Kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ thành phố Hạ Long, thực trạng và giải pháp - 12

trong quá trình hoạt động. Điển hình là việc cấp phép hoạt động cho các phương tiện vận tải thủy có tổng công suất động lực diezen nhỏ hơn 220KW (chiếm đại đa số các phương tiện đang hoạt động thường xuyên trên vịnh Hạ Long) được dựa trên tiêu chuẩn ngành là Quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa số 22TCN 246-06 do Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 28/12/2006, trong đó quy định đối với các tàu có tổng công suất động lực diezen nhỏ hơn 220KW thì không phải lắp thiết bị xử lý nước thải lẫn dầu, mà chỉ cần lắp két chứa dầu thải và két chứa nước lẫn dầu (đây là quy định dựa trên công ước quốc tế MARPOL 73/78). Tuy nhiên, trong công ước MARPOL73/78 còn quy định tại các cảng và bến neo đậu tàu thuyền phải có các cơ sở tiếp nhận, xử lý dầu thải và nước lẫn dầu của các tàu này được định kỳ bơm lên mà không được xả trực tiếp xuống sông - biển. Trên thực tế, tại tất cả các bến, cảng sông - biển và các khu neo đậu tàu thuyền trên toàn lãnh thổ Việt Nam, cũng như tại Quảng Ninh và thành phố Hạ Long, các cảng tàu khách du lịch chưa đầu tư được cơ sở tiếp nhận và xử lý chất thải này. Vì vậy, tất cả các tàu loại này chỉ trang bị theo quy phạm để được cấp phép hoạt động, sau đó đều xả trực tiếp các chất thải lẫn dầu - mỡ khoáng xuống sông, biển mà không bị kiểm soát. Đây cũng là một bất cập cần phải được đề xuất điều chỉnh trong chính sách pháp luật trong thời gian tới.

- Theo Quyết định số 42/2007/QĐ-BGTVT ngày 28/8/2007 của Bộ Giao thông vận tải, Vịnh Hạ Long là nơi được phép neo đậu để chuyển tải hàng hóa, khu tránh bão cho tàu thuyền vào các cảng biển thuộc tỉnh Quảng Ninh. Về cơ bản việc tránh bão là cần thiết và tất yếu, tuy nhiên việc chuyển tải hàng hoá tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường là rất lớn. Trong những năm qua, các cơ quan quản lý Nhà nước đã phát hiện nhiều hành vi chuyển tải hàng hoá như xi măng, clanke v.v… gây ô nhiễm môi trường và rất phản cảm.

- Đối với Tỉnh Quảng Ninh, từ năm 1995 tỉnh đã có những văn bản quản lý bảo tồn vịnh. Tuy nhiên đến nay tốc độ phát triển kinh tế - xã hội đã tạo nên những tác động mới nên những văn bản đó không còn phù hợp. Nay tỉnh chưa có qui chế mới là vì theo ý kiến nhiều nhà chuyên môn, nhà khoa học thì quản lý di sản thế

giới phải có những văn bản pháp qui cấp cao hơn, nên đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định riêng về bảo tồn vịnh Hạ Long.

- Quy chế quản lý vịnh Hạ Long đã được ban hành ngày 7/2/2007. Tuy nhiên, chưa có chế tài để xử lí các trường hợp vi phạm Quy chế, nên hiện nay các hành vi vi phạm chỉ dừng ở mức nhắc nhở, răn đe.

3.3.2.3. Về nhân lực, phương tiện

- Đối với BQL vịnh Hạ Long hiện đã được trang bị các phương tiện như cano, xuồng cao tốc phục vụ công tác vận chuyển nhân viên, kiểm tra trên vịnh. Đối với các đơn vị còn lại như Sở TN-MT, UBND Thành phố Hạ Long đến nay cũng chưa được trang bị phương tiện để phục vụ công tác quản lý Nhà nước trên biển.

- Thiếu cán bộ được đào tạo chuyên sâu về quản lí môi trường.

- Trang thiết bị kỹ thuật phục vụ quan trắc môi trường và thu gom rác còn rất hạn chế. Thực tế số lượng các phương tiện để gom, vớt rác trên vịnh (chủ yếu ở các điểm tham quan) là các phương tiện thô sơ, dùng sức người, chưa được trang bị phương tiện có động cơ.

