Khủng hoảng tài chính Mỹ và những tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam - 12

Trong thời gian tới, ngành ngân hàng cần tiếp tục tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu theo hướng bổ sung nguồn vốn và đơn giản hóa thủ tục cho vay bằng cánh bổ sung hình thức cho vay tín chấp, thế chấp bằng hàng hóa của doanh nghiệp. Bổ sung danh mục mặt hàng và lĩnh vực được vay vốn đầu tư sản xuất (như gạo, dệt may, giày dép, sản phẩm nhụa, xe đạp, cao su, nhóm hàng cơ khí, sắt thép, các sản phẩm từ gang thép, vật liệu xây dựng, túi xách, valy,…triển khai các nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng với một số mặt hàng xuất khẩu như gạo, nông sản,…

Theo đó, Chính phủ cần tiếp tục xem xét giảm lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu đối với VNĐ xuống 3%/năm so với mức 6,9% theo quyết định 291/QĐ-BTC, tương ứng với lãi suất các daonh nghiệp đang vay của ngân hàng thương mại khi được nhà nước cấp bù lãi suất 4%. Cho phép Ngân hàng Phát triển Việt Nam được chủ động quyết định mức lãi suất cho vay linh hoạt đối với từng nhóm đối tượng khách hàng trên cơ sở lãi suất sàn do Bộ tài chính quy định trong từng thời kỳ. Các bộ, ngành phối hợp xem xét điều chỉnh, bổ sung danh mục hàng cần hỗ trợ vay vốn tín dụng xuất khẩu. Mở rộng định mức vay và giãn thời hạn trả nợ vay ngân hàng cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, công nghiệp chế biến.

1.5. Giảm nhập khẩu, hạn chế nhập siêu

Tiếp tục thực hiện các giải pháp hạn chế nhập khẩu đã được triển khai trong năm 2008 như kiểm soát hàng nhập khẩu theo 3 nhóm hàng: nhóm cần nhập khẩu, nhóm cần kiểm soát và nhóm hạn chế nhập khẩu. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát chất lượng hàng nhập khẩu và sử dụng hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu. Trong nước, phát triển sản xuất các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, có khả năng thay thế nhập khẩu; vận động và khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường sử dụng nguồn nguyên nhiên liệu trong nước. Thúc đẩy ký kết các hiệp định song phương và đa phương thiết lập các khu vực mậu dịch tự do để tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, qua đó giảm nhập siêu.

Ngoài ra, các bộ, ngành cần theo dõi sát sao nhằm có những biện pháp đề phòng tích cực trước tình hình khủng hoảng tài chính Mỹ và thế giới. Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, dự báo và phát hiện kịp thời và có biện pháp vượt qua các rào cản kỹ thuật do các nước đưa ra nhằm hạn chế hàng xuất khẩu của Việt Nam, nâng cao nghiệp vụ

buôn bán quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ, tăng nguồn thu ngoại tệ. Các cơ quan chức năng, các hiệp hội ngành hàng cũng cần phát huy vai trò liên kết, chủ động phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gõ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh xuất khẩu để tăng trưởng xuất khẩu và tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển.

