BÀI 7. THUỐC ĐIỀU TRỊ HO VÀ THUỐC LONG ĐỜM
MỤC TIÊU
1. Trình bày được đặc điểm tác dụng của các thuốc điều trị ho và thuốc điều trị long đờm.
2. Trình bày được phương pháp điều chế codein, clofedanol, N-acetylcystein.
3. Trình bày được công thức, tên khoa học, tính chất lí hóa và công dụng chính của codein, dextromethorphan hydrobromid, clofedenol hydroclorid, bromhexin hydroclorid, N-acetylcystein
NỘI DUNG
Thuốc ho thường dùng bao gồm các chế phẩm của thuốc phiện, codein, codethilin, narcotin và một số chất tổng hợp khác.
46
Cơ chế tác dụng của các thuốc chống ho là ức chế trung tâm ho ở hành tủy, giảm kích thích dây thần kinh ở các vùng có liên quan.
Trong điều trị ho thường kết hợp với các thuốc long đờm như: Natri bezoat, terpin, bromhexin, ambroxol, N-acetylcystein…
Thuốc chống hen có tác dụng làm giãn cơ trơn phế quản, mở rộng đường dẫn khí cho dễ thở.
Thuốc điều trị hen gồm một số loại như: Thuốc cường giao cảm như adrenalin, ephendrin,salbutamol, tervutalin, isoprenalinm thuốc nhóm corticoid như prednidonlon, belomethason, một số thuốc khác như phenylopropanolamin, alimemazin, theophylin hay aminophylin.
DEXTROMETHORPHAN HYDROBROMID
Biệt dược: Agrippol; Ati-Cough; Atuxane; Methorphan; Tussils; Tuxium.
Dextromethorphan là một thuốc được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp hóa học, thường được dùng dưới dạng muối hydrobromid.
Công thức:
OH3C
. HBr . H 2O
N CH3
C18H25NO. HBr. H2O ptl: 370, 3
Tên khoa học: (+) N-methyl-3-methoxy morphinan hydrobromid.
Tính chất:
Dextromethorphan hydrobromid ở dưới dạng tinh thể trắng, nóng chảy ở khoảng 125oC kèm theo sự phân hủy. Năng suất quay cực từ (+)28 đến (+) 30oC, tính theo chế phẩm khan( xác định trên dung dịch chế phẩm 2% trong dung dich acid hydrochloric 0,1N).
Chế phẩm hơi tan trong nước, dễ tan trong ethanol và thực tế không tan trong ether.
Định tính:
- Xác định bằng phổ hồng ngoại (phải phù hợp với phổ của dextrome-thorphan hydrobromid chuẩn).
- Bằng sắc kí lớp mỏng với bản mỏng silicagel G, dung môi triển khia là hỗn hợp: ammoniac đậm đặc – methylene clorid – methanol- ethyl acetat- toluene ( 2:10:13:20:55), các dung dịch thử và chuẩn pha trong methanol .
- Đo góc quay cực riêng.
47
- Làm phản ứng của ion bromid.
Định lượng:
Bằng phương pháp trung hòa, tiến hành như sau: Hòa chế phầm vào hỗn hợp gồm 5ml dung dịch acid hydrochloric 0,01N và 10 ml ethaol 96%. Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1N. Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp đo điện thế, đọc thể tích thêm vào giữa hai điểm uốn.
Công dụng:
Dextromethorphan hydrobromid có tác dụng ức chế trung khu ho. Dextromethorphan không gây ngủ, không ảnh hưởng tới nhu cầu động ruột và tiết dịch đường hô hấp.
Chế phẩm có tác dụng giảm ho mạnh hơn codein.
Chỉ định:
Ho do nhiều nguyên nhân như ho do kích ứng, viêm nhiễm đường hô hấp, do phản xạ, sau phẫu thuật.
Liều dùng: Người lớn uống 10-20 mg/lần x 2-4 lần/ ngày.
Chống chỉ định: Trẻ em dưới 24 tháng, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Bảo quản: Thuốc độc bảng B, tránh ánh sáng.
BROMHEXIN HYDROCLORID
Biệt dược: Aparsoin; Bromxine; Brotussol.
Công thức:
C14H21BrClN2 ptl: 412, 6
Tên khoa học: N ( 2-amino-3,5-dibromophenyl methyl) N-methyl cyclohexyl amin hydroclorid.
Tính chất:
Br
NH2
Br
N CH3
.HCl
- Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, rất ít tan trong nước, ít tan trong ethanol và methylen clorid.
- Có tính khử, dễ bị oxy hóa cho sản phẩm có màu.
- Cho phản ứng của amin thơm bậc nhất : Phản ứng diazo hóa.
- Cho phản ứng của ion clorid.
- Còn có thể định tính bằng đo phổ hồng ngoại và làm sắc kí lớp mỏng.
Định lượng
48
Hòa chế phẩm vào ethanol, thêm acid hydrochloric; chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1M xác định điểm kết thúc bằng đo thế, đọc thể tích dung dịch giữa 2 điểm uốn (2 bước nhảy).
Công dụng:
Thuốc làm lỏng dịch tiết phế quản, khí quản làm dễ khạc đờm, dịu ho.
Chỉ định:
Viêm cấp và mãi tính ở thanh quản, khí quản,phế quản, phổi, giãn phế quản, bụi phổi, chuẩn bị trước và sau phẫu thuật ở phổi, phế quản và khí quản cũng như trước khi chụp X quang phế quản. Kế hợp với thuốc giảm đau .
Liều dùng:
Người lớn ngày uống 2-3 lần , mỗi lần 4 mg. Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch chậm 8-24 mg chia làm 4 lần ( hòa với dung dịch glucose).
Chú ý:
- Không trộn thuốc với chất kiềm vì sẽ gây tủa (dạng base).
- Không dùng thuốc với thuốc làm keo đờm ( như atropine).
- Tránh dùng cho người mang thai và cho con bú.
N-ACETYLCYSTEIN
Biệt dược: Acemuc; Mucomyst; Fluimucil
Công thức:
H NHCOCH3
HS
COOH
C5H9NO3S ptl: 163, 2
Tên khoa học: Acid (R)-2-acetamido-3-mercaptopropanoic.
Điều chế: Acetyl hóa trực tiếp L-cystein:
HS
Tính chất:
H NH2 COOH
+ CH3COOH
HS
-H2O
H NHCOCH3 COOH
49
Bột kết tinh trắng hoặc tinh thể không màu, dễ tan trong nước và tan trong ethanol, thực tế không tan trong methylen clorid.
Định tính:
- Đo năng suất quay cực: Độ quay cực riêng từ +21,0oC đến +27,0oC (trong môi trường dung dịch đệm pH 7,0).
- Đo độ chảy: Từ 104oC đến 110oC.
- Đo phổ hồng ngoại, so với chất chuẩn.
- Bằng sắc ký lỏng: So sánh thời gian lưu với chất chuẩn.
- Thêm 0,05 ml dung dịch natri nitroprussiat (50g/l) và 0,05 ml amimoniac đặc vào 0,5ml dung dịch chế phẩm 5% sẽ xuất hiện màu tím đậm.
Định lượng:
Hòa chế phẩm vào nước và dung dịch HCl loãng, làm lạnh, thêm dung dịch KI à định lượng bằng dung dịch iod 0,05M.
Công dụng:
Thuốc làm lỏng dịch nhầy đường hô hấp, làm lành tổn thương.
Chỉ định:
- Tiêu chất nhầy trong bệnh nhầy nhớt, viêm phế quản cấp, phế quản, phổi mạn dưới dạng uống xông khí dung hoặc nhỏ tại chỗ (dung dịch acetylcytein 10-20%).
- Để bảo vệ tế bào nhu mô gan khi dùng liều cao paracetamol.
BÀI 8. THUỐC TÁC DỤNG LÊN THẦN KINH GIAO CẢM VÀ PHÓ GIAO CẢM
MỤC TIÊU
1. Trình bày được đặc điểm tác dụng và phân loại các thuốc kiểu giao cảm và hủy giao cảm.
2. Trình bày được đặc điểm tác dụng các thuốc kiểu phó giao cảm và hủy phó giao cảm.
3. Trình bày được công thức cấu tạo, tên khoa học, điều chế (nếu có trong bài), tính chất lý hóa (hoặc định tính, định lượng) và công dụng chính của các thuốc trong chương đã học.
50
NỘI DUNG
Thuốc tác dụng kiểu giao cảm hay cường giao cảm (Sympathomimetic) có tác dụng kích thích các dây thần kinh giao cảm. Đối với hệ tim mạch, chúng làm tăng hoạt động, làm tăng nhịp co bóp tim, làm co mạch, tăng huyết áp. Chúng làm giảm co thắt cơ trơn, giãn cơ phế quản. Trên mắt thuốc làm giãn đồng từ còn đối với các tuyến ngoại tiết thì chúng làm giảm tiết dịch (làm đặc các dịch).
Các chất có tác dụng kiểu phó giao cảm (Parasympathomimetic) làm giảm hoặt động của hệ tim mạch, giãn mạch gây hạ huyết áp, chúng làm tăng co bóp cơ trơn, co thắt cơ trơn, co đồng tử, làm tăng tiết dịch của các tuyến ngoại tiết.
Các chất tác dụng được lên các cơ quan hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm ( thần kinh thực vật) là nhờ các cụ thể (các receptor) của chúng.
Adrenalin ( và noradrennalin) là những chất cường giao cảm điển hình. Các thuốc cường giao cảm khác tác dụng được là nhờ thụ thể adrenalin ( các thụ thể này được chia làm nhiều loại như thụ thể α, thụ thể β…)
Thuốc cường phó giao cảm tác dụng lên các thụ thể của acetylcholine, phân biệt thuốc tác dụng lên hệ M (như muscarin) hay hệ N (giống như nicotin).
Chất gây cản trở tác dụng của adrenalin, là thuốc hủy giao cảm (hay chẹn giao cảm); còn thuố gây cản trở tác dụng của acetylcholine là thuốc hủy phó giao cảm (hay chẹn phó giao cảm). Do đó có thể chia làm 4 nhóm:
- Thuốc tác dụng kiểu giao cảm.
- Thuốc tác dụng hủy giao cảm.
- Thuốc tác dụng kiểu phó giao cảm.
- Thuốc tác dụng hủy phó giao cảm.
1. THUỐC TÁC DỤNG KIỂU GIAO CẢM
Về cấu trúc hóa học, hầu hết các thuốc có tác dụng cường giao cảm là dẫn chất của phenylethylamin:
Có thể chia các chất cường giao cảm ra làm hai nhóm:
- Nhóm I (Bảng 10.1): Gồm một số chất như adrenalin, noradrenalin, dopamine, salbutamol, terbutalin, dobutamin…, có nhóm chức –OH phenolic, do đó kém bền, dễ bị oxy hóa, đặc biệt là khi có hai nhóm –OH ở nhân thơm (như adrenalin).
Nhóm này có tác dụng cường giao cảm mạnh, thời gian tác dụng ngắn.
- Nhóm II (Bảng 10.2): Không có nhóm chức –OH phenolic nên vững bền hơn, có tác dụng cường giao cảm yếu nhưng lâu hơn, có lại có tác dụng kích thích thần kinh trung ương (có thể do có R4 = -CH3 là khác nhóm trên).
Bảng 10.1. Các thuốc nhóm I
51
R1 | R2 | R3 | R4 | R5 | |
Adrenalin | -OH | -OH | -OH | -H | -CH3 |
Noradrenalin | -OH | -OH | -OH | -H | -H |
Dopamin | -OH | -OH | -H | -H | -H |
Salbutamol | -OH | -CH2OH | -OH | -H | -C(CH3)3 |
Terbutalin | -OH | -OH | -H | -H | -C(CH3)3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Trình Bày Được Phân Loại Thuốc Chống Động Kinh Theo Cấu Tạo Hóa Học ( Cho Ví Dụ), Nguyên Tắc Dùng Thuốc Chữa Bệnh Dộng Kinh.
- Trình Bày Được Phân Loại Và Liên Quan Giữa Cấu Trúc Và Tác Dụng, Cơ Chế Tác Dụng Của Nhóm Thuốc Loại Opioid.
- Các Thuốc Giảm Đau, Hạ Sốt, Kháng Viêm
- Trình Bài Được Đặc Điểm Tác Dụng Và Công Dụng Của Các Loại Thuốc Kích Thích Thần Kinh Trung Ương.
- Vẽ Được Cấu Trúc Chung Của Thuốc Kháng Histamin H1; Giải Thích: Kết Quả Phân Loại Theo Cấu Trúc, Tương Quan Giữa Cấu Trúc Và Tác Dụng. Nêu Cơ Chế Tác
- Một Số Kháng Sinh Điển Hình Trong Nhóm
Xem toàn bộ 293 trang tài liệu này.
Tên thuốc
Bảng 10.2. Các thuốc nhóm II
R1 | R2 | R3 | R4 | R5 | |
Ephedrin | -H | -H | -OH | -CH3 | -CH3 |
Norephedrin | -H | -H | -OH | -CH3 | -H |
Amphetamin | -H | -H | -H | -CH3 | -H |
Fenfluramin | -H | -CF3 | -H | -CH3 | -C2H5 |
Quá trình lên men các chất ở ruột sinh ra một số amin độc. Enzym amino oxidase của cơ thể phân hủy các amin này, tạo ra một số aldehyde gây ngủ. Các chất thuộc nhóm
(II) cũng là một amin nhưng nhờ có cấu trúc R4 = -CH3 mà chúng không những bền vững với amino oxidase mà còn ức chế men này, ngăn cản sự tiểu hủy amin độc, không tạo ra các aldehyd gây ngủ, do đó làm tỉnh táo, tăng khả năng làm việc trí óc (kích thích thần kinh trung ương). Tác dụng này mất đi, không còn hiệu quả kích thích gì sau thời gian thuốc hết tác dụng.
Các chất thuộc nhóm (I) độc hơn các thuốc nhóm (II): Adrenalin, noradrenalin là những thuốc độc bảng A, còn ephedrine và amphetamine thuộc bảng B.Sau đây là một số thuốc.
ADRENALIN HYDROCLORID
Tên khác: Epinephrin, Levoepinephrin. Công thức:
HO CH CH2 NH
. HCl
HO CH3
HO
C19H13NO3. HCl ptl: 219, 7
Tên khoa học: (-)1-(3,4-dihydroxyphenyl)-2-methylaminoethanol hydroclorid.
Các muối khác thường dùng là muối lactat, bitartrat…
Nguyên tử carbon số 1 là bất đối, chất này có hai đồng phân hoạt quang và một hỗn hợp racemic. Dạng dược dụng là đồng phân tả tuyền. Đồng phân hữu tuyền có tác dụng kém đồng phân tả tuyền khoảng 20 lần.
52
Trong cơ thể adrenalin được sinh ra ở phần tủy của tuyến thượng thận. Trong công nghiệp dược người ta sản xuất bằng phương pháp tổng hợp hóa học.
Điều chế: Có thể đi từ pyrocatechin theo sơ đồ sau:
Tách đồng phân tả tuyền từ hỗn hợp racemic dựa vào độ tan: Muối tartrat của đồng phân tả tuyền ít tan hơn muối này của đồng phân hữu tuyền nên sẽ tủa trước.
Tính chất:
Bột kết tinh trắng hoặc trắng ngà, không mùi, vị đắng. Do có hai nhóm –OH phenol nên adrenalin rất dễ bị oxy hóa. Khi để ra ngoài không khí , ánh sáng nó sẽ bị sẫm màu nhanh thành màu nâu hoặc đỏ. Các tác nhân làm tăng nhanh sự oxy hóa là không khí, ánh sáng, nhiệt, các chất kiềm,… Dung dịch adrenalin bền trong môi trường acid nhẹ, pH
= 4,2-4,5.
Chế phẩm tan ít trong nước và cồn, không tan trong các dung dịch ammoniac và carbonat kiềm, tan trong các dung dịch hydroxyd kiềm (do các nhóm –OH phenol) và các acid vô cơ (do tính base).
20
[α]D = -50ᵒ đến -53ᵒ (đo trong dung dịch 4% mới pha trong HCl 1M).
Dùng HCl để điều chỉnh độ pH và thêm chất ổn định như natribisulfit, natrimetabisulfit (Na2S2O5), acid boric… với tỷ lệ là 0,1% vào dung dịch tiêm.Vì chế phẩm không bền nên khong tiệt trùng được bằng nhiệt.
Định tính:
- Dùng phản ứng oxy hóa bởi các thuốc thử: Bạc amonical, kali iodat, muối sắt III, iod… Ví dụ với dung dịch iod ở môi trường đệm pH= 3,5 hoặc 6,5 thì có màu đỏ do tạo thành adrenacrom (Đối với noradrenalin chỉ thực hiện được ở pH = 6,5 cho màu tím hồng của noradrenacrom).
- Đo phổ hồng ngoại, so với phổ chuẩn.
- Là phản ứng của ion clorid.
Định lượng:
Thường dùng phương pháp môi trường khan (D.Đ. Việt nam III và BP).
Đối với dung dịch tiêm có thể dùng phương pháp đo màu, ví dụ làm phản ứng màu với thuốc thử sắt III hoặc với dung dịch iod.
Công dụng:
- Làm tăng nhịp tim, tăng lưu lượng tim, co mạch do đó làm tăng huyết áp.
- Làm giãn phế quản, làm dễ thở, nên dùng để chữa bệnh hen phế quản.
- Làm co các động mạch nhỏ: Dùng cho vào dung dịch thuốc tê có tác dụng kéo dài tác dụng của thuốc tê. Dùng đẻ giảm sung huyết niêm mạc khi viêm mũi,
53