Giải Pháp Về Nguồn Nhân Lực Phục Vụ Ẩm Thực Du Lịch Ở Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội


đều “di cư” từ những vùng ngoại ô hay các tỉnh lân cận, biến đổi dần theo lối “sành ăn” và cái gu tinh tế của người dân Kẻ Chợ mà thành “miếng ngon Hà Nội”. Bởi thế, ẩm thực Hà Nội mang những đặc tính riêng biệt, không xa hoa, cầu kỳ, rất bình dị, đơn giản nhưng thanh và tinh tế. Điểm đặc biệt là, qua những món ngon ấy mà du khách có thể khám phá nhiều nét đẹp văn hóa, nhiều phong tục tập quán trong sinh hoạt và tinh thần của người dân nơi đây.

Cũng vì xuất thân “dân giã”, nên những địa chỉ ăn ngon nhất ở Hà Nội thường không nằm trong các nhà hàng sang trọng với điều hòa, khăn lạnh, bàn ghế sáng bóng mà lại nằm trên vỉa hè, trong các “ngõ nhỏ, phố nhỏ”, với bát sành, đũa tre.

Người Hà Nội sành ăn thường truyền tai nhau những địa chỉ như phở Bát Đàn, bún ốc nguội đầu Ô Quan Chưởng, bánh đúc nóng Lê Ngọc Hân, ốc Đường Thành, cháo gà Lý Quốc Sư…

Tuy nhiên, dù có không ít các tour du lịch về ẩm thực Hà Nội đang được khai thác, nhưng không nhiều trong số đó đưa du khách đến với bản sắc riêng biệt của ẩm thực Hà Nội, “chạm” được vào cái văn hóa ẩm thực Hà Nội. Một lịch trình tour ẩm thực Hà Nội thường được thiết kế giống như tour ẩm thực Huế, ẩm thực Sài Gòn theo một barem vạch sẵn: ăn uống tại các địa chỉ nổi tiếng, tham quan chợ địa phương và học nấu ăn tại nhà bếp của khách sạn hay tại một nhà hàng sang trọng. Nhiều đơn vị có uy tín trong việc tổ chức tour ẩm thực cho khách Âu, khách Úc, khách Nhật đều khai thác theo một hướng chung như thế.

Việc du khách thưởng thức ẩm thực tại các quán vỉa hè sẽ cho họ trải nghiệm đúng nhất, chân thực nhất về cuộc sống của dân cư địa phương.

Ẩm thực lễ tết trong các gia đình


Thưởng thức Tết cổ truyền Việt Nam là một trải nghiệm thú vị, khác biệt đối với du khách nước ngoài. Một số doanh nghiệp như Saigontourist, Viettravel đã khai thác các tour “Tây ăn tết ta” nhưng mới dừng lại khai thác tại khu vực miền Trung và miền Nam, chưa có các tour tương tự ở thị trường Hà Nội.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có thể khai thác theo hướng tổ chức các tour homestay tại các gia đình Hà Nội, tập trung tại khu vực quận Hoàn Kiếm, là nơi còn lưu giữ được nhiều nét cổ truyền. Trong chương trình các công ty có thể kết hợp việc thưởng thức các bữa ăn trong tour với việc đưa khách đến xem và tham gia gói bánh chưng, giã giò…tại các gia đình hoặc kết hợp với một số nhà cổ có tổ chức tham quan cho du khách phục dựng và mua các sản phẩm về làm quà.

3.2.4. Giải pháp về nguồn nhân lực phục vụ ẩm thực du lịch ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Khai thác văn hóa ẩm thực phục vụ phát triển du lịch tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - 12

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh ăn uống, bên cạnh việc nâng cao chất lượng món ăn, các nhà hàng, quán ăn phải chú trọng hơn nữa đến khâu phục vụ của các nhân viên bởi họ chính là sứ giả mang thông điệp văn hoá đến từng khách, là những người trực tiếp tiếp thị món ăn cho khách.

Phong cách phục vụ chính là cung cách phục vụ khách tạo nên cái riêng của cơ sở kinh doanh. Để có được phong cách phục vụ tốt ngoài tính cách vốn có của mỗi nhân viên thì cần phải có nghiệp vụ cao, thực hiện bài bản, có chuyên môn. Điều này không dễ gì có được mà phải qua quá trình làm việc, tiếp xúc với nhiều tình huống thực tế thì mới rút ra được kinh nghiệm cho bản thân, từ đó tạo ra sự nhuần nhuyễn thành thục, tạo thành kĩ năng.

