Khảo sát thực trạng dạy học và học Tiếng Anh tại Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh để tìm ra giải pháp quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường - 10


Giới thiệu danh mục sách tham khảo bằng tiếng Anh cho sinh viên


3.5. Cải tiến phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá và quản lý tổ chức kiểm‌

tra đánh giá


Như chúng ta đã biết, kiểm tra, đánh giá là khâu rất quan trọng và luôn được tiến hành một cách đồng bộ với công việc giảng dạy. Trong thực tế, kiểm tra, đánh giá là thước đo kết quả của hoạt động dạy và học. Thông qua kiểm tra, đánh gia", chúng ta có một bức tranh rò nét về hiệu quả áp dụng chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy để có thể phát huy được những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy đang được áp dụng.

Do số lượng sinh viên trong một lớp quá đông, phương pháp kiểm tra, đánh giá dinh độ tiếng Anh của sinh viên mà Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh thường dùng là phương pháp kiểm tra, đánh giá một lần tập trung vào cuối mỗi học ky và hình thức thi được sử dụng là thi viết. Mặc dù trong suốt học kỳ, sinh viên có tham gia các bài kiểm tra học trình nhưng những bài kiểm tra đó thường không được tính vào kết quả cuối cùng của môn học mà chỉ được coi là tiêu chí để xét điều kiện dự thi cuối kỳ của sinh viên vì điểm kiểm ưa học trình thường không phản ánh chính xác kết quả học tập của sinh viên. Nguyên nhân là do lớp quá đông, phòng thi chật hẹp, ý thức kỹ luật của sinh viên chưa tốt nên một giảng viên không quản lý nổi giờ kiểm tra của sinh viên.

Cũng do lớp quá đông, cán bộ coi thi thiếu, phòng thi nhỏ, sinh viên ngồi quá gần nhau khi thi mà bài thi tiếng Anh mang tính trắc nghiệm cao nên hiện tượng quay cóp là không thể hoàn toàn tránh được. Mặt khác, khâu quản lý tổ chức kiểm tra đánh giá còn nhiều bất cập nên đã có hiện tượng sinh viên thi hộ nhau, thậm chí, còn có sinh viên nhờ người bên ngoài thi giúp. Do đó nếu chỉ căn cứ vào kết quả thi cuối kỳ, chúng ta không thể đánh giá được toàn diện và chính xác về học lực của sinh viên.

Nói đến đánh giá năng lực thưc hành ngôn ngữ là nói đến năng lực giao tiếp của người học. Vi vậy, nội dung kiểm tra phải đánh giá kiến thức ngôn ngữ phải được lồng vào việc đánh giá các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết chứ không phải chỉ dùng hình thức thi nặng về viết như hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.


Để đánh giá chính xác năng lực tiếng Anh của sinh viên, Trường cần cải tiến phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá và quản lý tổ chức kiểm tra đánh giá. Cụ thể là:

Khảo sát thực trạng dạy học và học Tiếng Anh tại Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh để tìm ra giải pháp quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường - 10

Đổi mới phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá bằng cách dùng phương pháp đánh giá liên tục và hình thức đánh giá là thi cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhằm đánh giá chính xác năng lực sử dụng tiếng Anh của sinh viên .

Quản lý khâu tổ chức thi thật nghiêm túc : bố trí số lượng sinh viên hợp lý trong một phòng thi, bố trí đủ cán bộ coi thi, kiểm tra nghiêm túc tư cách thi của sinh viên và thực hiện chấm thi đúng quy chế .

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập tiếng Anh cua sinh viên bằng phương pháp đánh giá liên tục và hình thức đánh giá là nghe, nói, đọc, viết cần được áp dụng với những lý do sau:

Thứ nhất, kết quả của bài kiểm tra học trình thường xuyên có thể tính là 20% điểm tổng kết cuối kỳ. Kết quả bài kiểm tra học trình được trả cho sinh viên một cách một cách thường xuyên sẽ thúc đẩy được họ trong quá trình học tập, tạo điều kiện cho họ học tập chuyên cần. Nhờ vậy giảm bớt được tình trạng sinh viên học dồn để đối phó với thi cử vào cuối học kỳ nên hiệu quả học tập được nâng cao.

Thứ hai, các bài kiểm tra học trình cùng với bài thi cuối kỳ có thể bao quát được hầu hết những nội dung giảng dạy chính của kỳ học.

Thứ ba, kết quả kiểm tra, đánh giá liên tục sẽ phản ánh chính xác hơn sức học của sinh viên trong cả quá trình, đồng thời giúp sinh viên rút ra được kinh nghiệm trong học tập và chủ động hơn trong học tập, còn giảng viên có thể theo dòi sát sinh viên của mình và giúp kiểm tra, đánh giá được công bằng, chính xác và toàn diện. Tuy nhiên việc này đòi hỏi giảng viên phải có nhiều nỗ lực vì họ phải đảm nhiệm một khối lượng công việc tương đối nhiều.

3.6. Nâng cao trình độ của giảng viên‌


Trong hoạt động dạy - học, người thầy có vai trò vô cùng quan trọng. Thầy chính

là người dẫn dắt người trò đi đến chân trời của khoa học. Nếu thầy dẫn dắt tốt thì trò sẽ


nhanh chóng tiếp thu được tri thức. Đội ngũ giảng viên của một trường đại học chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng đào tạo. Để dạy tiếng Anh chuyên ngành tài chính - ngân hàng, giảng viên của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh không những phải có kiến thức về tiếng Anh tổng quát mà còn phải có kiến thức về tiếng Anh chuyên ngành. Để đảm bảo chất lượng dạy-học, giảng viên tiếng Anh của Trường đã phải nỗ lực tự học để nắm được kiến thức tiếng Anh chuyên ngành tài chính ngân hàng vì họ không được đào tạo về lĩnh vực này. Tất cả giảng viên tiếng Anh của Trường đều được sinh viên đánh giá là nhiệt tình, tận tâm và có trách nhiệm trong giảng dạy. 100% giảng viên đã sử dụng kết hợp những phương pháp dạy ngoại ngữ ưu việt trong hoạt động giảng dạy. Tuy nhiên, còn nhiều sinh viên đánh giá giảng viên tiếng Anh giảng dạy bình thường và một số ít sinh viên (9.75%) đánh giá hoạt động giảng dạy tiếng Anh ở Trường là chưa hiệu quả. Tất nhiên, không thể nói hạn chế này của hoạt động giảng dạy là hoàn toàn do yếu tố người thầy. Những yếu tố khác như kế hoạch day - học chưa hợp lý, thời lượng dành cho môn học còn quá ít, lớp học tiếng Anh quá đông sinh viên và trình độ tiếng Anh của sinh viên trong một lớp học không đồng đều... cùng chính là nguyên nhân dẫn đến đánh giá nêu ở trên. Tuy nhiên, không thể loại trừ yếu tố người thầy. Trong những năm qua, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh chưa đầu tư vào việc nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên tiếng Anh, đặc biệt là đầu tư để đội ngũ giảng viên tiếng Anh của Trường tiếp cận được với tiếng Anh chuyên ngành tài chínnh ngân hàng. Đây chính là một yếu tố không nhỏ làm hạn chế năng lực của người thầy.

Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cần quan tâm đến việc nâng cao tình độ, chất lượng đội ngũ giảng viên tiếng Anh để đảm bảo chất lượng đào tạo và học tập môn học tiếng Anh. Đội ngũ giảng viên tiếng Anh cần được học tập để nâng cao trình độ và họ cần phải được giao lưu với giảng viên người bản ngữ. Việc đội ngũ giảng viên tiếng Anh của Trường cần phải tham gia những khóa học, đi tham quan và thực hành tiếng ở nước ngoài là một điều cần thiết và cấp bách. Nhà trường cần tìm kiếm nguồn đầu tư ở trong nước cũng như ngoài nước, quan hệ quốc tế trực tiếp nhằm tạo điều kiện nâng cao trình độ giảng viên.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ‌


I. Kết luận:


1. Tiếng Anh có vai trò vô cùng quan trọng đối với người cán bộ ngân hang trong thời kỳ đổi mới của đất nước. Đa số sinh viên của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đều thấy rò tiếng Anh có tầm quan trọng như thế nào đối với nghề nghiệp của họ trong tương lai. Nhưng kết quả học tập môn tiếng Anh của họ còn nhiều hạn chế. Vì vậy, nhà trường cần tăng cường phổ biến vai trò của tiếng Anh để tiếng Anh có thể trở thành một công cụ đắc lực cho sinh viên của Trường trong học tập, nghiên cứu khoa học và trong nghề nghiệp của họ ở tương lai.

2. Trong những năm gần đây, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã đầu tư nhiều thời gian, công sức vào việc soạn thảo, chỉnh đổi và cải tiến nội dung chương trình và kế hoạch dạy - học. Riêng đối với môn học tiếng Anh, để tạo điều kiện cho sinh viên học tốt tiếng Anh chuyên ngành, nhà trường cần chú ý bố trí cho sinh viên không học môn này ở 2 học kỳ đầu để sinh viên có thể bổ sung, nâng cao kiến thức tiếng Anh tổng quát trước khi vào học chương trình tiếng Anh ở trường vì số tiết hiện nay giành cho môn tiếng Anh là quá ít (chỉ có 250 tiết, trong đó theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo thì 150 tiết dành cho tiếng Anh tổng quát). Hiện nay, môn tiếng Anh chuyên ngành vẫn bị học trước các môn chuyên ngành. Điều này đã gây khó khăn và cản trở không ít đến quá trình dạy - học. Nhà trường cần bố trí cho cho môn tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành được học sau một số môn chuyên ngành để sinh viên có kiến thức về chuyên ngành khi học tiếng Anh chuyên ngành nhằm nâng cao chất lượng dạy - học môn học này.

3. Thời lượng mà Bộ Giáo đúc -Đào tạo và Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh dành cho môn học tiếng Anh là quá ít để hoàn thành nội dung của chương trình học (Bộ Giáo dục -Đào tạo quy định số tiết tiếng Anh tổng quát cho sinh viên ở các trường đại học là 150 tiết ; Trường Đại học Ngân hàng bố trí cho môn tiếng Anh chuyên ngành tài chính - ngân hàng là 90 tiết. Như vậy, tổng số tiết tiếng Anh của toàn khóa học cho sinh viên của Trường là 240 tiết.) . Vì vậy, chỉ khi số tiết của môn học tiếng Anh được tăng lên, chúng ta mới có thể đạt được mục tiêu của môn học.


4. Hiện nay, số lượng sinh viên trong một lớp học tiếng Anh tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh là quá đông -Tính trung bình, một lớp có khoảng 70 sinh viên và không ít lớp có số lượng 100 và hơn 100 sinh viên. Điều này rất cản trở quá trình dạy - học và không thể đổi mới phương pháp dạy - học. Với điều kiện ở nước ta, một lớp học tiếng Anh chỉ nên có số lượng tối đa là 30 sinh viên để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy - học tiếng Anh.

5. Trình độ tiếng Anh của sinh viên trong một lớp học không đồng đều. Theo kết quả kiểm tra đầu vào môn tiếng Anh của sinh viên mới vào trường 26,95% sinh viên có học lực yếu, kém; 10,94% sinh viên có học lực loại xuất sắc và giỏi, số còn lại có học lực khá và trung bình. Điều này rất cản trở hoạt động dạy - học. Nếu giảng viên giảng theo trình độ của nhóm sinh viên có học lực yếu và kém thì nhóm còn lại thấy bài giảng nhàm chán, còn giảng theo tình độ của nhóm có học lực trung bình trở lên thì nhóm kia sẽ không tiếp thu được bài giảng. Điều này sẽ dẫn đến việc bi quan, chán nản của nhóm sinh viên có trình độ đầu vào tiếng Anh loại yếu kém. Những điều vừa nêu ở trên đã cản trở và làm mất hứng thú của giảng viên và sinh viên trong dạy - học và làm giảm đi hiệu quả dạy - học. Trường cần kiểm tra trình độ đầu vào môn học tiếng Anh của sinh viên và xếp cho những sinh viên có cùng trình độ học cùng một lớp để giảm bớt khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dạy - học tiếng Anh.

6. Một trong những điều kiện cần để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo là cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị dạy - học. Đây là yếu tố quan trọng để đánh giá một cơ sở đào tạo. Trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm đến việc đầu tư vào cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị dạy -học, đặc biệt đã xây dựng mới 39 phòng học ở Cơ sở 2 tại Thủ Đức. Tuy nhiên, nhiều phòng học ở Cơ sở 1 tại 36 Tôn Thất Đạm Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh còn chưa đủ chuẩn, phương tiện và trang thiết bị dạy -học hiện nay của nhà trường chưa đủ, lạc hậu và không thật hữu dụng, chưa đáp được yêu cầụ đào tạo ở bậc cao đẳng, đại học và sau đại học. So với nhiều cơ sở đào tạo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố khác thì cơ sở vật chất của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cò quá nghèo nàn, điều này ảnh hưởng không ít đến chất lượng và kết quả đào tạo. Vì vậy, Trường cần gấp rút đầu tư


xây dựng các phòng học tiếng Anh đủ chuẩn, hiện đại hóa thư viện, phòng thực hành tiếng với phương tiện trang thiết bị hiện đại.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá một lần tập trung vào cuối mỗi kỳ học hiện nay Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đang áp dụng còn nhiều hạn chế, bất cập và thiếu chính xác. Mặc dù một phần nhỏ bài thi được thiết kế để đánh giá kỹ năng nghe hiểu của sinh viên nhưng hình thức thi vẫn nặng về thi viết.

Đổi mới phương pháp đánh giá không phải chỉ ở phương pháp và hình thức đánh giá mà còn ở việc quản lý, tổ chức thi, ví dụ như việc bố trí phòng thi, số lượng sinh viên trong một phòng thi, tư cách thi của người dự thi, việc thực hiện quy chế ra đề thi, coi và chấm thi. Việc này còn nhiều hạn chế như phòng thi nhỏ và quá đông sinh viên, cán bộ coi thi có lúc còn thiếu, việc kiểm tra tư cách thi của sinh viên còn chưa nghiêm .

Nói chung, việc kiểm tra đánh giá trình độ tiếng Anh của sinh viên chưa được tiến hành đồng bộ với hoạt động giảng dạy và chưa thực sự là thước đo kết quả hoạt động dạy và học. Việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá, hình thức thi và quản lý tổ chức kiểm tra đánh giá cần được gấp rút thực hiện. Phương pháp đánh giá liên tục cần được áp dụng, và hình thức thi nghe, nói, đọc, viết để đánh giá trình độ tiếng Anh của sinh viên cần được áp dụng. Đặc biệt khâu quản lý tổ chức, kiểm tra, đánh giá cần phải được cải tiến kịp thời để kiểm tra, đánh giá thực sự là thước đo kết quả hoạt động dạy và học .

8. Giảng viên tiếng Anh của trường đã có nhiều cố gắng đảm bảo chất lượng dạy

- học. Tuy nhiên, kết quả của hoạt động dạy - học còn hạn chế do những yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau trong đó có yếu tố được đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn.

Việc đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên trong một trường đại học là không thể thiếu được. Nhà trường cần tổ chức cho giảng viên tiếng Anh đi thực tế và học tập ở trong và ngoài nước để họ kịp thời nắm bắt được những thông tin hiện đại về khoa học .


9. Trong thời gian gần đây, hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy đang được đẩy mạnh và ưu tiên trong nhà trường. Tuy nhiên, hoạt động này còn nhiều hạn chế và chưa đồng bộ giữa giảng viên và sinh viên và nhà trường. Đổi mới phương pháp dạy - học sẽ không mang hiệu quả nếu không có sự kết hợp của người dạy và các nhà quản lý.

10. Đa số sinh viên và giảng viên tiếng Anh cho rằng chương trình và giáo trình môn học tiếng Anh tại Trường Đại học Ngân hàng chỉ là khá phù hợp. Vì chương trình và giáo trình là xương sống của giáo dục đại học nên việc chuẩn hóa chương trình và giáo trình môn học tiếng Anh phải được thực hiện một cách khoa học .

Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm có uy tín chuyên đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống Ngân hàng Việt Nam và các định chế tài chính khác ở các tỉnh phía Nam và cả nước. Sự phát triển và hoa nhập của hệ thống Ngân hàng Việt Nam vào hê thống ngân hàng thế giới có sự đóng góp không nhỏ của Trường .

II. Kiến nghị


1. Đối với Trung ương và các cơ quan trực thuộc Trung ương


Chính phủ cần đưa ra những chính sách nhằm phổ biến vai trò quan trọng của ngoại ngữ trong xã hội của nền kinh tế tri thức ngày nay và xây dựng chiến lược đào tạo ngoại ngữ ở các cấp bậc học trong phạm vi cả nước .

Bộ Giáo dục - Đào tạo cần khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo ngoại ngữ liên thông ở các cấp học từ dưới lên trên và đưa ra những quy định nghiêm ngặt về việc thực hiện chương trình này.

Bộ giáo dục cần đưa môn ngoại ngữ vào thành phần các môn thi tốt nghiệp ở

bậc đại học .


Bộ Giáo dục -Đào tạo cần tăng thời lượng cho môn học ngoại ngữ ở bậc đại

học .


Bộ giáo dục -Đào tạo cần phủ khắp việc dạy ngoại ngữ trong phạm vi cả nước ở các bậc học phổ thông và đảm bảo nội dung chương trình đào tạo để việc dạy -học ngoại ngữ ở bậc đại học được kế thừa nội dung chương trình đào tạo này .

Bộ Giáo dục -Đào tạo và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần nhanh chóng có kế hoạch cụ thể, thiết thực để kịp thời xây dựng cơ sở vật chất và tăng cường trang thiết bị dạy - học cho Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là đầu tư cho Cơ sở 1 của Trường cho xứng với tầm của một cơ sở đào tạo nguồn nhân lực bậc cao cho ngành ngân hàng ở khu vực phía Nam và cả nước .

2. Đối với Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh


Tăng cường phổ biến vai trò của môn học tiếng Anh .


Điều chỉnh chương trình và kế hoạch đào tạo bố trí cho môn học tiếng Anh chuyên ngành được học sau một số môn chuyên ngành để các môn học chuyên ngành hỗ trợ cho môn học tiếng Anh chuyên ngành .

Tăng thời lượng cho môn học tiếng Anh chuyên ngành tài chính ngân hàng


Đảm bảo số lượng thích hợp là 30 sinh viên trong một lớp học tiếng Anh để

giảm bớt khó khăn trong hoạt động dạy - học môn học này .


•Kiểm tra trình độ đầu vào môn tiếng Anh của sinh viên mới vào trường và xếp lớp cho sinh viên học theo trình độ để đảm bảo tính đồng đều về trình độ của sinh viên trong một lớp học tiếng Anh .

Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cần hổ trợ tối đa hoạt động đổi mới phương pháp dạy - học tiếng Anh .

Cần đổi mới phương pháp, hình thức kiểm ưa đánh giá và khâu quản lý tổ chức kiểm tra đánh giá.

Tạo điều kiện để đội ngũ giảng viên tiếng Anh của Trường tham gia các chương trình tập huấn về chuyên môn tiếng Anh ở trong và ngoài nước để nâng cao trình độ chuyên môn cho giảng viên và chất lượng dạy - học .

Khẩn trương chuẩn hóa chương trình và giáo trình tiếng Anh .

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022