hiện trường.
2.2.3.3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi đạt hiệu quả
- Quan tâm chế độ vật chất cho những KSV được phân công tiến hành hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện trường, như tiền công tác phí, tiền bồi dưỡng độc hại… để động viên khích lệ anh, em hoàn thành tốt công việc được giao.
- Quan tâm đầu tư những trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm sát khám nghiệm như: mặt nạ chống độc, khẩu trang, quần áo chống độc, găng tay, mũ... đảm bảo tránh hiện tượng lây lan, truyền nhiễm bệnh tật.
- Trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật cần thiết phục vụ cho hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện trường đạt kết quả cao như: máy chụp ảnh; máy quay camera, máy ghi âm, ghi hình, đèn chiếu... giúp KSV ghi nhận lại chính xác, trung thực hiện trường vụ việc, để sau này làm cơ sở đối chiếu, so sánh với những tài liệu Cơ quan điều tra chuyển sang, đảm bảo tính đúng đắn, sự tin cậy của những chứng cứ, tài liệu đó.
- Trang bị phương tiện giao thông đi lại, phương tiện liên lạc giúp KSV nhanh chóng, kịp thời có mặt ngay tại hiện trường vụ việc khám nghiệm để tiến hành những phần công việc của mình theo quy định của pháp luật, không để hiện tượng đến muộn, đến khi đã kết thúc cuộc khám nghiệm hoặc phải đi nhờ Cơ quan điều tra, không chủ động, độc lập trong công việc.
- Cần quan tâm nhiều hơn nữa đến môi trường làm việc, điều kiện làm việc, cơ chế làm việc đề công việc được tiến hành có hiệu quả, tạo sự hưng phấn, hăng say làm việc đối với cán bộ, KSV trong cơ quan, điều này không chỉ đặt ra đối với Lãnh đạo VKS các địa phương, mà còn cần có sự quan tâm, ủng hộ của Lãnh đạo VKSND tối cao.
Kết luận chương 2
Nội dung Chương 3 tác giả tập trung đi sâu vào phân tích vào những hạn chế, thiếu sót trong công tác KNHT từ những vụ án thực tế đã xảy ra trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai để nhằm chỉ ra những sai phạm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của quá trình khám nghiệm. Những vi phạm, thiếu sót xảy ra trong quá trình khám nghiệm đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án, thậm chí dẫn đến việc khởi tố oan sai. Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân dẫn
đến những thiếu sót, sai phạm tác giả kiến nghị các giải pháp khắc phục những hạn chế, thiếu sót đó nhằm nâng cao hiệu quả của KNHT TNGT trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Nguyên Nhân Dẫn Đến Những Hạn Chế Trong Hoạt Động Kiểm Sát Việc Khám Nghiệm Hiện Trường Các Vụ Tai Nạn Giao Thông .
- Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kiểm Sát Khám Nghiệm Hiện Trường Các Vụ Án Tai Nạn Giao Thông
- Hoàn Thiện Phương Pháp Kiểm Sát Khám Nghiệm Hiện Trường
- Kiểm sát khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 11
Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.
KẾT LUẬN
Công tác KNHT, khám nghiệm tử thi nói riêng và công tác điều tra tại hiện trường nói chung cần được quan tâm đúng mức vì hiện trường là nơi lưu giữ nguồn chứng cứ vật chất quan trọng đối với bất kỳ một vụ việc mang tính hình sự nào. Mỗi hành vi được thực hiện đều gây ra những tác động lên thế giới vật chất xung quanh. Do đó, dù muốn hay không thì một hành vi phạm tội được thực hiện cũng sẽ để lại những dấu vết. Điều này vô cùng quan trọng vì tội phạm ngày càng trở nên tinh vi và chuyên nghiệp hơn, chỉ có những chứng cứ xác thực, mà một số lượng không nhỏ, thu được tại hiện trường mới giúp khám phá sự thật vụ án.
Công tác khám nghiện hiện trường nói chung và hiện trường tai nan giao thông nói riêng đóng vai trò rất quan trọng, để có đủ cơ sở và căn cứ xử lý đối với vụ TNGT thì có thể nói đây là yếu tố quyết định làm sáng tỏ và xác định ai là người có lỗi dẫn đến vụ tai nạn để quyết định có hay không sự việc phạm tội đã xảy ra.