Các nhân viên phải biết tạo không gian ăn uống thật sự thoải mái cho khách, điều này ảnh hưởng khá nhiều đến sự ngon miệng của khách. Nếu bầu không khí căng thẳng do phải chờ đợi lâu hay do sự vụng về của nhân viên sẽ gây ra tâm lí khó chịu cho khách khi thưởng thức món.

Nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, cần phải quan tâm đào tạo lại và đào tạo mới đội ngũ lao động để giải quyết yêu cầu trước mắt và lâu dài dưới nhiều hình thức như tại chỗ, chính quy ở trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh ăn uống có thể nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên bằng các chương trình đào tạo, liên kết với các trường, cơ sở đào tạo nhân lực du lịch tổ chức các lợp học định kỳ, phổ biến các


vấn đề về dịch vụ, chất lượng dịch vụ, kỹ năng làm hài lòng khách du lịch. Bên cạnh đó, cơ sở kinh doanh ăn uống còn có thể tiến hành đào tạo tại chỗ hàng ngày, hàng tuần. Các nhân viên tay nghề cao có thể đào tạo cho các nhân viên mới, nhân viên bậc thấp theo hình thức cầm tay chỉ việc. Tài liệu sử dụng để đào tạo có thể áp dụng chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam (VTOS) do Tổng cục du lịch Việt Nam cùng với Liên minh Châu Âu thực hiện. Hoặc các cơ sở kinh doanh ăn uống có thể cử người tham gia học tập, huấn luyện tại các khách sạn lớn; tạo điều kiện cho nhân viên được tham gia tập huấn ở các nhà hàng, khách sạn ở nước ngoài.

Song song với việc nâng cao trình độ cho nhân viên cần phải nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân viên bằng các hình thức giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy chế, nội quy trong nhà hàng, khách sạn. Thực hiện chế độ thưởng phạt rõ ràng, kịp thời đối với cán bộ công nhân viên để khuyến khích động viên đối với các nhân viên làm tốt đồng thời cũng răn đe đối với nhân viên vi phạm.

3.2.5. Giải pháp về xúc tiến quảng bá văn hóa ẩm thực du lịch ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Để ẩm thực Việt Nam nói chung cũng như khu vực quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nói riêng trở thành một sản phẩm du lịch đặc sắc thu hút khách như Thái Lan, Singapore, Malaysia…đã tổ chức thành công, trong thời gian tới, ngành du lịch cần tăng cường quảng bá “sản phẩm” ẩm thực thông qua các nhà hàng trong và ngoài nước nhằm giới thiệu các món ăn Việt. Các nhà hàng cần sớm có sự liên kết với nhau cũng như liên kết với công ty lữ hành để xây dựng thương hiệu và tour ẩm thực Việt Nam. Hoạt động xúc tiến, quảng bá có thể thông qua một số kênh như sau:

Quảng bá thông qua các lễ hội, hội chợ


Tuyên truyền quảng bá là một chiến lược hết sức quan trọng trong phát triển du lịch. Nhưng khách du lịch hầu như chỉ có các thông tin về các món ăn và đồ uống của Hà Nội. Hầu như trong các cuốn sách viết về du lịch Hà Nội mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu về các giá trị lịch sử, thẩm mỹ, địa chất, về con người...


Những trang viết về ẩm thực chỉ đề cập tới một số món ăn được đông đảo du khách biết đến. Do đó việc tăng cường công tác quảng bá, trước hết là các lễ hội, hội chợ ẩm thực...là việc làm rất cần thiết. Thông qua những hội chợ như vậy, du khách sẽ có được cái nhìn gần gũi hơn và tổng thể hơn về những món ăn đặc sản của thủ đô. Họ có cơ hội được trực tiếp thưởng thức tại chỗ, từ đó sẽ tiếp tục giới thiệu sâu rộng hơn đến bạn bè và người thân.

Quảng bá thông các phương tiện truyền thông


Cần xây dựng những website về ẩm thực Hà Nội bằng nhiều thứ tiếng để giới thiệu sâu rộng đến không chỉ người Việt Nam và cả bạn bè thế giới. Bên cạnh việc xây dựng những website về ẩm thực nên có những bài viết trên báo, chuyên luận viết về đặc sản Hà thành cho thấy những giá trị và bản sắc riêng của một Hà Nội không lẫn với bất cứ thành phố nào khác. Song song với công tác nghiên cứu cũng đẩy mạnh hơn hoạt động quảng bá bằng hình ảnh... để đưa du khách đến gần và dễ dàng hoà nhập vào ẩm thực Hà Nội.

Các nhà quản lý cần đưa ẩm thực Hà Nội đến gần hơn với các Kiều bào, du khách quốc tế thông qua chương trình du lịch và ẩm thực trên kênh truyền hình đối ngoại, VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam - kênh cung cấp “vốn” thông tin đầy đủ về du lịch, ẩm thực, danh lam thắng cảnh, con người của dải đất hình chữ S.

Quảng bá thống qua các cán bộ làm việc trong ngành du lịch


Ngành du lịch Hà Nội cũng nên mở các lớp giới thiệu về nghệ thuật ẩm thực thủ đô cho đội ngũ hướng dẫn viên để họ hiểu được những nét văn hoá đặc sắc trong đó. Đây chính là cách nhanh nhất giới thiệu văn hoá ẩm thực Hà Nội đến khách du lịch, làm cho họ thấy được cái hay, độc đáo của nghệ thuật ẩm thực thủ đô. Bên cạnh đó các nhà hàng, quán ăn trong khu vực quận Hoàn Kiếm cần liên kết với các doanh nghiệp lữ hành nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình thông qua các kênh thông tin của chính doanh nghiệp đó. Các sản phẩm ẩm thực sẽ được các nhân viên bán tour chào bán cùng với các chương trình du lịch


có liên quan sẽ tạo sự kích thích, khơi gợi trí tò mò và giúp du khách bước đầu tiếp cận được với các sản phẩm.

3.2.6. Giải pháp quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong khai thác ẩm thực du lịch ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Để bảo đảm an toàn cho khách du lịch khi tiêu dùng các sản phẩm ăn uống trong thời gian đi du lịch tại Hà Nội, chúng ta cần tăng cường công tác quản lý về lĩnh vực này từ cấp vĩ mô đến cấp vi mô. Về nguyên tắc chung, các biện pháp quản lý đó phải được tiến hành một cách đồng bộ thì hiệu lực quản lý mới được bảo đảm. Nếu như có sự không nhất quán, thiếu tích cực ở mỗi khâu trong quá trình quản lý thì sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng mà chúng ta luôn hướng tới đó là bảo đảm sức khỏe cho khách du lịch đến với Thủ đô. Từ những phân tích, đánh giá tình hình thực tế công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm trong chương 2, có thể đề xuất một số giải pháp cơ bản mang tính hệ thống nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm cho khách du lịch.

3.2.6.1. Giải pháp về nâng cao năng lực quản lý


Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, cần nâng cao năng lực quản lý hoạt động của các tổ chức kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh ăn uống du lịch. Để làm được việc này cần tiến hành một số công việc sau:

- Tổng cục Du lịch và Sở VH, TT&DL trên địa bàn giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị thực hiện công tác kiểm tra, giám sát vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm trong ngành Du lịch. Những người thực thi công việc cần được trao cho một quyền hạn nhất định để xử lý các vi phạm.

- Nhà nước cấp kinh phí cho ngành Du lịch để thực hiện công tác nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn, tổ chức kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm của các cơ sở kinh doanh ăn uống du lịch.


- Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm.

- Thiết lập cơ chế trao đổi thông tin hai chiều thờng xuyên giữa đơn vị được giao nhiệm vụ của ngành Du lịch và cơ quan y tế, môi trường để cập nhật, xử lý thông tin một cách nhanh chóng kịp thời.

Đối với các cơ sở kinh doanh ăn uống du lịch (khách sạn, nhà hàng du lịch) nâng cao năng lực thực hiện là sự đầu tư vào việc mua sấm hệ thống phương tiện, thiết bị kỹ thuật mới, đào tạo lao động có trình độ nghiệp vụ. Để làm được việc này các cơ sở cần tự đánh giá mức độ đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm của ngành Du lịch. Xác định những khâu còn yếu kém và nguyên nhân; xây dựng phương án đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị hiện đại đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm; xây dựng quy trình chuẩn về mua, bảo quản, chế biến thực phẩm, phục vụ ăn uống, ban hành các nội quy trong từng khâu; lập kế hoạch đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên; lập kế hoạch đầu tư tài chính...

Như vậy, để tạo sự yên tâm cho khách sử dụng sản phẩm du lịch, tạo sức hấp dẫn khách, khả năng cạnh tranh của Du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế và khu vực, công tác vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm trong các cơ sở dịch vụ du lịch nói chung và trong cơ sở lưu trú, ăn uống du lịch nói riêng là công việc nhất thiết phải được chú trọng. Đây còn là hoạt động thiết yếu để hướng tới hội nhập, cạnh tranh và phát triển bến vững của ngành Du lịch nước nhà, là trách nhiệm không những của từng cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp du lịch mà của cả các cơ quan quản lý nhà nước, các ngành, các cấp; đồng thời thúc đẩy các ngành nghề khác và cả xã hội phát triển bền vững.

3.2.6.2. Giải pháp về giáo dục nhận thức cộng đồng


Vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến nhiều khâu, nhiều người, kể cả lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt. Do vậy, để đảm bảo không bị ngộ độc khi tiêu dùng thực phẩm, ngoài những biện pháp mang tính cưỡng chế, bắt buộc thì điều


quan trọng hơn là cần tiến hành tuyên truyền, giáo dục ý thức cho mọi người dân, các doanh nghiệp du lịch và khách du lịch về vệ sinh an toàn thực phẩm. Các nguyên liệu được lựa chọn phải được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây được coi là yêu cầu quan trọng, nếu lựa chọn những nguyên liệu không tươi ngon, không đảm bảo vệ sinh sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của khách (gây ngộ độc dễ mắc một số bệnh), dẫn theo sự suy giảm lòng tin và kéo theo sự suy giảm của hiệu quả kinh doanh. Để đảm bảo sức khoẻ phải đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến phương pháp chế biến trình bày món ăn.

Đây là giải pháp cơ bản mang tính lâu dài để giải quyết vấn đề này. Trong phạm vi quốc gia, đây là một trong những nội dung quan trọng của chương trình giáo dục cộng đồng, cần được phổ biến tuyên truyền rộng rãi trong hệ thống trường học, thông qua các tổ chức xã hội, trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trong phạm vi của ngành Du lịch, đối tượng cần được tuyên truyền giáo dục về vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm chủ yếu là những nhà quản lý và đội ngũ lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, họ đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực này. Tình hình phát triển kinh tề - xã hội của đất nước và của địa phương có tác động quyết định đến nhận thức của cộng đồng về việc giữ gìn vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm trong hoạt động kinh doanh lưu trú và ăn uống phục vụ khách du lịch. Sự trợ giúp quốc tế và tiến bộ khoa học công nghệ cũng là yếu tố quan trọng để nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự cần thiết phải thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm trong các cơ sở kinh doanh lưu trú, ăn uống du lịch.

Tổ chức các lớp tập huấn, giáo dục ý thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. Các doanh nghiệp cần cử nhân viên tham gia các lớp tập huấn do Tổng cục du lịch hoặc các dự án như dự án về du lịch có trách nhiệm tại Việt Nam mở các lớp tập huấn cho từng nhóm các doanh nghiệp lữ hành, các khách sạn…


3.3. Một số kiến nghị


3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước


Để hoạt động du lịch ẩm thực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có thể phát triển được các cơ quan quản lý nhà nước cần củng cố hệ thống pháp lý trong công tác vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm ở Hà Nội.

Trên thực tế, trong hệ thống pháp lý hiện nay, luật bảo vệ môi trường, quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch và pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm được ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 26/7/2003 là những văn bản pháp quy cao nhất quy định đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng. Tuy nhiên, du lịch là một lĩnh vực hoạt động của xã hội, nó đòi hỏi cao hơn so với mức độ trung bình của xã hội về chất lượng hàng hóa dịch vụ trong tiêu dùng.

Đặc biệt, vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm rất nhạy cảm đối với mọi người khi đi du lịch. Chính vì vậy, ngoài những văn bản pháp quy chung được áp dụng cho toàn xã hội, hệ thống pháp lý cần được bổ sung những văn bản quy định riêng về bảo vệ môi trường, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm riêng trong lĩnh vực du lịch. Đây là giải pháp có ý nghĩa lâu dài và là tiền đề cho việc triển khai các biện pháp quản lý khác.

Để triển khai giải pháp này Tổng cục Du lịch, Sở VH, TT&DL Hà Nội có thể thực hiện một số công việc sau:

- Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn môi trường, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm trong cơ sở lu trú du lịch. Việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm của ngành du lịch là một quy trình mang tính khoa học, làm căn cứ để xây dựng nhãn cơ sở ăn uống đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm hoặc nhãn sinh thái đối với cơ sở lưu trú du lịch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2023