Nhận Xét Chung Về Các Loại Không Gian Nghệ Thuật Trong Truyện Thơ Tày


không gian đất quỷ Ngô Cương. Hai mẹ con nàng Hán lạc vào nơi “không người”. Một không gian rộng lớn, hùng vĩ hiện ra trước mắt nàng Hán Xuân:

“Hoa liễu cao hùng vĩ um tùm, Rực đỏ nhà màu hồng trời lớn, Tấp nập quân mã rộn vào ra, Núi cao ngất tầng xa cách trở,

...

Cảnh lầu tây bốn phương lạ lùng, Hoa liễu nở, bướm ong xuôi ngược. Nàng Hán vào tới trước cung vi Nhà bốn phương xù xì cách đoạn, Mái lợp toàn ngói biếc ngói vàng Ngoài cửa người rộn rịp xốn xang Trai gái đoàn tiếp đoàn tới tấp, Đông như bèo xới xấp hội nhau

Toàn là người mặt màu đen, tím, Lầu cung xem kể đếm vạn nghìn

...

Bắt nàng vào nhà sang sân quý Quân lính canh gác kỹ cửa trong Dưới sân trâu bò đông chật ních Có hàng mạ gió lồng tầng trên

...

Trên điện có voi ngà, ngỗng bạch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Chúa Ngô Cương ngồi cách trong cung, Bốn bề hương hoa xông cửa sổ

Quỷ gái chầu rầm rộ như nêm, Nhặng, muỗi, mối, dưới trên vô kể...”

Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày - 7


[6: 216-218]

Hình ảnh không gian đất quỷ qua sự cảm nhận của Hán nàng thật đặc biệt: hoa liễu cao um tùm, nhà hồng trời lớn, núi cao ngất, cảnh lầu tây lạ lùng, cung vi, nhà bốn phương xù xì, mái lợp bằng ngói biếc, ngói vàng, lầu cung có vạn nghìn, dưới sân có rất nhiều trâu bò, có hàng mạ tầng trên, trên điện có voi ngà, có ngỗng bạch, bốn bề có hương hoa, trên dưới nhiều nhặng, mối, muỗi...Phải nói đây là một không gian kỳ thú trong tiềm thức của dân gian, dù có tráng lệ nguy nga, nhộn nhịp thế nào thì vẫn toát lên vẻ đáng sợ, kỳ quái đến mức mà bất kỳ ai cũng phải rùng mình khi nhìn thấy quang cảnh không gian như vậy.

Nói đến không gian siêu hình, không thể không nói tới “Trời”. Chúng tôi cho rằng, trời là một không gian thần bí, siêu hình hay còn gọi là không gian siêu không gian. Không gian đóng vai trò quan trọng đối với việc thể hiện tính cách các nhân vật trong truyện thơ, nó góp phần thể hiện tư tưởng “định mệnh”, coi “Trời” như một sự biến hóa của tự nhiên và nhân vật phải thuận theo tự nhiên.

Một không gian siêu hình nữa được miêu tả ở mường âm, không gian này cũng kì ảo như ở mường trời. Cái nhìn của tác giả dân gian trong truyện thơ về không gian này cũng có sự khác biệt. Trong truyện thơ “Lưu Đài Hán Xuân”, sau khi công chúa Long cung niệm phép thần thông biến hóa, làm đắm thuyền và đưa chàng Lưu Đài về thủy phủ. Không gian ở đây cũng được tả với đầy đủ các hình ảnh như: biển, cánh đồng, lâu đài, vườn, quán, điện vua, phố phường, nhà, chợ, lầu trang…Các hình ảnh này, ta cũng bắt gặp và cũng quen thuộc như ở chốn dương gian nhưng lại trở thành biểu tượng của mường âm – một thế giới xa xôi, khác hẳn với thế giới của con người. Thế giới này là cả một cuộc sống muôn màu muôn vẻ với cảnh sinh hoạt rất nhộn nhịp.


