Đặc Điểm Thời Gian Nghệ Thuật Trong Truyện Thơ Tày


hay tù túng, xa hay gần, cao hay thấp. Bản thân con người cũng vốn là một tiểu không gian. Nên hình tượng không gian nghệ thuật có khác biệt với không gian vật chất bên ngoài ở màu sắc chủ quan của nó. Trong khi đó, không gian vật chất bên ngoài tác phẩm lại tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức con người. Chính điều đó tạo nên cái hay cái đẹp của hình tượng nghệ thuật không gian.

Như trên đã nói, đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở nhóm không gian này là luôn gắn liền với đời sống của con người, tuy nhiên không gian này có thể mở rộng đến tận cùng hay có thể thu hẹp, có thể có chiều cao, chiều xa tùy theo cái nhìn nghệ thuật của tác giả dân gian khi lựa chọn các hình ảnh để biểu đạt. Ví dụ biểu hiện rõ nhất cho kiểu không gian này là không gian căn nhà và không gian chợ.

- Cất chân bước tới nhà em ở

- Không chung nhà thì nay đành vậy

- Chỉ có mỗi con đường về chợ

(Nam Kim – Thị Đan)

Nhóm không gian sinh hoạt gắn với cuộc sống con người hiện lên trong tác phẩm truyện thơ Tày với các hình ảnh đã trở thành biểu tượng nghệ thuật như: lầu hồng, lầu các, nhà sàn, giường, ngoài sân, ngoài hiên, chợ, mường, bản...Đây là một không gian có thực, không ảo tưởng, thân thuộc gắn với cuộc sống trần thế, với nhóm này không gian nghệ thuật chính là mô hình thế giới của tác giả. Trong nhiều tác phẩm truyện thơ chúng ta cũng bắt gặp các hình ảnh của không gian này.

- Dặn mẹ chốn giường trong thưa gửi

- Mẹ chờ con ở trong nhà gác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

- Con sẽ đem về các đưa người

- Từ lầu hồng quan lạy tạ ông

Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày - 4

- Đi vào đến ngoài hiên trưởng giả


- Quan quỳ gối trước cửa ngoài sân

- Trưởng giả ngồi giường ngân gian giữa

- Gái trai đi họp chợ cười rinh

- Đi đến chợ Tam Quang mới lọt

(Nhân Lăng)

Ở đây các biểu tượng của không gian này thường ít tính cá thể hóa, phần lớn nó thuộc về một thời đại xã hội, ở một thời điểm lịch sử cụ thể. Trong truyện thơ, nhóm không gian sinh hoạt này có một hệ thống biểu tượng riêng và nó thể hiện quan niệm, cảm quan của tác giả về thế giới trong quá trình khám phá đời sống của từng nhân vật trong các tác phẩm.

*Nhóm thứ hai: Không gian vũ trụ, thiên nhiên

Không gian vũ trụ, thiên nhiên cũng gắn với cảnh quan xung quanh con người trong cuộc sống hiện thực và thường thể hiện sự bất biến (mây, sao, sông, núi...). Như đã biết, bản thân chủ thể trong tác phẩm bao giờ cũng nhìn sự vật trong một khoảng cách hay một góc độ nhất định tức là nhìn sự vật ấy trong không gian và nhờ có điểm nhìn của chủ thể mà không gian có chiều cao thấp rộng hẹp xa gần, có dáng vẻ buồn bã, tươi vui...

Nhóm không gian này thường thể hiện tầm cao, xa, rộng lớn, trùng trùng điệp điệp, có thể vô cùng vô tận. Dường như khi nói đến những biểu tượng của không gian này, con người trở nên bé nhỏ trước cái lớn lao của vũ trụ thiên nhiên. Vì thế, con người đứng trước thiên nhiên, vũ trụ, bao giờ cũng chất chứa nỗi niềm tâm trạng buồn bã, cô đơn.

