Khủng hoảng tài chính Mỹ và những tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam - 2

Bắt đầu từ năm 2007, khi khủng hoảng tài chính mới bắt đầu lộ diện, đã có khá nhiều những sách, báo, đề tài, bài viết, hay những cuộc hội thảo bàn về nguyên nhân, diễn biến, ảnh hưởng cũng như những giải pháp khắc phục những hậu quả mà khủng hoảng mang lại cho nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, do tính khách quan của khủng hoảng, các đề tài này chỉ tập trung vào những tác động tổng thể mà chưa khai thác đến những lĩnh vực cụ thể. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Khủng hoảng tài chính Mỹ và những ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam” với mục đích có được cái nhìn bao quát hơn về khủng hoảng cũng như những tác động trực tiếp mà xuất nhập khẩu Việt Nam đang phải đối mặt trong bối cảnh sụt giảm của thương mại toàn cầu.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về khủng hoảng tài chính Mỹ và những tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ đến hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam, khóa luận đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tương nghiên cứu: khủng hoảng tài chính Mỹ và những tác động cụ thể của khủng hoảng vào hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu và phân tích những tác động của khủng hoảng vào hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam trong năm 2008 và 2 tháng đầu năm 2009, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu.

4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài dựa trên lý luận cơ bản của kinh tế học hiện đại, phép biện chứng duy vật và căn cứ vào đường lối chính sách định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

Khóa luận sử dụng các phương pháp điều tra, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp và đánh giá tài liệu.

5. Bố cục khóa luận

Ngoài lời mở đầu, phụ lục, kết luận, danh mục bảng biểu, chữ viết tắt, tài liệu tham khảo; nội dung khóa luận gồm có 3 chương:

Chương I: Tổng quan về khủng hoảng tài chính Mỹ

Chương II: Tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ đến hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam

Chương III: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính Mỹ

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ


I. VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA MỸ TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

1. Vị trí của Mỹ trong nền kinh tế thế giới

Trải qua hơn 230 năm kể từ khi chính thức thành lập (năm 1776), nước Mỹ bước vào thế kỷ XXI với một nền kinh tế có quy mô lớn nhất thế giới. Đối mặt với những biến động và trở ngại to lớn trong suốt chiều dài lịch sử của mình – như hai cuộc chiến tranh thế giới, sự suy thoái toàn cầu nửa đầu thế kỷ XX, cuộc chiến tranh Lạnh trong 40 năm với Liên Xô, chiến tranh tại Iraq và Apganixtan, hay những đợt lạm phát sâu sắc, thất nghiệp cao, sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán, sự trượt dốc thảm hại của bất động sản và thâm hụt ngân sách nặng nề của chính phủ trong nửa cuối thế kỷ XX – nước Mỹ vẫn giữ vững được vị trí số một của mình, tiếp tục duy trì là quốc gia thịnh vượng nhất hành tinh và là trung tâm thương mại, tài chính của thế giới. Theo các báo cáo xếp hạng của phòng Thương mại Việt - Mỹ, nền kinh tế này luôn là một trong những quốc gia giữ được các vị trí dẫn đầu trong các lĩnh vực [1]:

Đứng đầu thế giới về tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Với dân số khoảng 302 triệu người (chưa đến 5% dân số thế giới), nước Mỹ đã đóng góp 20 đến 30% vào GDP của toàn thế giới. Theo bản danh sách 10 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới dựa trên số liệu GDP hàng năm do Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố trong 3 năm liên tiếp, kể từ năm 2004, Mỹ cũng luôn là quốc gia đứng đầu với GDP lớn nhất thế giới, cao hơn gấp 2 đến 3 lần nước đứng thứ hai – Nhật Bản.