Dưới đây là đoạn tả không gian dưới mường âm rất đặc sắc ấn tượng trong tác phẩm Nàng Hán:

“Chàng lên kiệu đòn ngà vàng mái Tới Đại Hồng quán ấy nghỉ chân Biển nước mặn cơ man là muối

Cá hàng đàn bơi lội sóng xanh, Đủ màu sắc vòng quanh nhảy nhót Người vào ra san sát vui chơi, Xuân tới, trăm hoa tươi nhụy đỏ, Có cánh đồng đây đó ruộng nương

Mận đào mọc thoảng hương hoa nở Có lâu đài, quán đỏ đường quang Đồng rộng gió lay hàng tùng bách Trúc mai kề san sát vườn xinh

Ong bướm đua lượn vành rỡn gió Mười hai quán nhụy đỏ hoa vàng Trai gái chẩy xênh xang như hội, Đàn dặt dìu, hát hội xôn xao, Điện vua ngất từng cao lớn rộng,

Liễu bên tường rặng rặng đua chen. Chúa và trạng đến bên nhìn thấy Phố phường nhà từng dãy nguy nga, Chợ long vương sân hè bát ngát, Gái trai cùng lượn hát đôi bên.

Quân sĩ chầu cung tiên ra đứng, Áo khuy bạc, khuy lục tinh tươm Trạng tới nơi theo đường cửa rộng, Mười hai cửa kim động lầu trang”.


[6: 209-210]

Đây là một không gian rộng lớn bao la với nhiều hình ảnh chân thực: biển xanh nước biếc, cá đủ màu sắc bơi lội hàng đàn, con người vui chơi đông đúc, trăm loài hoa nở rộ, cánh đồng, ruộng nương, lâu đài, quán đỏ, trúc mai trong vườn, ong bướm bay rập rờn trước gió. Trong không gian có cả điện vua rộng lớn, có thêm chợ, phố phường với những dãy nhà lộng lẫy nguy nga tráng lệ…Không gian mường âm cũng mang những nét đặc trưng của dân tộc Tày, đó là cảnh hát lượn giao duyên của đôi trai gái. Ta thấy rõ ràng đây là một không gian sinh hoạt nhưng đã được siêu hình hóa nhằm thể hiện cuộc sống nơi Long cung không kém phần nhộn nhịp so với trần thế. Không gian siêu hình ấy cũng biểu hiện một thế giới quan của người xưa và thể hiện quan niệm nghệ thuật của dân gian khi xây dựng một thế giới ở mường âm.

2.1.4. Nhận xét chung về các loại không gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày

Các nhóm không gian trên đều là không gian mang tính phiếm chỉ, không cụ thể, có thể ở một nơi nào đó, không xác định. Mọi hình ảnh không gian đều mang ý nghĩa tượng trưng và nó cũng không gắn với sự kiện lịch sử nào. Những hình ảnh dòng sông, những con đường, những cánh đồng, bản mường, những dãy núi, rừng cây, chợ, vườn, sân, nhà hay những cái tên Nam Nga Hà Bắc, cung Yên Hòa, đất quỷ Ngô Cương... đều là không gian mơ hồ mang tính ước lệ. Đây là một biểu hiện đặc trưng thể loại của truyện thơ Tày.

Truyện thơ Tày chủ yếu kể về chuyện xưa tích cũ nên cũng chịu ảnh hưởng của truyện kể dân gian trong phương thức miêu tả không gian. Với kiểu kết cấu phân mảng trong tác phẩm truyện thơ, ta thấy có nhiều mảng không gian được ghép lại với nhau, thậm chí nhiều không gian đồng hiện cùng một lúc. Trong tác phẩm, nhân vật và không gian có mối quan hệ đối lập với nhau, không gian càng rộng lớn, nhân vật càng cô đơn và ngược lại.


Không gian chính là nơi chứa các sự kiện, hành động của nhân vật, đồng thời giữ vai trò thể hiện tâm trạng của nhân vật. Các hình ảnh không gian chỉ trở thành không gian nghệ thuật khi gắn với cảm thụ chủ quan của con người.

2.2. Các thủ pháp biện pháp thể hiện không gian nghệ thuật

Lời văn nghệ thuật “là ngôn ngữ mang tính toàn vẹn, cụ thể, sinh động, có giá trị thẩm mĩ trong tác phẩm văn học chứ không phải ngôn ngữ trong các hoạt động giao tiếp khác hoặc ngôn ngữ ở dạng chất liệu của sáng tác văn học”[27: 7]. Vì thế mà nó có vai trò quan trọng cho sự tồn tại tác phẩm. Lời văn nghệ thuật có tính hệ thống nên cần khai thác vào các phương diện: Phương thức tổ chức lời văn, các thành phần của lời văn, các phương tiện của lời văn nghệ thuật. Ở đây chúng ta chỉ quan tâm tới phương diện các phương tiện của lời văn nghệ thuật, trong đó có các biện pháp tu từ.

Với truyện thơ Tày, hiệu quả nghệ thuật phụ thuộc vào tài năng sáng tạo của tác giả dân gian khi xây dựng tác phẩm. Những hình ảnh nghệ thuật đều là phương tiện dẫn dắt để cho người đọc tiếp xúc nhiều hơn, vừa bằng lý trí, vừa bằng cảm nhận khi nghiên cứu tác phẩm. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy có một số thủ pháp thể hiện không gian nghệ thuật sau:

2.2.1. Sử dụng các hình ảnh ẩn dụ

Trong truyện thơ, tác giả dân gian đã sử dụng cách nói ẩn dụ để diễn tả mọi sự vật hiện tượng dựa vào quy luật liên tưởng tương đồng. Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tìm hiểu các hình ảnh ẩn dụ trong phạm vi của đề tài, chứ chưa có điều kiện để đi sâu tìm hiểu toàn bộ truyện thơ Tày.

Trong tác phẩm “Nhân Lăng”, sau khi trên đường trở về dương gian trần thế, chàng Nhân Lăng đã nhận lời giúp đỡ các nàng tiên xin một quẻ bói. Sau khi được nghe lời giải bói, các nàng đều vui vẻ và cảm tạ chàng hết mực. Đến chỗ nàng Tiên Thọ, nàng tiên nói với chàng rằng hãy ở lại đây, không về hạ giới kết hôn cùng công chúa Quyển Vương. Nhưng chàng Nhân Lăng từ


chối, xin về vì còn mẹ đẻ tuổi đã cao niên, không thể bỏ nghĩa lão thân được. Nàng Tiên Thọ đáp lại lời chàng:

“Anh về em bâng khuâng buồn bã Ô thước cầu mong bắc lại lìa Anh rẽ về cách quê khôn nói

Bởi tiên nương cách cõi dương gian.”

[1: 80]

Ở đây, “Ô thước cầu” là một hình ảnh ẩn dụ cho tình cảm chân thành của cô gái. Nàng Tiên Thọ mong được cùng chàng Nhân Lăng kết đôi. “Ô thước cầu” trở thành biểu tượng của tình yêu đôi lứa.

Trong Nam Kim Thị Đan, ta thấy các hình ảnh ẩn dụ được tác giả truyện thơ sử dụng khá nhiều. Mỗi hình ảnh tượng trưng cho từng ý nghĩa khác nhau của từng sự kiện.

Cũng nhận thấy thêm hình ảnh ẩn dụ cho một tình yêu đằm thắm thủy chung của chàng Nam Kim và nàng Thị Đan là hình ảnh “bắc cầu”.

“Em hỡi còn nhớ nhau không đó Hay bắc cầu em để gẫy đôi ?”

( Noọng ới nhằng chứ thâng vỉ bấu Rụ gạ noọng cái cấu tắc chang? )

Nam Kim và Thị Đan yêu nhau tha thiết, đến độ sáng nhớ chiều thương. Đêm nằm mơ chàng thảng thốt gọi tên nàng. Chàng Nam Kim quyết định cất chân tới nhà Thị Đan gặp em, để hỏi thử một câu. Em có còn nhớ anh không? Hay em đã để tình yêu của mình chia đôi nửa. “Cây cầu” chính là tượng trưng cho một tình yêu còn nguyên vẹn.

“Cây cầu” cũng tượng trưng cho một không gian mang đầy màu sắc của tình yêu trong nhiều tác phẩm. Việc “bắc cầu” (xây dựng một cây cầu) cũng là biểu tượng ẩn dụ cho việc xây dựng một tình yêu, tức là xây dựng hạnh phúc lứa đôi. Liệu em có (hay chăng) để tình yêu của chúng mình chia


cắt. Đây là một câu hỏi tu từ, để hỏi, nhưng cũng để khẳng định tình yêu giữa Nam Kim và Thị Đan chân thành đằm thắm, thủy chung son sắt hơn, muôn đời vẫn không thể quên nhau. Điều này hoàn toàn phù hợp với từng diễn biến trong toàn bộ cốt truyện của tác phẩm Thị Đan.

Ngay cả đến khi bị mẹ ép gả vào nơi chốn khác Thị Đan vẫn nhung nhớ chàng Nam Kim. Không thấy mặt chàng, nàng vẫn nhiều lần thương nhớ. Thị Đan hỏi Nam Kim “Còn thương em chút nào hay bỏ?”. Chàng Nam Kim đã gửi lời lại rằng:

Thuyền xuôi thác mấy ai kéo giữ Thân em mẹ đã gả nhà người

Nỡ bỏ anh đơn côi lận đận ”

(Lừa lồng hát rừ man đảy quá Mỉnh noọng mẻ khai giá rườn gần Tả vỉ se đan thân lạng đạng)

Trong ca dao cổ truyền, thuyền và bến có khi là ẩn dụ của chàng trai và cô gái. Nhưng có khi, thuyền cũng là ẩn dụ chỉ con người đang vượt qua những gian khổ, khó khăn trong cuộc sống, thác là ẩn dụ chỉ những gian khổ trong cuộc đời mà con người phải đối mặt.

Trong truyện thơ Tày, ý nghĩa ẩn dụ này có khác. Tác giả dân gian đã lấy hình ảnh “thuyền xuôi thác” để ẩn dụ cho việc cô gái đã đi lấy chồng. Và việc cô gái đã quyết định đi lấy chồng, có mấy ai níu giữ lại được. Chàng đã đáp lại lời của Thị Đan: nghe mẹ gả em vào nhà người ta rồi, thì anh làm sao dám giữ em lại. Hình ảnh “thuyền xuôi thác” là một hiện tượng hợp với quy luật của tự nhiên. Tại sao tác giả lại không nói thuyền trôi trên sông hay thuyền trôi lênh đênh trên biển, mà lại lấy hình ảnh “thuyền xuôi thác”? Đây là một dụng ý nghệ thuật. “Thác” chỉ xuất hiện ở những nơi có địa hình cao, hiểm trở, thường là vùng núi. Ở đó ta thấy một không gian thiên nhiên hùng vĩ, bí hiểm mà khoáng đạt. Thác chảy với vận tốc dòng nước nhanh và mạnh,


thuyền xuôi xuống thác cũng nhanh không kém. Không mấy người có thể níu giữ lại thuyền.

Truyện thơ Tày không chỉ dùng ẩn dụ thể hiện không gian, mà còn cho cả thời gian. Tuy nhiên, ẩn dụ thể hiện không gian được sử dụng rất nhiều so với ẩn dụ chỉ thời gian. Hình ảnh thiên nhiên “nước trôi xuống thác” vừa nói về không gian vừa nói về thời gian (năm tháng trôi đi rất nhanh, cứ vùn vụt đi qua mà không bao giờ có thể quay trở lại). Đây chính là nhận thức về sự hữu hạn của thời gian bằng hình ảnh không gian. Người xưa đã sử dụng các hình ảnh của thiên nhiên trong một ý nghĩa kép: không – thời gian.

Ngoài ra trong tác phẩm Nam Kim, cũng được sử dụng các hình ảnh “đàn đứt dây, đũa gẫy, nước cạn, cạn dầu đèn, cấy đồng không nên thóc, khuất núi, hoa..” đây là các hình ảnh tồn tại trong không gian, giữa các sự vật hiện tượng, luôn hiện hữu và có tác động qua lại với nhân vật. Các sự vật hiện tượng này có sự chuyển đổi tên gọi, nhưng đều dựa vào sự giống nhau về một điểm nào đó, đã tạo ra phương thức ẩn dụ trong các tác phẩm truyện thơ Tày mà chúng ta thường gặp, biểu hiện bằng các câu thơ sau:

- Từ ngày đàn đứt dây buồn bã (164)

- Đũa gẫy không nên đôi khó nói (506)

- Nước cạn khiến cát phải trắng phơi (507)

- Cạn dầu đèn còn sáng vào đâu (551)

- Cấy đồng không nên thóc được thu (581)

- Vẫn tương tư Thị Đan khuất núi (676)

- Ai tìm hoa lại buồn đến vậy? (698)

[5: 164 -698]

“Đàn đứt dây” ở đây là ẩn dụ cho tình yêu không thành giữa chàng và nàng. Ý nói từ ngày Nam Kim và Thị Đan chia cách nhau, Thị Đan đêm ngày buồn bã vì sắp phải bước chân về nhà chồng.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 31/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí