Những Nguyên Nhân Dẫn Đến Những Hạn Chế Trong Hoạt Động Kiểm Sát Việc Khám Nghiệm Hiện Trường Các Vụ Tai Nạn Giao Thông .

Thứ tư, quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và lực lượng công an các phường, xã trong một số trường hợp chưa được tốt, nên có nhiều trường hợp vụ việc không được báo kịp thời cho Cơ quan điều tra và VKS có thẩm quyền để tiến hành khám nghiệm hoặc có thông báo nhưng chậm nên nhiều khi đến hiện trường thì hiện trường vụ, việc đã bị xáo trộn hoàn toàn, các dấu vết đã bị sai lệch hoặc các phương tiện liên quan đã di chuyển đến vị trí khác. KSV cũng không nhạy bén, không làm hết vai trò, chức năng của mình.

Vụ án cụ thể: Nội dung vụ án được nêu chi tiết tại Phụ lục 1 – Vụ án thứ 4 của Luận văn:

Quá trình KNHT xác định: Đặc điểm của hiện trường xảy ra tai nạn: Tai nạn xảy ra trên chiều đường hướng huyện Long Thành đi ngã 4 Vũng Tàu, được chia làm 04 làn đường cho xe lưu thông cùng chiều: Làn thứ nhất (làn đường xe hỗn hợp: xe ô tô rẽ phải, xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ, ........) sát lề đường phải rộng 04 mét 40; Làn thứ hai; làn thứ 3, làn thứ 4 rộng 11 mét dành cho xe ô tô lưu thông.

Vụ tai nạn trên do công tác bảo vệ hiện trường và phối hợp giữa lực lượng công an phường Phước Tân và Cơ quan điều tra Công an thành phố Biên Hòa thực hiện không tốt dẫn đến: Sau khi gây tai nạn cho hai mẹ con chị Trần Thị Hằng và cháu Vũ Thị Hồng thì xe ô tô tải ben biển số 60C-251.30 do Trần Thành An điều khiển có dừng lại hiện trường và An có xuống hỗ trợ đưa nạn nhân đi cấp cứu. Nhưng do chờ quá lâu không thấy lực lượng công an đến giải quyết nên An đã điều khiển xe ô tô tải tiếp tục đi vào hầm đá Tân Cang để chở đất đá. Lúc này mới nhận được tin báo thì lực lượng CSGT xuống KNHT thì đã bị xáo trộn hoàn toàn, nạn nhân đã đưa đi cấp cứu, phương tiện liên quan đã di chuyển đi nơi khác. Do nhận định chủ quan cho rằng thương tích không đáng kể nên CSGT không báo Cơ quan điều tra và VKS để thành lập HĐKN. Kết quả, do quá trình xe ô tô vào chở đất đá nên đã làm mất dấu vết (vết chồng vết) để lại trên phương tiện. Vụ việc trên KSV đã có sai sót khi không yêu cầu ĐTV nhanh chóng thu thập lời khai của nhân chứng, không yêu cầu nhanh chóng dựng lại hiện trường và giám định dấu vết va chạm. Vì vậy, thời gian khá lâu sau đó mới kiểm tra dấu vết rồi trưng cầu giám định thì đã không xác định được dấu vết va chạm giữa xe ô tô tải ben biển số 60C-251.30 do An điều khiển và xe mô tô biển số 61C-492.71 do chị Hằng điều khiển, kết quả dựng lại hiện trường và thực nghiệm điều tra cũng không chứng minh được do dấu

vết đã mất và nhân chứng cũng không xác định được. Vì vậy, vụ việc trên cũng không đủ căn cứ khởi tố bị can đối với Trần Thành An.

Vụ án cụ thể: Nội dung vụ án được nêu chi tiết tại Phụ lục 1 – Vụ án thứ 5 của Luận văn:

Sai phạm của Lực lượng công an khu công nghiệp là đã nhận định mức độ thiệt hại nhẹ nên không bảo vệ hiện trường, phương tiện đã được đưa vào lề đường (không đánh dấu vị trí), nạn nhân và người gây tai nạn đã đi cấp cứu tại bệnh viện và không nhanh chóng ghi lời khai của người chứng kiến. Khi lực lượng CSGT và HĐKN đến thì hiện trường đã bị xáo trộn hoàn toàn, những nhân chứng trực tiếp đã bỏ đi không xác định được lai lịch và không có camera ghi nhận nội dung vụ tai nạn. Vì vậy, không đủ cơ sở để giải quyết, xác định lỗi giữa các bên trong vụ tai nạn nêu trên.

Thứ năm, KSV tham gia kiểm sát việc KNHT, khám nghiệm tử thi, phát hiện được vi phạm trong khi khám nghiệm của ĐTV và Giám định viên về trình tự, thủ tục, biên bản KNHT, không sử dụng phương tiện, công cụ hỗ trợ để làm tốt công tác khám nghiệm nên những vụ tai nạn xảy ra vào ban đêm phải tiến hành KNHT trong điều kiện không đủ ánh sáng, phải dùng đèn pin để tiến hành cuộc khám nghiệm, dẫn đến tình trạng bỏ sót quá nhiều dấu vết trên hiện trường, như vết máu của nạn nhân, vết cày xước trên mặt đường, thành cầu, hay các mảnh vụn vỡ của phương tiện để lại khi va chạm, bỏ qua những chi tiết quan trọng khi KNHT. Những thiếu sót này, KSV cũng không phát hiện để kịp thời yêu cầu ĐTV khám nghiệm, thu thập bổ sung mà dễ dãi, đồng tình với việc làm của ĐTV, Giám định viên đã ký vào biên bản. Từ đó, dẫn việc nhận định, đánh giá về vụ việc không chính xác, xác định sai bản chất của vụ việc tai nạn đã xảy ra, thậm chí dẫn đến có những nhận định sai lầm, chủ quan gây nên những hậu quả hết sức nghiêm trọng.

Vụ án cụ thể: Nội dung vụ án được nêu chi tiết tại Phụ lục 1 – Vụ án thứ 6 của Luận văn:

Điểm đáng lưu ý trong vụ án nêu trên là vị trí va chạm giữa 02 phương tiện nằm ngay đoạn mở dành cho xe qua đường. Theo lời khai của tài xế Nguyễn Xuân Thạch (lái xe ô tô đầu kéo biển số: 51C - 957.02, kéo theo Rơmoóc biển số: 51R- 314.06) thì do anh Duẩn khi qua đường do gặp phương tiện lưu thông ngược chiều nên anh Duẩn đã lách xe đạp sang phải và và chạm với xe ô tô của Thạch. Tuy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

nhiên, kết quả khám nghiệm hiện trường cho thấy xe ô tô do Thạch điều khiển đã nằm xiên xéo và lấn sang phần đường ngược chiều. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải xác định được Thạch đã không chú ý quan sát và điều khiển xe ô tô lấn qua phần đường ngược chiều nên đã xảy ra va chạm với xe đạp của anh Duẩn đang chuyển hướng qua đường. Tại vị trí đầu dải phân cách của đoạn mở (theo hướng xe Thạch lưu thông) thời điểm xảy ra tai nạn để lại vết cày xước và trụ bê tông bị tác động nằm lệch qua bên trái. Tuy nhiên, khi khám nghiệm đã không làm rò vết cày xước và vết sơn trên trụ bê tông để xác định có phải xe ô tô do Thạch điều khiển tác động hay không.

Thiếu sót trên trong quá trình KNHT là vô cùng nghiêm trọng, không thể khắc phục được. Do các cơ quan tiến hành tố tụng thành phố Biên Hòa đã sai sót khi bỏ qua nội dung trên nên sau đó dù đã tiến hành dựng lại hiện trường nhưng không thể khôi phục được do dấu vết đã mất và vết sơn không còn. Do thiếu sót của HĐKN hiện trường, trong đó có trách nhiệm của KSV đã không thu thập chứng cứ đầy đủ, bỏ sót chi tiết quan trọng nhất xác định của tài xế Nguyễn Xuân Thạch để xác định có hay không sự việc phạm tội xảy ra.