3.3.2.4 Về tài chính

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

- Nguồn tài chính cho công tác bảo vệ môi trường còn hạn hẹp, chưa được huy động từ nhiều nguồn mới chủ yếu từ ngân sách địa phương và từ thu phí tham quan du lịch.

3.3.2.5 Công tác thu gom, xử lý các nguồn thải trên đất liền

Kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ thành phố Hạ Long, thực trạng và giải pháp - 12

- Đối với công tác thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt: Hiện nay cả tỉnh cũng chỉ có hai trạm xử lý nước thải Ao Cá và Hà Khánh tập trung tại thành phố Hạ Long. Các địa phương khác liên quan đến vịnh Hạ Long như Thành phố Cẩm Phả, Thị xã Quảng Yên chưa có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt đô thị tập trung. Tuy nhiên, 02 trạm nước thải trên mới chỉ xử lý dự kiến được 30% tổng lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố (tổng công suất 10.700 m3). Do vậy, còn khoảng 70% lượng nước thải sinh hoạt (ước tính còn khoảng 25.000 m3) mới chỉ được xử lý cục bộ tại các hộ bằng hệ thống bể phốt rồi thải ra môi trường qua các rãnh, mương v.v…, nguồn tiếp nhận cuối cùng là nước biển ven bờ vịnh Hạ Long.

- Chợ Hạ Long I, là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất của Thành phố Hạ Long nói chung, cũng như của Tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Với diện tích sử dụng trên 5 ha, quy mô chợ đáp ứng cho trên 2000 gian hàng. Tại chợ, bao gồm nhiều khu phân khu chức năng, như khu chợ cá phát sinh nhiều nước thải v.v… Bên cạnh đó, theo ước tính, một ngày sẽ có trên 7.000 lượt người có hoạt động mua bán và tham quan v.v… do vậy sẽ phát sinh lượng nước thải sinh hoạt tương đối lớn. Tuy nhiên, hiện nay chợ mới chỉ có bể lắng chứa nước thải, không được xử lý triệt để. Do vậy, qua các kết quả quan trắc môi trường nhận thấy, khu vực nước biển ven bờ sau Chợ Hạ Long đã bị ô nhiễm cục bộ, một số thông số vượt Quy chuẩn cho phép như TSS, Colform v.v…

3.3.2.6 Các bất cập khác

- Việc sắp xếp, quản lý, di chuyển nhà bè trên Vịnh Hạ Long đã được các ngành, địa phương quan tâm nhưng chưa thường xuyên, triệt để, tổ chức, di dời nhà bè về các địa điểm quy hoạch chưa đạt yêu cầu. Hệ thống nhà bè cho dân sinh sống trong vùng Vịnh về kết cấu, vật liệu chế tạo các phương tiện phao, bè nổi chưa đảm bảo an toàn chịu lực lâu dài và gây ô nhiễm môi trường khi hư hỏng phải thay thế (bằng phao xốp, thùng nhựa ...) và chưa có tính pháp lý quy định về tiêu chuẩn chất lượng vật liệu, công nghệ chế tạo, chế độ bảo hành, bảo trì của các phương tiện này.

3.3.3 Đề xuất các giải phải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ thành phố Hạ Long.

3.3.3.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống Luật pháp liên quan đến Di sản nói chung (Di sản thiên thiên, Di sản văn hoá, Di sản hỗn hợp) nhất là các nội dung liên quan đến Di sản thiên nhiên.

- Đề xuất Chính phủ ban hành văn bản có tính pháp lý cao hơn về quản lý, phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long nên có Nghị định riêng về quản lý di sản Vịnh Hạ Long, tạo khung pháp lý cho việc xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù đối với Di sản Vịnh Hạ Long. Trên cơ sở giao các Bộ, Ngành Trung ương phối hợp với UBND Tỉnh Quảng Ninh và các địa phương có liên quan nghiên cứu, xây dựng.