Không gian vũ trụ, thiên nhiên được tạo thành bởi các hình ảnh mang tính biểu tượng không gian (mây, gió, trăng, sao, sông, núi, đèo, chim muông, rừng cây, hoa lá…). Chính các yếu tố này tồn tại và nó biểu hiện trong tương quan với con người. Trong đó điều dễ nhận thấy nhất: vũ trụ, thiên nhiên bao giờ cũng là yếu tố chủ đạo. Ví dụ ở những câu thơ sau:


- Sao Bắc đẩu trên trời sáng chói

- Chân uể oải lên núi sang sông

(Nam Kim – Thị Đan)

- Trời đất liền một làn mây tỏa

- Tìm các hoa rừng sâu non thẳm

- Trăng vằng vặc trời cao lồng bóng

(Lưu Đài – Hán Xuân)

Từng không gian, sẽ có tương ứng từng sự kiện xảy ra, những không gian này gắn liền với từng tâm trạng của nhân vật trong truyện thơ Tày. Trong đó biểu tượng không gian rừng cây, núi đèo, đã trở thành đặc trưng cơ bản của truyện thơ các dân tộc thiểu số nói chung, và truyện thơ Tày nói riêng. Không gian núi đèo, rừng cây, bao giờ cũng gắn với tâm trạng nhớ nhà hay chất chứa những nỗi niềm của nhân vật. Nguyễn Du đã từng nói rất chí lí “ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ”. Giữa tình và cảnh có liên hệ với nhau, hơn nữa cảnh ở đây là sự mêng mang rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ, nên con người khó tránh khỏi cảm xúc.

Không gian vũ trụ, thiên nhiên còn đặc trưng bởi “bốn phương”, nó có tính tương cảm giữa con người và vũ trụ. Không gian này cũng đặc trưng bởi chiều cao, chiều xa vươn ra bốn hướng: nam, bắc, đông, tây. “Không gian vũ trụ trở thành mô hình nghệ thuật là bởi vì vũ trụ được cảm nhận như là giới hạn cuối cùng tồn tại con người. Con người chỉ cảm thấy là mình trong không gian đó”[40: 95].

- Bốn phương nắng chói chang ta ngóng

- Trông bốn phương nam bắc đông tây

- Trông bốn phương móc tỏa bốn phương

- Trông bốn phía lâm san mây phủ

(Nam Kim – Thị Đan)


Trong môi trường không gian càng rộng, nhân vật hoạt động với các sự kiện, sự việc diễn ra càng nhiều. Ở đây nhân vật có thể hoạt động trong một môi trường không gian độc lập, hoặc có thể có nhiều nhân vật cùng hoạt động trong một môi trường không gian. Chính điều này ít nhiều đã tạo nên không gian tâm cảnh phù hợp với tâm trạng nhân vật trong truyện thơ Tày.

Quan nhớ mẹ ở nơi nhà cửa Mồ côi tủi than thân dưới cội

(Nhân Lăng)

*Nhóm thứ ba: Không gian siêu hình

Nhóm này chỉ xuất hiện ở những tác phẩm vẫn còn dáng dấp của truyện cổ tích. Truyện thơ chính là sự kế thừa những yếu tố tự sự của truyện cổ tích và yếu tố trữ tình của dân ca. Vì thế cho nên, nó luôn luôn mang trong mình màu sắc của yếu tố “thần kì, kì ảo”. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, có thể thấy rằng tác phẩm truyện thơ Nam Kim - Thị Đan, đã gần hơn với sinh hoạt đời sống, nó mang sắc điệu của kiểu truyện thơ trữ tình - tự sự “Cái ý trong truyện thơ trữ tình - tự sự được chuyển hóa từ ý thơ tự sự vào cốt truyện. Cái tứ trong truyện thơ trữ tình – tự sự là sự chuyển hóa từ tứ thơ tự sự vào kết cấu. Qua khảo sát trên cho thấy cái kết cấu trong truyện thơ trữ tình – tự sự mới chỉ là một cách “ cấu trúc” qua thơ để tạo thành một cốt truyện còn đơn giản và lỏng lẻo đậm chất trữ tình”[42: 139]. Nói như vậy để biết rằng, đây là một truyện thơ có cốt truyện đơn giản, chính vì thế mà hình tượng không gian nghệ thuật cũng đơn giản hơn rất nhiều so với hai truyện thơ Nhân Lăng và Lưu Đài – Hán Xuân. Không gian của mường trời (thượng giới) và mường âm (Long cung) không xuất hiện trong truyện thơ Tày Nam Kim - Thị Đan, cũng là điều dễ hiểu, không phải bàn cãi.

Như đã nói ở trên, không gian này là không gian mà chúng ta không thể đặt chân tới, cũng như chúng ta không thể biết nó tồn tại như thế nào. Con người chưa ai có thể đặt chân tới mà có thể quay về, cũng như chưa ai có thể


nhìn thấy nó dù chỉ một lần. Tác giả dân gian với cảm quan của mình đã tưởng tượng ra cả một trật tự không gian, có một xã hội khác lạ hoàn toàn, độc lập với con người.

- Khăn lọt tới cửa cung Thánh Mẫu

- Sứ vào quỳ trước án trình lên

- Trạng Nguyên xuống Long Vương – Hà Bá

- Trạng vào trong lầu mát với nàng

(Lưu Đài – Hán Xuân)

Không gian mường trời là nơi ngự trị, cai quản của Bụt Cả, Thánh Mẫu, Ngọc Hoàng... mường âm là nơi cai quản của Long vương, Diêm Vương... Trong quan niệm của người xưa, hai mường này khác nhau, mỗi mường đều có chức năng riêng biệt.

Việc phân chia thành 2 nhóm không gian siêu hình, hay cũng có thể gọi là không gian siêu không gian, cũng để nói về hai thế giới ở mường trời và mường âm, nơi mà con người tưởng tượng ra và có thể giải thích một cách đơn giản: “những quan niệm ấy xuất phát từ chủ nghĩa duy vật thô sơ hơn là giáo lý tôn giáo”[6: 93]

Tóm lại có thể thấy một điều như sau: quan niệm về vũ trụ, dù là ở mường trời, mường âm, cũng gần giống với dương gian, trí tưởng tượng của con người về hai cõi đều bắt nguồn từ cuộc sống ở dương thế. Nói cách khác, không gian sinh hoạt (không gian hiện thực) đã được chế biến một cách nghệ thuật thành không gian siêu hình.

1.3.2. Đặc điểm thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày

Cảm quan về thời gian gắn liền với cảm quan về cuộc đời, gắn bó với mơ ước và lý tưởng của dân gian. Có thời gian nghệ thuật, ta mới thấy được nhân vật sống trong thời gian nào? Mới thấy được cuộc sống của các nhân vật diễn ra như thế nào? Khi nhân vật không ý thức được thời gian thì nhân vật cũng không thể có tâm trạng. Có thể tập hợp rất nhiều thời gian cá biệt để tạo


thành thời gian nghệ thuật. So với thực tế, thời gian nghệ thuật có thể dài hơn hoặc ngắn hơn thời gian khách quan, vì nó gắn với tâm trạng và diễn biến hành động của nhân vật.

Các thời gian riêng biệt trong tác phẩm liên hệ với nhau và chính điều này tạo nên nhịp điệu chung cho sự vận động xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm truyện thơ. Thời gian có thể kéo dài để các sự kiện, sự việc, hành động của nhân vật diễn ra lâu hơn, nhưng thời gian cũng có thể rút ngắn lại, tức là thời gian hành động của nhân vật được miêu tả ít hơn. Trong đó được chú ý hơn cả là thời gian hiện thực, thời gian này được hiện ra cụ thể hơn, sinh động hơn, gần gũi với cuộc sống con người. Tìm hiểu thời gian nghệ thuật chính là khám phá tính phong phú đa dạng của nó. Theo sự phân loại của thời gian nghệ thuật đã nêu ở trên, chúng tôi lần lượt nêu đặc điểm của mỗi nhóm.

* Nhóm thứ nhất: Thời gian thực tại (gắn với đời sống con người)

Nhóm thời gian này luôn gắn bó mật thiết với đời sống của con người. Từ xa xưa, con người đã nghĩ ra cách tính lịch để đo thời gian theo năm, tháng, giờ, giây, phút...Theo cách tính như vậy nó chỉ mang tính chất thời gian vật lý thông thường. Khi đi vào tác phẩm, nó trở thành hình tượng nghệ thuật. Nhóm thời gian này xuất hiện nhiều trong truyện thơ Tày. Có những truyện thơ khi kết thúc không nói rõ thời gian diễn ra câu chuyện trong bao lâu, nhưng có những truyện thơ lại nói rất cụ thể về khoảng thời gian này. Thời gian trong tác phẩm cũng chịu ảnh hưởng khá nhiều của thời gian trong truyện cổ tích, phần lớn còn mang tính phiếm chỉ, ví như có nói đến thời các vị vua Thái Tông, Trang Vương, Đường Vương, Tần Vương...nhưng không biết cụ thể vào niên hiệu nào, nhân vật tồn tại vào mốc thời gian nào trong lịch sử triều đại.