Kiểm sát khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 7

2.1.2.4. Những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường các vụ tai nạn giao thông.

*Những nguyên nhân khách quan

Thứ nhất: Do quy định của pháp luật hiện hành còn có những điểm bất cập. Mặc dù Bộ luật TTHS năm 2015 đã khắc phục được các hạn chế của Bộ luật TTHS cũ, góp phần phục vụ và giải quyết tốt các vụ việc hình sự xảy ra trên địa bàn thành phố Biên Hòa trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, những quy định về công tác KNHT vẫn còn nhiều bất cập, cụ thể như sau:

Tại Điều 150 BLTTHS năm 2003 quy định: ĐTV tiến hành KNHT “nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm…” trong khi đó nhiều vụ TNGT xảy ra chưa thể khẳng định có dấu hiệu tội phạm hay không mà phải tiến hành khám nghiệm mới kết luận được, đây là một quy định chưa phù hợp cần phải sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn.

Thứ hai, theo quy định tại Quyết định 768/QĐ- BCA năm 2006 của Bộ Công an: Tại Điều 3. Phân loại TNGT

3. TNGT nghiêm trọng

Là TNGT gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của con người

thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Làm chết một người;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;

d) Gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng.

e) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.

4. TNGT rất nghiêm trọng

TNGT rất nghiêm trọng là TNGT gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của con người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Làm chết hai người;

b) Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 3 Điều này;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

d) Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 100%;

đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e khoản 3 Điều này;

e) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng.

5. TNGT đặc biệt nghiêm trọng

TNGT đặc biệt nghiêm trọng là TNGT gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của con người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Làm chết ba người trở lên;

b) Làm chết hai người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 3 Điều này;

c) Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều này;

d) Gây tổn hại cho sức khỏe của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của những người này trên 200%;

e) Gây tổn hại cho sức khỏe của ba hoặc bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây thiệt hại về tài sản được hướng dẫn tại điểm e khoản 4 Điều này;

g) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên.

Theo đó, khi vụ tai nạn xảy ra thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 3 nêu trên, cơ quan được phân công thụ lý điều tra phải thông báo cho VKS cùng cấp biết để kiểm sát việc điều tra theo quy định của pháp luật.

Thực tiễn công tác khám nghiệm gặp rất nhiều khó khăn vì khi vụ tai nạn xảy ra có rất nhiều trường hợp không thể xác định được có thuộc trường hợp quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 3 nêu trên hay không để báo cho Cơ quan điều tra và VKS tham gia khám nghiệm. Hệ quả, do ĐTV và KSV không tham gia khám nghiệm cho nên việc KNHT có rất nhiều thiết sót, không được thực hiện đúng trình tự thủ tục quy định. Sau này buộc phải tiến hành dựng lại hiện trường, thực nghiệm điều tra nhưng cũng không thể khôi phục được tình trạng dấu vết ban đầu cũng như những công việc cần thiết buộc phải thu thập ngay tại hiện trường.

Đặc biệt, khi BLHS năm 2015 có hiệu lực pháp luật đã nâng tỷ lệ thương tích của 01 nạn nhân từ 31% lên 61% và nâng mức thiệt hại tài sản từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng, cụ thể: Tại khoản 1 Điều 260 - Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định:

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp

sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Tuy nhiên, trong một thời gian dài, không có văn bản nào hướng dẫn về công tác phối hợp quy định khi nào thì phải báo cho Cơ quan điều tra và VKS để KNHT. Hạn chế này dẫn đến việc hàng năm các vụ TNGT không có mặt KSV, ĐTV ngay từ đầu chiếm từ 15 đến 20% số vụ tai nạn (Số liệu cụ thể được nêu tại Biểu số 2 – Phụ lục 2 của Luận văn).

