KSV kiểm tra thành phần HĐKN hiện trường TNGT phải bảo đảm những thành phần bắt buộc như sau: ĐTV là người chủ trì khám nghiệm; có thể có cán bộ điều tra được phân công giúp việc cho ĐTV KNHT; cán bộ KTHS thuộc lực lượng CSGT để thực hiện các công tác chuyên môn nghiệp vụ như: Chụp ảnh hiện trường; vẽ sơ đồ hiện trường; lập biên bản KNHT; bác sĩ pháp y khám nghiệm tử thi (phải có bác sĩ pháp y tại hiện trường trong trường hợp cần xem xét ngay dấu vết trên cơ thể nạn nhân để làm sáng tỏ nội dung vụ tai nạn: Bị cán vào vị trí nào, vân bánh xe để lại trên cơ thể ...). Ngoài ra, theo quy định tại Điều 201 BLTTHS phải có người chứng kiến việc khám nghiệm để bảo đảm tính khách quan; bên cạnh đó trong trường hợp cần thiết thì phải cho người gây tai nạn, bị hại, người làm chứng tham gia và mời người có chuyên môn tham dự việc khám nghiệm.
1.2.2. Kiểm sát trình tự, thủ tục khám nghiệm hiện trường các vụ án tai nạn giao thông
1.2.2.1. Kiểm sát hoạt động trước khi tiến hành khám nghiệm
Quá trình tiến hành khám nghiệm phải tuân thủ trình tự, thủ tục nhất định để đạt được độ chính xác cao nhất. Vì vậy, KSV phải yêu cầu thực hiện theo quy trình các bước cụ thể:
Thứ nhất: KSV cần nắm tình hình tại hiện trường vụ TNGT đường bộ. Việc nắm tình hình hiện trường cần trả lời được cho các câu hỏi sau:
+ Hiện trường phát hiện vào thời gian nào?
+ Có được bảo vệ kịp thời không?
+ Hiện trường còn nguyên vẹn hay bị xáo trộn?
+ Nếu bị xáo trộn thì do nguyên nhân nào gây ra?
+ Ai là người phát hiện hiện trường đầu tiên và đã làm những gì?
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm sát khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 1
- Kiểm sát khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 2
- Phương Pháp Kiểm Sát Khám Nghiệm Hiện Trường Tai Nạn Giao Thông
- Kiểm Sát Đối Tượng Và Phương Pháp Khám Nghiệm Hiện Trường Của Các Vụ Tai Nạn Giao Thông
- Thực Tiễn Kiểm Sát Khám Nghiệm Hiện Trường Các Vụ Tai Nạn Giao Thông Trên Địa Bàn Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
- Những Nguyên Nhân Dẫn Đến Những Hạn Chế Trong Hoạt Động Kiểm Sát Việc Khám Nghiệm Hiện Trường Các Vụ Tai Nạn Giao Thông .
Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.
+ Ai, lực lượng nào bảo vệ hiện trường và đã áp dụng những biện pháp gì để bảo vệ dấu vết, vật chứng, tử thi (nếu có)?
+ Những biến đổi và biện pháp xử lý của cán bộ bảo vệ hiện trường đến thời điểm lực lượng khám nghiệm đến hiện trường;
+ Các công việc cấp bách đã làm như cấp cứu người bị nạn, ai đã đưa nạn nhân đi cấp cứu...
+ Trước khi đưa nạn nhân đi cấp cứu có đánh dấu vị trí nạn nhân không?
+ Việc ghi nhận vị trí của phương tiện, nạn nhân, các dấu vết và sự biến đổi
của hiện trường của lực lượng bảo vệ hiện trường?
+ Truy tìm phương tiện và người gây tai nạn bỏ chạy (nếu là vụ gây tai nạn rồi bỏ chạy)?
Mục đích nắm tình hình hiện trường là để có cơ sở xây dựng kế hoạch và sử dụng các phương pháp, phương tiện khám nghiệm phù hợp với hiện trường vụ TNGT.
Thứ hai: KSV yêu cầu và phối hợp cùng ĐTV thực hiện:
- Mời những người chứng kiến tham gia khám nghiệm; quan sát toàn bộ địa điểm xảy ra tai nạn để xác định phạm vi hiện trường, vị trí dấu vết, nạn nhân, phương tiện, nhận định hiện trường còn nguyên vẹn hay đã bị xáo trộn.
- Xác định phạm vi khám nghiệm, phương pháp khám nghiệm, xác định vật chuẩn để định vị vị trí phương tiện, dấu vết... khi tiến hành KNHT và vẽ sơ đồ; đồng thời kiểm tra lại các thiết bị phương tiện, công cụ phục vụ cho công tác KNHT.
KNHT là biện pháp điều tra phức tạp, do nhiều lực lượng tiến hành, vì vậy đòi hỏi ĐTV phải có sự phân công trách nhiệm cụ thể cho từng lực lượng như: Phạm vi và lực lượng bảo vệ, người ghi biên bản, vẽ sơ đồ, chụp ảnh...
- Phân công công việc cụ thể từng thành viên trong HĐKN hiện trường như: Ai chụp ảnh hiện trường, ai đo đạc hiện trường và vị trí các dấu vết vật chứng phát hiện ở hiện trường, ai vẽ sơ đồ hiện trường, ai thu dấu vết, vật chứng…
Thứ ba: KSV yêu cầu ĐTV và cán bộ kỹ thuật khảo sát từng vị trí, dấu vết, vật chứng trên hiện trường: Trên cơ sở quan sát hiện trường, tiến hành khảo sát nghiên cứu, xem xét bằng mắt và một số phương tiện kỹ thuật đối với từng dấu vết, vật chứng, phương tiện, nạn nhân. Đồng thời tiến hành đánh số theo thứ tự từ một cho đến dấu vết cuối cùng phát hiện được. Hoạt động này giúp cho quá trình khám nghiệm thực hiện được thống nhất, theo thứ tự, tránh nhầm lẫn, bỏ sót dấu vết.
1.2.2.2. Kiểm sát hoạt động khám nghiệm hiện trường
KSV phải chú trọng kiểm sát chặt chẽ các hoạt động tác nghiệp của ĐTV, giám định viên, kỹ thuật viên, kịp thời phát hiện những sai sót để yêu cầu khắc phục. Đồng thời kiểm sát chặt chẽ việc phát hiện, mô tả, thu giữ dấu vết, vật chứng; đảm bảo phát hiện, thu giữ đầy đủ, khách quan các dấu vết, vật chứng tại hiện trường như: Dấu vết máu, lông, tóc, sợi và các dấu vết, vật chứng khác. Những đồ
vật, tài liệu, dấu vết cần phải giám định phải được niêm phong, bảo quản cẩn thận và tuân thủ các quy định của pháp luật.
Để tiến hành kiểm sát một cách toàn diện, chính xác, KSV phải thực hiện kết hợp kiểm sát bằng 02 phương pháp: Thứ nhất là trực tiếp tham gia kiểm sát hoạt động thu thập dấu vết, vật chứng của HĐKN; Thứ hai là kiểm sát biên bản KNHT, vẽ sơ đồ hiện trường, các biên bản khám nghiệm phương tiện và bản ảnh hiện trường mà HĐKN đã lập để đối chiếu với thực tế hiện trường, diễn biến quá trình KNHT, để bảo đảm chính xác, khách quan, toàn diện và theo đúng quy định của pháp luật. Cụ thể:
*Thứ nhất, kiểm sát hoạt động khám nghiệm:
- Kiểm sát khám nghiệm dấu vết lốp xe: TNGT đường bộ hầu hết đều liên quan đến phương tiện giao thông. Do đó, việc nghiên cứu dấu vết lốp xe đóng vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa then chốt trong công tác khám nghiệm cũng như điều tra, xử lý tai nạn giạọ thông. Dấu vết lốp xe thường tồn tại ở các dạng: Vết phanh, vết trượt và vết in. Vết phanh (vết thắng) là dấu yết được hình thành do tác động của lốp xe với mặt đường, khi người điều khiển đà phanh và phanh một cách đột ngột. Vết phanh trên đường thường tồn tại dưới dạng vệt màu đen, vết phanh phụ thuộc vào các yếu tố như: Tốc độ của xe, điều kiện kỹ thuật của lốp xe, mặt đường, điều kiện thời tiết; cách thức sử dụng phanh của người điều khiển, điểm riêng của dấu vết phanh... Trên cơ sở đó, có thể xác định được vị trí hướng đi, là cơ sở để giám định tốc độ, loại phương tiện liên quan đến vụ tai nạn. Yêu cầu thu thập dấu vết phanh xe để làm rò nhiều nội dung liên quan như: xác định chủ phương tiện phát hiện thấy nạn nhân khi nào, khi nào thì đạp phanh, ngoài ra đây là căn cứ quan trọng để giám định tốc độ của phương tiện.
- Kiểm sát khám nghiệm dấu vết cày, xước: Hiện trường vụ TNGT đường bộ tồn tại một dạng dấu vết đặc trưng la dấu vết cày, xước. Đây là dấu vết phổ biến và nó phản ánh một cách trung thực khách quan diễn biến của vụ việc mà quá trình KNHT, điều tra, xử lý vụ tai nạn cần quan tâm nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng.
Vết cày, xước là dấu vết được hình thành do va chạm giữa các bộ phận của phương tiện hoặc các phương tiện với mặt đường, thành cầu, lan can, trụ cầu, bờ tường, gốc cây, cột điện, cột biển báo giao thông.... hoặc với phương tiện khác. KSV yêu cầu thu thập tỉ mỉ về các dấu vết cày, xước cần mô tả, ghi nhận về chiều dài, rộng, sâu, về
chiều hướng, màu sắc, hình dáng, vị trí và dấu vết cày, xước do vật nào gây ra.
- Kiểm sát khám nghiệm các dấu vết khác trên hiện trường: Hiện trường vụ TNGT đường bộ ngoài các dấu vết lốp xe, cày xước, còn có thể để lại các dấu vết khác như: Dấu vết máu, dầu mỡ, sơn xe, bùn đất. Khi KNHT buộc chúng ta phải thu thập, đánh giá và làm rò. Ví dụ như thu thập vết máu tại hiện trường giúp xác định vị trí nạn nhân bị phương tiện cán qua và giúp xác định tính đồng nhất giữa vết máu thu được ở hiện trường và vết máu để lại trên phương tiện như ở bánh xe, dè xe. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong trường hợp hiện trường đã bị xáo trộn, phương tiện đã di chuyển đến vị trí khác hoặc phương tiện bỏ chạy, là căn cứ để xác định có phải phương tiện đó gây tai nạn hay không.
- Kiểm sát khám nghiệm các vật chứng trên hiện trường: Hiện trường vụ TNGT đường bộ ngoài các dấu vêt đặc trưng như: Dấu vết lốp xe, cày xước, máu... còn tồn tại các vật chứng có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn như: Các mảnh vỡ, rời, rơi ra từ các phương tiện (kính vỡ, cửa xe, hộp đèn, bánh xe...); tài sản, tư trang của nạn nhân; hàng hoá trên phương tiện rơi xuống mật đường hoặc những vật chứng khác có thể là nguyên nhân, điều kiện quan trọng dẫn đến vụ TNGT (đinh, chông, gạch, đá, nắp hố ga, chướng ngại vật...). KSV cần yêu cầu xác định rò tên, loại, dạng vật chứng đang khám nghiệm, vị trí của chúng trên hiện trường như thế nào; mô tả chính xác về kích thước, hình dạng những vật chứng, mối liên hệ giữa vật chứng với các vấn đề khác tại hiện trường. Kiểm sát chặt chẽ khâu này làm cơ sở cho việc xác định điểm va chạm đầu tiên của vụ tai nạn (bùn đất, mảnh kính vỡ, hàng hóa rơi vãi), rất nhiều trường hợp xác định điểm va chạm đầu tiên của các phương tiện làm sáng tỏ lỗi của các bên (phương tiện nào lấn, đi sai làn đường).
- Kiểm sát khám nghiệm cầu, đường, phà, hầm... liên quan đến TNGT: Trong không ít vụ TNGT đường bộ, điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật của cầu, đường, bến phà, hầm đường bộ... là nguyên nhân trực tiếp của vụ tai nạn. Yêu cầu đặt ra là khi có nghi vấn tiêu chuẩn kỹ thuật của cầu, đường, bến phà, hầm đường... nơi xảy ra tai nạn không đảm bảo hoặc có thể là nguyên nhân, điều kiện dẫn đến TNGT, thì KSV phải yêu cầu ĐTV thực hiện trưng cầu giám định kỹ thuật đối với cầu, đường, bến phà, hầm đường bộ...
- Kiểm sát quá trình xem xét dấu vết trên người nạn nhân: Nạn nhân trong vụ TNGT là người chết hoặc bị thương tích nhất định sau tai nạn và hậu quả đó phải
trực tiếp do vụ tai nạn gây ra cho họ. Dấu vết thương tích để lại trên cơ thể nạn nhân nói lên một phần hay toàn bộ diễn biến của vụ tai nạn, hỗ trợ tích cực cho công tác điều tra nên cần thiết phải tiến hành ghi nhận dấu vết để lại trên thân thể của nạn nhân. KSV phải kiểm sát chặt chẽ việc xem xét dấu vết trên người nạn nhân, trong trường hợp cần thiết tại hiện trường có thể yêu cầu mổ tử thi để xem xét các dấu vết bên trong thân thể nhằm làm sáng tỏ các tình tiết liên quan đến cái chết của nạn nhân.
- Kiểm sát khám nghiệm phương tiện liên quan đến TNGT: Trình tự tiến hành khám nghiệm theo nguyên tắc:
+ Khám nghiệm từng phương tiện một, từ chung đến riêng, từ trước về sau, từ trên xuống dưới, từ phải sang trái, từ ngoài vào trong; nhằm phát hiện, ghi nhận, thu thập đầy đủ những dấu vết có liên quan, tránh sai sót, bỏ lọt để chứng minh sự thật khách quan của quá trình xảy ra tai nạn.
+ Xác định, xem xét tỉ mỉ các dấu vết trên phương tiện: vết biến dạng, cày, xước, vết rách, vết sự cố kỹ thuật... cần xác định chính xác vị trí dấu vết để lại chỗ nào trên phương tiện, định vị dấu vết xuống mặt đất và tương quan với các chi tiết gần nhất trên phương tiện (đo chiều dài, rộng, sâu, chiều cao so với mặt đất...); mô tả màu sắc, chiều hướng, hình dạng, nguyên nhân, vật đã gây ra dấu vết; đo, vẽ, chụp ảnh lần lượt từng dấu vết.
+ Khám nghiệm tỉ mỉ các bộ phận của xe bị rời ra như: Đèn, kính, mãnh gỗ thành xe...; các vật thể, dấu vết có trên phương tiện (máu, lông, tóc, mảnh vải, áo, quần của nạn nhân... để lại sau khi va chạm).
+ Kiểm tra thực trạng kỹ thuật và an toàn kỹ thuật của phương tiện: Kiểm tra các hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống gầm, hệ thống điện, hệ thống treo, hệ thống truyền lực, chiếu sáng, tín hiệu... nhằm xác định tình trạng kỹ thuật, điều kiện an toàn của phương tiện.
- Kiểm sát quá trình chụp ảnh hiện trường vụ TNGT là minh chứng rò nét cho sự khách quan và nguyên bản của các dấu vết, vật chứng khi tiến hành thu thập. Vì vậy, KSV phải yêu cầu cán bộ kỹ thuật chụp đúng trình tự như sau:
+ Ảnh định hướng: Phải ghi nhận được quang cảnh của toàn bộ hiện trường; qua đó, giúp chúng ta xác định được vị trí cùa hiện trường va sự liên quan giữa hiện tnrờng và cảnh vật xung quanh, phải bao quát được toàn bộ hiện trường.
+ Ảnh trung tâm hiện trường: Phải ghi nhận được quang cảnh của trung tâm
hiện trường; phản ánh được hệ thống dấu vết, vật chứng xuất hiện và tồn tại ở trung tâm hiện trường. Qua ảnh này, có thề xác định được tình trạng cúa hiện trường, mối quan hệ giữa các dấu vết và vật chứng. Do đó, các dấu vết, vật chứng được đánh số để xác định vị trí của nó trên hiện trường.
+ Ảnh từng phần hiện trường: Phải ghi nhận được quang cảnh của từng phần hiện trường hoặc một hệ thống dấu vết, vật chứng nào đó. Ảnh từng phần hiện trường được chụp trong trường hợp hiện trường TNGT xảy ra ở khu vực rộng lớn hoặc nơi có rất nhiều dấu vết, nhóm dấu vết đặc trưng.
+ Ảnh chi tiết: Phải ghi nhận được đặc điềm cá biệt của dấu vết, vật chứng ngay tại hiện trường, chụp cận cảnh và phải đặt thước tỷ lệ.
+ Ảnh tử thi: Phải ghi nhận được vị trí của từ thi trên hiện trường; tư thế của tử thi; các đặc điểm dấu vết và thương tích trên cơ thể tử thi; đặc điểm nhận dạng của tử thi; đặc điểm các đồ vật có liên quan đến tử thi.
+ Ảnh dấu vết, vật chứng: Phải ghi nhận được vị trí, hinh dáng, kích thước, màu sắc... của dấu vết, vật chứng để dùng làm tài liệu và chứng cứ quan trọng hoặc để nghiên cứu giám định chứng minh diễn biến vụ TNGT; chụp cận cảnh cũng phải đặt thước tỷ lệ.
+ Ảnh phương tiện liên quan đến TNGT: Phải ghi nhận được vị trí, biển số của phương tiện; dấu vết va chạm để lại trên phương tiện; những hỏng hóc của phương tiện... là những tài liệu phản ánh quá trình va chạm giữa các phương tiện, phương tiện với nạn nhân và hậu quả để lại trên phương tiện sau va chạm.
*Thứ hai, kiểm sát việc lập hồ sơ khám nghiệm:
- Kiểm sát quá trình vẽ sơ đồ hiện trường: Sơ đồ hiện trường là bản vẽ kỹ thuật mô tả quang cảnh hiện trường; vị trí các dấu vết, vật chứng, nạn nhân, phương tiện, đồ vật có ở hiện trường. Sơ đồ hiện trường nhằm minh họa, thuyết trình trực quan cho biên bản KNHT và là tài liệu bổ sung quan trọng cho biên bản KNHT. Vì vậy, KSV cần yêu cầu cán bộ kỹ thuật vẽ sơ đồ hiện trường phải phản ánh chân thực nhất toàn bộ hiện trường vụ tai nạn.
Vẽ sơ đồ hiện trường có thể được vẽ bằng nhiều phương pháp khác nhau và đối với TNGT, sơ đồ hiện trường thường được vẽ bằng phương pháp mặt bằng. Đây là phương pháp vẽ theo cách nhìn thẳng vuông góc từ trên xuống đối với mọi vật có ở hiện trường nhằm xác định hình chiếu của chúng xuống mặt đường. Trên sơ đồ
hiện trường, mọi vấn đế có liên quan được thu nhỏ lại theo cùng một tỷ lệ và theo các ký hiệu vẽ sơ đồ đã được quy định thống nhất. Vẽ mặt phẳng nhằm ghi lại vị trí, khoảng cách và sự tương quan giữa các vật, các phương tiện liên quan trên hiện trường. Tất cả các phương tiện dấu vết đều được đo vuông góc vào với mép đường nhất định đã chọn khi vẽ vào sơ đồ cũng vẽ các đường vuông góc giống như khi đo.
- Lập biên bản KNHT: Biên bản KNHT là tài liệu pháp lý quan trọng trong vụ TNGT. Đây là văn bản phản ánh khách quan toàn bộ kết quả công tác khám nghiệm và là chứng cứ chứng minh sự thật của vụ việc. Vì vậy, KSV đưa ra yêu cầu đối với ĐTV, cán bộ lập biên bản theo đúng quy định và khi thấy thiếu sót phải yêu cầu bổ sung ngay vào Biên bản khám nghiệm. Biên bản phải bảo đảm có 03 phần:
+ Phần mở đầu: Thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn; thời gian tiến hành khám nghiệm; Xác định phương tiện và người có liên quan đến vụ tai nạn; Những thay đổi của hiện trường vụ tai nạn (nếu có); điều kiện cụ thể về thời tiết, ánh sáng tại thời điếm xảy ra vụ tai nạn và lúc khám nghiệm; thành phần tham gia KNHT và người chứng kiến việc khám nghiệm.
+ Phần nội dung: Xác định vị trí của phương tiện, nạn nhân liên quan sau khi xảy ra tai nạn. Xác định các dấu vết, vật chứng ở hiện trường. Mô tả chính xác vị trí của những vật chứng; mô tả chi tiết đặc điểm của các loại dấu vết: độ đậm mờ, khoảng cách và chiều rộng của dấu vết phanh, những đặc điềm về dấu vết hoa lốp, các dấu vết cày xước trên mặt đường...; mô tả các vật rơi vãi ờ hiện trường, ghi rò hình dạng, kích thước, đặc điểm, màu sắc...; làm rò mối liên hệ của chúng với các vấn đề khác trong vụ tai nạn. Ghi nhận và đưa vào biên bản các biển chỉ dẫn giao thông tại hiện trường, các biển báo nguy hiểm, biển báo cấm … Rất nhiều trường hợp tai nạn, các biển báo này là căn cứ để xác định lỗi giữa các bên liên quan.
+ Phần kết luận: Ghi rò các công việc khác đã tiến hành đồng thời với công tác KNHT như: Chụp ảnh, quay video...; các vật chứng, đồ vật, tài sản... đã niêm phong, thu giữ tại hiện trường vụ tai nạn.
- Lập biên bản khám nghiệm phương tiện: KSV phải đối chiếu quá trình khám nghiệm phương tiện ghi nhận những dấu vết có đưa vào biên bản đầy đủ không, phần nào còn thiếu cần bổ sung ngay. Biên bản phải thể hiện tỉ mỉ, chi tiết các dấu vết đã thu thập được trên phương tiện. Nội dung này vô cùng quan trọng vì nó là căn cứ để xác định việc va chạm giữa các phương tiện, giữa phương tiện với
người nạn nhân và chiếu hướng các dấu vết để xác định hướng lưu thông. Mặt khác, việc yêu cầu ghi nhận tỉ mỉ dấu vết phương tiện có ý nghĩa quan trọng khi thực hiện trưng cầu giám định dấu vết va chạm giữa các phương tiện liên quan.
1.2.2.3. Kiểm sát hoạt động kết thúc khám nghiệm hiện trường
- Ghi lời khai trong vụ TNGT: KSV phải yêu cầu ĐTV ghi lời khai ngay đối với những người liên quan và đặc biệt là các nhân chứng trực tiếp để đảm bảo tính trung thực trong lời khai của những người này. Hoạt động ghi lời khai cùng với các hoạt động KNHT đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định diễn biến, nguyên nhân của vụ tai nạn. Đối tượng cần được ghi lời khai trong TNGT rất phong phú, với những tư cách tham dự khác nhau, tuy nhiên có thể phân chia đối tượng cần ghi lời khai thành 03 nhóm chủ yếu sau: Lời khai của người điều khiển phương tiện giao thông, Lời khai của người bị nạn (trong trường hợp người bị nạn còn sống), Lời khai của nhân chứng, người biết việc.
Vụ tai nạn giao thông xảy ra luôn có yếu tố bất ngờ, diễn biến TNGT xảy ra nhanh chóng nên họ thường có thái độ, trạng thái tâm lý hoang mang, hoảng sợ, ân hận. Do vậy, lời khai ban đầu của họ sau ngay sau khi tai nạn xảy ra thường trung thực, có tính khách quan nhưng cũng có khi bị nhầm lẫn ở những tình tiết cụ thể (mặc dù không cố ý). Đôi lúc họ không nhận thức được đầy đủ diễn biến, quá trình của vụ TNGT (nhất là những người say rượu hoặc có nồng độ cồn trong máu cao) do vậy, để kiểm chứng lời khai của họ phải kết hợp với đánh giá dấu vết hiện trường, phương tiện, tử thi và các lời khai khác.
- Họp HĐKN: Nếu ĐTV chủ trì bỏ qua khâu này thì KSV phải yêu cầu thực hiện ngay. Đậy là quá trình ra soát lại toàn bộ những công việc đã tiến hành, xác định tính khách quan, tính toàn diện của những hoạt động khám nghiệm đã thực hiện. Thứ hai, phải đánh giá lại sơ bộ dấu vết và các vật chứng, tài liệu thu thập được tại hiện trường để xác định xem có cần thiết phải thu thập thêm những gì để chứng minh làm rò vụ tai nạn hay không. Nếu nhận định thấy hiện trường đã bị xáo trộn hoàn toàn, các dấu vết, vật chứng đã bị sai lệch hoặc có mâu thuẫn với nhau thì cần nhanh chóng xác minh, thu thập, truy tìm nhân chứng, vật chứng để tiến hành dựng lại hiện trường hoặc thực nghiệm điều tra nhằm làm sáng tỏ bản chất vụ tai nạn.
- Hoàn chỉnh hồ sơ KNHT: Là giai đoạn cuối của quy trình khám nghiệm TNGT. Tất cả các tài liệu đã thực hiện trong quá trình khám nghiệm: Biên bản, sơ