- Để khai thác hiệu quả lợi thế của Vịnh Hạ Long đảm bảo phát triển bền vững theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, nên đề xuất phương án đấu thầu quản lý và khai thác Vịnh Hạ Long trên quan điểm giao cho các nhà đầu tư lớn có đẳng cấp quốc tế thực hiện (có cơ chế ký quỹ bảo lãnh để ràng buộc). Khi đó củng cố kiện toàn bộ máy BQL Vịnh Hạ Long theo hướng chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

- Đấu thầu quản lý và khai thác Vịnh Hạ Long nhằm thay đổi căn bản mô hình quản lý hiện tại, một mặt tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước của BQL Vịnh Hạ Long, mặt khác đẩy mạnh thu hút đầu tư để bảo tồn, khai thác hiệu quả Vịnh Hạ Long. Hiện nay, chủ trương đấu thầu quản lý, khai thác vịnh Hạ Long đã được Thường trực Tỉnh uỷ chỉ đạo Ban cán sự Đảng UBND Tỉnh xem xét, đề xuất để báo cáo Trung ương quyết định. Xây dựng phương án đấu thầu quản lý và khai thác Vịnh Hạ Long là một nhiệm vụ chiến lược trong xây dựng quy hoạch tỉnh Quảng Ninh. Việc xây dựng được các quy hoạch, chiến lược có chất lượng sẽ tạo được nhiều giá trị gia tăng cho tỉnh, vì sẽ thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư phát triển bền vững.

- Hoàn thiện thể chế chính sách, pháp luật về quản lý môi trường Vịnh Hạ Long, lồng ghép các giải pháp bảo vệ môi trường trong các chiến lược, kế hoạch phát triển của tỉnh Quảng Ninh nói chung và Vịnh Hạ Long nói riêng. Hiện nay, theo các nhà khoa học và chuyên gia nhận định, vùng Vịnh Hạ Long đang chịu áp lực rất lớn về môi trường từ các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội trong vùng. Chính vì thế đòi hỏi các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách đưa ra các kịch bản quản lý chất thải để phân tích, đánh giá và cân nhắc, lựa chọn các phương án khi xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội vùng Vịnh Hạ Long.

- Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới nên ngoài việc chịu sự điều chỉnh của hệ thống thể chế (luật pháp) quốc gia, còn chịu sự điều chỉnh của các thể chế (công ước) quốc tế. Do đó, cần phải xem xét toàn diện và hoàn thiện thể chế quản lý và bảo vệ vịnh Hạ Long đảm bảo phù hợp giữa luật pháp quốc gia với luật pháp quốc tế.

- Hiện nay, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển tổng hợp tại Hạ Long đã bộc lộ nhiều mâu thuẫn trước sự cạnh tranh phát triển giữa các ngành kinh tế, dẫn đến phá vỡ trật tự chung, thậm chí làm triệt tiêu cả những tiềm năng du lịch và cảng biển vốn là thế mạnh của tỉnh. Vì thế, cần điều chỉnh lại quy hoạch tổng thể với tầm nhìn đến năm 2020 và những năm tiếp theo, khẳng định các ngành kinh tế mũi nhọn, trọng tâm là các ngành công nghiệp, cảng thuỷ nội địa, du lịch, dịch vụ xây dựng các khu đô thị, tiếp tục thực hiện việc di dời các các cơ sở sản xuất công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm hoặc không có giải pháp xử lý, đồng thời xây dựng các quy hoạch chi tiết, bảo đảm phù hợp với quy hoạch tổng thể các dự án phát triển ngành thuỷ sản, du lịch, thương mại, thực hiện việc quản lý ổn định cư dân trên cơ sở quy hoạch chung.

- Kiến nghị với Bộ Giao thông vận tải các nội dung sau:

+ Xem xét, điều chỉnh Quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa số 22TCN 246-06 do Bộ ban hành ngày 28/12/2006, nay đã được thay thế bằng QCVN số 17:2011/BGTVT. Tuy nhiên, trong Quy chuẩn cũng chỉ yêu cầu các phương tiện có thiết bị thu gom, lưu trữ chất thải lỏng, nước lẫn dầu không bắt buộc phải có thiết bị xử lý đạt yêu cầu. Do vậy, cần phải chỉnh sửa, bổ sung yêu cầu bắt buộc các phương tiện khi đăng kiểm mới phải có thiết bị xử lý chất thải lỏng, nước lẫn dầu để đảm bảo hoạt động trong mọi vùng song, nước, khu vực biển vẫn đảm bảo về môi trường, trong khi các điều kiện xây dựng các cơ sở xử lý chất thải lỏng và nước la canh tại các cảng, bến còn hạn chế.