2. Một số giải pháp với doanh nghiệp xuất nhập khẩu

2.1. Chủ động đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu

Mối đe dọa trực tiếp của nền kinh tế chính là sự xuống dốc của nền kinh tế phát triển và từ đó nhu cầu tiêu dùng hàng hóa cũng giảm theo. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, kinh tế suy thoái cũng có thể làm gia tăng nhu cầu với nhóm hàng giá rẻ như một sản phẩm thay thế hiệu quả. Đây chính là cơ hội cho các nhà doanh nghiệp nước ta vì phần lớn hàng xuất khẩu của Việt Nam là hàng giá rẻ và hàng lương thực thiết yếu. Như vậy, bên cạnh việc duy trì các mặt hàng truyền thống đem lại kim ngạch cao như dệt may, thủy sản, sản phẩm gỗ, gạo, sản phẩm gỗ,…, nhiệm vụ của các doanh nghiệp chính là: tùy từng ngành hàng, nghiên cứu những thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng, từ đó tìm cách đa dạng hóa mặt hàng. Ví dụ với ngành thủy sản, tôm chân trắng giờ được ưa chuộng hơn do giá thành rẻ, hay thói quen tiêu dùng của người dân cũng đang dần thay đổi do kinh tế khó khăn, từ việc đi ăn nhà hàng chuyển sang tự nấu nướng tại nhà, dẫn đến nhu cầu về các loại rau quả, đồ uống đóng hộp, thịt đông lạnh,…tăng cao. Bên cạnh đó, sự chuyển hướng tích cực về cơ cấu thị trường sẽ giúp các doanh nghiệp tìm được hướng đi mới về mặt hàng, như ngành dệt may có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang Nhật Bản sau khi hiệp định hợp tác toàn diện song phương Việt – Nhật (EPA) giữa hai nước có hiệu lực vào vào tháng 12/2008, trong đó thuế suất nhập khẩu mặt hàng này tại thị trường này là 0% thay vì mức thuế 10% trước đó; hoặc tại Châu Phi, nhu cầu cho các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu là khá lớn nhưng doanh nghiệp của ta vẫn chưa khai thác triệt để.

2.2. Tăng cường hệ thống phân phối nhằm hạn chế tối đa hình thức xuất khẩu qua trung gian

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Các doanh nghiệp Việt Nam đa phần đều nhờ qua một nước thứ ba để xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu, Châu Phi,…do những hiểu biết về pháp luật và thông tin của các doanh nghiệp nước ta về các thị trường này là khá khiêm tốn. Tuy nhiên, hình

thức này chỉ thích hợp với thời kỳ khai phá thị trường, khi quy mô xuất khẩu của các doanh nghiệp còn nhỏ và các mặt hàng xuất khẩu còn phân tán, dễ tạo ra thế bị động với các nhà xuất khẩu do khó nắm bắt kịp thời những thông tin về thị trường. Đây là một trong những nhược điểm của hàng xuất khẩu Việt Nam bởi lợi thế hàng hóa giá rẻ của ta không được phát huy. Điển hình với mặt hàng nông sản, 90% hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam phải mang thuơng hiệu nước ngoài dù mặt hàng này có mức tăng trưởng hàng năm đến 20% và xuất khẩu đi hơn 80 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Kết quả điều tra trên 200 doanh nghiệp nông nghiệp năm 2007 cho thấy chỉ có 36 doanh nghiệp đăng ký thương hiệu trong nước và 5 doanh nghiệp đăng ký thương hiệu nước ngoài. Mỗi năm, tính riêng với mặt hàng cà phê, ngành nông sản Việt Nam bị thiệt hại tới 100 triệu USD do không bán trực tiếp được cho những công ty chế biến cà phê mà phải qua trung gian. Hay với mặt hàng hồ tiêu đã xuất khẩu đến hơn 70 quốc gia trên thế giới, trong đó 72% xuất khẩu vào các thị trường lớn như Ấn Độ, Đức, Mỹ, Nga, Hà Lan, Malaysia, Ai Cập,... [39]. Tuy nhiên, hầu hết lượng xuất khẩu không qua trực tiếp mà phải qua các công ty trung gian của Singapore, Hà Lan, Đức,… để các công ty này tiếp tục xuất khẩu vào các thị trường nói trên dưới thương hiệu của họ. Lý do của tình trạng trên là khâu chế biến của Việt Nam vẫn yếu kém, chất lượng không đảm bảo, sản phẩm có lẫn tạp chất, độ ẩm quá mức cho phép,…Những nhà xuất khẩu trung gian có cơ hội mua hàng Việt Nam với giá rẻ, sơ chế lại và xuất khẩu thu lợi nhuận cao. Chính vì vậy, dù kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng cao, nhưng vẫn chưa tạo được thương hiệu trên thị trường quốc tế.

Khủng hoảng tài chính Mỹ và những tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam - 12

Tăng cường xây dựng hệ thống phân phối, xây dựng hình ảnh thương hiệu thông qua việc quảng bá cho sản phẩm xuất khẩu chính là biện pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam để tránh được tình trạng này. Ngoài ra, việc ứng dụng thương mại điện tử trong quan hệ xuất nhập khẩu với các thị trường phát triển cũng là giải pháp hữu hiệu nhằm giảm chi phí giao dịch, từ đó giới thiệu sản phẩm và thực hiện được hợp động trực tiếp với các doanh nghiệp nhập khẩu.

2.3. Tìm hiểu và nắm bắt sát nhu cầu và dung lượng thị trường

Dự báo và định hướng để sản xuất lượng hàng thích hợp, tránh tình trạng sản xuất ồ ạt gây ra dư thừa, không xuất khẩu được. Rà soát và phát hiện các mặt hàng có khả năng sản xuất nhưng không hoặc chưa bị hạn chế về thị trường như đồ nhựa các loại, sản phẩm cơ khí, valy, túi xách, mũ, ô dù,…

2.4. Triển khai tìm kiếm các thị trường tiềm năng mới.

Sự chuẩn bị không chỉ ở chất lượng hàng hóa đảm bảo mà còn ở việc nghiên cứu kỹ lưỡng về thông tin, tập quán, luật lệ của thị trường. Các doanh nghiệp cũng nên xem xét mở chi nhánh hoặc thành lập doanh nghiệp tại các thị trường nhập khẩu để trực tiếp kinh doanh, thuê kho ngoại quan, có thể kết hợp nhập khẩu để tận dụng tối đa cước phí vận chuyển và phí thuê kho. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên tiếp cận với các tập đoàn lớn hoặc tiếp cận các nhà bán buôn, các tập đoàn siêu thị để gián tiếp giới thiệu mặt hàng Việt Nam đến với người tiêu dùng.

2.5. Tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, chú trọng đổi mới công nghệ, thiết bị.

Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có kim ngạch lớn, có khả năng tăng trưởng cao, có đóng góp quan trọng cho việc thực hiện kế hoạch xuất khẩu cũng như giải quyết nhiều công ăn việc làm, góp phần ổn định xã hội như các sản phẩm chế biến: dệt may, giày dép, đồ gỗ, sản phẩm nhựa, dây cáp điện,…

2.6. Rà soát lại các hợp đồng đã ký

Rà soát lại các hợp đồng đã ký, nhất là các hợp đồng dài hạn, hợp đồng có kỳ hạn. Chú ý đến khả năng thanh toán của đối tác, phối hợp với các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tìm hiểu thông tin về tình trạng pháp lý và khả năng thanh toán của đối tác, nhằm giảm thiểu rủi ro.

Riêng đối với thị trường Hoa Kỳ, khi các rào cản thương mại đang được thiết lập, các quy định xuất khẩu ngày càng nghiêm ngặt, hơn lúc nào hết các doanh nghiệp cần chủ động từng bước chuẩn hóa các quy trình và chế biến sản phẩm xuất khẩu theo tiêu chuẩn để đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu, đối phó với các hành vi bảo hộ thương mại tại thị trường này. Ngoài ra, những bước chuẩn bị sau là cần thiết. Một là, các doanh nghiệp

cần lưu giữ đầy đủ, chi tiết và khoa học các hồ sơ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu (nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, tên khoa học của nguồn nguyên liệu là thực vật, giá trị hàng nhập khẩu,…). Do các nhà nhập khẩu Mỹ sẽ phải thu thập những thông tin cần khai báo từ các nhà cung cấp/ xuất khẩu nên các nhà xuất khẩu sẽ phải theo dõi, lưu giữ hồ sơ về những thông tin này một cách thường xuyên. Hai là, doanh nghiệp cũng cần lưu ý các yêu cầu khai báo hàng hóa xuất khẩu của Hải quan các nước nhập khẩu, nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu cấu thành sản phẩm. Ba là, cần nghiên cứu kỹ các luật lệ, quy định, theo dõi sát sao tình hình khủng hoảng cũng như những động thái mới từ phía thị trường Mỹ, đồng thời tìm hiểu và rút kinh nghiệm một số trường hợp vi phạm của các nước xuất khẩu khác để đối phó với các vụ kiện có thể xảy ra.

Tóm lại, để đảm bảo được các mục tiêu kinh tế trong giai đoạn 2006 – 2010 hay mục tiêu ngắn hạn đưa xuất nhập khẩu tăng trưởng 13% trong năm 2009, hơn lúc nào hết Nhà nước cần phải khẳng định được vai trò của mình, đề ra những biện pháp tích cực, chủ động để ngăn chặn những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đây cũng là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam được Chính phủ phê duyệt vào tháng 03/2009.


KẾT LUẬN


Mỗi cuộc khủng hoảng đều như một bộ lọc khổng lồ, gạn đi những gì không hợp lý và chôn vùi những gì không hiệu quả. Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ cũng không phải là ngoại lệ. Một quá trình cơ cấu lại nền kinh tế toàn cầu là cần thiết cho đến thời điểm này. Đó là quá trình cơ cấu lại hệ thống tài chính tiền tệ song song với quá trình cơ cấu lại cơ chế quản lý và giám sát trong từng quốc gia nói riêng và thế giới nói chung; cơ cấu lại nền sản xuất theo hướng tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường do đi đôi với khủng hoảng kinh tế chính là khủng hoảng về năng lượng và khủng hoảng khí hậu. Đối với Việt Nam, tác động của khủng hoảng không chỉ ở tầm ngắn hạn, trung hạn mà còn là dài hạn. Tuy chưa thể dự báo được chính xác quá trình hồi phục của nền kinh tế thế giới nhưng chắc chắn thị trường hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng trở lại đi đôi với những biện pháp bảo hộ và sự cạnh tranh gay gắt hơn; giá cả hàng hóa sẽ gia tăng cùng với nguy cơ lạm phát sẽ diễn ra do các quốc gia tung ra lượng tiền cứu trợ quá lớn dẫn đến thâm hụt ngân sách nghiêm trọng. Trước tình hình đó, nhiệm vụ đặt ra trước mắt với Việt Nam chính là khôi phục và mở rộng thị trường bên ngoài đi đôi với việc đề phòng các biện pháp bảo hộ mậu dịch, nhưng không nới lỏng thị trường trong nước; tạo dựng môi trường kinh doanh thông thoáng để thu hút các nguồn vốn đầu tư cả trong lẫn ngoài nước; đề phòng lạm phát tái bùng nổ và chú trọng xử lý các vấn đề xã hội do kinh tế giảm sút gây ra, nhất là tình trạng tái nghèo. Riêng với xuất nhập khẩu, ngoài các biện pháp cụ thể đã được nêu trên, Nhà nước cũng cần có tính toán về mối tương quan giữa chính sách hướng mạnh ra xuất khẩu và chính sách coi trọng thị trường nội địa, hay nói một cách khác, kim ngạch xuất – nhập khẩu nên chiếm bao nhiêu trong GDP là hợp lý; do bài học từ khủng hoảng tài chính Mỹ đã cho thấy các nước phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu sẽ chịu tác động mạnh. Khủng hoảng là cơ hội để chúng ta chỉnh sửa những điểm yếu còn tồn tại trong nền kinh tế. Đây là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa quyết định với con đường phát

triển của nước ta trong thời gian dài, đặc biệt trong bối cảnh nước ta sắp bước vào thời kỳ chiến lược 10 năm nhằm một mục tiêu khác về chất; đó là đưa nước ta về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (tháng 7/2007), Ấn phẩm của Chương trình Thông tin quốc

tế

2. Bộ Công Thương (năm 2000), Quyết định CT 22/2000/CT – TTg Chiến lược phát

triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 – 2010

3. Bộ Công Thương (năm 2009), Quyết định số 1133/QĐ – BCT về việc ban hàng chương trình hành độngcủa Bộ Công Thương thực hiện chương trình hành động quốc gia thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Châu Phi của Chính phủ giai đoạn 2008 - 2010

4. Đại học Đà Nẵng (năm 2008), Nghiên cứu về tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007 (tuyển tập “Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 6”)

5. Federic.S.Mishkin (năm 1995), Tiền tệ - Ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học Kỹ thuật.

6. George Soros (năm 2008), Mô thức mới cho thị trường tài chính, NXB Tri Thức.

7. Tổng cục Thống kê (năm 2006), Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới (1986 – 2005), NXB Thống kê


Các Website tham khảo

8. Bộ Công Thương: http://www.moit.gov.vn/web/guest/home

9. Tổng cục Thống kê: http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217

10. Tổng cục Hải quan: http://www.customs.gov.vn/Default.aspx

11. Cổng thông tin xuất nhập khẩu Việt Nam: http://ngoaithuong.vn/news/tinmoi/tinxuatnhapkhau/849_co_cau_thi_truong_xuat_khau_nam_2009.htmlCơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2009

12. Thông tin thương mại Việt Nam (Bộ Công Thương):

a)http://www.tinthuongmai.vn/Trangchu/VN/tabid/66/CatID/5/ContentID/63285/Default.aspxKết quả xuất nhập khẩu tháng 12 và cả năm 2008 b)http://www.tinthuongmai.vn/Trangchu/VN/tabid/66/CatID/2/ContentID/63479/Default.aspxXuất khẩu năm 2008 và dự báo năm 2009

13. Trang tin xúc tiến thương mại (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn): http://xttm.agroviet.gov.vn/Site/vi-VN/64/87/19757/Default.aspxXuất khẩu tăng 29,5%, nhập siêu 17 tỷ đôla Mỹ

14. Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh:

a) http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp?idcha=3443&cap=4&id=3634

Tiếp cận thị trường Hoa Kỳ

b) http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp?idcha=3441&cap=4&id=3605 Các đại gia xuất khẩu – 12 mặt hàng chiếm 79% kim ngạch xuất khẩu.

15. Trung tâm thông tin và dự báo quốc gia (Bộ Kế hoạch và đầu tư):

a) http://ncseif.gov.vn/Default.aspx?mod=News&cat=176&nid=12195Kinh tế Việt Nam có vượt qua cơn bão tài chính Mỹ

b) http://ncseif.gov.vn/Default.aspx?mod=News&cat=18&nid=12438 Kinh tế Nhật chính thức suy thoái

16. Hiệp hội ngân hàng Việt Nam: a)http://www.vnba.org.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=5579&Itemid

=32Năm 2008, nhập siêu 17 tỷ đôla Mỹ

b)http://www.vnba.org.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=5593&Itemid

=30Nợ xấu chiếm 3,5% tổng dư nợ tín dụng

17. http://www.vntrades.com/tintuc/modules.php?name=News&file=article&sid=388

74Kinh tế Việt Nam – tổng quan tình hình xuất nhập khẩu năm 2008

18. PGS, TSKH Trần Nguyễn Tuyên (năm 2008) http://www.nhandan.org.vn/tinbai/?top=38&sub=60&article=137387Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đánh dấu sự phá sản của học thuyết kinh tế thị trường tự do kiểu Mỹ

19. http://www.asset.vn/view.aspx?id=403Khủng hoảng nợ dưới chuẩn: từ A đến Z

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí