên tập trung ở phía bắc thành phố, hạn chế tiến tới ngừng đổ thải đất đá tại bãi thải Nam Lộ Phong; tổ chức trồng cây phủ xanh các bãi thải, khai trường theo các phương án cải tạo phục hồi môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thay đổi phương thức đổ thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Cải tạo và vận hành tốt hệ thống xử lý và thoát nước mỏ hiện có; đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý nước thải mỏ (bao gồm cả lộ thiên và hầm lò) của các Công ty cổ phần than Hà Tu và Núi Béo.

- Cải tạo hệ thống thoát nước thải thành phố Hạ Long, cần thiết phải đầu tư thêm 02 trạm xử lý nước thải sinh hoạt đô thị cho khu vực các phường Hà Tu, Hà Phong, Hà Trung, Hà Lầm, Hồng Hà thuộc khu vực miền Đông với công suất khoảng 7.000 m3 và 01 nhà máy với công suất khoảng 5.000 m3 cho các phường Đại Yên, Việt Hưng, Hà Khẩu, Giếng Đáy, Hùng Thắng thuộc và khu vực Miền Tây thành phố. Việc đầu tư xây dựng là rất cần thiết, có như vậy mới thu gom triệt để và xử lý toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt đô thị phát sinh trước khi đưa vào môi trường tiếp nhận là vịnh Hạ Long, đáp ứng mục tiêu đến năm 2020 tỷ lệ thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố phải đạt 100% theo tinh thần Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban Chấp hành đảng bộ thành phố về công tác quản lý, bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020;

- Thực hiện việc di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh ven bờ vịnh hiện nay:

+ Theo Quyết định số 577/QĐ-UBND ngày 03/3/2010 của UBND Tỉnh V/v Phê duyệt lại Đề án Quy hoạch sắp xếp các cảng bến xuất than, lộ trình cho phép vận chuyển than trên các tuyến đường giao thông. Theo đó, sẽ xắp xếp lại các cảng xuất than trên địa bàn thành phố Hạ Long, cụ thể: Chấm dứt hoạt động của 03 cảng xuất than hiện nay (1) Cảng Nam Cầu Trắng, (2) Cảng Mỳ Con Cua tại phường Hồng Hà, (3) Cảng Việt Hưng tại phường Việt Hưng. Và quan trọng hơn sẽ di dời Nhà máy tuyển than Nam Cầu Trắng hiện nay về phường Hà Khánh. Ngày 19/7/2012 vừa qua, UBND Thành phố và Vinacomin đã thông cáo báo chí về địa điểm Nhà máy tuyển than mới tại phường Hà Khánh.

Việc hoàn thành các nội dung theo Quy hoạch này sẽ góp phần to lớn trong việc bảo vệ cảnh quan đô thị thành phố và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.

+ Theo chủ trương của UBND Tỉnh, sẽ di chuyển Nhà máy chế biến thực phẩm tại phường Bạch Đằng của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Quảng Ninh. Việc di chuyển nhà máy này cũng là rất cần thiết.

+ Đối với các nhà bè kinh doanh ăn uống ven vịnh Hạ Long tập trung tại phường Hồng Hà (đã được UBND Thành phố cho phép thực hiện thí điểm) và tại phường Bãi Cháy (hoạt động tự phát). Đây là một loại hình dịch vụ mang lại nét đặc trưng, mới lạ đối với người dân và du khách. Tuy nhiên, ý thức chấp hành các quy định của Pháp Luật Bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân quản lý các nhà bè còn hạn chế, chưa tốt; tiềm ẩn các nguy cơ ô nhiễm môi trường do nuôi nhốt hải sản, nước thải chế biến thực phẩm, nước thải từ quá trình vệ sinh v.v…không được thu gom và có biện pháp xử lý triệt để. Hầu hết được thải trực tiếp ra ngoài môi trường vịnh Hạ Long. Do vậy, các nhà bè này cũng cần phải dừng hoạt động, chuyển đổi địa điểm kinh doanh lên đất liền.

3.3.3.6 Đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ hỗ trợ về mặt kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, tài chính của các nước, các tổ chức quốc tế và của UNESCO để làm tốt hơn công tác quản lý, bảo tồn, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua quá trình thực hiện nghiên cưú đề tài “ Kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ Thành phố Hạ Long, thực trạng và giải pháp ” có thể rút ra một số kết luận sau:

Kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ thành phố Hạ Long, thực trạng và giải pháp - 13

1. Khu vực Hạ Long là một trong những vùng có nhiều hoạt động kinh tế - xã hội hết sức sôi động. Thành phố Hạ Long đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ là một trong những trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế. Bên cạnh sự đóng góp chung cho sự phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt động kinh tế - xã hội khu vực Hạ Long đã gây nhiều tác động ảnh hưởng đến công tác bảo vệ môi trường sinh thái Vịnh Hạ Long như: Ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới cảnh quan thiên nhiên, làm suy giảm giá trị đa dạng sinh học và an ninh trật tự.

2. Đối với các nguồn thải: Khu vực thành phố Hạ Long có số lượng và thành phần nguồn thải có các hoạt động thải chất ô nhiễm vào vịnh Hạ Long là tương đối phức tạp. Hiện tại có trên 157 nguồn được thống kê theo dòi qua dự án BVMT vịnh Hạ Long 2010-2012 trong đó 50% là các hoạt động công nghiệp, dịch vụ và 50% còn lại là các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, .... Với đặc thù là thành phố có hoạt động khai thác và chế biến than lớn nên nguồn thải từ các hoạt động này đóng vai trò không nhỏ trong việc gây áp lực ô nhiễm lên khu vực. Bên cạnh đó, số lượng khách du lịch trong và ngoài nước tham quan vịnh Hạ Long ngày càng đông nên hoạt động của trên 200 nhà hàng lớn nhỏ và khách sạn nhà nghỉ cùng các cơ sở lưu trú phân loại và không phân loại và trên 400 tàu du lịch, 600 nhà bè tham gia góp phần lớn vào hoạt động tạo nguồn ô nhiễm cho nước biển ven bờ vịnh. Tốc độ phát triển dân số nhanh chóng của thành phố Hạ Long dẫn đến việc mở rộng một loạt các khu đô thị mới và hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho các khu vực đô thị mới và cũ còn nhiều bất cập cũng góp phần không nhỏ cho các hoạt động. Các nguồn thải này một phần đã và đang được kiểm soát từng bước bởi các cơ quan quản lý nhà nước và chủ nguồn thải, tuy nhiên còn nhiều công trình, nhiều hạng mục cơ sở còn có các hoạt động xử lý môi trường một các hình thức, đối phó dẫn đến các nguồn thải chưa được xử lý triệt để.

3. Đối với công tác quản lý môi trường vịnh Hạ Long: Công tác quản lý môi trường vịnh cũng đã và đang được cơ quan, ban ngành của tỉnh rất quan tâm, mặc dù có nhiều điểm mạnh do được trang bị các hệ thống về cơ chế pháp lý, về nhân sự và sự tạo điều kiện lớn của các cơ quan, ban ngành và các tổ chức trong và ngoài nước, nhưng công tác quản lý môi trường vịnh Hạ Long cũng bộc lộ rất nhiều những điểm yếu thông qua sự hạn chế trong các công tác thanh kiểm tra, hạn chế về nguồn nhân lực chất lượng cao và cơ chế cho sự phối hợp liên ngành là chưa có. Công tác quản lý môi trường vịnh Hạ Long đứng trước những cơ hội lớn và không ít những thách thức đe dọa đến sự phát triển bền vững của khu vực. Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh nói chung và vịnh Hạ Long và thành phố Hạ Long nói riêng đã được xây dựng như là một kim chỉ nam cho hành động cần thiết được triển khai sâu, rộng và đầu tư nguồn lực thực thi. Bên cạnh đó, đối diện với những mối nguy cơ đe dọa đến hoạt động quản lý môi trường khu vực là những hạn chế về nhận thức của tổ chức, cá nhân trong công tác BVMT và rất cần những cơ chế pháp lý phù hợp của các cấp Bộ, ngành.

4. Đối với các giải pháp cần thiết: để hạn chế ô nhiễm nước biển ven bờ vịnh Hạ Long, các giải pháp đồng bộ về thể chế, chính sách, giải pháp kỹ thuật, công nghệ cần được quan tâm hơn nữa trong đó đặc biệt quan trọng giải pháp về thể chế, chính sách cần được cân nhắc, xem xét để áp dụng cương quyết đặc biệt là quản lý các giải pháp kỹ thuật cho công tác xử lý từ nguồn thải một cách triệt để và hiệu quả. Các dự án đầu tư và hợp tác trong và ngoài nước cần thiết được nhân rộng và được giảm bớt các thủ tục hành chính để hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và giảm thiểu ô nhiễm nước biển ven bờ nói riêng được tiến hành nhanh chóng và triệt để.

Với Quy hoạch bảo vệ Môi trường tỉnh và quy hoạch môi trường vịnh Hạ Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được xây dựng cùng với đề án cải thiện môi trường tỉnh Quảng Ninh, các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của tỉnh cần có những nỗ lực hơn nữa với sự tạo điều kiện về các mặt của tỉnh uỷ Quảng Ninh, UBND tỉnh Quảng Ninh và các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tốt quy hoạch đã đề ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban Quản lý vịnh Hạ Long (2002), Vịnh Hạ Long, di sản thế giới, Quảng Ninh.

2. Ban quản lý Vịnh Hạ Long (2012), Báo cáo hiện trạng môi trường Vịnh Hạ Long năm 2011, Quảng Ninh.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), QCVN 10:2008/BTNMT Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ, Hà Nội.

4. Bộ Văn hóa - Thông tin (1962), Quyết định V/v xếp hạng khu di tích danh thắng quốc gia, Hà Nội.

5. Công ty TNHH 1.TV Cảng Quảng Ninh (2012), Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2006-2011, Quảng Ninh.

6. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2011), Báo cáo kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật công tác quản lý nhà nước đối với Di sản Vịnh Hạ Long,QuảngNinhhttp://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%8Bnh_H%E1%BA%A1_Long#cit e_note-halong546-9.

7. Lê Huy Bá (2000), Độc Học Môi Trường, Nhà xuất bản Đại Học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

8. Nguyễn Tiến Hiệp và Ruth kiew (2000), Thực vật tự nhiên ở Vịnh Hạ Long,

Nhà xuất bản Tiến Bộ, Hà Nội.

9. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh (2011), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh 2006- 2010, Quảng Ninh.

10. Sở Tài nguyên-Môi trường Quảng Ninh (2011), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh Quý I, II, III, IV năm 2011, Quảng Ninh.

11. Trần Đức Thạnh (2002), Lịch sử địa chất Vịnh Hạ Long, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội 2002,

12. Trần Mạnh Thường, Những di sản nổi tiếng thế giới, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội 2000.

13. Trung tâm điều hành sản xuất than Quảng Ninh-Vinacomin (2012), Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh 5 năm (2006-2011),

14. Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quảng Ninh (1997), Số liệu khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ninh 50 năm (1946 - 1995), Quảng Ninh.

15. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hạ Long (2011), Báo cáo kinh tế-xã hội thành phố Hạ Long năm 2011 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2012,

16. Viện tài nguyên môi trường biển (2009) Chuyên đề Đánh giá dự báo tải lượng ô nhiễm đưa vào Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long, Hà Nội


PHỤ LỤC


PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI GÂY Ô NHIỄM

Họ và tên:…………………………………………………………………………….. Địa chỉ: ……………………………………………….……………………………… Nghề nghiệp:………………………, Trình độ học vấn:……………..……………… Số nhân khẩu:……………………..., Thu nhập bình quân hang tháng……….đồng Gia đình anh chị có bao nhiêu người?..................................................

Anh (chị) hãy đánh dấu X vào những ô mà Anh (chị) cho là chính xác sau đây: Nông, lâm nghiệp Thương mại, dịch vụ, du lịch Hành chính Công nghiệp

2. Anh/chị hãy cho biết tình hình thu gom rác thải sinh hoạt trong khu vực có diễn ra hàng ngày?

Không

3. Loại rác thải chủ yếu của gia đình anh chị là loại nào? Rác thải hữu cơ Bao nilon

Giấy, bìa các tông Các loại khác

4. Anh/chị đã có hành động gì để xử lý rác thải phát sinh tại gia đình?

Đem đốt Vứt rác ra sông, biển

Đổ lẫn rác vào với nhau Thu gom vỏ, chai, lọ đem bán

5. Anh/chị hãy cho biết tầm quan trọng của việc đổ rác đúng nơi quy định? Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Ít quan trọng Không quan trọng

6. Anh/chị hãy cho biết vai trò của anh/chị trong công tác giữ gìn VSMT?

Rất quan trọng Quan trọng Bình thường

Ít quan trọng Không quan trọng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022