Các Hình Ảnh Về Thời Gian Nghệ Thuật


Khi đi vào trong truyện thơ, tác giả đã sử dụng các hình ảnh truyền thống như một công thức chung để diễn tả tâm cảnh, trạng thái tâm lí hay một không gian nào đó…

- “Mặt trời gác núi đã tới nhà” (câu 223)

- “Mặt trời khuất ngàn ngàn xa lắc” (câu 246)

- “Như ong trốn vườn hoa cảnh ấy” (câu 62)

- “Trông vườn hoa hoa đều tàn tạ” (câu 328)

- “Thất thểu bước lên đèo ngàn thẳm” (câu 114)

- “Vượt đèo cao đã lọt ruộng đồng” (câu 261)

- “Đường về qua rừng trúc đèo cao” (câu 301)

- “Nhớ em vượt đèo núi về thăm” (câu 337)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

- “Đeo cơm gói theo nhau đèo núi” (câu 374)

[5: 62-374]

Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày - 9

Trong truyện thơ Tày, ta bắt gặp cả những hình ảnh trong ca dao người Việt như hình ảnh:

- “Hay bắc cầu em để gẫy đôi” (câu 25) (Nam Kim Thị Đan)

- “Gốc cây đa thành hoàng miếu cũ” (câu 119) (Lưu Đài Hán Xuân)

- “Trở về chàng hãy gọi bến sông” (câu 175) (Nhân Lăng)

- “Cùng nhau sang bến sông tức khắc” (câu 184) (Nhân Lăng)

Do đó có thể nhận thấy công thức dân ca Tày với các hình ảnh truyền thống có tần số xuất hiện cao. Bất kì đoạn truyện thơ nào cũng thấy sự vận động của các công thức không gian này. Tác giả truyện thơ đã bắt chước nhưng bắt chước một cách sáng tạo từ kho tàng công thức dân ca Tày để chuyển hóa vào truyện thơ một cách tự nhiên, khéo léo. Truyện thơ khác ca dao nhưng vẫn không xa rời công thức truyền thống của ca dao.


Tiểu kết


Trên cơ sở lý thuyết về phân nhóm không gian ở trên, tác giả luận văn đi sâu nghiên cứu cụ thể ở những vấn đề cơ bản, đó là các hình ảnh của không gian nghệ thuật như không gian sinh hoạt, không gian thiên nhiên, không gian siêu hình. Ở mỗi miền không gian các hình ảnh này đều có màu sắc khác nhau, con người có thể hoạt động trong các miền không gian ấy mà không gặp bất kỳ rào cản nào hay trở ngại nào.Ngoài phương diện nội dung còn có phương diện hình thức để miêu tả các miền không gian ấy, với các thủ pháp nghệ thuật như: ẩn dụ, lặp từ, dùng từ láy, các điệp ngữ, các cặp từ đối lập. Tác giả dân gian đã vận dụng linh hoạt các thủ pháp này để xây dựng tác phẩm truyện thơ, tạo ra tín hiệu thẩm mĩ riêng, tạo hiệu quả biểu đạt cao cho thể loại.


Chương 3

SỰ THỂ HIỆN THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN THƠ TÀY

3.1. Các hình ảnh về thời gian nghệ thuật

3.1.1. Thời gian thực

Hình ảnh về thời gian này rất cụ thể, nó gắn liền với hiện thực cuộc sống của con người. Từ xa xưa con người đã biết cách tính thời gian để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của mình. Người ta đã làm ra các phương tiện như lịch, đồng hồ để đo thời gian, dựa vào các phương tiện đó mà con người biết cách tính các đơn vị thời gian: giờ, giây, phút, năm, tháng…, nhất là cách tính thời gian và quy ước thời gian theo mốc chung của lịch sử. Con người hiểu biết về nó và cũng nắm bắt được kiểu thời gian này, nó tồn tại và có vai trò quan trọng trong cuộc sống thường nhật. Tác phẩm được coi là một thế giới nghệ thuật, con người tồn tại trong thời gian đặc biệt. Thời gian trong tác phẩm là thời gian nghệ thuật. Nó không chỉ là thời gian vật chất mà còn là phương thức biểu hiện hiện thực đời sống tinh thần qua tác phẩm văn chương. Tác giả dân gian đưa vào trong tác phẩm truyện thơ Tày nhiều cách cảm nhận về thời gian mang những nhiều màu sắc khác nhau. Các hình ảnh thời gian thực được thể hiện trong các tác phẩm truyện thơ có ngày tháng năm cụ thể, tất nhiên cách tính “ngày” ở đây khác với thời gian “ngày và đêm” (sự vận hành luân phiên của vũ trụ thiên nhiên).