+ Có lộ trình hạn chế chuyển tải hàng hoá rời như xi măng và clanke trên vịnh và tiến tới chấm dứt hoàn toàn. Vì theo Quyết định số 42/2007/QĐ-BGTVT ngày 28/8/2007 của Bộ Giao thông vận tải, vịnh Hạ Long là nơi được phép neo đậu để chuyển tải hàng hóa, khu tránh bão cho tàu thuyền vào các cảng biển thuộc tỉnh Quảng Ninh. Điều chỉnh phạm vi được phép chuyển tải về khu vực Hòn Nét của Thành phố Cẩm Phả vì hiện nay, các hoạt động chuyển tải than đã được tập trung hoàn toàn về khu vực này.

3.3.3.2 Tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý môi trường hiện nay

- Cần tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý Nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo của tỉnh, đó là Chi cục Biển và Hải đảo trực thuộc Sở Tài nguyên-Môi trường. Về thực chất, quản lý Nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo không thay thế quản lý ngành mà đóng vai trò điều chỉnh và kết nối hành vi phát triển của các ngành, lĩnh vực của những người sử dụng biển nhằm mục đích đảm bảo sự phát triển đa ngành, sử dụng đa mục tiêu và bảo đảm đa lợi ích giữa Nhà nước, tư nhân, các bên liên quan và cộng đồng địa phương trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển. Vì vậy, Chi cục Biển và Hải đảo cần được tăng cường năng lực quản lý nhằm kết nối và điều phối hiệu quả hoạt động sử dụng và khai thác vịnh Hạ Long, nhất là quản lý không gian vịnh trên cơ sở tiếp cận hệ sinh thái. Tăng cường giao thẩm quyền thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường biển nói chung, môi trường vịnh Hạ Long nói riêng cho Chi cục Biển và Hải đảo.

- Trên cơ sở giao đấu thầu quyền khai thác vịnh Hạ Long. Cần thiết phải tăng cường năng lực và phạm vi kiểm soát vịnh của BQL vịnh Hạ Long, đặc biệt là cần nghiên cứu mở rộng phạm vi quản lý của cơ quan này ra ngoài vùng di sản, bao gồm cả vùng đệm, hợp nhất giữa hai Ban: BQL vịnh Hạ Long và BQL vịnh Bái Tử Long. Để công tác quản lý Nhà nước được thuận lợi, không chồng chéo.

- Duy trì công tác phối hợp kiểm tra việc chấp hành các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong việc thực hiện các nội dung đã cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, Bản cam kết bảo vệ môi trường, Giấy phép xả thải đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt/xác nhận. Xử lý nghiêm, kiên quyết các trường hợp vi phạm theo quy định.

- Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

- Trang bị các phương tiện ca nô, tàu cao tốc cho Sở TN-MT và UBND Thành phố Hạ Long.


sau:

Nội dung tăng cường năng lực của các cơ quan trên cần thiết tập trung như


- Nhân lực: bổ sung biên chế (số lượng cán bộ) để có thể thực hiện tốt các

nhiệm vụ theo chức năng nhiệm vụ được giao

- Chất lượng nguồn lực: tập trung đào tạo trong và ngoài nước và đào tạo nội bộ để tăng cường kỹ năng quản lý, kỹ thuật của các cán bộ CC, VC...

- Vật chất: Đầu tư bổ sung và hoàn thiện các trang thiết bị hỗ trợ công tác quản lý và kỹ thuật

3.3.3.3 Giải pháp về tuyên truyền, truyền thông

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về biển, đảo: Đó là tăng cường tuyên truyền tập trung vào việc nâng cao nhận thức về những giá trị to lớn của Di sản thế giới vịnh Hạ Long. Nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị xã hội và cộng đồng về quản lý vịnh, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên. Việc tuyên truyền cần phải xây dựng thành kế hoạch cụ thể như: tuyên truyền phát triển kinh tế, khai thác sử dụng bền vững tài nguyên và BVMT vịnh Hạ Long; Tuyên truyền các quy định của Pháp Luật Bảo vệ môi trường 2005; Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ Về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ môi trường; Các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch; quy chế bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh và Quy chế quản lý Vịnh Hạ Long v.v…Việc tuyên truyền bằng nhiều hình thức: trên sóng truyền hình, phát thanh, báo viết, Internet, tờ rơi v.v… tiến tới đưa giáo dục về môi trường, về bảo vệ môi trường biển ven bờ và môi trường sinh thái Vịnh Hạ Long vào các trường học, cấp học trong tỉnh.

- Phát huy vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng, chú trọng đưa tin các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong bảo vệ môi trường cũng như công khai các tổ chức, cá nhân có các hành vi vi phạm; Tăng cường mọi cơ hội tiếp cận pháp luật, nhất là pháp luật về bảo vệ môi trường cho người dân và doanh nghiệp.

- Về việc giải quyết vấn đề dân cư làng chài. Đây là một bài toán khó, thực tế đây là tồn tại của lịch sử. Điều khó nhất của vấn đề này là đưa người dân lên bờ và

ổn định cuộc sống trên bờ khi đã nhiều đời nay họ quen gắn bó với cuộc sống sông nước. Việc thay đổi tập tục sinh hoạt, ổn định, phát triển đời sống là một vấn đề cần nghiên cứu để từng bước có giải pháp cụ thể. Thêm vào đó, quỹ đất của địa phương không phải đã ngay lập tức đáp ứng được nhu cầu ăn ở, sinh hoạt của cư dân vạn chài. Vì thế, trước mắt, tập trung tuyên truyền cho bà con hiểu, nhận thức được để cùng tham gia vào công tác bảo vệ môi trường tại nơi sinh sống: ăn, ở, sinh hoạt và sản xuất hợp vệ sinh, đảm bảo môi trường, không xả thải, phát thải các chất gây ô nhiễm môi trường nước vịnh Hạ Long.

3.3.3.4 Giải pháp về khoa học kỹ thuật

- Biên tập, xuất bản lại bản đồ Quản lý Di sản theo tỉ lệ 1:25.000 và 1:50.000 nhằm nâng cấp hệ thống quản lý GIS đối với Vịnh Hạ Long và các vùng lân cận;

- Đầu tư cho BQL Vịnh Hạ Long hệ thống máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) phục vụ quan trắc các kim loại độc hại và trầm tích nhằm hoàn chỉnh hệ thống phòng phân tích chất lượng môi trường theo Tiêu chuẩn ISO 17025:2005.

- Trong khoảng thời gian từ 2-3 năm cũng chưa thể hoàn thành Đề án di dời các nhà bè trên vịnh Hạ Long. Trước mắt, cần đưa ra các yêu cầu cao hơn, việc bắt buộc triển khai thực hiện việc thay thế các phao xốp bằng composite. Bắt buộc lắp đặt các thiết bị thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt.

- Xây dựng kế hoạch ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu với giá trị Di sản.

- Duy trì tốt công tác quan trắc môi trường hàng năm (thông qua việc thực hiện của BQL vịnh và báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh) để kiểm soát môi trường trên Vịnh và có các biện pháp điều chỉnh kịp thời trong công tác quản lý Nhà nước của các cấp, các ngành, địa phương. Tuy nhiên, qua kết quả quan trắc nhận thấy các hàm lượng kim loại nặng là rất thấp, chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. Do vậy, chương trình quan trắc môi trường hàng năm nên xem xét chỉ quan trắc hàm lượng kim loại nặng là 1 lần/năm để giảm bớt chi phí.

- Thống kê lập hồ sơ quản lý các nguồn thải nước thải vào môi trường Vịnh Hạ Long, giám sát chặt chẽ các nguồn thải này để có biện pháp xử lý thích hợp.

3.3.3.5 Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải từ lục địa ra vịnh Hạ Long

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022