Bảng 1.1: Giá trị GDP của Mỹ giai đoạn 2004 - 2008

Đơn vị: nghìn tỷ USD


Năm

2004

2005

2006

2007

2008

Giá trị GDP

11,66

12,36

13,13

13,80

14,26

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Khủng hoảng tài chính Mỹ và những tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam - 2

Nguồn: Phòng thương mại Việt – Mỹ


Hình 1.1: 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2007 (tính theo GDP/năm)


14

12

10

8

6

4

2

0

Mỹ Nhật Đức Tquốc Anh Pháp Italy TBNha Canada Brazil


Giá trị GDP/năm

Nguồn: Phòng thương mại Việt – Mỹ

Đứng đầu về tổng kim ngạch nhập khẩu, khoảng 2,2 nghìn tỷ đôla, gấp 3 lần kim ngạch nhập khẩu của nước đứng thứ hai là Đức (năm 2006).

Đứng thứ hai về xuất khẩu hàng hóa, khoảng 1 nghìn tỷ đôla sau Đức và đứng thứ nhất về xuất khẩu dịch vụ với 422 tỷ đôla (năm 2006).

Đứng thứ nhất về thâm hụt thương mại với 785,5 tỷ đôla, chiếm 5,7% GDP, lớn hơn rất nhiều lần so với các quốc gia khác (năm 2006).

Đứng đầu trong các quốc gia thu hút nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh và bất động sản, đạt khoảng 177,3 tỷ đôla (năm 2006).

Đứng thứ năm về tài sản dự trữ quốc gia với 188,3 tỷ đôla, chiếm 4% thị phần thế giới (năm 2007) sau Nhật Bản (18%), Trung Quốc (18%), Đài Loan, Hàn Quốc và Liên Bang Nga.

Đứng thứ ba về môi trường kinh doanh thông thoáng, sau Singapore và New Zealand (năm 2007).

Đứng đầu về nợ nước ngoài, khoảng hơn 10 nghìn tỷ đôla (năm 2006) và khoảng 12 nghìn tỷ đôla (năm 2007) tương đương 88% GDP của nước này.

Đứng thứ 20 trên 163 về các chỉ số Minh bạch quốc tế (năm 2007). Đây là các chỉ số nhằm đo lường mức độ tham nhũng (chỉ số càng thấp được xem là ít tham nhũng hơn).

2. Vai trò của Mỹ trong nền kinh tế thế giới

Là một trong nhóm 7 quốc gia có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7) bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Canada; nền kinh tế Mỹ chiếm vị trí quan trọng và có vai trò lãnh đạo nền kinh tế toàn thế giới. Về thương mại, đây là thị trường xuất khẩu chính của hơn 200 nước, đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài hàng đầu. Thương mại Mỹ chiếm gần 50% sản lượng công nghiệp, gần 20% trị giá xuất khẩu của thế giới [1]. Hàng năm Mỹ xuất khẩu gần 900 tỷ USD, nhập khẩu gần 1300 tỷ USD. Về chính trị, Mỹ nắm giữ vai trò quyết định, chi phối hoạt động của các định chế tài chính và thương mại quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức tiền tệ thế giới (IMF) hay Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB),…

Có thể nói, Mỹ là nền kinh tế giao thương của các nền kinh tế, là nơi tập trung sản phẩm, công nghệ hàng đầu và luôn có tầm ảnh hưởng nhất định đến chính sách cũng như kinh tế của các quốc gia khác trên thế giới, nhất là trong bối cảnh các quốc gia đều tự đặt cho mình những mối quan hệ song phương, đa phương trên diện rộng. Sự đổ vỡ của bất kỳ quốc gia nào cũng có nguy cơ tạo thành sự sụp đổ của cả "ván bài đomino" trên quy mô lớn, đặc biệt khi sự đổ vỡ lại bắt nguồn từ quốc gia có vai trò chủ chốt như Mỹ. Bài học từ cuộc khủng hoảng công nghệ giai đoạn 2000 – 2001 là một ví dụ điển hình. Bắt nguồn tại Mỹ, nhưng hậu quả của nó đã ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia phát triển và đang phát triển tại Châu Âu cũng như Châu Á, tạo ra một làn sóng phá sản của các công ty công nghệ và tin học trên thế giới, dẫn đến sự suy giảm của tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2001. Qua gần một thập kỷ, năm 2008, thế giới một lần nữa phải trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng mà hậu quả của nó vẫn chưa lường hết được cho đến thời điểm này. Đó là cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ sự đổ vỡ của thị trường bất động sản tại Mỹ và đang trở thành một cuộc suy thoái toàn cầu.

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH, NGUYÊN NHÂN VÀ DIỄN BIẾN CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ‌

1. Một số vấn đề cơ bản về khủng hoảng tài chính Khái niệm khủng hoảng tài chính

Năm 2008, thế giới phải trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Sự phá sản của hàng loạt các doanh nghiệp cùng hàng trăm tỷ đôla tiêu tan đã kéo theo sự đóng băng nhiều khu vực của thị trường tài chính và làm đình trệ một nền kinh tế được coi là hùng mạnh nhất thế giới – Hoa Kỳ. Khác với những cuộc khủng hoảng theo chu kỳ vẫn ảnh hưởng tới các phân khúc nhất định của hệ thống tài chính từ những năm 1930 – như cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng quốc tế vào năm 1982, khủng hoảng quỹ tín dụng vào năm 1986, sụp đổ bảo hiểm danh mục đầu tư vào năm 1987, khủng hoảng các thị trường mới nổi năm 1997, thất bại của Quỹ Quản lý Vốn Dài hạn năm 1998, và bong bóng công nghệ năm 2000; cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 có một đặc điểm hoàn toàn khác. Nếu những khủng hoảng theo chu kỳ là một phần của quá trình bùng vỡ thì khủng hoảng hiện tại lại là đỉnh điểm của một bùng phát đã kéo dài trong hơn hai mươi lăm năm. Nó lan từ phân khúc này sang phân khúc khác của thị trường, không khu biệt vào một công ty hay một phân khúc đặc thù nào của hệ thống tài chính. Khủng hoảng 2008 đẩy toàn hệ thống đến bờ sụp đổ và việc kiềm chế nó hiện nay là nhiệm vụ cấp bách được đặt ra không chỉ cho chính phủ Mỹ mà còn cho chính phủ của các quốc gia trên toàn thế giới.

Tài chính hiểu theo nghĩa rộng là tập hợp các quỹ tiền tệ cùng với các mối quan hệ giữa chúng. Trong nền kinh tế thị trường luôn có sự luân chuyển các luồng vốn tiền tệ và trong quá trình đó hình thành các quỹ tiền của tất cả các chủ thể trong xã hội mà giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng lẫn nhau tạo nên một hệ thống tài chính. Đó là nơi vốn được chuyển từ những người hiện dư thừa vốn sang những người thiếu vốn, là tổng hòa các quan hệ cung – cầu về vốn trong nền kinh tế [5, tr5]

Tóm lại: Thị trường tài chính là thị trường mà tại đó diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán các nguồn vốn thông qua những phương thức giao dịch và công cụ tài chính nhất định nhằm mục đích thu lợi nhuận của các chủ thể kinh tế.

Khủng hoảng tài chính là vấn đề mà bất kì quốc gia nào cũng có nguy cơ gặp phải trong quá trình phát triển của mình. Việc đưa ra một khái niệm cũng như những đặc điểm và những giải pháp ngăn chặn các cuộc khủng hoảng tài chính hiện vẫn là một bài toán lớn chưa có lời giải thống nhất của các nhà kinh tế học. Tuy nhiên, hiện nay, định nghĩa về khủng hoảng tài chính sau vẫn được đa số quốc gia chấp nhận [5, tr5]

Khủng hoảng tài chính là sự thất bại của một hoặc một số nhân tố của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình.