Các hình ảnh thời gian trong Nam Kim Thị Đan rất gần gũi với sinh hoạt đời sống con người. Đáng kể, đã có một hệ thống tính thời gian bằng các hình ảnh của thời gian như: Năm ất mùi, mỗi tháng, tháng chạp, ngày hăm nhăm, tháng ba, tháng hai, tháng mười, ngày mùng một,…

“- Năm ất mùi yêu ả Thị Đan

- Mỗi tháng hãy dăm bữa đi chơi


- Hẹn hăm nhăm, anh nhớ, tháng ba

- Ngày hăm nhăm, anh nhớ, anh đi

- Còn những hai ba tháng lâu thay

- Mong tháng ba nhớ ngày đã hẹn

Việc tính thời gian cụ thể như trên cho thấy các sự kiện diễn ra trong cuộc sống thực tại chi phối đời sống sinh hoạt cũng như đời sống tinh thần của con người. Thời gian thực càng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm hồn nhân vật trong tác phẩm truyện thơ Tày:

“- Vào tháng giêng bước ra ong gọi

- Vào tháng hai nàng mới trở về

- Vào tháng mười đầu đông gió thốc

- Nam Kim ngày mùng một đi thăm

- Tháng một chạp móc phủ núi đầy

- Mồng mười Nam Kim kíp lên đàng

- Tháng chạp ngày hăm mốt đi đường”

Thời gian này được kể lại một cách đơn giản không cầu kì và đặt chúng trong những không gian có màu sắc riêng. Trong tác phẩm này ta bắt gặp nhịp độ thời gian đều biểu hiện khác nhau rõ nét. Thời gian được xác định rõ vào ngày nào? tháng nào? năm nào? giờ nào? Tất nhiên trong truyện thơ, thời gian cụ thể, xác định hơn trong truyện cổ tích nhưng vẫn còn có thời gian mang tính phiếm chỉ (có những tác phẩm có ngày, tháng, năm nhưng không biết của năm nào cụ thể).

Với tác phẩm Thị Đan, đáng chú ý nhất là thời gian vào ngày nàng Thị Đan mất, giờ mất như đã được định sẵn từ trước:

“Tắt thở ngày tháng giêng mùng bốn Giờ ngọ mùi còn dặn Thị Âm

Vận đến lúc giờ thân nhắm mắt”

[5: 273-274]


Theo phong tục của người Tày, tháng giêng diễn ra rất nhiều lễ hội, tất cả mọi người già, trẻ, gái, trai đều vui vẻ đi hội. Nhất là các đôi trai gái yêu nhau rất háo hức đợi chờ đến tháng riêng để có dịp đi chơi cùng nhau. Thời gian trong tác phẩm Nam Kim qua mấy câu thơ trên được chi tiết hóa “bằng giờ” cho biết các sự kiện thời gian này càng được hiện thực hơn trong cuộc sống hằng ngày. Ngày mất của Thị Đan là ngày của trai gái Tày du xuân (ngày mùng bốn tết Nguyên Đán). Trước khi nàng Thị Đan mất vào giờ mùi còn dặn chị gái Thị Âm chuyển lời đến người yêu của mình là chàng Nam Kim. Rồi vận đến giờ thân nắng ấm, nàng Thị Đan vĩnh viễn không còn trên cõi đời này. Thị Đan ra đi để lại cho chàng Nam Kim một nỗi buồn vô hạn, không nguôi.

Thời gian trong tác phẩm có sự vận động từ ngày, tháng, năm cho đến đơn vị thời gian nhỏ hơn bằng giờ. Sự vận động thời gian này cho biết từng sự kiện, từng tình tiết diễn ra cuộc tình duyên trắc trở không thành của chàng Nam Kim và nàng Thị Đan. Thời gian xác định, họ bắt đầu yêu nhau từ năm mùi đến năm sửu. Trải qua bao nhiêu nhớ nhung, chờ mong, hò hẹn, hay nói cách khác họ đã vượt qua thời gian năm tháng để yêu nhau tha thiết. Đến năm sửu vào tháng giêng, giờ thân, nàng qua đời. Thời gian của câu chuyện kéo dài bảy năm (“Truyện buồn chép cũng phải bảy năm”). Có lẽ tác giả truyện thơ đã bắt nhịp được với thời gian của cuộc sống thực tại, không những thế thời gian này còn chi phối cả trong cuộc sống sinh hoạt đời thường với bao sự thay đổi từng cung bậc sắc thái khác nhau. Sự chuyển hóa của thời gian phụ thuộc rất nhiều vào cảm thức thời gian tâm trạng của nhân vật trong tác phẩm.

Cũng có thể nói, thời gian thực chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống con người. Dựa vào các đơn vị thời gian, con người có thể lập được kế hoạch cá nhân cho mình. Từ ăn uống, nghỉ ngơi cho đến gặp gỡ, hay làm một công việc nào đó…Thời gian trong tác phẩm truyện thơ có thể kéo dài, có thể rút ngắn lại, có thể chậm chạp, có thể trôi qua vùn vụt, mở ra nhiều chiều. Ở phương diện nào thì thời gian thực cũng luôn hiện hữu rõ ràng, cụ thể, sinh động.


Thời gian thực không chỉ xuất hiện trong tác phẩm Nam Kim Thị Đan mà còn thấy xuất hiện trong truyện thơ Lưu Đài Hán Xuân. Tần xuất thời gian thực trong Lưu Đài Hán Xuân xuất hiện nhiều, thể hiện bằng các hình ảnh thời gian như: giờ tý, canh ba, năm canh, mười ngày, một tháng, một năm, bốn năm, tháng chạp, canh năm, ba năm, mười hôm, một ngày, mười năm, ba ngày, ba bốn năm hôm, mười tám năm, sáu ngày, một phút… Các đơn vị thời gian đã được tác giả dân gian cụ thể hóa đến từng chi tiết từ cấp độ năm, tháng, ngày, giờ, canh, thậm chí nhỏ hơn là phút…

“- Giờ tý vừa khi ấy canh ba

- Thị Nhan suốt năm canh than khóc

- Một tháng đến Nam Nga Hà Bắc

- Thấm thoắt đã một năm gần đủ

- Được bốn năm trời học tập

- Năm canh nhìn bát ngát gió mây

- Chùa cúng được ba bốn năm hôm”

Các hình ảnh thời gian nghệ thuật ở đây gắn với từng sự kiện trong không gian đa diện khác nhau. Thời gian càng nhiều thì diễn biến của câu chuyện càng nhiều, không gian càng rộng. Cũng có thể trong một thời gian mà có nhiều không gian hiện ra. Chúng ta sẽ thấy những hình ảnh thời gian dưới đây đều gắn với số lượng cụ thể: mấy năm, mấy ngày, mấy tháng, mấy giờ,... càng làm tăng thêm tính thực tại của thời gian.

“- Trọn một ngày thì đã xong ngay

- Mười ngày đi đỗ trạng bảng treo

- Ba ngày nêu tên chàng chói lọi

- Mười năm trời của cũ còn nguyên

- Sáu ngày tạnh cuồng phong mới tiến”

(Lưu Đài Hán Xuân)


Thời gian ở đây cũng tạo thành nhịp nhanh, chậm, với những lớp thời gian phụ thuộc vào cảm xúc của nhân vật mà chúng ta cũng hoàn toàn có thể cảm nhận được. Chính thời gian này liên hệ với nhau tạo nên nhịp điệu chung cho sự vận động thời gian thực trong toàn bộ tác phẩm truyện thơ. Thời gian thực trong tác phẩm được chú ý hơn cả, nó không bị chìm đi trong quá khứ cũng không bị mờ đi trong tương lai. Qua sự cảm nhận về thời gian, con người cảm nhận về thế giới thực tại, cảm nhận cuộc sống xung quanh, cảm nhận sự thay đổi về con người, số phận, cảm nhận được cuộc đời: hạnh phúc, khổ đau, buồn, vui, sướng, khổ…