Dù kết thúc như thế nào thì thời gian thực gắn với sinh hoạt đời sống của con người là điều ta dễ nhận thấy. Trong truyện thơ Nam Kim – Thị Đan,


câu chuyện tình yêu diễn ra trong bảy năm trời, từ năm mùi đến năm sửu thì nàng Thị Đan mất.

Nhớ thương người đời cũ Thi Đan Truyện truyền để đời mai đời mốt Năm ất mùi yêu ả Thị Đan

...

Đông qua rồi chuyển vận đến giêng Vận đến năm sửu niên xuân mới Tắt thở ngày tháng giêng mồng bốn.

Đây là tác phẩm viết về một mối tình chân thành tha thiết giữa Nam Kim và Thị Đan, nhưng rút cuộc yêu nhau mà lại phụ nhau, chỉ làm cho nhau thêm đau khổ buồn bã, lo âu, mong ngóng, khắc khoải, đợi chờ. Tác phẩm kết thúc đầy bi kịch: “Cái kết thúc bi kịch trong Nam Kim – Thị Đan có thể đã được tái hiện lại “ như thật ” giữa đời thường những nỗi đời trớ trêu, oái ăm mà người ta đã từng phải chết đứng hơn là chết thật. ”[42: 144]

Trong tác phẩm truyện thơ, thời gian thực cũng đóng vai trò chủ đạo, vì thời gian này được chính con người cảm nhận và dòng thời gian thực tại kéo dài, xuyên suốt cùng với tác phẩm. Nó được tái hiện một cách cụ thể, tạo nên nhịp độ thời gian khác nhau trong truyện thơ Tày.

- Ba năm tròn chờ bố mãn tang

- Giá lạnh tiết tháng chạp buốt tê

- Giờ dậu đã tối mất khốn thay

(Nhân Lăng)

Ở đây cũng có sự vận động, đổi thay của thời gian và nó tồn tại trong quan niệm của nhân vật, chi phối toàn bộ cuộc sống của nhân vật (trong đó có cả có cả hành động và sự kiện của nhân vật đó). Có thể thấy rằng tác giả dân gian đã đi vào nhịp thời gian thực của cuộc sống để tái hiện thành thời gian mang tính nghệ thuật.


- Trời tháng chạp giá rét sương mù

- Canh ba cả trường giám dậy ồn

- Canh năm đã đổ dồn đọc sách

- Ba ngày nêu tên chàng chói lọi

(Lưu Đài - Hán Xuân)

Tóm lại dòng thời gian này hiện ra cụ thể, rõ ràng, sinh động, sâu sắc, có khả năng nối các chiều thời gian lại với nhau để miêu tả thế giới tồn tại của con người.

* Nhóm thứ hai: Thời gian thiên nhiên

Nhóm thời gian này luôn gắn bó với các hình ảnh của thiên nhiên vũ trụ, thể hiện sự vận hành tuần hoàn, không ngừng nghỉ của nhịp điệu thời gian, bốn mùa, thời gian của ngày và đêm, thời gian của buổi sớm, trưa, chiều, tối...Trong đó được chú ý nhất là mối liên hệ giữa cảm xúc của nhân vật với sự vận hành chảy trôi của thời gian. Trong truyện thơ Tày, thời gian thiên nhiên luôn nhịp nhàng mang ý nghĩa và sắc thái riêng biệt, thể hiện sự tương quan với cuộc sống con người. Nó không xa lạ mà gần gũi quen thuộc với con người, thậm chí nó còn lặp đi lặp lại và trở thành quy luật về thời gian, nó như một thông điệp về sự hữu hạn của cuộc đời mà không có cách gì có thể níu giữ lại được.

Nhìn chung thời gian thiên nhiên vận động theo quy luật tuần hoàn, thời gian có thể đảo ngược, lặp lại những cái đã qua từ ngày sang đêm, từ đêm sang ngày, từ mùa xuân sang mùa hạ, sang mùa thu rồi lại đến mùa đông, trăng tròn lại đến trăng khuyết…:

Như đêm rằm bóng trăng sáng tỏa Xuân thu mùa chuyển tận trên trời Bốn mùa chuyển thu đông dồn dập Trăng vằng vặc thiên thu khoe sắc.

* Nhóm thứ ba: Thời gian siêu thời gian.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/10/2023