Thiết Kế Nghiên Cứu: Phương Pháp Mô Tả Cắt Ngang Phân Tích

2.3.4.2 Suy tuyến thượng thận

Khi dùng cortico-steroid liều cao kéo dài gây ức chế trục đồi thị- tuyến yên- tuyến thượng thận và có thể gây suy tuyến thượng thận thứ phát.

Suy tuyến thượng thận có thể xảy ra khi dùng prednisolon liều 20-30 mg/ngày ít nhất phải kéo dài > 5 ngày.

Chức năng trục đồi thị-tuyến yên-tuyến thượng thận có thể phục hồi nhanh sau khi dùng thuốc. Nhưng ở bệnh nhân dùng thuốc kéo dài có khi phải sau 12 tháng mới hồi phục chức năng của hệ trục tuyến trên.

Những bệnh nhân dùng liều > 20 mg prednisolon/ngày kéo dài trên một tháng đều có khả năng bị suy tuyến thượng thận với các mức độ khác nhau.

Thời điểm xuất hiện suy chức năng tuyến thượng thận hay xảy ra khi bắt đầu giảm liều thuốc. Nguy cơ cao gây suy thượng thận cấp ở bệnh nhân đang dùng cortico- steroid là khi có các stress như gây mê, phẫu thuật, chấn thương, nhiễm khuẩn cấp tính. Trong tình huống này đôi khi phải tăng liều cortico-steroid hoặc dùng hormon kích thích tuyến thượng thận (ACTH).

2.3.4.3 Hội chứng cai thuốc

Thiếu hụt cortico-steroid điển hình ở trong cơn khủng hoảng kiểu Addison, biểu hiện: sốt cao, buồn nôn, nôn, tụt huyết áp, giảm glucoza máu, tăng K+, giảm Na+. Ngoài ra còn có thể gặp các triệu chứng khác như đau lan toả các cơ, khớp, đau đầu, chán ăn. Tình trạng hội chứng cai thuốc xuất hiện khi giảm liều nhanh. Tình trạng bệnh diễn biến xấu đi. Định lượng nồng độ cortisol trong máu thường không tương ứng với mức độ biểu hiện lâm sàng.

Khi có hội chứng cai thuốc cần phải tăng liều thuốc, sau đó giảm liều từ từ và thận trọng.

Nếu dùng > 40 mg prednisolon/ngày, khi giảm liều có thể với mức độ 10 mg trong vòng một tuần.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Nếu dùng liều 20-40 mg prednisolon/ngày có thể giảm với mức 5 mg trong vòng một tuần. Nếu < 20 mg/ngày và đặc biệt <5 mg/ngày hội chứng cai thuốc thường xuất hiện, vì những biến đổi liều xảy ra trong phạm vi biến đổi sinh lí của cortico-steroid. Ví dụ giảm liều prednisolon từ 5 mg xuống 2,5 mg/ngày, có thể gây giảm 50 % cortico-steroid và xuất hiện các triệu chứng nặng của hội chứng cai thuốc.

Biện pháp dùng liều cách ngày có thể là biện pháp đầu tiên để giảm liều hàng ngày. Hay dùng cho bệnh nhân luput ban đỏ hệ thống. Nhưng ít kết quả với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp và các triệu chứng có thể xấu đi ngay trong ngày ngắt quãng.

Khảo sát ảnh hưởng mỹ phẩm có corticoid trên những bệnh nhân bị mụn trứng cá tại thành phố Cần Thơ - 4

Biện pháp sử dụng cortico-steroid cần được cân nhắc cẩn thận chỉ định và chống chỉ định, dự phòng các tác dụng phụ liên quan đến cả tình trạng thiếu hụt nồng độ cortico- steroid và tình trạng dùng liều cao kéo dài các cortico-steroid.

(Theo http://www.benhhoc.com)

2.4 SƠ LƯỢC VỀ PHƯƠNG PHÁP SẮC KÍ LỚP MỎNG

Sắc kí lớp mỏng (thin layer chromatography - TLC) là một kĩ thuật sắc kí được dùng để tách các chất trong hỗn hợp. Phương pháp sắc kí lớp mỏng bao gồm pha tĩnh là một lớp mỏng các chất hấp phụ, thường là silica gel, aluminium oxide, hoặc cellulose được phủ trên một mặt phẳng chất trơ. Pha động bao gồm dung dịch cần phân tích được hòa tan trong một dung môi thích hợp và được hút lên bản sắc kí bởi mao dẫn, tách dung dịch thí nghiệm dựa trên tính phân cực của các thành phần trong dung dịch.

Sắc kí lớp mỏng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực:

Xét nghiệm độ tinh khiết của các hóa chất phóng xạ trong dược khoa. Xác định các sắc tố trong tế bào thực vật.

Phát hiện thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng trong thức ăn. Nhận biết những hóa chất trong một chất cho sẵn.

Giám sát các phản ứng hữu cơ.

Một số cải tiến có thể kết hợp phương pháp truyền thống để tự động hóa một vài bước, làm tăng độ dung giải của sắc kí lớp mỏng và cho số liệu chính xác hơn. Phương pháp này được gọi là sắc kí lớp mỏng hiệu năng cao (high performance TLC - HPTLC).

2.5 SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

2.5.1 Thành phố Cần Thơ

Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long, trải dài trên 55 km dọc bờ Tây sông Hậu, tổng diện tích tự nhiên 1.401,61 km2. Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới- gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Nhiệt độ trung bình năm là 28 oC Vốn được mệnh danh là Tây Đô – Thủ phủ của miền Tây Nam bộ từ hơn trăm năm trước, giờ đây Cần Thơ đã trở thành đô thị loại I và là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt Nam.

Lợi thế của thành phố Cần Thơ không chỉ ở các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản mà còn ở vị trí địa lý, cho phép phát triển các dự án trong các lĩnh vực: hạ tầng đô thị,

hạ tầng giao thông; nông nghiệp công nghệ cao; công nghiệp chế biến nông, thủy sản; du lịch và hạ tầng phục vụ du lịch; các ngành công nghiệp phụ trợ.

(Theo http://www.cantho.gov.vn)

2.5.2 Bệnh viện da liễu thành phố Cần Thơ

Tại bệnh viện da liễu Cần Thơ, các bác sĩ đã có những ý tưởng kết hợp với các chuyên khoa liên quan như miễn dịch, thần kinh, nội tiết và bệnh lây nhiễm để mang đến cho bệnh nhân kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh chính xác, hiệu quả. Ngoài ra, bệnh viện còn nhận hỗ trợ tư vấn các ca chăm sóc thẩm mỹ da liễu và tư vấn chế độ ăn uống, chăm sóc da cho từng lứa tuổi để mong muốn mọi người tự tin sở hữu làn da tươi trẻ đẹp nhất. Bệnh viện da liễu Cần Thơ là bệnh viện có hệ thống phòng ốc sạch sẽ, thoáng mát tạo điều kiện cho bệnh nhân có cơ hội được tiếp cận với môi trường khám, chữa bệnh về da tốt nhất. Môi trường khám, chữa bệnh tốt được coi là yếu tố quan trọng và nổi bật giúp bệnh nhân thêm tự tin và thêm yên tâm để khám, chữa bệnh tại bệnh viện. Mọi thông tin chi tiết về bệnh viện, vui lòng liên hệ qua địa chỉ sau: 71 Lý Tự Trọng – Quận Ninh Kiều – Thành phố Cần Thơ.

(http://benhviendakhoa.org)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Bệnh nhân trứng cá tại thành phố Cần Thơ.

3.2 TIÊU CHUẨN CHỌN MẪU

Những bệnh nhân trứng cá có sử dụng mỹ phẩm đồng ý tham gia nghiên cứu. Các loại mỹ phẩm do bệnh nhân cung cấp và không có nguồn gốc rõ ràng.

3.3 TIÊU CHUẨN LOẠI TRỪ

Những mỹ phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Những bệnh nhân trứng cá không sử dụng mỹ phẩm.

3.4 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Thời gian : 22/05/2015 – 10/05/2017

Địa điểm: Bệnh viện da liễu thành phố Cần Thơ, phòng khám TS.BS Huỳnh Văn Bá, khu vực quận Cái Răng thuộc thành phố Cần Thơ.

3.5 PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU

Thu thập các mẫu mỹ phẩm từ bệnh nhân trứng cá cung cấp qua bảng khảo sát.

3.6 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU

3.6.1 Nguyên vật liệu

Các mẫu mỹ phẩm thu thập từ khảo sát của bệnh nhân.

3.6.2 Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm

Sử dụng các trang thiết bị hiện có tại Phòng thí nghiệm Kiểm nghiệm – Trường đại học Tây Đô gồm có : bình sắc kí lớp mỏng, máy soi UV hiệu Spectroline Model CM-10.

3.6.3 Hóa chất

Methanol Diethyl Ether Methylenclorid

Ethanol tuyệt đối (cồn 99,6 %)

3.7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.7.1 Thiết kế nghiên cứu: phương pháp mô tả cắt ngang phân tích

3.7.2 Khảo sát tình hình sử dụng mỹ phẩm trên bệnh nhân trứng cá

Khảo nhằm mục đích thu thập được tất cả thông tin về tình hình sử dụng mỹ phẩm mỹ của bệnh nhân, tên mỹ phẩm được bệnh nhân sử dụng, tình trạng da mặt của bệnh nhân trước và sau khi sử dụng mỹ phẩm, đặc biệt là hình ảnh thật về tình trạng da của bệnh nhân ngay tại thời điểm khảo sát.

Khảo sát được thực hiện như sau:

Xây dựng bảng câu hỏi và triển khai khảo sát thu thập thông tin sử dụng mỹ phẩm, tiến hành khảo sát chủ yếu vào các đối tượng có xuất hiện mụn trên da mặt và các đối tượng có biểu hiện lâm sàng giống với các trường hợp bị tác dụng phụ của corticoid trên cơ sở lý thuyết. Trong các trường hợp người được khảo sát không sử dụng mỹ phẩm thì người làm khảo sát sẽ dừng thu thập thông tin của người đó. Các bảng khảo sát sẽ được tập hợp và đánh số thứ tự theo ngày khảo sát, nhập liệu và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 16.0 . Sau đó tổng kết các biểu hiện lâm sàng và các loại kem được nêu ra trong bảng khảo sát.

3.7.3 Nội dung nghiên cứu

3.7.3.1 Khảo sát tình hình sử dụng mỹ phẩm của bệnh nhân bằng bộ câu hỏi

Dùng các câu hỏi trong bảng khảo sát để đánh giá tình hình sử dụng mỹ phẩm trên bệnh nhân trứng cá.

Phân loại da mặt của đối tượng nghiên cứu. Có 4 giá trị:

- Da nhờn.

- Da khô.

- Da bình thường.

- Da hỗn hợp.

Về biểu hiện lâm sàng hiện tại trên da của đối tượng nghiên cứu. Có 5 giá trị:

- Mụn trứng cá đỏ.

- Mụn mủ - sẩn viêm.

- Ngứa sẩn viêm.

- Nốt nang.

- Đỏ giãn mao mạch.

Thói quen sử dụng mỹ phẩm của đối tượng nghiên cứu. Có 2 giá trị:

- Thường xuyên.

- Không thường xuyên.

Đối tượng nghiên cứu sẽ cung cấp tên mỹ phẩm đã và đang sử dụng. Cách thức tiếp nhận mỹ phẩm của đối tượng nghiên cứu. Có 4 giá trị:

- Bạn bè.

- Người thân.

- Quảng cáo.

- Tự tìm hiểu.

Tìm hiểu về mục đích của đối tượng nghiên cứu. Có 4 giá trị:

- Trị mụn.

- Trắng da.

- Xóa thâm, tàn nhạc.

- Chống lão hóa.

Thời gian sử dụng mỹ phẩm của đối tượng nghiên cứu. Có 3 giá trị:

- Dưới 6 tháng.

- Từ 6-12 tháng.

- Trên 12 tháng.

Tình trạng da mặt của đối tượng nghiên cứu trước khi sử dụng mỹ phẩm. Có 4 giá trị:

- Da bình thường.

- Nhiều mụn trứng cá.

- Da thường xuyên bị dị ứng.

- Nhiều mụn mủ

Tình trạng da mặt của đối tượng nghiên cứu sau khi sử dụng mỹ phẩm. Có 5 giá

trị:


sát.


- Được cải thiện rõ rệt.

- Có cải thiện ít.

- Lúc đầu rất tốt càng về sau có xuất hiện mụn nhiều hơn.

- Có xuất hiện mụn trứng cá đỏ.

- Không cải thiện mà mụn càng lúc càng nhiều.

Xin phép đối tượng khảo sát để chụp hình tình trạng da ngay tại thời điểm khảo


3.7.3.2 Khảo sát corticoid có trong mẫu mỹ phẩm

Xác định thành phần corticoid trong mỹ phẩm được bệnh nhân cung cấp để xem có bao nhiêu loại mỹ phẩm trong tất cả mỹ phẩm thu thập được có chứa corticoid, biết

được mức độ sử dụng của mỹ phẩm đó trên thị trường và đưa ra kết luận về việc sử dụng phổ biến những loại mỹ phẩm chứa corticoid.

Sau quá trình khảo sát và thu thập thông tin sử dụng mỹ phẩm, qua xử lý đã tổng hợp được 21 loại mỹ phẩm được sử dụng phổ biến trong việc điều trị mụn.

Tiếp theo sẽ thu mua những loại mỹ phẩm được sử dụng phổ biến đem về Phòng thí nghiệm Kiểm nghiệm tại trường Đại học Tây Đô để xác định thành phần corticoid bằng phương pháp sắc kí lớp mỏng với mẫu chuẩn là dexamethason acetat chuẩn.

Hệ dung môi khai triển:

Diethyl Ether – Methylen chlorid – Methanol – Nước (13:64:7:1) 3 ml 15,4 ml 1,6 ml 0,24ml

Pha mẫu:

Cân khoảng 3 gam đến 5 gam mẫu thử (mỹ phẩm) đựng trong becher 50 ml.

Đong 10 ml Ethanol tuyệt đối bằng ống đong 10ml, sau đó cho vào becher chứa mẫu thử.

Dùng đũa thủy tinh khuấy đều, để yên 3-5 phút. Lọc bằng giấy lọc bỏ cặn và thu được dịch lọc. Đem dịch lọc thu được chấm sắc kí.

Pha dung dịch chuẩn:

Cân chính xác 5 mg Dexamethason acetat chuẩn vào becher 50 ml.

Đong 10 ml Ethanol tuyệt đối bằng ống đong 10 ml, sau đó cho vào becher chứa mẫu chuẩn.

Dùng đũa thủy tinh khuấy đều đến khi nào mẫu chuẩn dexamethason acetat tan hoàn toàn.

Tiến hành xác định thành phần:

Lấy mẫu chuẩn và mẫu thử đã pha chấm lên bảng mỏng silicagel (chấm điểm). Sau đó đem chạy sắc kí với hệ dung môi đã pha sẵn.

Đem bản mỏng đã chạy sắc kí đi soi UV với bước sóng 254 nm.

Nếu mẫu thử xuất hiện vết ngang với mẫu chuẩn thì kết luận trong mỹ phẩm có thành phần dexamethason acetat và không có xuất hiện vết ngang với mẫu chuẩn thì kết luận là không có dexamethason acetat trong mỹ phẩm.

3.7.3.3 Mối tương quan giữa các biểu hiện lâm sàng và mỹ phẩm chứa corticoid

Thu thập thông tin và ghi nhận những biểu hiện lâm sàng trên da.

Xác định thành phần corticoid có trong mỹ phẩm mà bệnh nhân sử dụng.

So sánh tình trạng da của bệnh nhân sử dụng mỹ phẩm có corticoid và không có corticoid.

3.7.4 Phương pháp thu thập số liệu

Chuẩn bị bảng câu hỏi khảo sát có nội dung được soạn sẵn.

Giải thích mục tiêu, ý nghĩa của nghiên cứu cho đối tượng nghiên cứu được nắm

rõ.


Phỏng vấn bệnh nhân.

Chụp hình tình trạng da mặt ngay tại thời điểm khảo sát làm kết quả nghiên cứu. Xin thông tin mẫu mỹ phẩm mà bệnh nhân sử dụng.

Xử lý thông tin và mẫu mỹ phẩm đã khảo sát.

3.7.5 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 .

3.7.6 Biện pháp khắc phục sai số

Thiết kế đề cương chặt chẽ.

Thiết kế bộ câu hỏi trong bảng khảo sát có tính logic và mang tính chất thực tế. Lựa chọn các bệnh nhân có điều kiện phù hợp với khảo sát.

Kiểm tra tem kiểm định trang thiết bị trước khi tiến hành thí nghiệm. Hiệu chuẩn các dụng cụ đo lường.

Làm đúng quy trình, các thao tác chính xác, cẩn thận, tỉ mỉ. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu phù hợp.

Hình ảnh tình trạng da của bệnh nhân chân thật không qua chỉnh sửa.

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 11/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí