Những Địa Chỉ Ẩm Thực Du Lịch Tiêu Biểu Trên Địa Bàn Quận Hoàn Kiếm


Đã là người Hà Nội không ai là không từng thưởng thức món xôi một lần, phải nói rằng, xôi Hà Nội có một phong vị riêng mà không trùng với bất cứ xôi ở nơi nào khác. Buổi sáng sớm, tiết trời còn mát mẻ, sau một giấc ngủ êm đềm, con người tĩnh tại thoải mái, bạn có bao giờ nghĩ rằng thưởng thức một bát xôi vào buổi sáng là cách thư giãn tốt nhất không ? Người Hà Nội thì hay có thói quen như thế, giản dị, mộc mạc và thanh bình biết bao nhiêu.

Mỗi loại xôi có một hương vị khác nhau và được ăn kèm với các loại thức ăn khác nhau. Chẳng hạn như xôi trắng ăn kèm với ruốc, thịt kho tàu, giò chả, lạp xường vừa thơm, vừa mềm. Xôi gấc có vị ngọt được ăn kèm với chả mỡ. Xôi lạc, xôi đỗ xanh ăn kèm với vừng và ruốc. Còn xôi xéo, chắc chắn phải có thêm đậu xanh xắt lát mỏng và trên bát có hành phi thơm vàng ngậy...

Bún ốc


Ngày xưa, bún ốc nổi danh với hai địa điểm mà du khách có thể thưởng thức đó là: Bún ốc Pháp Vân và bún ốc Hồ Tây. Nhưng ngày nay thì bún ốc Hồ Tây nổi trội hơn. Đến Phủ Tây Hồ là nhắc ngay tới bún ốc, có tới mấy chục nhà hàng bán bún ốc suốt con đường nhỏ dẫn vào phủ Tây Hồ và nhà hàng nào khách cũng ra vào tấp nập. Người Hà Nội, khách thập phương đi lễ ở đây đều muốn ăn bún ốc nơi này. Hương vị bún ốc đặc biệt cùng phong cảnh trữ tình thơ mộng của Hồ Tây làm thực khách thích thú, lưu luyến, ngon miệng và nhớ mãi.

Ốc béo ngậy được luộc lên sau đó khều lấy cái, bỏ vào xào săn cùng mỡ và gia vị mắm, mì chính. Nước ốc làm nước dùng chan bún sau khi đã được ninh sôi bỏ cà chua và các gia vị đặc trưng như giấm bỗng. Trong nước dùng chan bún ốc có bỏ xương ống lợn ninh cùng để nước thêm ngọt. Bún cũng phải được tuyển chọn kỹ, thường là bún Phú Ðô sợi nhỏ, săn, không nhão và khi chan nước ăn vẫn giòn và dẻo mà lại không nát. Kèm với bát bún ốc luôn là một đĩa rau sống hấp dẫn: xà lách, tía tô, kinh giới, húng lỏng, mùi, rau chuối non thái mỏng cùng một đĩa ớt chưng đỏ. Thật tiếc nếu như đã đến Hà Nội mà không thưởng thức món bún ốc ở Phủ Tây Hồ.


2.2.2.5. Những địa chỉ ẩm thực du lịch tiêu biểu trên địa bàn quận Hoàn Kiếm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

* Các món Phở, Bún, Miến


Khai thác văn hóa ẩm thực phục vụ phát triển du lịch tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - 9

Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon” (Thạch Lam). Phở gia truyền 49 Bát Đàn quả đúng mang hương vị và phong cách đặc biệt mà người Hà Nội dù đi đâu về đâu cũng không thể nào quên.

Ăn phở Bát Đàn có mấy cái thú, phở ngon, thịt bò thái tươi rói, thơm ngậy, nước dùng ngọt vị xương hầm, đúng kiểu phở Hà Nội truyền thống; nhưng đặc biệt nhất có lẽ là thực khách đến đây phải xếp hàng và trả tiền trước rồi phải tự tay bê bát phở nóng bỏng về chỗ ngồi.

Nói đến cảnh xếp hàng, người ta thường nghĩ đến cảnh chen lấn nhễ nhại mồ hôi để mua rau, mua thịt thời xưa. Nhưng ở đây lại hoàn toàn khác. Xếp hàng để chờ được thưởng thức một tô phở ngon nên ai cũng bình thản, có người còn mang cả báo ra đọc, thong thả chờ đến lượt. Đi ăn phở Bát Đàn bạn nên đi ít nhất là 2 người, một người xếp hàng và một người vào ngồi giữ chỗ, chứ không thì bê bát phở sóng sánh trên tay sẽ rất vất vả tìm chỗ, vì quán lúc nào cũng đông nghịt người.

Quán phở Bát Đàn khá nhỏ, thấp, bên trong chỉ vỏn vẹn có máy bộ bàn ghế gỗ thô mộc, cũ kỹ, đã tồn tại gần nửa thế kỷ nhưng không có thay đổi gì nhiều. Bếp phở nằm ngay gần cửa vào. Một người đàn ông thoăn thoắt thái những miếng mỏng nhưng to bản từ tảng thịt chín thơm gây gây mùi bò. Những tảng thịt nạm hay mỡ gầu không quá béo nhưng lại quánh như sáp, giòn, không dai, rất hấp dẫn cả thị giác, khứu giác và vị giác của thực khách.

Phở Hà Nội không ăn kèm giá hay bất kỳ một loại rau thơm nào, gia vị chỉ có thể là vài giọt chanh cốm chua gắt cùng chút tương ớt cay nồng.

Phở Lý Quốc Sư với cửa hàng đã được sửa sang khang trang, nằm trên chính con phố mang tên Lý Quốc Sư là địa chỉ ẩm thực thu hút cả khách du lịch trong nước lẫn nước ngoài.


Ngoài ra ở khu vực Hoàn Kiếm còn có phở Bodega là quán phở có truyền thống lâu đời nhưng lại có phong cách phục vụ trong nhà hàng chứ không như các quán phở Hà Nội gốc. Phở Thìn Bờ Hồ hay phở thìn Lò Đúc là địa điểm lúc nào cũng hút khách là người Hà Nội, vì đây là 1 trong 4 thương hiệu phở nổi tiếng của Hà Nội còn tồn tại.

Ở ngã tư Tràng Tiền, Hai Bà Trưng, Bờ Hồ có quán phở 24, là thương hiệu phở mới nổi lên những năm về sau này. Phở 24 được bài trí bắt mắt, cửa hàng sạch đẹp nhưng lại thiếu một chút phong vị phở truyền thống.

Bún Chả: Nhắc đến các món ngon đất Hà thành thì phải kể đến bún chả. Nhắc đến bún chả, “dân sành ăn” ai cũng biết đến quán Đắc Kim - số 1 Hàng Mành hay người ta còn gọi tắt là bún chả Hàng Mành. 12 giờ trưa quán Đắc Kim đông nghịt người, vào những hôm cao điểm muốn có chỗ ngồi thực khách phải chịu khó chờ. Du khách có cảm thấy đôi chút khó chịu khi phải chờ đợi nhưng sau khi thưởng thức món bún chả ở đây xong thì bao khó chịu sẽ tan biến hết.

Bún Thang: là một món ăn ngon của Hà Nội, nếu xét về độ nổi tiếng thì có lẽ chỉ đứng sau mỗi phở. Và đây cũng là một món ăn nổi tiếng về sự cầu kì khi chế biến thế nên thường thì giá một bát bún thang sẽ khá là đắt. Nếu có ăn ở Cầu Gỗ hay Hàng Hành thì một bát cũng phải vào cỡ 35 nghìn trở lên rồi. Thế nhưng vẫn có chỗ bán rẻ, ngay ở phố Hàng Hòm (33 Hàng Hòm). Bát bún ở đây vẫn đầy đặn, đủ vị: Nào thịt gà, trứng tráng, giò lụa, nấm hương, củ cải dầm… Mà cái ngon phải kể đến nồi nước dùng, không phải cái kiểu nước dùng nhàn nhạt hay kiểu lai nước phở như một số hàng khác, nước ở đây nổi rất rõ mùi thơm của xương gà ninh, của nấm hương và của tôm he nên cho vị ngọt dịu và rất đậm đà. Thêm vào đó, lợi thế của cửa hàng là nằm trong khu phố cổ nhưng lại không quá đông đúc, ồn ào. Vì vậy, buổi tối, ngồi ăn ở đây nhìn ra bên ngoài ngắm đường phố khá là thích… con phố cổ của Hà Nội yên lặng dưới ánh đèn vàng sao mà thanh bình.

Bún Ốc Có câu "Ốc tháng mười, người Hà Nội", bởi đúng thời gian đó, ốc mới ngọt, giòn, béo nhưng quanh năm, cứ sáng ra, là có rất nhiều hàng bún ốc


xuất hiện khắp các con phố to, ngõ nhỏ, nhưng muốn ăn ngon thì cũng phải kén hàng. Nổi tiếng nhất có lẽ là bún ốc bà Sáu ở Mai Hắc Đế. Điểm đặc biệt của hàng này là nước dùng rất thơm, vị thanh đặc biệt. Không bán ốc nhỏ, nhưng ốc mít vừa vặn, ăn giòn, thơm. Nhưng hàng này chỉ bán vào buổi sáng qua trưa. Đến chiều tối là chủ khác và hương vị cũng rất khác. Có điều quán nhỏ quá, vừa ăn, vừa nhấp nhổm vì có người đứng đằng sau đợi.

Hà Nội có hẳn một dãy phố Hòe Nhai, rất nhiều hàng bún ốc. Nhưng các hàng "Cô béo: thịt bò giò tai" dành cho những người thích nhiều đạm một chút. Vì ngoài ốc, còn có cả đậu phụ cắt nhỏ rán, thịt bò trần, giò lụa, giò tai. Gọi là bún ốc, nhưng ăn một bát ở đây chất hơn ăn phở. Nước cũng không có vị thanh đặc trưng của dấm bỗng.

Miến


Miến lươn: Miến lươn, Đối diện chợ Hàng Da, Ngõ Tô tịch, Mai Hắc Đế, Hàng Điếu, phố Yên Ninh.

Miến cua, Hàng Điếu, Miến ngan, Hai Bà trưng (Hàng Khoa),


* Những món hải sản


Nhà hàng Hải sản Vân Anh, 19 – Tô Hiến Thành, một địa chỉ tin cậy mà MonngonHanoi.comnhắn gửi đến khách hàng, những ai muốn thưởng thức trọn vẹn hương vị mặn mòi của biển cả được biến tấu trong mỗi món ăn. Không thiết kế rườm rà hay quá cầu kì theo một phong cách nào đó, không gian của Hải sản Vân Anh nhẹ nhàng và tiện ích. Những gian phòng rộng rãi, sạch sẽ và thoáng mát vẫn đủ sức tạo ấn tượng cho mỗi khách hàng khi lựa chọn nơi đây. Với không gian 4 tầng và sức chứa khoảng hơn 200 thực khách, nơi đây sẽ thật thích hợp cho các bữa tiệc liên hoan công ty hay buổi tiệc sinh nhật vui vẻ. Đặc biệt, trong khi những nhà hàng khác chỉ có đồ hải sản đông lạnh hoặc kém độ tươi ngon, Hải sản Vân Anh đã trở thành địa chỉ uy tín tại đất Hà thành trong việc chế biến các món ăn từ hải sản tươi sống. Từ những chú cá song, con tôm hùm hay những chú ghẹ còn đang bơi lội, quẫy đạp, bạn có thể tự tay kiểm nghiệm và lựa


chọn từng loại hải sản trong bể cho bữa ăn của mình. Các món ăn hải sản truyền thống của nhà hàng như cá song nướng bơ tỏi, cá tằm nướng giềng mẻ, tu hài, sò dương, ngao hào, tôm gỏi, mực xôi chiên… tất cả đều được trưng bày, trang trí hấp dẫn nhất thực khách ngay từ cái nhìn đầu tiên.Mỗi món ăn đều có một loại nước chấm, gia vị đặc trưng đi kèm, nhưng không vì thế mà những thành phần phụ gia đó làm giảm đi hương vị đậm đà, thơm lừng hay chút mằn mằn của nước biển vẫn còn đọng lại trong thịt cá, thịt tôm.

* Chả Cá: Chả cá Lã Vọng là tên của một đặc sản Hà Nội. Đây là món cá tẩm ướp, nướng trên than rồi rán lại trong chảo mỡ, do gia đình họ Đoàn tại số nhà 14 phố Chả Cá (trước là phố Hàng Sơn) trong khu phố cổ giữ bí quyết kinh doanh và đặt tên cho nó như trên. Patricia Schultz đã đưa món Chả cá Lã Vọng vào cuốn "1.000 nơi nên biết trước khi chết" (1000 Places to See Before You Die). Cuối năm 2003, hãng tin Mỹ MSNBC đã rút gọn lại và đặt nhà hàng Chả cá Lã Vọng Hà Nội ở vị trí thứ 5 trong 10 nơi nên biết trước khi chết cùng với 9 địa danh, lễ hội nổi tiếng khác trên thế giới.

2.2.3. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của ẩm thực du lịch quận Hoàn Kiếm


Các cơ sở ăn uống ở Hà Nội thời gian qua phát triển nhanh chóng phong phú và đa dạng từ các nhà hàng dân tộc như nhà hàng Thái Lan, nhà hàng Nhật Bản, nhà hàng Hàn Quốc đến các quán Bar, cafe, các quán ăn nhanh của các tập đoàn lớn trên thế giới như KFC, Lotteria... đã có mặt ở Hà Nội, đáp ứng nhu cầu ẩm thực rất lớn của đông đảo du khách và người dân Hà Nội.

Nếu tính riêng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, địa điểm ẩm thực nổi tiếng nhất, và tập trung dày đặc nhất chính là khu phố ẩm thực Tống Duy Tân. Phố Tống Duy Tân1 dài khoảng 200m, nối từ phố Trần Phú đến đường Điện Biên Phủ. Thời Nguyễn, đây là con đường chạy bên mang cá cửa Đông - Nam Thành cổ, nay thuộc phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm. Sau Cách mạng Tháng Tám nó


1 Tiến sĩ Tống Duy Tân (1837-1892), người làng Động Biện, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, là chí sĩ yêu nước nổi tiếng.


có tên Bùi Bá Ký, thời tạm chiếm là phố Kỳ Đồng, gắn liền với bánh cuốn Kỳ Đồng nổi tiếng. Tên Tống Duy Tân có từ năm 1964.

Điểm đặc biệt ở phố ẩm thực này là được nhà nước cấp phép dựng cổng chào “Phố ẩm thực” rất bắt mắt và các nhà hàng, quán ăn được phép mở tới khuya. Các món ăn ở đây thì rất đa dạng, nổi bật nhất là món gà tần. Con phố này thông với ngõ Cấm Chỉ. Ngõ Cấm Chỉ được biết đến với món xôi, hầu như chỉ bán xôi trắng với giò, chả, thịt kho tàu hay trứng gà, trứng vịt kho tàu, mà nhà nào xôi cũng dẻo, cũng thơm, bốc khói nghi ngút. Ngoài gà tần và xôi, khu phố còn bán rất nhiều món ăn đặc trưng của Hà Nội như phở, bún thang, bánh cuốn, cháo lươn, các thức mang đậm hương vị đồng quê như cháo lươn, canh cua rau rút, cà pháo mắm tôm... Du khách nào thích đồ ăn nhanh cũng có thể được đáp ứng.

Phố ẩm thực phục vụ khách hầu như suốt ngày đêm. Trong số 200 hộ dân sống tại đây, có 66 hộ đăng ký kinh doanh ăn uống. Các gia đình kinh doanh trong khu vực này đang có xu hướng cải tạo nội thất theo phong cách phố cổ, treo đèn lồng, đặt cây cảnh, bày bàn ghế ngay trên phố... Thực đơn cũng được mở rộng thêm với các món của nhiều địa phương khác, chủ yếu là đặc sản 3 miền.

Nằm trong lòng phố cổ, dãy phố Tạ Hiện và Đào Duy Từ là nơi tập trung nhiều quán ăn vỉa hè, đặc biệt là các quán bia cỏ, bia hơi thu hút không chỉ cư dân địa phương mà còn có cả các du khách nước ngoài.

Ngõ Đồng Xuân là nơi thích hợp cho các hoạt động trải nghiệm ẩm thực vỉa hè. Khu vực này kinh doanh đủ từ các món ăn mặn đặc trưng như bún ốc, bún chả “que tre” đến các món ngọt như chè ngô, khoai, sắn.

Ngõ Tràng Tiền nằm trên phố cùng tên và thông ra phố Phan Chu Trinh. Có nhiều lý do để du khách mê ngõ Tràng Tiền. Thứ nhất, vị trí trung tâm, ngõ thoáng đãng, sạch sẽ. Thứ hai, du khách sẽ dễ tìm thấy thứ mình muốn. Suốt dọc ngõ có đủ cơm rang, mỳ xào, bún cá, bánh đa trộn, bún đậu mắm tôm…. Cạnh đó, lại mọc thêm 1-2 tiệm chè, sữa chua, đậu nành, để khách tráng miệng. Và


cuối cùng, giá cả tại đây khá rẻ so với các quán xá trung tâm thành phố. Nhờ những ưu điểm này mà ngõ Tràng Tiền ngày một đông đúc.

Bên cạnh những khu vực tập trung kinh doanh ẩm thực kể trên thì mạng lưới các nhà hàng trên địa bàn quận cũng rộng khắp và đa dạng. Cho đến nay sở VH, TT&DL Hà Nội chưa thống kê chính thức số lượng các nhà hàng thuộc các khách sạn, các nhà hàng kinh doanh ẩm thực có phục vụ khách du lịch cũng như chất lượng các nhà hàng có đạt chuẩn không, có được gắn nhãn sinh thái không… Tuy nhiên đánh giá chung thì hệ thống nhà hàng, cơ sở dịch vụ ẩm thực ở quận Hoàn Kiếm phát triển còn thiếu quy hoạch, quy mô nhỏ lẻ, thiếu điều kiện hạ tầng cần thiết như như bãi đỗ xe, không giản cảnh quan; điều kiện vệ sinh môi trường, tính chuyên nghiệp trong dịch vụ tại một số cơ sở dịch vụ chưa được kiểm soát, bảo đảm phục vụ nhu cầu của du khách.

2.2.4. Nguồn nhân lực trong ẩm thực du lịch


Nhằm bảo tồn và phát triển nghệ thuật ẩm phục vụ cho du lịch thì việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch là điều rất quan trọng.

Nói chung, số lao động phục vụ cho các nhà hàng, khách sạn hiện nay đã được nâng cao về chất lượng. Phong cách phục vụ chuyên nghiệp hơn, có ý thức tôn trọng khách hàng. Hiện nay, đã có nhiều cơ sở đào tạo cả ở ba cấp đại học, cao đẳng và trung học - dạy nghề ở Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu lao động trong ngành du lịch. Các cơ sở đào tạo ở cấp đại học gồm có: Khoa Du Lịch - Viện Đại học Mở Hà Nội; Khoa Du Lịch - Trường Đại học Kinh Tế Quốc dân Hà Nội; Khoa Du Lịch và Khách sạn trường Đại học Thương mại Hà Nội; Khoa Du Lịch trường Đị học Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia; Bộ môn Du Lịch - Trường Đại học Văn Hoá, Trường Đại học Dân Lập Đông Đô Hà Nội. Các cơ sở đào tạo ở cấp cao đẳng có trường Cao đẳng Thương mại và Du Lịch Hà Nội; trường Cao Đẳng Du Lịch Hà Nội. Ngoài ra còn có một số trung tâm đào tạo nghiệp vụ du lịch khách như Trung tâm đào tạo 53 Nguyễn Du Hà Nội, trung tâm dạy nghề Hoa Sữa Hà Nội.


Đội ngũ đầu bếp người Việt ở Hà Nội nói chung, các cơ sở kinh doanh ăn uống ở quận Hoàn Kiếm nói riêng hiện đang còn rất yếu và thiếu nhiều đầu bếp giỏi. Các bếp trưởng và nhân viên trong các khách sạn, nhà hàng lớn thường là người nước ngoài. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức, thái độ, phong cách làm việc của lao động thuộc các doanh nghiệp có sự chênh lệch đáng kể. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các khách sạn 4 - 5 sao, các nhà hàng lớn nhân lực được đào tạo lại bài bản theo yêu cầu phục vụ của doanh nghiệp, nên trình độ khá cao; trong khi đó, với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hộ kinh doanh cá thể v.v.. thường sử dụng lao động có trình độ thấp, đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn và lao động phổ thông. Trong chiến lược phát triển du lịch nói chung, phát triển ẩm thực phục vụ cho du lịch nói riêng để ẩm thực Hà Nội là một nhân tố thu hút khách du lịch thì đội ngũ hướng dẫn viên phải có trình độ cao. Ngoài trình độ về ngoại ngữ thì họ còn phải có kiến thức về văn hoá ẩm thực để có thể giới thiệu với khách, qua đó khách du lịch hiểu được về bản sắc văn hoá của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.

Đội ngũ các đầu bếp lâu năm, lành nghề được phong tặng danh hiệu nghệ nhân chưa nhiều. Đây là một trong những yếu tố khiến hoạt động ẩm thực được khai thác cho mục đích du lịch chưa hiệu quả. Những cơ sở như của nghệ nhân Ánh Tuyết còn quá thiếu.

Nhìn chung đội ngũ nhân lực phục vụ cho hoạt động du lịch ẩm thực ở quận Hoàn Kiếm còn thiếu và yếu, chưa đồng bộ giữa các cơ sở kinh doanh ăn uống.

2.2.5. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá ẩm thực du lịch


Trong những năm qua nhận thấy vai trò quan trọng của ăn uống với hoạt động du lịch, Sở VH, TT&DL Hà Nội đã kết hợp với các doanh nghiệp, nhà đầu tư cùng nhân dân địa phương tổ chức hội chợ ẩm thực như các phiên “Chợ quê”, các đợt liên hoan văn hóa, nghệ thuật ẩm thực. Tiêu biểu như hội chợ ẩm thực trong năm 2013, năm du lịch đồng bằng sông Hồng, đã thu hút nhiều đối tượng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2023