Đến nay, điểm bất cập này đã được khắc phục bằng Thông tư số 63/2020/TT-BCA ngày 19/6/2020 của Bộ công an quy định quy trình điều tra, giải quyết TNGT đường bộ của lực lượng CSGT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021. Cụ thể tại khoản 7 Điều 7 của Thông tư đã quy định rò ràng khi nào thì phải báo cho Cơ quan điều tra và VKS để KNHT: Nếu phát hiện vụ TNGT có một trong các dấu hiệu về hậu quả: có người chết tại hiện trường, chết trên đường đi cấp cứu, đang cấp cứu mà chết; có người bị thương dập, nát, đứt, rời tay, chân, bị mù hai mắt; vỡ nền sọ; có từ 03 người trở lên bị thương gãy tay, chân trở lên hoặc có căn cứ thiệt hại tài sản từ 100 triệu đồng trở lên thì thực hiện như sau:

Đối với cán bộ CSGT Công an cấp huyện, báo cáo Trưởng Công an cấp huyện phân công CSĐT tiếp nhận điều tra, giải quyết;

Đối với cán bộ Cục CSGT thì báo cáo Cục trưởng, cán bộ Phòng CSGT Công an cấp tỉnh thì báo cáo Trưởng phòng để chuyển cho Cơ quan CSĐT Công an cấp huyện có thẩm quyền điều tra, giải quyết;

Thứ hai: Đội ngũ KSV VKSND thành phố Biên Hòa còn chưa có kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn sâu.

Theo số liệu phản ánh về cơ cấu lực lượng cán bộ, KSV của VKSND thành phố Biên Hòa, số lượng KSV có năng lực, nhạy bén trong công tác KSKNHT TNGT chiếm tỷ lệ không cao. Hiện tại tổng cơ quan có 36 KSV, 15 kiểm tra viên,

chuyên viên, tuy nhiên thực tế do chỉ có 10 KSV thường xuyên làm nhiệm vụ giải quyết án TNGT, những KSV còn lại thực hiện công việc KSKNHT theo ca trực nên không có kinh nghiệm và chuyên môn sâu về lĩnh vực này, chưa được đào tạo chuyên môn sâu, cũng như tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng KSKNHT, kiến thức khoa học về KTHS, về pháp y còn yếu chưa đáp ứng được những yêu cầu về nghiệp vụ trong công tác đặt ra dẫn đến kiểm sát việc khám nghiệm hoàn toàn bị động, không nắm được quy trình của hoạt động khám nghiệm. Chính những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả, chất lượng công việc KSKNHT. Đây cũng là một trong những khó khăn, bất cập trong công tác của rất nhiều VKSND trên phạm vi cả nước.

Thứ ba: Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác còn nhiều khó khăn, các KSV khi thực hiện nhiệm vụ không được trang bị đầy đủ công cụ, phương tiện kỹ thuật để có thể tiến hành và thông qua đó kiểm sát được chân thực các hoạt động của ĐTV và những người tham gia tố tung khác khi tiến hành công việc, cụ thể như: Về phương tiện đi lại: Ngành chưa trang bị đầy đủ cho các KSV các phương tiện để kịp thời đến hiện trường cho kịp thời gian quy định; khi tiến hành kiểm sát khám nghiệm KSV đến hiện trường không được trang bị những công cụ hỗ trợ như: máy ảnh, máy ghi âm, ghi hình, các dụng cụ đo, vẽ... do đó chỉ kiểm sát đơn giản bằng mắt hoặc thủ công. Trong thực tế, nếu KSV không ghi chép tỉ mỉ khó có cơ sở vững chắc để so sánh và đối chiếu sau này, hoặc nếu phát hiện việc làm không đúng cũng không có cơ sở, không có căn cứ chứng minh, đối chiếu. Việc ghi chép của KSV cũng không thể bao quát toàn diện hết được. Đây cũng là một trong những vấn đề quan trọng đặt ra đối với ngành kiểm sát trong việc đầu tư trang thiết bị đầy đủ trong công tác cho KSV khi tiến hành kiểm sát điều tra tại hiện trường cũng như kiểm sát khám nghiệm tử thi.

*Những nguyên nhân chủ quan:

Một là, công tác tiếp nhận tố giác, tin báo thường bị chậm, KSV đến hiện trường chậm trễ làm ảnh hưởng hạn chế đến hoạt động KSKNHT và các hoạt động điều tra làm rò vụ án.

Do KSV đến hiện trường chậm cộng thêm việc ghi chép các thông tin ban đầu khi vụ tai nạn vừa xảy ra của lực lượng Công an phụ trách phường, xã và một số Cảnh sát khu vực được thể hiện rất sơ sài, thiếu chính xác, ít thông tin phục vụ

tốt cho hoạt động điều tra vụ án. Do đó, KSV ban đầu thường không nắm được cụ thể nội dung vụ tai nạn xảy ra. Lúc này, tại hiện trường KSV lại phải làm thêm một bước là đi nắm tình hình vụ tai nạn để có căn cứ định hướng cho việc kiểm sát khám nghiệm, làm tốn rất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm sát.

Hai là, trên thực tế, phần lớn các vụ KNHT công tác phối hợp giữa CSGT, ĐTV và KSV chưa được tốt, thường không có sự trao đổi về phương pháp khám nghiệm, cứ theo thông lệ là việc ai người đó làm. Trong quá trình KNHT CSGT lại phải đóng vai trò chính trong KNHT, từ việc đo đạc các số liệu; chụp ảnh hiện trường đến việc thu thập các dấu vết, tài liệu vật chứng có liên quan; còn ĐTV thường đi thu thập hình ảnh camera, lấy lời khai của người biết việc, người gây tai nạn và người bị nạn tại hiện trường; KSV không được báo cáo sơ bộ về nội dung vụ tai nạn, phải tự đi tìm hiểu và hỏi thông tin. Sự phối hợp trong công tác điều tra ban đầu các vụ án TNGT chưa có hiệu quả cao, cụ thể: Còn nhiều trường hợp chưa thực hiện tốt công tác bảo vệ hiện trường, chưa tuân thủ những quy định của pháp luật và với tinh thần trách nhiệm không cao nên một số vụ tai nạn hiện trường bị xáo trộn, dấu vết, vật chứng liên quan đến vụ tai nạn bị xóa, gây rất nhiều khó khăn cho công tác phát hiện, thu thập dấu vết; tiến hành các biện pháp khẩn cấp tại hiện trường còn hạn chế; công tác lấy lời khai những người có liên quan còn nhiều trường hợp chưa mở rộng được phạm vi nhằm phát hiện những người biết việc khác mà chỉ tập trung ở phạm vi xung quanh hiện trường; KSV và ĐTV thiếu sự phối hợp chặt chẽ trong hoạt động điều tra KNHT vụ án dẫn đến trường hợp có sự mâu thuẫn trong nhận định nguyên nhân gây ra tai nạn;

Trong hoạt động lấy lời khai người làm chứng, người bị hại có nhiều mâu thuẫn, thiếu sót nhưng KSV cũng không phát hiện để đưa ra yêu cầu khắc phục kịp thời hoặc do sự thiếu trách nhiệm của KSV mà dễ dãi bỏ qua, không có ý kiến gì.

Sự phối hợp không đồng bộ giữa KSV, ĐTV và các thành viên HĐKN, làm ảnh hưởng đến quá trình điều tra làm rò vụ án xảy ra; ĐTV lập kế hoạch và thực hiện phối hợp truy tìm người và phương tiện bỏ chạy thường không kịp thời và cụ thể. Tuy nhiên, KSV cũng không phát hiện và không có ý kiến. Vì vậy, đối với các vụ tai nạn có người và cả phương tiện gây tai nạn bỏ chạy thì quá trình điều tra làm rò gặp rất nhiều khó khăn và thời gian điều tra thường kéo dài gây chậm trễ, ứ đọng. Ba là, có một thực trạng đang tồn tại trong quá trình KNHT TNGT là bản vẽ

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí