Đặc Điểm Xây Dựng Nhân Vật Chính.

tạo nên nét đặc trưng nổi bật trong truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái.

Truyện cổ tích thần kỳ nổi lên hai loại xung đột: xung đột xã hội và xung đột giữa con người với những trở lực của thiên nhiên. Trong đó, xung đột xã hội là nội dung chủ yếu. Đề tài về sự xung đột của con người với những trở lực của thiên nhiên trong truyện cổ tích thần kỳ có thể coi là sự tiếp nối hợp quy luật đề tài về cuộc đấu tranh của con người nhằm tìm hiểu và chế ngự những sức mạnh trong tự nhiên. Từ đó làm nảy sinh một số truyện kết hợp cả hai đề tài ấy (Nàng Nu, Nhà Tếnh, Rì Tủa, Củ và Kỷ).

Xung đột trong truyện cổ tích thần kỳ luôn luôn được giải quyết nhờ sự can thiệp của các lực lượng thần kỳ. Nhân vật chính trong các truyện ít nhiều có tính chất thụ động.


59

CHƯƠNG 3

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ CỦA DÂN TỘC MÔNG LƯU HÀNH Ở YÊN BÁI

3.1. Kết cấu truyện

Xét trong kho tàng văn học dân gian, ở thể loại tự sự, mỗi loại có một mô hình kết cấu riêng. Mô hình đó được coi như bộ khung chung cho tất cả những tác phẩm. Từ bộ khung chung ấy, tác giả dân gian đã tạo nên những tác phẩm mang nội dung phong phú. Bởi vậy cũng giống như truyện cổ tích của các dân tộc khác, truyện cổ tích thần kỳ của người Mông lưu hành ở Yên Bái cũng có mô hình khái quát chung đặc trưng của của tiểu loại này.

Truyện cổ tích thần kỳ bao giờ cũng tập trung vào giải quyết mối quan hệ chủ yếu giữa người với người. Dù truyện kể về người mồ côi, người em, người con riêng, hay người mang lốt, người dũng sĩ cũng đều phải tuân theo một môtíp cốt truyện truyền thống gồm ba phần:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

- Phần mở đầu

- Phần nội dung

Khảo sát truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái - 9

- Phần kết thúc

Tuy nhiên dấu hiệu chia tách ba phần trong kết cấu nội dung của mỗi truyện cổ tích khác nhau: có truyện cổ tích mỗi phần nội dung có sự chia tách cụ thể, tách biệt nhưng cũng có những truyện cổ tích thì sự chia tách ấy có phần mờ nhạt hơn. Nhưng dù dài hay ngắn, vắn tắt hay tỉ mỉ thì truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái bao giờ cũng có một mô hình kết cấu chung như trên.

3.1.1. Phần mở đầu

Phần nội dung này nằm ở phần đầu tiên của mỗi truyện cổ tích. Nó chỉ chiếm một phần nhỏ nội dung. Nhiệm vụ của phần mở đầu là giới thiệu câu chuyện. Qua đó, chúng ta sẽ xác định được nhân vật chính của câu chuyện, các sự kiện liên quan đến đời sống của nhân vật. Tuy không phải là phần


60

chính yếu của một truyện cổ tích nhưng phần mở đầu đóng vai trò rất quan trọng. Bởi nhờ có phần này mà chúng ta định hình để tiếp nhận nội dung ở phần tiếp theo. Ở một số truyện cổ tích thần kỳ, chính nhờ nội dung này mà người đọc hiểu được sâu hơn, yêu mến và khâm phục hơn nhân vật trong tác phẩm.

Mô hình thế giới được cấu tạo từ ba thành tố cơ bản là: thời gian - không gian - vạn vật. Ta có thể thấy đầy đủ ba thành tố này trong phần mở đầu của truyện cổ tích. Đại đa số các truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái đều mở đầu bằng một môtíp quen thuộc: “Ngày xửa ngày xưa, ở một làng kia, có một chàng trai/ cô gái…”. Công thức mở đầu như vậy không chỉ cho thấy thế giới quan, nhân sinh quan của người xưa mà còn cho thấy nghệ thuật dẫn truyện đặc sắc của tác giả dân gian.

