Kế Toán Các Phương Tiện Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt


1.7. Kế toán các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt

1.7.1. Tài khoản và chứng từ sử dụng trong thanh toán không dùng tiền mặt

1.7.1.1. Tài khoản sử dụng

Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn bằng VNĐ (TK 4211)

Dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam/ ngoại tệ của khách hàng trong nước gửi không kỳ hạn (chủ yếu phục vụ cho mục đích thanh toán qua ngân hàng).

Bên Có: Số tiền khách hàng gửi vào để tạo nguồn vốn thanh toán. Bên Nợ: Số tiền khách hàng rút ra để thanh toán.

Dư Có: Số tiền khách hàng đang gửi tại Ngân hàng

Tài khoản này có thể có số dư Nợ trong điều kiện khách hàng được Ngân hàng cho phép thấu chi, mức dư Nợ cao nhất bằng hạn mức thấu chi.

Tài khoản thanh toán giữa các tổ chức tín dụng (TK 50)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.

TK 501: Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng 5011: Thanh toán bù trừ của ngân hàng chủ trì 5012: Thanh toán bù trừ của ngân hàng thành viên

- TK 5011: Thanh toán bù trừ của ngân hàng chủ trì

Đánh giá công tác kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng tmcp ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế - 3

Tài khoản này mở tại ngân hàng là đơn vị chủ trì thanh toán bù trừ dùng để hạch toán kết quả thanh toán bù trừ của ngân hàng chủ trì đối với các ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ

Bên Nợ: Số tiền chênh lệch các NH thành viên phải thu trong thanh toán bù trừ

Bên Có: Số tiền chênh lệch các NH thành viên trả trong thanh toán bù trừ Tài khoản này sau khi thanh toán xong phải hết số dư

- TK 5012: Thanh toán bù trừ của ngân hàng thành viên

Tài khoản này mở tại các ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ dùng để hạch toán toàn bộ các khoản phải thanh toán bù trừ với các ngân hàng khác

Bên Nợ: các khoản phải thu ngân hàng khác

Bên Có: các khoản phải trả cho ngân hàng khác

Dư Nợ: số tiền chênh lệch phải thu trong thanh toán bù trừ chưa thanh toán Dư Có: Số tiền chênh lệch phải trả trong thanh toán bù trừ chưa thanh toán Sau khi kết thúc quá trình thanh toán thì tài khoản này sẽ không còn số dư


Trong thanh toán liên chi nhánh ngân hàng điện tử (CTĐT), tuỳ theo từng hệ thống NH để có cách sử dụng TK khác nhau. Hiện nay có 2 cách sử dụng tài khoản: sử dụng TK 511 - thanh toán chuyển tiền và Sử dụng TK 5191 – điều chuyển vốn (thanh toán khác giữa các đơn vị trong từng hệ thống NH)

TK thanh toán chuyển tiền (TK 51)

- TK chuyển tiền năm nay của đơn vị chuyển tiền (TK 511) TK 5111 chuyển tiền đi năm nay

TK 5112 chuyển tiền đến năm nay

TK 5113 chuyển tiền đến năm nay chờ xử lý

- TK chuyển tiền năm trước của đơn vị chuyển tiền (TK512) TK 5121 chuyển tiền đi năm trước

TK 5122 chuyển tiền đến năm trước

TK 5123 chuyển tiền đến năm trước chờ xử lý

Tài khoản điều chuyển vốn (TK 5191)

Bên Nợ: Số vốn gửi đi theo lệnh chuyển Nợ gửi đi và lệnh chuyển Có nhận được.

Bên Có: Số vốn nhận đến theo lệnh chuyển Có gửi đi và lệnh chuyển Nợ nhận được.

Dư Nợ: Phản ánh số chênh lệch số vốn gửi đi lớn hơn số vốn nhận đến (đây là số vốn chi nhánh gửi tại hội sở chính).

Dư Có: Phản ánh số chênh lệch số vốn nhân đến lớn hơn số vốn gửi đi (đây là số vốn chi nhánh thiếu phải nhận điều chuyển của hội sở chính)

Tài khoản này mở tại các đơn vị liên hàng (chi nhánh) và trung tâm thanh để hạch toán số vốn điều chuyển đi, điều chuyển đến; số tiền chi hộ, thu hộ trong chuyển tiền điện tử giữa các chi nhánh và giữa chi nhánh với Hội sở chính trong cùng hệ thống.

Các tài khoản liên quan khác:

Chuyển tiền phải trả: TK 454/455

Thu phí dịch vụ thanh toán: TK 711

Thuế GTGT phải nộp: TK 453

Thuế GTGT đầu vào: TK 353

Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng: TK 501

Tiền mặt bằng đồng Việt Nam: TK 101


Thiếu mất tiền chờ xử lý: TK 3614

Thừa Quỹ chờ xử lý: TK 461

………

1.7.1.2. Chứng từ sử dụng

Chứng từ dùng trong nghiệp vụ thanh toán có thể là chứng từ bằng giấy như giấy uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, phiếu nộp tiền, phiếu chuyển khoản, bảng kê…hoặc chứng từ điện tử như lệnh chi, nhờ thu, thẻ ngân hàng, lệnh thanh toán…Thích ứng với mỗi hình thức thanh toán có các chứng từ thích hợp.

1.7.2. Kế toán các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt

1.7.2.1. Kế toán nghiệp vụ thanh toán bằng Sec

1.7.2.1.1. Sec chuyển khoản

Khi có nhu cầu sử dụng Sec thanh toán, người chi trả phải đến ngân hàng xin mua Sec trắng, ngân hàng định khoản:

Nợ TK 1011 Tổng số tiền thanh toán Có TK 4531 Thuế GTGT

Có TK 711 Thu nhập từ dịch vụ thanh toán

Người thụ hưởng nộp Sec vào ngân hàng kèm theo 03 liên bảng kê nộp Sec (BKNS) trong thời gian hiệu lực, ngân hàng kiểm tra, đối chiếu nếu đủ điều kiện thì tùy vào tài khoản của người ký phát và người thụ hưởng ở cùng hay khác ngân hàng để tiến hành xử lý phù hợp.

Nếu Sec chuyển khoản được thanh toán cùng ngân hàng

Khi tiếp nhận BKNS cùng các tờ Sec chuyển khoản, kế toán phải kiểm soát tính chất hợp pháp của tờ Sec đồng thời kiểm tra số dư tài khoản tiền gửi của người ký phát có đủ cho giao dịch hay không.

- Nếu không đủ điều kiện, từ chối giao dịch và nêu rõ lý do

- Nếu đủ điều kiện thì ghi ngày, tháng, năm thanh toán trên tờ Sec và ký nhận rồi trả lại một liên BKNS cho người nộp Sec

Hạch toán:

Nợ TK 4211 Tiền gửi thanh toán của người ký phát

Có TK 4211/2111 Tiền gửi của người thụ hưởng


Nếu Sec chuyển khoản được thanh toán giữa hai ngân hàng khác nhau có thanh toán trực tiếp với nhau

Tại đơn vị thu hộ:

Giai đoạn nhận thu hộ:

Khi tiếp nhận BKNS cùng các tờ Sec chuyển khoản, kiểm tra tính hợp pháp của các tờ Sec:

- Nếu không đảm bảo thì từ chối giao dịch và nêu rõ lý do

- Nếu đủ điều kiện thì ký nhận rồi giao một liên BKNS lại làm biên lai nhận Sec cho người nộp Sec, chuyển hai liên BKNS kèm tờ Sec chuyển khoản sang ngân hàng thanh toán.

Ngân hàng thu hộ thu phí dịch vụ theo quy định và định khoản: Nợ TK 1011, 4211,… Số tiền khách hàng phải nộp

Có TK 711 Phí thu hộ

Có TK 4531 Thuế GTGT

Giai đoạn thanh toán cho người thụ hưởng:

Khi nhận được lệnh chuyển Có từ đơn vị thanh toán, kế toán thực hiện kiểm soát lệnh và trả tiền cho khách hàng, định khoản:

Nợ TK 501 (thanh toán vốn giữa các ngân hàng)

Có TK 4211 (tiền gửi thanh toán của người thụ hưởng)

Tại đơn vị thanh toán

Khi tiếp nhận BKNS kèm các tờ Sec từ đơn vị thu hộ, kế toán kiểm tra chứng từ nếu đồng ý thanh toán thì đơn vị thanh toán trích tài khoản của người ký phát và lập lệnh chuyển Có tới đơn vị thu hộ để trả số tiền. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mối quan hệ và sự thỏa thuận hợp tác giữa ngân hàng thanh toán và ngân hàng thu họ để lựa chọn phương thức thanh toán vốn phù hợp

Kế toán định khoản như sau:

Nợ TK 4211 (tiền gửi thanh toán của người ký phát) Có TK 501 (thanh toán vốn giữa các ngân hàng)


1.7.2.1.2. Sec bảo chi

Đối với Sec bảo chi, khi có nhu cầu sử dụng thì người ký phát đến ngân hàng làm thủ tục bảo chi bằng cách lập 02 liên giấy yêu cầu bảo chi kèm theo tờ Sec đã ghi đầy đủ các yếu tố. Ngân hàng sau khi kiểm tra các chứng từ trên và kiểm tra số dư trên tài khoản của người ký phát, nếu đủ điều kiện thì bảo chi bằng cách trích tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng lưu ký vào tài khoản tiền gửi đảm bảo thanh toán Sec hoặc phong tỏa số tiền ký phát Sec trên tài khoản tiền gửi thanh toán, sau đó đóng dấu “Bảo chi”, tính và ghi ký hiệu mật lên tờ Sec, khi lưu ký tiền định khoản:

Nợ TK 4211 tiền gửi không kỳ hạn của đơn vị phát hành Có TK 4271 đảm bảo thanh toán Sec

Nếu thanh toán Sec bảo chi cùng ngân hàng

Nhận được BKNS và tờ Sec cho ngân hàng mình bảo chi, kế toán kiểm tra các yếu tố cần thiết nếu đủ điều kiện, định khoản:

Nợ TK 4271 (đảm bảo thanh toán Sec)

Có TK 4211 (tiền gửi thanh toán của người thụ hưởng)

Nếu thanh toán Sec bảo chi giữa hai ngân hàng khác nhau cùng hệ thống

Tại đơn vị thu hộ

Khi nhận được các liên BKNS kèm các tờ Sec bảo chi, kế toán thực hiện kiểm tra, giải mã kí hiệu mật,.. Nếu hợp lệ thì lập lệnh chuyển nợ gửi tới đơn vị thanh toán đồng thời ghi Có ngay cho người thụ hưởng

Kế toán định khoản:

Nợ TK 501 (thanh toán vốn giữa các ngân hàng)

Có TK 4211 (tiền gửi thanh toán của người thụ hưởng)

Tại đơn vị thanh toán

Khi nhận được lệnh chuyển nợ, kế toán kiểm tra các yếu tố cần thiết nếu đúng thì định khoản:

Nợ TK 4271 (đảm bảo thanh toán Sec)

Có TK 501 (thanh toán vốn giữa các ngân hàng)

Trường hợp Sec bảo chi được thanh toán giữa hai ngân hàng khác hệ thống: trước hết phải có sự thỏa thuận, ký kết giữa hai ngân hàng trên cơ sở phương thức thanh toán


vốn đã lựa chọn. Hơn nữa, trong trường hợp này không thể giải mã kí hiệu mật trên tờ Sec bảo chi cho nên đơn vị thu hộ phải tuân thủ nguyên tắc Nợ trước – Có sau tương tự như Sec chuyển khoản.

1.7.2.2. Kế toán nghiệp vụ thanh toán bằng Ủy nhiệm chi

Nếu thanh toán Ủy nhiệm chi giữa hai khách hàng cùng một ngân hàng

Khi nhận Ủy nhiệm chi (nhờ chi) từ khách hàng, kế toán kiểm tra nếu đủ điều kiện thì tiến hành định khoản:

Nợ TK 4211 tiền gửi thanh toán của người chi trả

Có TK 4211 tiền gửi thanh toán của người thụ hưởng

Nếu thanh toán Ủy nhiệm chi giữa hai khách hàng khác ngân hàng có quan hệ thanh toán trực tiếp với nhau

Tại ngân hàng phục vụ người chi trả

Khi nhận Ủy nhiệm chi (nhờ chi) của khách hàng, kế toán thực hiện kiểm tra chứng từ và số dư tài khoản, nếu đủ điều kiện thì tiến hành trích tài khoản đồng thời lập lệnh chuyển Có gửi sang ngân hàng người thụ hưởng, kế toán định khoản:

Nợ TK 4211 (tiền gửi thanh toán của người chi trả) Có TK 501 (thanh toán vốn giữa các ngân hàng)

Tại ngân hàng phục vụ người thụ hưởng

Nhận được lệnh chuyển Có từ ngân hàng phục vụ người chi trả, kế toán định khoản: Nợ TK 501 (thanh toán vốn giữa các ngân hàng)

Có TK 4211/454 (tiền gửi thanh toán của người thụ hưởng hoặc chuyển tiền phải trả nếu người thụ hưởng không có tài khoản tại ngân hàng)

1.7.3. Kế toán thanh toán vốn giữa các ngân hàng

Thanh toán vốn giữa các ngân hàng là giai đoạn rất quan trọng và không thể thiếu để tiếp tục quá trình thanh toán giữa người chi trả và người thụ hưởng khi mà cả hai đối tượng đều mở tài khoản ở hai hệ thống ngân hàng khác nhau hoặc cùng hệ thống nhưng khác chi nhánh.

Theo quyết định số 226/2002/QĐ/NHNN của NHNN Việt Nam ban hành ngày 26/03/2002 về việc ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thì có các hình thức thanh toán như sau:


- Thanh toán nội bộ được thiết lập để thực hiện giao dịch thanh toán giữa các thành viên trực tiếp là đơn vị trực thuộc của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chủ trì hệ thống.

- Thanh toán liên NH được tổ chức theo hai hình thức:

+ Thanh toán liên NH song phương theo cách các NH này mở tài khoản cho nhau và thỏa thuận các điều kiện thanh toán theo hợp đồng song phương mà hai bên ký kết.

+ Thanh toán liên NH do NHNN chủ trì theo cách bù trừ và thanh toán từng lần qua NHNN

- Thanh toán bù trừ bao gồm các hình thức: thanh toán bù trừ giấy và thanh toán bù trừ điện tử.

- Thanh toán từng lần qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước bao gồm các hình thức: thanh toán bằng chứng từ giấy và thanh toán điện tử.

Để đem lại sự tiện ích, nhanh chóng, an toàn toàn trong các giao dịch thanh toán, hiện nay, các ngân hàng chủ yếu sử dụng các hình thức như sau:

- Thanh toán liên chi nhánh ngân hàng điện tử (CTĐT)

- Thanh toán bù trừ điện tử

- Ủy nhiệm thu, chi hộ

- Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN

- Mở tài khoản lẫn nhau để thanh toán

1.7.3.1. Thanh toán liên chi nhánh ngân hàng điện tử (CTĐT)

Là thanh toán nội bộ trong cùng hệ thống phát sinh trên cơ sở các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt giữa các khách hàng có mở tài khoản ở các ngân hàng khác nhau trong cùng một hệ thống hoặc phương thức thanh toán tiền giữa các đơn vị ngân hàng trong cùng một hệ thống. Thực chất của việc thanh toán liên hàng là việc chuyển tiền từ chi nhánh này đến chi nhánh khác để phục vụ việc thanh toán và chuyển vốn của hai bên.

Phương thức thanh toán liên hàng điện tử là phương thức thanh toán vốn giữa các đơn vị liên hàng trong cùng một hệ thống bằng chương trình phần mềm chuyển tiền với sự trợ giúp của hệ thống máy tính và hệ thống mạng nội bộ


- Kế toán tại ngân hàng chuyển tiền đi (NHA)

+ Đối với Lệnh chuyển Có:

Nợ TK Thích hợp của đơn vị chuyển

Có TK Chuyển tiền đi năm nay, hoặc TK điều chuyển vốn trong KH (5191.1)

Riêng đối với Lệnh chuyển Có giá trị cao, NHA còn phải làm thủ tục xác nhận cho NHB theo quy định.

+ Đối với Lệnh chuyển Nợ, ghi:

Nợ TK Chuyển tiền đi năm nay, hoặc TK điều chuyển vốn trong KH Có TK trung gian thích hợp (chưa trả ngay cho khách hàng)

Khi nhận được thông báo chấp nhận chuyển Nợ của NHB, NHA sẽ trả tiền cho khách hàng.

- Kế toán tại ngân hàng nhận chuyển tiền đến (NHB)

+ Đối với Lệnh chuyển Có đến:

Nợ TK Chuyển tiền đến năm nay, hoặc TK điều chuyển vốn trong KH Có TK Thích hợp

Đối với lệnh chuyển Có giá trị cao trước khi trả tiền cho khách hàng còn phải làm thủ tục yêu cầu NHA xác nhận lại và khi nhận được điện xác nhận lệnh chuyển có giá trị cao của NH A mới trả tiền cho khách hàng.

+ Đối với Lệnh chuyển Nợ đến: Chỉ lệnh chuyển Nợ đến có uỷ quyền hợp lệ và trên tài khoản của khách hàng nhận lệnh có đủ tiền để trả thì NHB mới hạch toán:

Nợ TK nội bộ hoặc tài khoản thích hợp của khách hàng

Có TK Chuyển tiền đến năm nay, hoặc TK điều chuyển vốn trong KH Sau đó phải gửi ngay thông báo chấp nhận lệnh chuyển Nợ cho NH A và báo

Nợ cho khách hàng.

1.7.3.2. Thanh toán bù trừ điện tử

- Kế toán tại ngân hàng thành viên phát sinh nghiệp vụ

Khi nhận lệnh chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi của khách hàng, kế toán sẽ lập bảng kê TTBT vế Có (ghi Có TK TTBT) và hạch toán:

Nợ TK 4211 Tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng

Có TK 5012 Bù trừ tại ngân hàng thành viên (NHTV)


Khi nhận lệnh thu hộ tiền cho khách hàng, kế toán lập bảng kê TTBT vế Nợ (ghi Nợ TK TTBT), hạch toán:

Nợ TK 5012 Bù trừ tại NHTV

Có TK 4211 Tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng

- Kế toán tại NHTV kết thúc nghiệp vụ

Khi nhận trực tiếp các bảng kê TTBT kèm theo các chứng từ thanh toán của ngân hàng thành viên đối phương, ngân hàng thành viên kết thúc nghiệp vụ phải kiểm tra đối chiếu số liệu trên bảng kê này với chứng từ thanh toán kèm theo, sau đó ký vào sổ giao nhận chứng từ của ngân hàng thành viên đối phương.

Đối với bảng kết quả TTBT nhận từ ngân hàng chủ trì phải tiến hành đối chiếu với số phải thu, phải trả trên bàng kê này với các bảng kê CTTT. Sau khi đối chiếu xong kế toán chuyển số tiền đó vào tài khoản tiền gửi tại NHNN.

Căn cứ kết quả TTBT của ngân hàng chủ trì giao để hạch toán số chênh lệch: Nếu là chênh lệch được thu, hạch toán:

Nợ TK 1113 Tiền gửi của NH tại NHNN Có TK 5012 Bù trừ tại NHTV

Nếu là chênh lệch phải trả, hạch toán:

Nợ TK 5012 Thanh toán bù trừ tại NHTV Có TK 1113 Tiền gửi của NH tại NHNN

Căn cứ vào bảng kê chứng từ TTBT do NHTV giao và các chứng từ thanh toán của khách hàng.

Nếu là phải trả cho khách hàng, hạch toán: Nợ TK 5012 Thanh toán bù trừ tại NHTV

Có TK 4211 Tiền gửi của KH tại NH

Nếu là tài khoản tiền gửi phải thu của khách hàng, hạch toán: Nợ TK 4211 Tiền gửi của KH tại NH

Có TK 5012 Thanh toán bù trừ tại NHTV

1.7.3.3. Uỷ nhiệm thu hộ, chi hộ

Ủy nhiệm thu, chi hộ là phương thức thanh toán giữa hai ngân hàng theo sự thỏa thuận và cam kết với nhau. Ngân hàn này sẽ thực hiện thu hộ và chi hộ cho ngân hàng


kia trên cơ sở các chứng từ thanh toán của khách hàng có mở tài khoản tại ngân hàng kia. Vì vậy, để thực hiện thanh toán theo phương thức này, hai ngân hàng phải ký hợp động để thống nhất với nhau về nguyên tắc, thủ tục và nội dung thanh toán. Các nghiệp vụ thanh toán thu hộ, chi hộ phát sinh được hạch toán vào tài khoản thu hộ, chi hộ giữa các ngân hàng.

Khi phát sinh các nghiệp vụ thanh toán thu hộ, chi hộ các ngân hàng hoặc đơn vị ngân hàng hạch toán:

- Tại ngân hàng phát sinh nghiệp vụ:

+ Nếu là thu hộ đơn vị NH khác, ghi: Nợ TK TG khách hàng

Có TK thu chi hộ giữa các ngân hàng

+ Hoặc ngược lại, nếu là chi hộ đơn vị NH khác.

- Tại ngân hàng kết thúc nghiệp vụ:

+ Đối với khoản NH khác đã thu hộ:

Nợ TK thu chi hộ giữa các ngân hàng Có TK TG khách hàng

+ Hoặc ngược lại, đối với khoản NH khác đã chi hộ

Định kỳ 2 ngân hàng hoặc đơn vị ngân hàng phải đối chiếu doanh số phát sinh và số dư TK thu chi hộ để thanh toán cho nhau số chênh lệch và tất toán số dư TK này.

1.7.3.4. Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN

Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN được áp dụng trong thanh toán qua lại giữa hai ngân hàng hoặc đơn vị ngân hàng khác hệ thống đều có tài khoản tiền gửi tại NHNN (cùng hoặc khác chi nhánh, Sở giao dịch NHNN). Các khoản thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN của các ngân hàng cũng đều phát sinh trên cơ sở các khoản thanh toán của khách hàng và của nội bộ các ngân hàng như các khoản điều chuyển vốn, các khoản vay trả giữa các ngân hàng với nhau.

- Tại ngân hàng phát sinh nghiệp vụ thanh toán

Để thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng phát sinh nghiệp vụ thanh toán phải lập và gửi NHNN nơi mình mở tài khoản chứng từ thanh toán thích hợp như sau:


Chứng từ thanh toán: đối với trường hợp điều chuyển vốn và các khoản thanh toán khác của chính mình.

Bảng kê các chứng từ thanh toán qua TK tiền gửi tại NHNN có kèm theo các chứng từ thanh toán của khách hàng đối với các khoản thanh toán của khách hàng.

Về hạch toán:

Nợ TK 4211 TG của KH tại ngân hàng

Có TK 1113 tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước

Sau khi hoàn thành xử lý chứng từ và hạch toán sẽ chuyển bảng kê chứng từ kèm chứng từ gốc sang NHNN

- Tại ngân hàng kết thúc nghiệp vụ thanh toán

Sau khi tiếp nhận và kiểm soát chứng từ thanh toán do NHNN chuyển sang, nếu không có sai sót, bảng kê và các chứng từ gốc nếu không có gì sai sót, ngân hàng kết thúc nghiệp vụ thanh toán hạch toán:

Nợ TK 1113 tiền gửi tại NHNN

Có TK 4211 TG của KH tại ngân hàng

1.7.3.5. Mở tài khoản tiền gửi lẫn nhau để thanh toán

Để thanh toán theo phương thức này đòi hỏi ngân hàng này phải mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng kia hoặc ngược lại, thanh toán theo phương thức này đòi hỏi phải đăng ký mẫu dấu, chữ ký của người có thẩm quyền ra lệnh thanh toán qua tài khoản tiền gửi.

Ngân hàng phát sinh nghiệp vụ thanh toán có trách nhiệm lập chứng từ thanh toán (nếu là khoản thanh toán của chính mình) hoặc bảng kê có kèm theo các chứng từ thanh toán của khách hàng (đối với các khoản thanh toán của khách hàng) gửi tới ngân hàng có quan hệ tiền gửi để yêu cầu thanh toán.

Việc hạch toán được thực hiện như sau:

- Trường hợp chuyển Có:

+ Tại ngân hàng phát sinh nghiệp vụ thanh toán, ghi: Nợ TK 4211 TG của khách hàng

Có TK 1311 TG tại ngân hàng khác (nếu mở tài khoản tiền gửi tại NH đối phương)


hoặc Có TK 4121 TG của ngân hàng khác (nếu NH đối phương mở tài khoản tiền gửi tại NH mình).

+ Tại ngân hàng kết thúc nghiệp vụ thanh toán, ghi:

Nợ TK 4121 TG của ngân hàng khác (nếu NH đối phương mở tài khoản tiền gửi tại NH mình).

hoặc Nợ TK 1311 TG tại ngân hàng khác (nếu mở tài khoản tiền gửi tại NH đối phương)

Có TK 4211 TG của khách hàng tại ngân hàng

- Trường hợp chuyển Nợ : các bút toán được xử lý ngược lại.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2022