Hiểu đơn giản hơn, đó là tình huống trong đó có một bộ phận lớn các ngân hàng của một quốc gia đột ngột mất khả năng thanh toán cũng như khả năng trả nợ; tức là khi tình trạng tài chính (các dòng tiền vào/ ra; nhận/ thanh toán;… hình thành tài sản có, tài sản nợ) mất cân đối nghiêm trọng có thể dẫn đến sụp đổ quỹ. Điều này bắt nguồn từ các vụ phá sản, kinh doanh thua lỗ và các vấn đề chi tiêu của Chính phủ. Bản thân Chính phủ cũng gặp khó khăn trong việc tìm tài trợ khi mất khả năng thanh toán do những kỳ vọng không mấy sáng sủa, mặc dù trong điều kiện bình thường nền kinh tế hoàn toàn có khả năng chi trả. Sự mất khả năng thanh toán này thường có tính chất lan truyền kéo theo sự suy giảm của các thành phần kinh tế khác và hậu quả là cả nền kinh tế suy thoái nặng nề.

Các dấu hiệu của khủng hoảng tài chính

Khủng hoảng tài chính thực chất là khủng hoảng tiền tệ, là hậu quả của sự rối loạn nặng nề của hai bộ phận quan trọng của thị trường tái chính là hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán. Khi một quốc gia đang rơi vào khủng hoảng, có thể nhận thấy các biểu hiện sau thường xảy ra:

Sự mất giá nhanh chóng của đồng tiền so với các ngoại tệ mạnh (như USD, EUR…) dẫn đến sự chao đảo của thị trường chứng khoán: giá chứng khoán sụt giảm, thu hẹp thị trường phát hành;

Về phía ngân hàng:


gửi tiền;

- Ngân hàng thương mại không hoàn trả được các khoản tiền gửi của người


- Các khách hàng vay vốn, gồm cả các khách hàng hạng A, cũng không thể

hoàn đủ các khoản vay cho ngân hàng;

Vay nợ nước ngoài tăng nhanh;

Sự rút vốn ồ ạt của các nhà đầu tư nước ngoài khi có biểu hiện mất giá đồng nội tệ; người gửi tiền ngân hàng cũng đồng loạt rút tiền từ ngân hàng, thu hẹp đáng kể quy mô tín dụng;

Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định.

2. Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính Mỹ

Tìm hiểu một số khái niệm và đặc điểm cơ bản của khủng hoảng tài chính để thấy rằng cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ không phải là quá bất ngờ với giới tài chính Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. Chính những rủi ro liên tiếp của hệ thống tài chính – ngân hàng và những nguyên nhân mà thực chất là hệ quả của nhau đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tất yếu này. Cho đến thời điểm 2009; tức là sau 1 năm khi cuộc khủng hoảng chính thức lộ diện, khi chính phủ Mỹ đã phần nào khống chế được cục diện và nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu phục hồi; chính là lúc cần giải đáp cho câu hỏi "Nguyên nhân nào đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính – đã làm tê liệt nền kinh tế của một cường quốc như Mỹ". Các chuyên gia kinh tế đã đưa ra rất nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân bắt nguồn từ sai lầm trong việc điều hành thị trường của Mỹ. Tựu chung lại, trong phạm vi của đề tài này, chúng ta có thể bàn đến 2 nguyên nhân được coi là trực tiếp nhất dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính 2008:

Thứ nhất, đó là sự mất cân bằng của nền kinh tế vĩ mô

Kể từ thập niên 1980, thị trường tài chính Mỹ và thế giới đã phát triển các công cụ chứng khoán phái sinh và mở rộng hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ và đầu tư. Chứng khoán phái sinh và chứng khoán hóa, mặc dù giúp tăng nguồn tài chính và phân tán rủi ro, song nó cũng dẫn đến việc giá cả của trái phiếu và cổ phiếu ngày càng xa rời giá trị đích thực của tài sản bảo đảm. Cùng lúc đó, vai trò của nền kinh tế tài chính cũng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022