Cách Thức Tiếp Nhận Các Loại Mỹ Phẩm Của Bệnh Nhân

Ch TPh

Oly Ch

E F

Hình 2.4 Bản sắc kí lớp mỏng của những mỹ phẩm chứa corticoid.

A. Bản sắc kí mẫu Oly Ht (O), LiLy’s white (L), Miscos (M), Thanh Thảo (T), Chuẩn (Ch).

B. Bản sắc kí mẫu Bông Hồng Đen (BHĐ), Chuẩn (Ch).

C. Bản sắc kí mẫu Alex (Alex), Chuẩn (Ch).

D. Bản sắc kí mẫu White doctor (Wd), Liser Japan (Liser), Chuẩn (Ch).

E. Bản sắc kí mẫu Thùy Phương (TPh), Chuẩn (Ch).

F. Bản sắc kí mẫu Oly Ht (Oly), Chuẩn (Ch).


Nhận xét :

Qua quá trình thu thập thông tin về mỹ phẩm được các bệnh nhân tin dùng sử dụng với mục đích làm đẹp thấy được các loại mỹ phẩm có chứa thành phần corticoid chiếm hơn 50 % trên tổng số kem được đem đi kiểm tra thành phần. Cụ thể là thu mua được 21 loại kem và đem kiểm tra xác định thành phần corticoid bằng phương pháp sắc kí lớp mỏng đã cho kết quả có tổng cộng 11 loại mỹ phẩm dương tính với corticoid trên tổng số 21 loại mỹ phẩm.

4.1.2.2 Mục đích sử dụng mỹ phẩm

Bệnh nhân sử dụng mỹ phẩm với những mục đích khác nhau và những mục đích của bệnh nhân sẽ được thể hiện qua bảng 4.8

Bảng 4.8 Bảng thể hiện mục đích sử dụng mỹ phẩm của bệnh nhân


Mục đích

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

Trị mụn

67

67 %

Trắng da

22

22 %

Xóa thâm – tàn nhan

9

9 %

Chống lão hóa

1

1 %

Khác

1

1 %

Tổng

100

100 %

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Khảo sát ảnh hưởng mỹ phẩm có corticoid trên những bệnh nhân bị mụn trứng cá tại thành phố Cần Thơ - 6


Nhận xét :

Khảo sát trên 100 bệnh nhân ta thấy các bệnh nhân đều sử dụng mỹ phẩm với mục đích làm đẹp nhưng với các tiêu chí khác nhau, ở bệnh nhân sử dụng mỹ phẩm để trị mụn chiếm tỷ lệ cao nhất (67 %), bệnh nhân sử dụng mỹ phẩm để cải thiện độ trắng của da là 22 người (22 %), còn lại các bệnh nhân được khảo sát đang sử dụng mỹ phẩm với mục đích xóa thâm – tàn nhan là 9 người (9 %) , chống lão hóa và với mục đích khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ không đáng kể trong báo cáo khảo sát.

4.1.2.3 Thói quen sử dụng mỹ phẩm

Thói quen sử dụng liên tục hay không liên tục và thời gian sử dụng cũng là yếu tố quan trọng trong việc dẫn đến lệ thuộc corticoid và ảnh hưởng bởi tác hại của corticoid, bảng 4.9 sẽ thể hiện thói quen sử dụng mỹ phẩm.

Bảng 4.9 Bảng thể hiện thói quen sử dụng mỹ phẩm của bệnh nhân


Thói quen

Tần số (người)

Tỷ lệ (%)

Sử dụng thường xuyên

81

81 %

Sử dụng không thường xuyên

19

19 %

Tổng

100

100 %


Nhận xét :

Đa số những bệnh nhân bị mụn được khảo sát có thói quen thường xuyên sử dụng mỹ phẩm chiếm tỷ lệ khá cao (81 %) và bệnh nhân không thường xuyên sử dụng mỹ phẩm là (19 %).

4.1.2.4 Cách thức tiếp nhận các loại mỹ phẩm của bệnh nhân

Mỗi bệnh nhân sẽ có nhiều cách để biết đến loại mỹ phẩm mà mình sử dụng.

Cách thức tiếp nhận thông tin các loại mỹ phẩm sẽ được thể hiện trong bảng 4.10

Bảng 4.10 Bảng thể hiện cách thức tiếp nhận các loại mỹ phẩm của bệnh nhân



Cách thức tiếp nhận

Tần số (người)

Tỷ lệ (%)

Bạn bè

37

37 %

Người thân

24

24 %

Quảng cáo

17

17 %

Tự tìm hiểu

20

20 %

Khác

2

2 %

Tổng

100

100 %


Nhận xét :

Các bệnh nhân đa số được bạn bè và người thân chỉ dẫn mua và sử dụng các loại mỹ phẩm để làm đẹp, cụ thể là bệnh nhân biết được qua kênh của bạn bè (37 %) và người thân (24 %). Về việc biết qua quảng cáo và tự tìm hiểu lần lượt là (17 %) và (20 %). Rất thấp các trường hợp khác.

4.1.3 Tổng kết quá trình sử dụng mỹ phẩm của bệnh nhân

4.1.3.1 Vấn đề tiếp tục và ngừng sử dụng mỹ phẩm

Qua quá trình sử dụng mỹ phẩm thì sẽ có những bệnh nhân tính tới thời điểm khảo sát không còn sử dụng nữa và những bệnh nhân vẫn tiếp tục sử dụng với những lý do khác nhau. Vấn đề tiếp tục và ngừng sử dụng mỹ phẩm sẽ được thể hiện trong bảng 4.11.

Bảng 4.11 Bảng thể hiện việc tiếp tục và ngừng sử dụng mỹ phẩm của bệnh nhân



Tình hình

Tần số (người)

Tỷ lệ (%)

Có và không sử dụng nữa

49

49 %

Đã từng nhưng sử dụng lại vì xuất hiện mụn

36

36 %

Ngưng ngay vì xuất hiện nhiều mụn

13

13 %

Ngưng ngay vì dị ứng

2

2 %

Tổng

100

100 %

Nhận xét :

Những biện nhân đang ngừng sử dụng mỹ phẩm chiếm tỷ lệ cao (49 %), còn những bệnh nhân đã từng ngưng sử dụng nhưng sau đó bị tình trạng mụn xuất hiện nhiều nên đã sử dụng lại chiếm tỷ lệ khá cá (36 %). Tình trạng ngưng ngay vì xuất hiện mụn chiếm tỷ lệ tương đối thấp (13 %). Đa số không gặp tình trạng ngưng vì dị ứng (2 %).

4.1.3.2 Lý do ngừng sử dụng mỹ phẩm

Bệnh nhân đã dừng sử dụng mỹ phẩm hoàn toàn có 49 bệnh nhân và họ sẽ có những lý do riêng. Những lý do để bệnh nhân không còn sử dụng mỹ phẩm sẽ được thể hiện trong bảng 4.12.

Bảng 4.12 Bảng nêu rõ lý do không sử dụng mỹ phẩm



Lý do

Tần số (người)

Tỷ lệ (%)

Da đã đẹp nên dừng vì không muốn lệ thuộc kem (mỹ phẩm)

14

28,6 %

Ban đầu hết mụn nhưng xuất hiện mụn nhiều mụn vào những tháng sau đó

35

71,4 %

Tổng

49

100 %


Nhận xét :

Trong 49 bệnh nhân ngừng tuyệt đối không sử dụng tiếp mỹ phẩm có 35 bệnh nhân chiếm tỷ lệ (71,4 %) ngưng sử dụng hoàn toàn vì lúc đầu sử dụng đem lại hiệu quả tốt nhưng vài tháng sau đó xuất hiện mụn lại và có mức độ nhiều hơn ban đầu trước khi chưa sử dụng, còn lại 14 bệnh nhân chiếm tỷ lệ (28,6 %) là thấy da đã đẹp lên và không sử dụng để tránh bị lệ thuộc mỹ phẩm.

4.1.3.3 Tình hình bệnh nhân khi sử dụng lại mỹ phẩm sau thời gian ngừng không sử dụng

Khảo sát có 36 trường hợp bệnh nhân đã từng ngưng sử dụng mỹ phẩm nhưng sau đó lại quay lại sử dụng những mỹ phẩm đã từng dùng sẽ được thể hiện trong bảng 4.13.

Bảng 4.13 Bảng thể hiện tình hình bệnh nhân sử dụng lại mỹ phẩm sau thời gian ngừng không sử dụng


Tình hình

Tần số (người)

Tỷ lệ (%)

Mụn giảm và tiếp tục sử dụng

15

41,7 %

Mụn nhiều nên sử dụng đợi kết quả

21

58,3 %

Tổng

36

100 %


Nhận xét :

Nhìn chung không có sự chênh lệch cao, nhưng tình trạng mụn vẫn còn nhiều chiếm tỷ lệ cao hơn (58,3 %), và mụn có sự thuyên giảm chiếm tỷ lệ (41,7 %).

4.1.3.4 Tình hình bệnh nhân ngừng hẳn vì mụn và dị ứng từ lúc đầu sử dụng mỹ phẩm

Tình trạng da của 15 bệnh nhân đã ngưng sử dụng hẳn vì xuất hiện mụn và dị ứng ngay lần đầu tiên sẽ thể hiện trong bảng 4.14.

Bảng 4.14 Bảng thể hiện tình hình của bệnh nhân khi ngừng hẳn mỹ phẩm vì xuất hiện dị ứng và mụn ngay lần đầu sử dụng


Tình hình

Tần số (người)

Tỷ lệ (%)

Trở lại bình thường

2

13,33 %

Vẫn như vậy và đang điều trị

13

86,67 %

Tổng

15

100 %



Nhận xét :

Về 15 bệnh nhân còn lại ngưng sử dụng ngay từ lúc đầu thì có 13 trên tổng số 15 bệnh nhân thì da mặt vẫn còn đang bị mụn và dị ứng chiếm tỷ lệ (86,67 %).

4.1.4 Tình hình điều trị của các bệnh nhân

4.1.4.1 Tình hình điều trị

Những bệnh nhân bị mụn sẽ có người tiếp tục sử dụng mỹ phẩm với mong muốn kem vẫn mang lại hiệu quả tốt nhưng có những bệnh nhân đã đến với các cơ sở điều trị hoặc tự điều trị, những tình hình đó sẽ được biểu hiện qua bảng 4.15.

Bảng 4.15 Bảng thể hiện tình hình điều trị mụn của các bệnh nhân



Tình hình điều trị

Tần số (người)

Tỷ lệ (%)

Điều trị tại cơ sở y tế nhà nước

11

11 %

Điều trị tại cơ sở y tế tư nhân

23

23 %

Điều trị tại nhà theo cách riêng

26

26 %

Không điều trị

40

40 %

Tổng

100

100 %



Nhận xét :

Tình hình điều trị của bệnh nhân có xu hướng khác nhau, đa số những bệnh nhân đều có xu hướng điều trị nhưng bằng những hình thức khác nhau như điều trị tại cơ sở y tế nhà nước là 11 bệnh nhân (11 %), điều trị tại cơ sở y tế tư nhân là 23 bệnh nhân (23 %) và điều trị tại nhà theo cách riêng là 26 bệnh nhân (26 %). Còn lại 40 bệnh nhân (40 %) không nêu rõ nguyên nhân vì sao không điều trị.

4.1.4.2 Tình trạng mụn trên da mặt của bệnh nhân đang điều trị

Các bệnh nhân điều trị và không còn sử dụng mỹ phẩm cũ sẽ có những biến đổi tình trạng da mặt khác nhau. Những tình trạng đó sẽ được thể hiện trong bảng 4.16.


Bảng 4.16 Bảng thể hiện tình trạng mụn trên da mặt của bệnh nhân đang điều trị bằng các cách khác nhau


Tình trạng

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

Vẫn bình thường

13

21,7 %

Cải thiện ít

25

41,7 %

Cải thiện nhiều

21

35 %

Mụn nhiều hơn

1

1,7 %


Nhận xét :

Qua quá trình điều trị bằng các cách khác nhau của 60 bệnh nhân ta thấy được da có sự cải thiện như cải thiện ít là 21 trường hợp (41,7 %) và cải thiện nhiều là 21

trường hợp (35 %). Còn tình trạng da không có sự cải thiện có 13 trường hợp (21,7 %) và duy nhất có 1 tình trạng da bị mụn nhiều hơn (1,7 %).

4.1.5 Mối tương quan giữa mỹ phẩm chứa corticoid và mức độ bệnh của bệnh nhân

Trong số 100 bệnh nhân được tham gia khảo sát, có đến 67 bệnh nhân sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid. Trong số 67 bệnh nhân trên sẽ có những mức độ bệnh khác nhau và sự tương quan giữa mỹ phẩm chứa corticoid và mức độ bệnh sẽ được thể hiện qua bảng 4.17


Bảng 4.17 Bảng thể hiện sự tương quan giữa mỹ phẩm chứa corticoid và mức độ bệnh



Tên mỹ phẩm chứa corticoid


Mức độ


Nhẹ

Trung bình

Nặng

Oly Ht

2

5

6

Alex

0

2

0

BHD

0

4

1

TMBVBH

0

1

2

Lily’s white

4

7

7

Liser

0

0

2

Misscos

1

1

0

NgoctraiKorea

1

1

1

ThanhThao

0

5

6

ThuyPhuong

2

1

2

Whitedoctor

0

2

1

Tổng

10

29

28

Nhận xét:

Trong 67 bệnh nhân sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid thì có những mức độ bệnh khác nhau, mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ ít nhất là 10 %, mức độ trung bình và nặng chiếm tỷ lệ cao hơn và đã nói lên được sau khi sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid thì da sẽ bị ảnh hưởng những tác dụng phụ làm cho da bị tổn thương từ trung bình trở lên cụ thể hơn là có 29 trong 67 trường hợp có mức độ tổn thương trung bình và 28 trường hợp có mức độ nặng.


4.2 THẢO LUẬN

4.2.1 Đặc điểm của các bệnh nhân trứng cá được khảo sát

Qua khảo sát đã chọn ra được 100 bệnh nhân có sử dụng mỹ phẩm với mục đích làm đẹp. Số liệu trên chủ yếu khảo sát những bệnh nhân đang có hiện tượng da bị mụn và đều trả lời có sử dụng mỹ phẩm phục vụ cho vấn đề cải thiện vẻ bề ngoài. Và những khảo sát trên cũng phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, không chỉ riêng nữ mà ngay cả nam cũng có xu hướng làm đẹp bằng mỹ phẩm. Đa số người dân rất chuộng việc mua các loại mỹ phẩm trên thị trường hoặc tự trộn kem tại nhà vì mục đích nhanh hết mụn và nhanh trắng sáng da nhưng thực tế những mỹ phẩm có thể đáp ứng những nhu cầu trên thì có tỷ lệ rất cao chứa corticoid. Corticoid cho kết quả làm đẹp trên da mặt rất tốt trong những thời gian đầu khi sử dụng nên chính vì thế việc lạm dụng corticoid để trộn vào mỹ phẩm là rất nhiều trong thời điểm hiện nay.

Theo độ tuổi và giới tính thông tin cho thấy nhu cầu làm đẹp của giới chị em phụ nữ là cao nhất 59 (59 %). Theo Cunliffe W J (1999): Có gần 1/3 phụ nữ Mỹ trong độ tuổi 20-50, đặc biệt giữa tuổi 20-30 có xuất hiện mụn mủ và có liên quan đến việc sử dụng mỹ phẩm. Nhưng vào thời buổi hiện nay thì nam giới cũng rất chú trọng vấn đề làm đẹp nhất là cải thiện tình trạng da mặt vì kết quả khảo sát cho thấy có tới 41 (41 %) nam giới đang sử dụng mỹ phẩm. Mụn trứng cá thường xuất hiện ở độ tuổi thanh thiếu niên nhưng qua khảo sát thì độ tuổi từ 15-25 chiếm tỷ lệ rất cao 69 (69 %). So với báo cáo của PGS.TS Huỳnh Văn Bá (2009) độ tuổi từ duới 20 đến 25 tuổi là 160 người trong tổng số 411 bệnh nhân được khảo sát chiếm (38,9 %), có sự chênh lệch so với khảo sát của chúng tôi vì đa phần những người tham gia khảo sát của chúng tôi là sinh viên nên tình trạng chênh lệch với báo cáo trên là có thể xảy ra, nhưng nhìn chung vấn đề sử dụng mỹ phẩm có chứa corticoid phục vụ cho mục đích làm đẹp lại khá phổ biến và được xuất hiện trong mọi lứa tuổi.

Tình hình lạm dụng corticoid trong mỹ phẩm có tới 11 mỹ phẩm (52,38 %) trong tổng số 21 loại mỹ phẩm được thu mua trên thị trường có chứa thành phần corticocoid và có tới 67 bệnh nhân (67 %) đã và đang sử dụng.Theo báo cáo của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/03/2024