Tên Mỹ Phẩm Nghi Ngờ Có Corticoid Do Bệnh Nhân Cung Cấp

3.7.7 Sơ đồ nghiên cứu



Thiết kế bộ câu hỏi trong bảng khảo sát.


Thu thập thông tin bệnh nhân trứng cá và mẫu mỹ phẩm do bệnh nhân cung cấp.



Thu mua các mẫu mỹ phẩm không có nguồn gốc rõ ràng do bệnh nhân cung cấp.



Tiến hành kiểm tra thành phần corticoid trong mỹ phẩm bằng phương pháp sắc kí lớp mỏng.


Soi bản sắc kí lớp mỏng của mỹ phẩm bằng máy soi UV hiệu Spectroline Model CM-10 với bước sóng 254 nm.


Tổng hợp kết quả từ bảng khảo sát, quá trình thí nghiệm và hình ảnh thực tế để viết báo cáo.


Bảng 3.1 Sơ đồ nghiên cứu

3.8 VẤN ĐỀ Y ĐỨC

Bệnh nhân trứng cá tự nguyện tham gia nghiên cứu.

Nghiên cứu này không gây hại cho đối tượng tham gia nghiên cứu.

Đảm bảo tất cả bí mật thông tin cá nhân của đối tượng tham gia nghiên cứu.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.1 Đặc điểm bệnh nhân

4.1.1.1 Giới tính của bệnh nhân

Đặc điểm bệnh nhân về giới tính sẽ được thể hiện trong bảng 4.1 Bảng 4.1 Đặc điểm về giới tính của bệnh nhân trong nghiên cứu


Giới tính

Tần số (người)

Tỷ lệ (%)

Nam

41

41 %

Nữ

59

59 %

Tổng

100

100 %

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Khảo sát ảnh hưởng mỹ phẩm có corticoid trên những bệnh nhân bị mụn trứng cá tại thành phố Cần Thơ - 5


Nhận xét:

Trong 100 bệnh nhân bị mụn trứng cá được khảo sát, bệnh nhân nữ (59 %) chiếm tỷ lệ cao hơn nam (41 %) là do ở nữ giới xu hướng làm đẹp và cải thiện làn da nhiều hơn so với nam giới, nhưng tỷ lệ trên có sự chênh lệch không cao do ngày nay nam giới cũng chú trọng vào vấn đề làm đẹp và đó cũng là xu thế chung của xã hội hiện nay.

4.1.1.2 Nhóm tuổi của bệnh nhân

Đặc điểm về độ tuổi bệnh nhân sẽ được thể hiện trong bảng 4.2 Bảng 4.2 Đặc điểm về tuổi của bệnh nhân trong nghiên cứu


Nhóm tuổi

Tần số (người)

Tỷ lệ (%)

Dưới 15 tuổi

1

1 %

15–25 tuổi

69

69 %

Trên 25 tuổi

30

30 %

Tổng

100

100 %


Nhận xét:

Trong các trường hợp được khảo sát thì bệnh nhân nằm chủ yếu vào độ tuổi từ 15-25 (69 %) vì ở độ tuổi này nhu cầu làm đẹp da nhất là trị mụn được ưu tiên.

4.1.1.3 Đặc điểm về da mặt

Các bệnh nhân được khảo sát đều có đặc điểm da mặt riêng và đặc điểm riêng đó sẽ được thể hiện qua bảng 4.3

Bảng 4.3 Đặc điểm về da mặt của bệnh nhân



Đặc điểm

Tần số (người)

Tỷ lệ (%)

Da bình thường

5

5 %

Da nhờn

65

65 %

Da khô

13

13 %

Da hỗn hợp

17

17 %

Tổng

100

100 %


Nhận xét:

Số bệnh nhân có tình trạng da nhờn chiếm tỷ lệ cao nhất (65 %). Các trình trạng da còn lại chiếm tỷ lệ gần bằng nhau như da khô (13 %) và da hỗn hợp (17 %). Còn tình trạng da bình thường chiếm tỷ lệ thấp nhất (5 %).

4.1.1.4 Tình trạng da hiện tại

Các bệnh nhân có biểu hiện về mụn rõ nhất sẽ được chọn để làm khảo sát, từng bệnh nhân sẽ có những biểu hiện tại thời điểm khảo sát khác nhau. Và tình trạng da biểu hiện rõ nhất trong lúc khảo sát sẽ được thể hiện trong bảng 4.4.

Bảng 4.4 Tình trạng da mặt hiện tại của bệnh nhân


Tình trạng da

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

Trứng cá đỏ

59

59 %

Mụn mủ - sẩn viêm

17

17 %

Ngứa – sẩn viêm

13

13 %

Nốt nang

3

3 %

Đỏ da – Giãn mao mạch

4

4 %

Khác

4

4 %

Tổng

100

100 %

Nhận xét:

Tình trạng da hiện tại thì da đang bị mụn trứng cá đỏ chiếm tỷ lệ cao nhất (59 %), còn các triệu chứng còn lại chiếm tỷ lệ tương đối thấp, nhưng vẫn có những trường

hợp bị mụn mủ - sẩn viêm (17 %) cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao so với cái trường hợp còn lại.



A B



C D



E F


Hình 2.3 Tình trạng da của bệnh nhân tại thời điểm khảo sát

4.1.1.5 Thời gian sử dụng mỹ phẩm

Thời gian sử dụng mỹ phẩm là một trong những yếu tố quan trọng trong việc dẫn đến lệ thuộc corticoid và ảnh hưởng bởi tác hại của corticoid, bảng 4.5 sẽ thể hiện thời gian sử dụng của bệnh nhân.

Bảng 4.5 Bảng thể hiện thời gian sử dụng mỹ phẩm của bệnh nhân



Thời gian

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

<6 tháng

44

44 %

Từ 6 – 12 tháng

38

38 %

>12 tháng

18

18 %


Nhận xét :

Những bệnh nhân thường sử dụng mỹ phẩm dưới 12 tháng, đặc biệt những bệnh nhân đang sử dụng dưới 6 tháng là 44 người (44 %) và từ 6 đến 12 tháng là 38 người (38 %), những bệnh nhân dùng mỹ phẩm kéo dài trên 1 năm chiếm tỷ lệ không cao (18 %).

4.1.1.6 Tình trạng da trước khi sử dụng mỹ phẩm

Trước khi sử dụng mỹ phẩm thì mỗi bệnh nhân sẽ có những tình trạng khác nhau và đa số đều sử dụng mỹ phẩm để mong muốn cải thiện nhanh tình trạng da hiện tại của mình. Tình trạng da mặt của bệnh nhân trước khi sử dụng mỹ phẩm sẽ được thể hiện trong bảng 4.6.

Bảng 4.6 Tình trạng da mặt bệnh nhân trước khi sử dụng mỹ phẩm


Tình trạng da

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

Da bình thường

10

10 %

Da bị mụn ít

48

48 %

Da bị mụn nhiều

34

34 %

Da thường bị dị ứng

4

4 %

Da bị mụn mủ

4

4 %

Tổng

100

100 %


Nhận xét:

Qua khảo sát những bệnh nhân hiện bị mụn trên mặt thấy được rằng trước khi bắt đầu sử dụng mỹ phẩm thì đa số da của họ bị mụn ít (48 %), mụn nhiều (34 %). Các khảo sát còn lại đều có nhưng chiếm tỷ lệ thấp.

4.1.2 Tình hình sử dụng mỹ phẩm

4.1.2.1 Tên mỹ phẩm nghi ngờ có corticoid do bệnh nhân cung cấp

Sau quá trình khảo sát, bệnh nhân đã cung cấp đầy đủ tên các loại mỹ phẩm mà họ sử dụng với mục đích làm đẹp. Tiếp theo sẽ đi thu mua những loại mỹ phẩm đó và phát hiện là các loại mỹ phẩm trên được bán rộng rãi trên thị trường. Đem tất cả mẫu thu thập được về phòng thí nghiệm Kiểm nghiệm đại học Tây Đô tiến hành sắc kí lớp mỏng xác định trong mỹ phẩm có thành phần corticoid hay không và sau đây là bảng kết quả thể hiện tên các loại kem và kết quả có hoặc không có corticoid. Tên mỹ phẩm, xác định thành phần corticoid trong mỹ phẩm và số lượng bệnh nhân sử dụng các loại mỹ phẩm đó sẽ được báo cáo trong bảng 4.7.

Bảng 4.7 Bảng thể hiện tên các loại mỹ phẩm và thành phần corticoid nghi ngờ có trong mẫu mỹ phẩm


STT

Tên mỹ phẩm

Thành phần corticoid có trong mỹ phẩm*

Số lượng bệnh nhân sử dụng

1

OLY HT

(+)

13

2

Sứ tiên

(-)

4

3

One today

(-)

1

4

TMVBH

(+)

3

5

Lily’s white

(+)

18

6

Thanh Thảo

(+)

11

7

Manne mei

(-)

2

8

Miss white

(-)

3

9

Liser japan

(+)

2

10

Alex

(+)

2

11

Thùy phương

(+)

5

12

Alon

(-)

4

13

Sof tigon

(-)

2

14

Kem x2

(-)

2

15

Sure

(-)

2

16

Bông hồng đen

(+)

5

17

Miscos

(+)

2

18

Biona nghệ

(-)

2

19

Luna belle

(-)

4

20

Ngọc trai korea

(+)

3

21

White doctor

(+)

3


(*) Qúa trình xác định thành phần corticoid trong mỹ phẩm nếu (+) là trong mỹ phẩm có thành phần corticoid và (-) là trong mỹ phẩm không có corticoid



O L Ch M T H

Mis Ch BHĐ


A B


Alex Ch

Wd

Ch Liser


C D

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/03/2024