Quá trình thu thập dấu vết phương tiện, dấu vết máu, lông, tóc của các chủ thể liên quan đến vụ tại nạn là trách nhiệm của HĐKN trong đó vai trò của KSV rất quan trọng. Chính vì vậy BLTTHS đã quy định bắt buộc KSV phải có mặt để KSKNHT. Thông qua hoạt động này, VKS có trách nhiệm bảo đảm cho việc KNHT của HĐKN thực hiện đúng quy định bảo đảm tính khách quan, chân thực của sự việc. Có làm tốt ở giai đoạn KNHT thì mới đủ căn cứ để giải quyết vụ tai nạn, khởi tố vụ án, bị can nếu người có lỗi dẫn đến tai nạn và không khởi tố vụ án nếu lỗi thuộc về nạn nhân.
Qua thực tiễn địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cho thấy: Rất nhiều vụ tai nạn, do quá trình KNHT có nhiều thiết sót và vi phạm nên không đủ cơ sở để giải quyết vụ việc, thậm chí xác định sai lỗi của các bên liên quan dẫn đến khởi tố oan sai.
Qua quá trình xây dựng và hoàn thiện đề tài: “KSKNHT TNGT từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai" tác giả đã đi sâu vào phân tích cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn và đã đạt được những kết quả nhất định:
- Về mặt lý luận: Luận văn đã làm rò được các khái niệm cơ bản về thế nào là hiện trường; KNHT và KSKNHT. Trong đó, về việc KSKNHT TNGT luận văn đã phân tích cụ thể, rò ràng về đối tượng, phạm vi cũng như mục đích của công tác kiểm sát.
- Về mặt thực tiễn: Tác giả đi sâu vào những vụ tai nạn gây hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra trên thực tiễn tại địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở phân tích, đánh giá những hạn chế, thiếu sót và những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nhằm rút ra được những bài học sâu sắc cho những người làm công tác này.
Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân dẫn đến những thiếu sót, sai phạm tác giả kiến nghị các giải pháp khắc phục những hạn chế, thiếu sót đó nhằm nâng cao hiệu quả của KNHT TNGT trên địa bàn. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc KNHT, đó là: Hoàn thiện pháp luật/hướng dẫn áp dụng pháp luật liên quan đến cong tác KNHT tai nạn giao thông; Giải pháp phối hợp, triển khai hoạt động KSKNHT đối với các vụ án TNGT; Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo KSV đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ KSKNHT các vụ án TNGT
Những kết quả đạt được của luận văn thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của tác giả; sự giúp đỡ nhiệt tình và có trách nhiệm của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các đồng nghiệp trong ngành kiểm sát. Đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn khoa học cho luận văn này.Tuy nhiên, do điều kiện và khả năng nghiên cứu của tác giả còn hạn chế, luận văn này không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Quang Anh (2007), “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác KNHT các vụ TNGT đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân.
2. Ban chấp hành trung ương (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
3. Bộ chính trị (2002), Nghị quyết Số: 08-NQ/TW về “một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”.
4. Bộ Công an -BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC (2017), Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC giữa Bộ Công an, Bộ quốc phòng, Bộ tài chính, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, VKSND tối cao “Hướng dẫn thi hành quy định của BLTTHS về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố”.
5. Cục cảnh sát đường bộ, đường sắt (2012), Tài liệu tập huấn: “Điều tra, giải quyết TNGT đường bộ, đường sắt”
6. Hoàng Đình Ban “Một số vấn đề về thẩm quyền pháp lý trong hoạt động điều tra TNGT của lực lượng Cảnh sát nhân dân”, Tạp chí Công an nhân dân số 4-2000.
7. Lê Hải Âu (2003), “Tổ chức hoạt động KNHT có người chết chưa rò nguyên nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân.
8. Nguyễn Văn Chinh (2002) “Quan hệ phối hợp giữa CSGT và CSĐT trong điều tra ban đầu các tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ”, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân.
9. Nguyễn Hồng Vinh (2005) “Hoạt động phòng ngừa tội phạm của VKSND”, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân.
10. Nguyễn Vĩnh Hà (2005), “Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động KNHT các vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ của lực lượng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Phú Yên”, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện cảnh sát nhân dân.
11. Ngô Xuân Khang (2013), VKSND tỉnh Bắc Ninh: “Kiểm sát điều tra
tại hiện trường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ", Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội
12. Phạm Xuân Khoa (2014), “KSKNHT, khám nghiệm tử thi trong giải quyết các vụ án xâm phạm trật tự xã hội", Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam.
13. Vũ Văn Kiền “Tổ chức hoạt động điều tra các vụ án vi phạm quy định về an toàn giao thông vận tải đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng”.
14. Nguyễn Đức Niên (2004), “Tổ chức KNHT có người chết trên địa bàn tỉnh Hà Giang của CSĐT và một số giải pháp nâng cao hiệu quả ”, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân.
15. Trần Thị Nhâm (2018), “KSKNHT vụ án về vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ từ thực tiễn thành phố Hà Nội” Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội Việt nam.
16. Quốc hội (2015), BLTTHS
17. Quốc hội (2015), Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự
18. Quốc hội (2014), Luật Tổ chức VKSND
19. Quốc Hội (2008), Luật giao thông đường bộ
20. VKSND thành phố Hà Nội (2014), Đề tài cấp Bộ “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tình hình hiện nay”.
21. VKS tối cao - BCA - BQP (2005), Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP, ngày 07/ 9/2005 “về quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra và VKS trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS năm 2003”.
22. VKS tối cao, Quy chế tạm thời công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc KNHT, khám nghiệm tử thi,thực nghiệm điều tra và giám định (Ban hành kèm theo Quyết định số 170/QĐ-VKSTC ngày 02 tháng 5 năm 2018 của Viện trưởng VKSND tối cao).
23. VKS tối cao, Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố (Ban hành kèm theo Quyết định số 111/QĐ-VKSTC ngày 17/4/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao).
24. Viện ngôn ngữ học (2001), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin
25. Vò Khánh Vinh (2013) Bình luận khoa học BLTTHS, Nxb Tư Pháp.
PHỤ LỤC
Vụ án thứ 1:
Nội dung vụ án: Ông Nguyễn Vinh Quang, sinh năm: 1986, thường trú: 36/1D, ấp Chánh 2, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh có giấy phép lái xe hạng C số: 790207107614 do sở giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 05/08/2020 có giá trị đến ngày 05/08/2025.
Ông Nguyễn Trọng Chính, sinh năm: 1992, thường trú: thôn Công Trung, xã Mỹ Chánh, huyện Phú Mỹ, tỉnh Bình Định có giấy phép lái xe hạng FC số 790159272583 do sở giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 18/01/2017 có giá trị đến ngày 18/01/2022.
Khoảng 05 giờ 00 phút ngày 22/01/2021, ông Nguyễn Vinh Quang điều khiển xe ô tô biển số 51F – 481.44 lưu thông trên đường Quốc lộ 51, ở làn đường số 2 (tính từ dải phân cách cứng phân chia chiều đường vào lề đường phải theo hướng ngã tư Vũng Tàu đi Vòng xoay Cổng 11) khi đến đoạn đường (Km 03+100), thuộc khu phố 3, phường An Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai do né tránh vật cản phía trước cùng chiều trên làn đường số 2 là xe ô tô đầu kéo, kéo theo rơ móoc (không rò biển số) đang bật đèn ưu tiên hai bên nhấp nháy phía sau đuôi rơ móoc, nên Quang điều khiển xe ô tô biển số 51F – 481.44 bất ngờ chuyển sang làn đường bên trái từ làn số 2 sang làn đường số 1 (làn đường sát dải phân cách phân chia chiều đường) đã va chạm với bên hông phải cản trước đầu xe ô tô đầu kéo biển số 51D – 155.47 do ông Nguyễn Trọng Chính điều khiển, đang lưu thông cùng chiều trên làn đường số 1 gây ra tai nạn giao thông.
Sau va chạm xe ô tô biển số 51F – 481.44 văng về bên phải trên làn đường số 2 và va chạm với xe ô tô đầu kéo, kéo theo rơ móoc (không rò biển số) đang lưu thông cùng chiều phía trước, sau va chạm ô tô biển số 51F – 481.44 tiếp tục văng vào lề phải nằm trên dải phân cách cứng bằng bê tông phân chia làn đường ô tô và làn đường mô tô.
Hậu quả: hư hỏng xe ô tô biển số 51F – 481.44. Kết luận định giá tài sản số 145/KL-HĐĐGTS ngày 06/04/2021 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng, Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa với tổng giá trị tài sản định giá là : 232.701.000 đồng (Hai trăm ba mươi hai triệu bảy trăm lẻ một nghìn đồng)
Kết quả khám nghiệm hiện trường:
- Hiện trường của đoạn đường xảy ra tai nạn: Đường Quốc lộ 51 mặt đường được trải nhựa bằng phẳng, tổ chức xe lưu thông hai chiều ngược nhau, mỗi chiều có 4 làn đường (03 làn đường ô tô được phân chia bằng vạch sơn đứt quãng, làn đường ô tô và làn đường xe mô tô được phân chia bằng dải phân cách cứng bằng bê tông phân chia làn đường, ở giữa là dải phân cách cứng bằng bê tông phân chia chiều đường. Tai nạn giao thông xảy ra trên chiều đường hướng ngã tư Vũng Tàu đi hướng Vòng xoay Cổng 11. Hai bên đường là nhà dân sinh sống liền kề.
- Xe ô tô biển số 51F – 481.44 dừng gác đầu lên trên dải phân cách cứng bằng bê tông phân chia làn đường ô tô và làn đường mô tô; đầu xe ô tô biển số 51F
– 481.44 nằm trên dải phân cách cứng bằng bê tông phân chia làn đường ô tô và làn đường mô tô, hướng xiên xéo lề phải (tính theo hướng ngã tư Vũng Tàu đi Vòng xoay Cổng 11); đuôi xe ô tô biển số 51F – 481.44 hướng xiên xéo lề trái (tính theo hướng ngã tư Vũng Tàu đi Vòng xoay Cổng 11); Trục trước bên trái xe ô tô biển số 51F – 481.44 cách dải phân cách ở giữa phân chia chiều đường là 09 mét 45; Trục sau bên trái xe ô tô biển số 51F – 481.44 cách dải phân cách ở giữa phân chia chiều đường là 08 mét 35;
- Xe ô tô đầu kéo biển số 51D – 155.47 kéo theo rơ móoc biển số 51R –
216.98 dừng trên làn đường số 1 (tính từ dải phân cách cứng phân chia chiều đường vào lề đường phải theo hướng ngã tư Vũng Tàu đi Vòng xoay Cổng 11); đầu xe hướng Vòng xoay Cổng 11, đuôi xe hướng ngã tư Vũng Tàu; Trục trước bên trái ô tô đầu kéo biển số 51D – 155.47 sát mép dải phân cách cứng bằng bê tông phân chia chiều đường; trục sau cùng bên trái rơ móoc biển số 51R – 216.98 sát mép dải phân cách cứng bằng bê tông phân chia chiều đường, Trục trước bên phải đầu kéo biển số 51D – 155.47 cách trục sau bên trái ô tô biển số 51F – 481.44 về hướng vòng xoay Cổng 11 là 12 mét 00; Trục sau cùng bên phải rơ móoc biển số 51R –
216.98 cách trục sau bên phải xe ô tô biển số 51F – 481.44 về hướng Vòng xoay Cổng 11 là 25 mét 40.
Vụ án thứ 2:
Khoảng 22 giờ 20 phút, ngày 24/05/2019, Cao Văn Tha, sinh năm 1975, thường trú: ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, titnh Đồng Nai điều khiển chiếc xe mô tô 3 bánh biển số 60Y3-1366 chở sau là anh Nguyễn Phước Hồng, sinh năm: 1967, thường trú: âp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai lưu