Cơ Sở Lý Luận Về Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính



TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nаm (BIDV), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nаm (Vietinbank), Ngân hàng TMCP Ngоại Thương Việt Nаm (Vietcombank), Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB), Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP), và Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank). Các số liệu sơ cấp thông qua bảng hỏi được tiến hành khảo sát trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua email/ phỏng vấn qua điện thoại. Thời gian khảo sát được diễn ra trong thời gian 11/2019 đến 03/2020. Kết quả khảo sát thu thập được 275 phiếu trả lời của KTVNN và 7 phiếu phỏng vấn sâu của lãnh đạo các ngân hàng được KTNN thực hiện kiểm toán.

Ngoài ra, phương pháp định tính trong Luận án còn được thể hiện thông qua việc phân tích case study- nghiên cứu thực trạng chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của KTNN tại ngân hàng chính sách xã hội (VPBS). Đây là ngân hàng được KTNN thực hiện kiểm toán 04 lần vào các năm 2015, 2016, 2017 và 2018 nên việc phân tích trường hợp của VPBS sẽ thấy được bức tranh về chất lượng kiểm toán BCTC do KTNN thực hiện toàn diện và rõ nét hơn.

Phương pháp định lượng: Luận án phân tích định lượng dựa vào số liệu sơ cấp thu thập được qua bảng hỏi và phần mềm SPSS 26.0 để thấy được mối quan hệ của 12 nhân tố tới chất lượng kiểm toán, từ đó chỉ ra nhân tố nào là quan trọng nhất, nhân tố nào kém quan trọng hơn trong việc nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC của KTNN. Các phương pháp định lượng cụ thể bao gồm: Phương pháp kiểm định pháp kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis), phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory factor analysis), phương pháp hồi quy tuyến tính (Regression Model).

Ngoài các phương pháp định tính và định lượng như đã mô tả ở trên, nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp mô tả,…

1.6. Những điểm mới và đóng góp của luận án

Những điểm mới và đóng góp của Luận án như sau:

- Tìm hiểu được thực trạng chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các ngân hàng do KTNN thực hiện trong giai đoạn 2015- 2019 thông qua cơ sở dữ liệu sơ cấp thu thập được từ việc điều tra xã hội học, lấy ý kiến của Trưởng đoàn, tổ trưởng và kiểm toán viên (thành viên đoàn kiểm toán) và thông qua việc phỏng vấn sâu lãnh



đạo là Tổng Giám đốc/ Phó tổng giám đốc hoặc Trưởng ban kiểm soát của các ngân hàng được KTNN thực hiện kiểm toán.

- Là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC của KTNN đối với các ngân hàng được kiểm toán, trong đó các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán được phân nhóm dựa trên chủ thể kiểm toán bao gồm nhóm nhân tố thuộc về KTVNN, nhóm nhân tố thuộc về KTNN và nhóm nhân tố bên ngoài. Cách phân nhóm như vậy đã bao trùm được toàn bộ các nhân tố được đề cập tới trong các nghiên cứu trước đây, có xét đến bối cảnh của KTNN.

- Xây dựng được mô hình nghiên cứu gồm 12 nhân tố, trong đó có 2 biến mới là điều kiện làm việc của KTVNN (ĐKVL) và các nhân tố thuộc về các ngân hàng được kiểm toán (NGANHANG). Cụ thể, 12 nhân tố bao gồm các nhân tố thuộc về KTV (năng lực nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn ngành nghề, kinh nghiệm làm việc, tuân thủ chuẩn mực Kiểm toán nhà nước, thận trọng nghề nghiệp và bảo mật, tính liêm chính, độc lập và khách quan), các nhân tố thuộc về đơn vị kiểm toán (điều kiện làm việc của KTVNN, phương pháp/ quy trình kiểm toán, hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán) và các nhân tố bên ngoài (các nhân tố thuộc về các ngân hàng được kiểm toán, các nhân tố thuộc về môi trường pháp lý cho hoạt động kiểm toán).

- Nghiên cứu và phát hiện mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các ngân hàng do KTNN thực hiện. Kết quả luận án cho thấy 11 nhân tố có ảnh hưởng thuận chiều tới chất lượng kiểm toán, trong đó có 7 nhân tố: KSCL, PHUONGPHAP, CHUYENMON, THANTRONG, NANGLUC,

DKLV có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 3 nhân tố KINHNGHIEM, NGANHANG và TUANTHU có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và duy nhất có nhân tố DOCLAP chỉ có ý nghĩa thống kê ở mức 10%.

Đồng thời, kết quả của mô hình hồi quy cũng cho biết được thứ tự tác động của các biến độc lập tới chất lượng kiểm toán BCTC của KTNN được sắp xếp như sau: KSCL (0,115); PHUONGPHAP (0,112); CHUYENMON (0,112);

THANTRONG (0,100); NANGLUC (0,099); DKLV (0,098); KINHNGHIEM

(0,088); PHAPLY (0,084); TUANTHU (0,072); NGANHANG (0,067) và DOCLAP

(0,055). Đây cũng chính là điểm mới của Luận án so với các nghiên cứu trước đây.



- Phỏng vấn sâu lãnh đạo các ngân hàng về chất lượng hoạt động kiểm toán các ngân hàng do KTNN thực hiện và các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tại các ngân hàng dựa trên báo cáo kiểm toán. Kết quả phỏng vấn cho thấy được cái nhìn đa chiều về chất lượng kiểm toán cũng như thực trạng thực hiện kiến nghị kiểm toán của các ngân hàng.

- Đề xuất các khuyến nghị cụ thể đối với KTNN nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng; và các giải pháp đối với ngân hàng nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị của mình.

1.7. Kết cấu của luận án

Kết cấu của luận án bao gồm 5 chương như sau: Chương 1: Phần mở đầu

Chương 2: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính do Kiểm toán nhà nước thực hiện

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các ngân hàng do Kiểm toán nhà nước thực hiện

Chương 5: Các giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của KTNN



CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN

2.1. Lý luận chung về kiểm toán báo cáo tài chính và chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính

2.1.1. Khái niệm về kiểm toán và kiểm toán báo cáo tài chính

Thuật ngữ “kiểm toán” (Audit) bắt nguồn từ tiếng Latin có nghĩa là “nghe” (Audire)¸ bởi những kiểm toán viên ban đầu thực hiện kiểm toán bằng cách lắng nghe báo cáo bằng miệng từ những người có trách nhiệm trong doanh nghiệp hoặc tổ chức (Smieliauskas và Bewley, 2001). Thời phong kiến, các kiểm toán viên chỉ được sử dụng bởi vua chúa để kiểm tra các chính quyền địa phương và các thương lái. Hoạt động kiểm toán hiện đại bắt đầu vào năm 1844 khi Quốc hội Anh thông qua đạo luật Công ty cổ phần. Đây là lần đầu tiên ban giám đốc của doanh nghiệp bị bắt buộc phải thực hiện kiểm toán số liệu tài chính trước khi công bố số liệu đó tới cổ đông. Mặc dù vậy cho tới trước năm 1900, kiểm toán viên không bắt buộc phải là người có chuyên môn kế toán hoặc phải là bên thứ ba độc lập, hay nói cách khác ở giai đoạn này các tiêu chuẩn hành nghề đối với kiểm toán viên chưa ra đời. Năm 1900, một Đạo luật mới về các công ty (Companies Act) đã được ban hành tại Anh quy định báo cáo tài chính phải được kiểm toán bởi kiểm toán viên độc lập (Lee và Azham, 2008).

Ở Việt Nam, khái niệm kiểm toán mới xuất hiện vào cuối thế kỷ XX với sự ra đời của các công ty kiểm toán và tư vấn tài chính thuộc Bộ Tài chính. Ngày 11/7/1994 cơ quan KTNN được thành lập ghi nhận một dấu mốc quan trọng đối với sự phát triển của hệ thống kiểm toán Việt Nam. Khái niệm về kiểm toán cũng được nhiều học giả trong nước bàn tới. Cụ thể, Nguyễn Quang Quynh và Nguyễn Thị Phương Hoa (2008) nhận định “Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động được kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực”. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng “Kiểm toán là một quá trình do Kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập tiến hành nhằm thu thập bằng chứng về những thông tin có thể định lượng của một tổ chức và đánh giá chúng nhằm thẩm định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã



được thiết lập”. Lê Thị Thu Hà và cộng sự (2014) cũng đưa ra khái niệm về Kiểm toán như sau: “Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng của một đơn vị nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được xây dựng”.

Nguyễn Quang Quynh và Ngô Trí Tuệ (2012) phân chia kiểm toán theo các chủ thể thành kiểm toán nhà nước, kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập.

- Kiểm toán nhà nước: Kiểm toán các đơn vị, cá nhân hoạt động trên sơ sở ngân sách Nhà nước.

- Kiểm toán nội bộ: Kiểm toán các đơn vị thành viên theo yêu cầu (quyết định) của người lãnh đạo cao nhất trong đơn vị.

- Kiểm toán độc lập: Kiểm toán các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và kiểm toán cho tất cả các đơn vị, cá nhân có nhu cầu kiểm toán (khách thể tự nguyện).

Kiểm toán nhà nước, kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập có nhiều đặc điểm khác nhau (Xem bảng 2.1)

Bảng 2.1: So sánh giữa kiểm toán nhà nước, kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập

Nội dung

Kiểm toán nhà nước

Kiểm toán nội bộ

Kiểm toán độc lập

Mục đích kiểm toán

Đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công. Từ đó, chỉ ra các sai phạm và kiến nghị với đơn

vị được kiểm toán

Đánh giá về việc thực hiện pháp luật và quy chế nội bộ, kiểm tra tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ và việc thực thi công tác tài chính, kế

toán,,, của đơn vị

Đánh giá các báo cáo tài chính của doanh nghiệp có được lập trên cơ sở tuân thủ các quy định về pháp luật hay không

Chủ thể kiểm toán

KTV nhà nước

KTV nội bộ là nhân viên của

doanh nghiệp

KTV độc lập có trình độ chuyên

môn cao

Khách thể kiểm toán

Các đơn vị sử dụng vốn và tài sản của

Nhà nước

Các bộ phận trong phạm vi nội bộ của

doanh nghiệp

Các đơn vị khi có yêu cầu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các ngân hàng do kiểm toán nhà nước thực hiện - 5


Chi phí kiểm toán

Không phải trả phí, KTV được Nhà nước trả lương

Không phải trả phí, KTV nội bộ được doanh nghiệp trả lương

Đơn vị được kiểm toán phải trả phí cho công ty kiểm toán theo thỏa

thuận

Báo cáo kết quả kiểm toán

Báo cáo với Chính phủ và các cơ quan

chức năng

Báo cáo duy nhất với chủ doanh

nghiệp

Báo cáo với chủ doanh nghiệp và

các bên yêu cầu

Giá trị thông tin của báo cáo kiểm toán

Có giá trị và độ tin cậy đối với Chính phủ, các cơ quan chức năng và nhà

quản trị doanh nghiệp

Có giá trị và độ tin cậy trong nội bộ doanh nghiệp

Có giá trị và độ tin cậy cho mọi đối tượng

Tính công khai của

báo cáo kiểm toán

Công khai một

phần

Không công khai

Công khai cho mọi

đối tượng

Nguồn: Lê Thị Thu Hà và cộng sự, 2014

Theo Lê Thị Thu Hà và cộng sự (2014), căn cứ vào chức năng kiểm toán có thể chia kiểm toán thành 3 loại:

- Kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC): Kiểm toán viên đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của BCTC đơn vị được kiểm toán.

- Kiểm toán hoạt động: KTV kiểm tra và đưa ra ý kiến về tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ phận hoặc đơn vị được kiểm toán.

- Kiểm toán tuân thủ: KTV kiểm tra, đưa ra ý kiến về việc tuân thủ pháp luật, quy chế và quy định mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện.

Bảng 2.2: So sánh giữa kiểm toán BCTC, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ

TT

Nội dung

Kiểm toán BCTC

Kiểm toán hoạt động

Kiểm toán tuân thủ

1

Khái niệm

Là việc kiểm tra và bày tỏ ý kiến nhận xét về tính trung thực, hợp lý của các BCTC của một đơn vị

Là quá trình kiểm tra và đánh giá về tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả của một hoạt động để từ đó đề

xuất phương án cải tiến

Là việc kiểm tra, đánh giá mức độ chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ quản lý, hay các văn bản,

quy định nào đó của đơn vị

2

Đối tượng kiểm toán

Là các BCTC của

đơn vị: bảng cân đối kế toán, báo

Rất đa dạng: hệ

thống kế toán, hệ thống kiểm soát

Là việc tuân thủ pháp luật và các




cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh các BCTC, các báo cáo, tài liệu, số liệu kế toán

nội bộ, kiểm tra việc huy động, phân phối và sử dụng các nguồn lực (nhân tài, vật lực, thông tin,…); đánh giá hiệu quả

của một quy trình sản xuất…

quy định hiện hành

3

Chuẩn mực dùng để đánh giá

Chủ yếu là các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan đến lập và trình bày

BCTC

Tùy theo đối tượng cụ thể nên mang tính chủ quan tùy theo nhận thức của KTV

Các văn bản có liên quan như: luật thuế, các văn bản pháp quy, các nội quy, quy chế, thể lệ, chế độ…

4

Chủ thể tiến hành

Thường là các KTV độc lập, ngoài ra có thể là KTV nhà nước, KTV nội bộ

Thường được tiến hành bởi các KTV nội bộ, ngoài ra có thể là KTV nhà nước hay KTV

độc lập

Chủ yếu là các KTV nhà nước, KTV nội bộ, KTV độc lập

5

Kết quả

Phục vụ đơn vị, nhà nước, bên thứ 3 (các nhà đầu tư, nhà cung cấp…)

Chủ yếu phục vụ cho lợi ích của bản thân đơn vị được kiểm toán

Chủ yếu phục vụ cho các cấp thẩm quyền có liên quan, các nhà

quản lý

Nguồn: Lê Thị Thu Hà và cộng sự, 2014

Trong các loại hình kiểm toán, kiểm toán báo cáo tài chính là hoạt động đặc trưng và phổ biến nhất của kiểm toán. Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và các chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính còn giúp cho các đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phụ nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của các đơn vị này.

2.1.2. Khái niệm về chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính

Khái niệm chất lượng kiểm toán (Audit quality) lần đầu tiên được đề cập trong nghiên cứu của DeAngelo (1981). Ông cho rằng chất lượng của các dịch vụ kiểm



toán là khả năng mà kiểm toán viên có thể phát hiện và báo cáo các sai sót trọng yếu trong hệ thống kế toán của khách hàng. Cho đến nay, trên thế giới và tại Việt Nam đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng kiểm toán, từ đó dẫn tới các khái niệm khác nhau. IAASB (2013) cho rằng “Chất lượng kiểm toán bao gồm các yếu tố chính tạo ra môi trường mà có thể tối đa hóa khả năng các cuộc kiểm toán chất lượng được thực hiện dựa trên cơ sở nhất quán”.

Chất lượng kiểm toán là một khái niệm trừu tượng và không trực tiếp quan sát được, do đó tổng hợp từ nhiều nghiên cứu trên thế giới có hai nhóm quan điểm chính về chất lượng kiểm toán đối với báo cáo tài chính được nhiều học giả thừa nhận đó là (1) CLKT thể hiện qua khả năng phát hiện và báo cáo các sai sót trọng yếu của báo cáo tài chính; (2) chất lượng kiểm toán thể hiện qua sự thỏa mãn của các đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán.

(a) Chất lượng kiểm toán thể hiện qua khả năng phát hiện và báo cáo các sai sót trọng yếu

Xuất phát từ nghiên cứu của DeAngelo (1981), nhiều học giả sau này đã phát triển hai khía cạnh quan trọng của ý tưởng mà ông đã đề xuất. Thứ nhất, khả năng phát hiện các sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp phụ thuộc vào năng lực nghề nghiệp của kiểm toán viên. Thứ hai, việc báo cáo các sai sót đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có mức độ độ lập của kiểm toán viên dưới sức ép từ nhiều phía đặc biệt là doanh nghiệp được kiểm toán (Lam và Chang, 1994; Francis, 2004).

Bên cạnh đó, một số học giả khác cho rằng chất lượng kiểm toán thể hiện qua một số khía cạnh như khả năng kiểm toán viên phát hiện ra sai phạm trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp được kiểm toán và đề cập tới các sai phạm này trong báo cáo kiểm toán (DeAngelo, 1981), khả năng kiểm toán viên không phát hành báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần với các báo cáo tài chính có chứa đựng những sai sót trọng yếu (Lee và cộng sự, 1998), tính trung thực của số liệu tài chính được trình bày trong báo cáo tài chính đã kiểm toán (Beatty, 1989; Krinsky và Rotenberg, 1989; Davidson và Neu, 1993); khả năng kiểm toán viên có thể làm giảm các sai sót và nâng cao tính trung thực của thông tin tài chính được công bố (Wallace, 1987). Palmrose (1988) cũng định nghĩa “Chất lượng kiểm toán được hiểu là khả năng kiểm toán viên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/05/2023