3.1.2. Thời gian thiên nhiên

Thời gian thiên nhiên tồn tại với sự vận hành của vũ trụ, thiên nhiên. Nói đến sự vận hành của vũ trụ, thiên nhiên, bao giờ ta cũng thấy sự vận động bên ngoài khách thể. Điều đó đã giúp chúng ta có thể cảm nhận được sự thay đổi về thời gian này một cách dễ dàng. Nó càng mang tính thực tại hơn khi chính con người cảm nhận sâu sắc thời gian thiên nhiên trong tư duy của tác giả truyện thơ.

Như đã biết, thời gian thiên nhiên khách quan hoàn toàn khác biệt với thời gian nghệ thuật mang tính chủ quan do con người sáng tạo ra. Với tác phẩm Nhân Lăng, hoàn cảnh thực mang màu sắc của thời gian thiên nhiên tuần hoàn. Hai mẹ con chàng Nhân Lăng xin ăn lần khất qua ngày, cuộc sống của hai mẹ con chàng cứ trôi đi như thế mãi, hết ngày rồi đến đêm và hai mẹ con luôn tự hỏi, không biết khi nào mới thoát được cảnh nghèo khó suốt đời? Đêm nằm mẹ than thở với chàng, nuôi con được bảy năm, hai mẹ con phải chịu bao khổ cực, đói rét, có ngày phải nhịn ăn.

“Có ngày nhịn sớm hôm cùng quá Đêm nằm mẹ than thở với quan”.


Và cuộc đời chàng Nhân Lăng trôi nổi, nay đây mai đó để xin ăn, hết ngày rồi đến đêm và chính cái vòng luẩn quẩn đói rách của hai mẹ con, qua thời gian thiên nhiên tuần hoàn, đã được làm cho bi đát hơn.

Trong truyện thơ Nam Kim - Thị Đan, ta thấy xuất hiện thời gian của ngày và đêm. Thời gian hằng ngày, lúc nào hai người cũng nhớ thương nhau và mong sao ngày nào cũng được biết tin tức về nhau. Vì xa nhau khác mường khác bản nên vào thời điểm ban đêm, ngủ, nàng Thị Đan nằm mơ thấy chàng Nam Kim. Có những đêm, nàng Thị Đan thầm khóc cho sự xa cách mà không làm thế nào để gặp nhau được.

“- Đêm nằm mơ thấy mặt luôn luôn

- Đêm nằm em thầm khóc sao đây

- Nhớ nhau ngày lại bữa sầu vương

- Ngày nào cũng có tin nhắn nhủ”.

Còn chàng Nam Kim thì: “Ngày vắng thoảng nhớ em ngà ngọc”

Tác giả dân gian đã biết cảm nhận thời gian thiên nhiên khá sâu sắc và thổi vào truyện thơ những dòng thời gian chi phối các diễn biến, sự kiện của các nhân vật trong tác phẩm. Tính liên tục tuần hoàn của thời gian không chỉ được thể hiện qua những hình ảnh tượng trưng mà còn được diễn tả bằng những từ chỉ thời gian như sớm, trưa, chiều, tối...Chàng Nam Kim ra đi vào một buổi chiều, đến thăm nàng Thị Đan (“Chiều tà vừa đến nơi xã khác”). Một buổi sớm khác :“Sớm mai anh đã lại chợ xa”. Thời gian luân chuyển :“Ngày tháng cứ tuần tự sớm chiều”. Thời gian được tính bằng cả nỗi nhớ thương :„„Em gái chị lệ tràn sớm tối‟‟, „„Trưa chiều không biết ăn, biếng nói‟‟. Đoạn thơ sau đây trong Nam Kim Thị Đan nói về thời gian thiên nhiên luôn tuần hoàn theo năm tháng, theo các mùa trong đó có ba mùa được tác giả truyện thơ chú ý (mùa xuân, mùa thu, mùa đông)..., qua đó bộc lộ nỗi niềm thương nhớ da diết của chàng Nam Kim với người yêu của mình là nàng Thị Đan.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/10/2023