Đối Với Chính Quyền Địa Phương Và Cư Dân Địa Phương


- Gắn nhãn sinh thái đối với cơ sở kinh doanh ăn uống du lịch ở Hà Nội đảm bảo thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm cho các cơ sở đạt tiêu chuẩn, đây là biện pháp mang lại hiệu quả quản lý đã được áp dụng ở một số nước. Ở Việt Nam Cát Bà cũng đã thành công trong việc gắn nhãn mác sinh thái cho các cơ sở kinh doanh du lịch. Nhãn hiệu này do cơ quan quản lý của nhà nước cấp như một bằng chứng về việc đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm cửa cơ sở kinh doanh.

Để thực hiện những biện pháp này, Tổng cục Du lịch, Sở VH, TT&DL Hà Nội có thể tiến hành theo quy trình sau:

- Ban hành tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn môi trường của ngành Du lịch đối với cơ sở ăn uống và cơ sở lưu trú du lịch.

- Bước đầu quy định các nhà hàng, cơ sở phục vụ ăn uống thuộc cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng từ 3 sao trở lên bắt buộc phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm của ngành. Khuyến khích các cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng, cơ sở phục vụ ăn uống du lịch trong và ngoài cơ sở thực hiện tiêu chuẩn của ngành Du lịch.

- Quy định về thủ tục, quy trình xét, cấp giấy chứng nhận, treo biển hiệu về vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm của ngành Du lịch. Thiết kế mẫu biển hiệu, cấp giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm do ngành Du lịch cấp cho các đơn vị kinh doanh. Đăng ký biển hiệu tại cơ quan chức năng có thẩm quyền.

- Tổ chức phân cấp giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và địa phương nhằm thực hiện quản lý môi trường, vệ sinh an toàn thực phầm đối với cơ sở lưu trú du lịch và cơ sở ăn uống du lịch.

- Xử lý kịp thời các vi phạm.


- Khuyến khích các khách sạn thực hiện tiêu chuẩn ISO 14000 trong lĩnh vực môi trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.


Giám sát, kiểm tra vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm của các khách sạn, nhà hàng du lịch là điều kiện quan trọng để đảm bảo hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm đối với khách du lịch. Sau khi các văn bản pháp quy đã được ban hành, hiệu quả và hiệu lực thực thi các văn bản đó phụ thuộc vào sự triền khai một cách đồng bộ hệ thống các tổ chức kiểm tra giám sát sinh môi trường, an toàn thực phẩm.

Khai thác văn hóa ẩm thực phục vụ phát triển du lịch tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - 13

Hệ thống giám sát kiểm tra của ngành Du lịch có thể được tổ chức như sau:


- Thanh tra về công tác vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm: Ngoài trách nhiệm của cơ quan y tế và môi trường, kiểm tra giám sát vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm cần được nhận thức là trách nhiệm của cả cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa phương. Để tăng cường hiệu quả thực thi các văn bản pháp lý vế vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, cơ quan quản lý du lịch ở Trung ương và địa phương cần thành lập một bộ phận chuyên môn có trách nhiệm kiểm tra xử lý các vi phạm về môi trường du lịch, vệ sinh an toàn thực phẩm trong các khách sạn, nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống du lịch. Bộ phận chuyên môn này có thể là đoàn kiểm tra của Tổng cục Du lịch và của các sở quản lý Nhà nước về Du lịch phối hợp với cơ quan chuyên ngành. Căn cứ vào tiêu chuẩn môi trường du lich và vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm được ban hành, đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra, giám sát các khách sạn, nhà hàng du lịch về việc tuân thủ các quy định, bảo đảm không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đối với khách du lịch; thẩm định các điều kiện để cấp giấy chứng nhận và trao biển hiệu cho các cơ sở kinh doanh ăn uống du lịch bảo đảm tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm.

- Giám sát của Hiệp hội nghề nghiệp: Ở Việt Nam hiện nay, mới chỉ có Hiệp hội Du lịch, bao gồm các thành viên thuộc tất cả các ngành nghề khác nhau trong du lịch. Do vậy, để tăng cường vai trò giám sát của hiệp hội nghề nghiệp về đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh cần


thành lập Hiệp hội khách sạn và nhà hàng Việt Nam bao gồm thành viên là các nhà doanh nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng.

- Giám sát của khách du lịch cộng đồng dân cư và các cơ quan thông tin đại chúng: Kinh nghiệm của các nước phát triển du lịch cho thấy công tác bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm sê được thực hiện tốt hơn khi có sự tham gia giám sát của khách du lịch. Mặt khác, ngành Du lịch cần biết tận dụng sức mạnh của khách du lịch, cộng đồng dân cư và các phương tiện thông tin đại chúng để thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh ăn uống phục vụ khách du lịch. Biện pháp này được kết hợp với biện pháp hành chính sẽ cho hiệu quả cao trong công tác quản lý.

3.3.2. Đối với các doanh nghiệp du lịch


Các doanh nghiệp du lịch cần tự ý thức về tầm quan trọng của việc khai thác và phát triển du lịch ẩm thực. Để thực hiện tốt việc khai thác này các doanh nghiệp cần chú trọng tới một số yếu tố:

- Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động;


- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật trong bộ phận ăn uống;


- Tăng cường quản lý nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống;


- Phát triển và đa dạng các món ăn, đồ uống cho khách du lịch;


- Coi trọng công tác thu thập và xử lý ý kiến phản hồi của khách hàng.


3.3.3. Đối với chính quyền địa phương và cư dân địa phương


Chính quyền địa phương và cư dân địa phương đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của việc khai thác các giá trị của nghệ thuật ẩm thực.

Để phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực của khu vực quận Hoàn Kiếm cũng như toàn thành phố Hà Nội gắn liền với sự phát triển du lịch bền vững và bảo tồn các giá trị văn hóa của địa phương, UBND quận, thành phố cần thành lập các nhóm nghiên cứu về các nhóm ẩm thực, có chính sách khuyến khích các nhà


hàng, khách sạn chế biến các món ăn, đồ uống là đặc sản của Hà Nội phục vụ khách du lịch trong nước và nước ngoài.

UBND thành phố cần tham mưu đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định quản lý hoạt động dịch vụ du lịch; quản lý giá dịch vụ du lịch chống việc nâng giá, ép giá…., kiến nghị với các cơ quan liên quan việc ban hành quy định quản lý môi trường xã hội tại các khu, điểm du lịch để tạo môi trường du lịch ổn định và an toàn bằng các biện pháp: bảo vệ an ninh, an toàn cho khách, đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan du lịch để khách du lịch đến với khu vực quận Hoàn Kiếm đông hơn nữa, các khách sạn có thể có môi trường kinh doanh thuận lợi hơn.

UBND thành phố phối hợp với sở VH, TT & DL cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng dịch vụ ăn uống trong du lịch bằng biện pháp ban hành tỉêu chuẩn về chất lượng dịch vụ ăn uống trong du lịch. Đặc biệt, cần phải quản lý chặt chẽ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh ăn uống.

Hỗ trợ việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực, đội ngũ lao động có tay nghề cao đáp ứng đủ yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ đồng thời có quy chế sử dụng và bố trí nhân lực hợp lý.

Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật - hạ tầng cơ sở như hệ thống đường giao thông đến các điểm du lịch, hệ thống các cơ sở phụ trợ như: các cơ sở y tế, hệ thống cung cấp điện nước… tạo điều kiện thoả mãn tối đa các nhu cầu thiết yếu của du khách.

Ngoài ra Uỷ Ban Nhân dân cần chỉ đạo:


+ Ngành Công an kiểm soát những đối tượng bán hàng rong và an ninh trật tự trên địa bàn khu phố cổ và quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm.

+ Ngành Công thương quản lý dịch vụ bán hàng, bình ổn giá cả, không để xảy ra hiện tượng bán hàng đắt đỏ, ép khách.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3


Văn hóa ẩm thực là một loại sản phẩm du lịch hấp dẫn của Hà Nội, vì vậy cần có những giải pháp khắc phục hạn chế, phát huy thế mạnh trong việc khai thác phục vụ du lịch. Luận văn đã đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực Hà Nội trên cơ sở quan điểm phát triển và mục tiêu phát triển của du lịch thành phố. Những giải pháp được đề xuất trên một diện rộng từ cơ sở vật chất kỹ thuật cho ẩm thực du lịch đến giải pháp về sản phẩm ẩm thực du lịch, từ giải pháp về nguồn nhân lực đến giải pháp về xúc tiến quảng bá văn hóa ẩm thực du lịch cũng như giải pháp quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong khai thác ẩm thực du lịch ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hi vọng những giải pháp này ít nhiều có thể đóng góp cho phát triển du lịch văn hóa Thủ đô.


KẾT LUẬN


Du lịch Việt Nam vẫn trên đà phát triển thuận lợi và đặc biệt là Thành phố Hà Nội hàng năm vẫn thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Do vậy cơ hội phát triển ngành kinh doanh ẩm thực là hết sức khả quan. Đặc biệt hiện tại nhà nước đang hết sức chú trọng phát triển ngành nghề kinh doanh này và tương lai du lịch Việt Nam còn phát triển hơn nữa với việc sẽ có thêm hàng triệu lượt khách tới Việt Nam điều này cũng kéo theo cả những nhà đầu từ lớn từ nước ngoài.

Hà Nội – thủ đô ngàn năm văn hiến, là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa bốn phương. Ẩm thực Hà Nội là nơi giao thoa của nhiều nền ẩm thực khác nhau. Cái tinh tế trong ẩm thực Hà Nội thể hiện ở cách chế biến, cách thưởng thức và cả ở tấm lòng người trao kẻ nhận. Mỗi món ăn Hà Nội đều có hương vị, nét đẹp riêng và đặc biệt là có truyền thống trong cách thưởng thức, đó không chỉ là những thức ăn thông thường mà còn được nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực. Bên cạnh lối ẩm thực cầu kỳ nặng về lễ nghi lại có lối ẩm thực rất bình dân, dung dị, đơn giản. Song hành “ẩm thực sang trọng” lại có “ẩm thực vỉa hè”; ngoài mấy bữa chính thì Hà Nội là nơi có nhiều món quà ngon ít nơi sánh được. Ẩm thực là một trong những mảng văn hóa không thể thiếu thể hiện sự tinh tế cũng như nét đẹp trong tâm hồn người, sự tinh tế trong cách ăn, sự sành sỏi trong cách chế biến của người Việt… Các món ăn khi được chế biến ra làm nức lòng người thưởng thức. Đây là một điểm cuốn hút khách của ẩm thực Hà Nội. Ai ai mỗi khi đặt chân đến đất nước Việt Nam cũng như đến với thành phố Hà Nội cũng không thể bỏ qua việc thưởng thức các món ăn Hà thành với sự tài hoa của những người đầu bếp nơi đây. Đây cũng chính là một nét độc đáo nhằm thu hút khách du lịch đến với Hà Nội cũng như đến với Việt Nam nói chung. Ẩm thực đã trở thành một trong nhưng tiềm năng to lớn cho ngành du lịch.

Ẩm thực Hà Nội là một trong những nhân tố quan trọng trong việc phát triển du lịch thủ đô. Trong những năm gần đây, du lịch Hà Nội đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Cùng với kinh tế thủ đô, ngành du lịch có những bước chuyển mình quan


trọng. Trong sự phát triển ấy, chúng ta không thể không nhắc tới vai trò vô cùng to lớn của ẩm thực Hà Nội trong sự thu hút khách du lịch tới thưởng thức những món ngon đã làm nức lòng mỗi du khách mỗi khi đặt chân đến Hà Nội. Hiện nay, du lịch Hà Nội đã lấy văn hóa ẩm thực là một yếu tố tiềm năng nhằm khai thác thế mạnh của nó để phát triển du lịch. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây, loại hình du lịch ẩm thực, khám phá ẩm thực phố Cổ đã được thành phố Hà Nội triển khai và xây dựng thêm nhiều những chương trình du lịch mới. Ngày càng nhiều những khu phố ẩm thực được hình thành như: Phố Tạ Hiến, Đồng Xuân, Hàng Ngang, Hàng Đào….Những cuộc thi nấu ăn, lễ hội ẩm thực được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh của ẩm thực thủ đô đến bạn bè, du khách trong và ngoài nước. Cùng với đó, nó đã khẳng định được vai trò to lớn của ẩm thực trong sự phát triển du lịch Hà Nội. Ẩm thực đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách du lịch, là thức quà quý mà mỗi du khách có thể mang theo khi trở về nhà và cũng là chiến lược kinh doanh mới đầy tiềm năng của các công ty kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.

Quận Hoàn Kiếm với vai trò là trái tim của thủ đô, mang đầy đủ những nét đặc trưng nhất của Hà Nội có vai trò quan trọng trong hoạt động du lịch thủ đô. Đây là khu vực tập trung lượng khách du lịch lớn nhất so với các quận vì tại quận Hoàn Kiếm có nhiều điểm du lịch đặc trưng, thể hiện được nét đặc sắc của văn hóa Hà Nội và cũng là nơi có thể khai thác nhiều loại hình du lịch trên địa bàn thành phố.

Du lịch ẩm thực cũng là một điểm nhấn của khu vực này. Nhiều người nước ngoài khi đến đây như bị cuốn vào một xứ sở bất tận của các món ăn, từ món ăn truyền thống như bún chả, phở, bún cá…trong các quán nhỏ trên vỉa hè đến các gánh hàng rong bán trứng vịt lộn, bánh rán, bún ốc, bún đậu mắm tôm…

Văn hóa ẩm thực đã được quan tâm tìm hiểu, khai thác phục vụ hiệu quả trong hoạt động của du lịch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy hoạt động này còn những hạn chế, bất cập nhất định, chưa khai thác hết thế mạnh và tiềm năng để phục vụ du khách.


Sự phát triển của du lịch Hà Nội nói chung và du lịch ẩm thực Hà Nội nói riêng cũng đã và đang thu hút được nhiều sự quan tâm của khách du lịch. Trong xu thế phát triển chung của sự phát triển du lịch tại Hà Nội, thành phố Hà Nội đã có nhiều những chính sách nhằm phát triển kinh doanh du lịch ẩm thực. Những lễ hội ẩm thực được tổ chức, những phố ẩm thực được quy hoạch đầu tư. Đây là một trong những động thái cho sự phát triển của kinh doanh du lịch ẩm thực hiện nay. Tuy vậy, sự phát triển của kinh doanh du lịch hiện nay vẫn chưa có những bước phát triển thực sự tương xứng với sự đầu tư ấy.

Văn hóa ẩm thực là một loại sản phẩm du lịch hấp dẫn của Hà Nội, vì vậy cần có những giải pháp khắc phục hạn chế, phát huy thế mạnh trong việc khai thác phục vụ du lịch. Những giải pháp được đề xuất trên một diện rộng từ cơ sở vật chất kỹ thuật cho ẩm thực du lịch đến giải pháp về sản phẩm ẩm thực du lịch, từ giải pháp về nguồn nhân lực đến giải pháp về xúc tiến quảng bá văn hóa ẩm thực du lịch cũng như giải pháp quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong khai thác ẩm thực du lịch ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Văn hóa ẩm thực Hà Nội, lấy trung tâm là quận Hoàn Kiếm đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển du lịch của Thủ đô. Khai thác tốt những tiềm năng sẵn có và phát triển đúng hướng sẽ góp phần đưa hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến gần hơn với bạn bè Thế giới.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2023