Khi đọc truyện Chín người con trai, ta thấy tác giả dân gian đã giới thiệu một cách khái quát về các nhân vật: ai cũng khỏe mạnh, mưu trí, mỗi người có một cái tài riêng. Song nếu chỉ bằng tài năng của một người thì sẽ không sao thắng được thử thách của nhà vua. Họ đã đoàn kết bên nhau, mỗi người một công việc mà thắng được mưu gian của nhà vua. Hay trong truyện Chuyện Xí Xang, qua phần mở đầu, ta không chỉ biết nhân vật chính tên là Xí Xang, xuất thân là một chàng trai mồ côi mồ cút, thiệt thòi, không biết đến người sinh ra mình là ai mà qua đây chúng ta còn thấy những đặc điểm tính cách của Xí Xang - một cậu bé chăm chỉ, hiền lành, tốt bụng, hay giúp đỡ mọi người.

Như vậy, nội dung cơ bản của phần mở đầu nhằm mục đích giới thiệu nhân vật. Nhân vật thường được giới thiệu qua các thông tin: tên tuổi, nguồn gốc xuất thân, hoàn cảnh gia đình, thời gian và không gian sống. Những thông tin này xuất hiện ở mỗi truyện cổ tích là khác nhau. Có truyện giới thiệu được đầy đủ các chi tiết, thông tin trên nhưng cũng có trường hợp thông tin về các nhân vật bị lược bớt. Điều này chúng tôi có thể lý giải như sau: Mỗi tác giả dân gian là một cá thể riêng biệt, họ có không gian sống, tính cách, vốn ngôn từ và cách kể chuyện riêng nên có tác giả đã coi việc giới thiệu nhân vật dài


61

dòng là không cần thiết. Đôi khi xuất phát từ chính tình cảm đối với nhân vật mà tác giả dân gian đã giới thiệu một cách khá kĩ lưỡng về nhân vật chính. Sau phần giới thiệu khái quát là phần nhận xét đánh giá của người dẫn truyện về phẩm chất và đạo đức của nhân vật chính. Lời dẫn dắt, mào đầu này có tác dụng tăng tính biểu cảm, lôi cuốn sự tò mò, thu hút sự chú ý của người đọc đối với nội dung câu chuyện. Qua lời dẫn dắt, giới thiệu của người dẫn truyện thì ấn tượng ban đầu của người đọc về nhân vật dần được hình thành. Đây là tiền đề quan trọng cho sự tiếp nhận nội dung.

3.1.2. Phần nội dung

Đây là phần kế tiếp phần mở đầu. Phần này chiếm dung lượng nội dung khá dài và có nhiệm vụ phát triển câu chuyện. Nội dung chính yếu của truyện cổ tích thần kỳ nằm ở đây. Nhân vật chính được giới thiệu ở phần đầu câu chuyện sẽ được triển khai tiếp ở phần này bằng cách đưa ra các sự việc. Hầu hết các sự việc ấy được sắp xếp theo trình tự thời gian gắn liền với cuộc đời của nhân vật chính. Sự việc nào xảy ra trước được thông tin trước, sự việc nào xảy ra sau được thông tin sau. Tác giả sẽ lựa chọn các sự việc, chi tiết tiêu biểu để triển khai cốt truyện - thường là một chuỗi các sự việc, chi tiết nối tiếp nhau. Chính vì thế, cuộc đời của mỗi nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ sẽ được người đọc nhớ tới qua chính những sự việc điển hình và chi tiết đặc sắc đó. Cuộc đời và hành trình của nhân vật được tác giả dân gian trần thuật lại một cách trọn vẹn với lối kể cô đúc ở phần này. Do các sự việc và chi tiết được đặt kế tiếp nhau theo trình tự thời gian nên toàn bộ phần này của truyện cổ tích thần kỳ chúng ta có thể mô hình hóa bằng các lược đồ. Qua các lược đồ, chúng ta sẽ thấy cuộc đời của nhân vật chính được thể hiện qua các sự việc. Đó chính là những chặng đường đời thể hiện sự trưởng thành của nhân vật hay những mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời của họ. Trong mỗi sự việc, tác giả dân gian lại xây dựng nên một chuỗi các chi tiết nhằm minh họa, làm rõ các sự việc.


62

Bảng 2: Lược đồ cách tổ chức sắp xếp các sự việc trong truyện cổ tích thần kỳ “Chua Thênh và A Sở”:

Phần mở đầu

- Hai anh em mồ côi cha mẹ từ sớm.

- Chua Thênh chiếm hết gia tài.

- A Sở bị đối xử như người đi ở.



Phần nội dung

- A Sở bắt được cáo và tha chết cho cáo.

- Cáo hát và múa khèn nuôi A Sở -> chàng trở nên giàu có.

- Chua Thênh mượn cáo -> cáo không giúp -> hắn giết cáo và quăng xác xuống ruộng.

- A Sở nhặt xương đầu cáo làm gáo múc cám -> lợn lớn nhanh.

- Chua Thênh mượn gáo múc cám lợn -> cả đàn lợn chết dần -

> hắn vứt gáo vào bếp lửa.

- A Sở nhặt mảnh xương đầu cáo làm lược chải đầu-> tóc chàng dài, óng mượt, bán được nhiều tiền.

- Chua Thênh mượn lược -> tóc hắn rối bù, mắc vào gai tre -> hắn bẻ gẫy lược vứt gáo vào bếp lửa.

- A Sở nhặt mảnh lược làm lưỡi câu-> câu được nhiều cá, bán được nhiều tiền.

- Chua Thênh mượn lưỡi câu-> rồng nuốt lưỡi câu, rắn quấn vào dây -> hắn đã bị trừng trị.

- A Sở dùng hòn đá thần cứu sống Long Vương -> ngài đã gả con gái và tặng cho chàng chiếc ô thần.

- Yêu tinh bắt vợ A Sở -> chàng thi tài và chiến thắng nó -> cứu được vợ.


Phần kết thúc

- Long Vương giúp đỡ A Sở về vật chất.

- Hai vợ chồng trở nên gàu có, sống hạnh phúc.

- A Sở tiếp tục chữa bệnh cho mọi người.


63

Bảng 3: Lược đồ cách tổ chức sắp xếp các sự việc trong truyện cổ tích thần kỳ “Kề Tấu”:

Phần mở đầu

- Kề Tấu mồ côi cha mẹ từ sớm -> người cô ruột nhận về làm con nuôi.

- Chàng chậm lớn, còi cọc, lùn tè, không biết nói...



Phần nội dung

- Năm 20 tuổi, Kề Tấu đòi mẹ đi hỏi vợ (con gái út của vua).

- Nhà vua đưa ra thử thách: đấu chó, đấu lợn, đồ thách cưới.

- Kề Tấu vượt qua tất cả thử thách nhờ các lực lượng thần kỳ.

- Thần trời tặng Kề Tấu chiếc lược thần -> chàng trở thành

chàng trai tuấn tú.

- Giặc tràn sang -> Kề Tấu dùng lược thần giết giặc rồi tha chết cho chúng về nước -> đất nước thanh bình.


Phần kết thúc


- Nhà vua không có con trai -> Kề Tấu được suy tôn làm vua.


Qua hai sơ đồ trên, chúng ta thấy các chi tiết được lựa chọn, tổ chức và liên kết với nhau rất chặt chẽ. Các chi tiết móc nối với nhau theo một hệ thống. Chính vì thế, phần nội dung cung cấp cho người đọc rất nhiều sự việc quan trọng liên quan đến cuộc đời nhân vật chính. Những sự việc ấy giúp cho chúng ta hiểu, nhận xét và đánh giá đúng cuộc đời của mỗi nhân vật. Nội dung của mỗi truyện cổ tích thần kỳ hay hay dở chính là do cách lựa chọn, tổ chức, sắp xếp thông tin, sự việc của tác giả dân gian ở phần này. Họ phải khéo léo lựa chọn các sự việc, các yếu tố thần kỳ đắt giá nhất để tránh lan man, gây nhàm chán nhưng cũng phải cung cấp đủ những thông tin cần thiết để có thể hiểu về cuộc đời của nhân vật. Cũng qua lược đồ trên, chúng ta thấy mỗi sự việc lại được triển khai, trình bày thông qua các chi tiết nhỏ hơn. Tất cả các sự


64

việc, các chi tiết được kết nối với nhau chặt chẽ. Sự việc nọ nối tiếp sự việc kia. Chi tiết nọ nối tiếp với chi tiết kia một cách tuần tự. Hầu như ở phần này, ta không bắt gặp các sự việc, các chi tiết xảy ra trong quá khứ. Phần lớn các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian. Như vậy, đây chính là phần thể hiện rõ nhất nội dung tư tưởng của tác phẩm và tài năng sáng tạo của tác giả dân gian.

3.1.3. Phần kết thúc

Phần kết thúc có nhiệm vụ khép lại nội dung câu chuyện. Dung lượng nội dung của phần này thường ngắn, có khi chỉ là một đoạn hoặc một hai câu văn. Nhưng đây là phần quan trọng và có ý nghĩa rất sâu sắc. Nó giúp người đọc có được cái nhìn toàn vẹn và đầy đủ về nhân vật và toàn bộ câu chuyện.

Dù được kể theo những cách khác nhau và sử dụng những môtíp khác nhau song ở bất cứ mảng đề tài nào cũng hướng tới một cái kết chung: cái thiện chiến thắng cái ác, sự tốt đẹp chiến thắng cái xấu xa. Nhân vật chính diện bao giờ cũng được hưởng cuộc sống sung sướng hạnh phúc. Ngay cả đến lúc chết, họ vẫn được quây quần và đoàn tụ bên nhau. Ngược lại, nhân vật phản diện thường phải nhận lấy cái chết bi thảm hoặc biến thành các con vật sống chui lủi trong rừng sâu. Điều đặc biệt là họ thường bị trừng trị bởi các lực lượng siêu nhiên chứ không phải bởi các nhân vật chính diện.

Trong đoạn kết của truyện Sao Pàng, cô gái Sao Pàng hiền lành tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ mọi người cuối cùng cũng trở nên giàu có, được xây tổ ấm bên chàng trai Mông tốt bụng. Mụ dì ghẻ thì phát điên phát cuồng, khóc lóc thảm thiết, chửi bới om xòm. Ông bố đẻ - kẻ tiếp tay cho cái ác thì phải xuống cõi âm ty mà chịu tội. Sau khi được hóa kiếp, nàng Nao trong truyện Nàng Nao và Xênh vẫn được hưởng hạnh phúc bên cạnh chồng con. Còn mẹ con mụ dì ghẻ bị núi đá sụp lở vùi lấp, chúng bị kéo xuống địa ngục chịu tội.

3.2. Đặc điểm xây dựng nhân vật.

Cũng giống như các thể loại tự sự dân gian khác, hệ thống nhân vật của truyện cổ tích bao gồm nhân vật người dẫn truyện, nhân vật chính và các nhân



65

vật phụ. Nhân vật phụ trong truyện cổ tích thần kỳ thường không được chú trọng nhiều bởi đó chỉ là những nhân vật nền để tác giả dân gian khắc họa nhân vật chính.

3.2.1. Đặc điểm xây dựng nhân vật chính.

Nếu như nhân vật chính của truyện truyền thuyết là những người liên quan đến lịch sử thì nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ là những người mồ côi, người em, người con riêng, người đội lốt, người dũng sĩ. Nhân vật chính bao giờ cũng được các tác giả dân gian chú trọng khắc họa sao cho thật ấn tượng, hấp dẫn bằng những thủ pháp nghệ thuật độc đáo.

3.2.1.1. Nghệ thuật giới thiệu nhân vật.

Qua việc khảo sát nghệ thuật xây dựng nhân vật chính trong truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái, chúng tôi thấy ở phần mở đầu của hầu hết các truyện có phần giới thiệu về nguồn gốc xuất thân của nhân vật. Các nhân vật không những xuất thân trong những gia đình nông dân nghèo khó mà họ còn là những đứa trẻ mồ côi, chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh.

Trong các truyện cổ tích thần kỳ đã khảo sát, chúng tôi nhận thấy nhân vật mồ côi là nhân vật thường gặp nhất. Họ là hình ảnh của những con người chịu nhiều cơ cực, thiệt thòi và bất hạnh trong cộng đồng người Mông. Phần giới thiệu về các nhân vật dù kĩ lưỡng hay sơ lược chúng ta vẫn biết được họ xuất thân trong gia đình nghèo khổ. Hơn thế nữa họ là những đứa trẻ mồ côi, bơ vơ. Không chỉ xuất hiện ở nhóm chủ đề trên, ngay cả những tác phẩm thuộc nhóm truyện về người em, người dũng sĩ ta cũng bắt gặp những nhân vật có nguồn gốc xuất thân tương tự như vậy. Một số truyện như Mặt đất lồi lõm, Sự tích gà mái ấp trứng vịt nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng như cốt truyện lại mang màu sắc của truyện thần thoại, tuy nhiên “yếu tố thần thoại” không nhiều. Theo quan điểm của chúng tôi sự giao thoa giữa thần thoại và truyện cổ tích thần kỳ là do hai nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất: Theo quy luật phát triển của loại hình tự sự dân gian, sự ra đời của các thể loại từ thần thoại đến truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn… bao



66

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 20/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí