Vai Trò Của Các Mối Quan Hệ Trong Phát Triển Dlst Bv



- Mua các sản phẩm từ địa phương.

1.2.4.3. Quản lí năng lượng

Các tổ chức du lịch, đặc biệt là nhà hàng, khách sạn, thường sử dụng nhiều năng lượng. Cần kiểm toán đề phát hiện những điều kiện có thể tiết kiệm năng lượng (thay cửa tự đóng mở bằng cửa mở tay, có hệ thống tự ngắt điện khi khách ra khỏi phòng và tự đóng điện khi khách vào phòng. Sử dụng năng lượng mặt trời để sản xuất nước nóng...).

1.2.4.4. Thực hiện tiết kiệm nước

Nguồn nước có vai trò rất quan trọng trong sự sống, việc sử dụng và tiếc kiệm nước là một chương trình có ý nghĩa rất lớn trong sử dụng hợp lí nguồn nước. Sử dụng hiệu quả nước sinh hoạt, vừa có ý nghĩa môi trường vừa có ích cho kinh doanh, vi nhu cầu sử dụng nước ở các KDL ngày càng cao. Nơi có khả năng tiết kiệm nước nhiều nhất là phòng nghỉ của khách, chỗ giặt giũ, nhà bếp, bể bơi và sân golf.

1.2.4.5. Quản lí chất thải

Chiến lược 3R: Reuse (tái sử dụng), Reduce (giảm xả thải), Recycle (tái chế), gồm các bước:

- Kiểm kê chất thải trong KDL, xem xét chi phí thu gom, lượng chất thải hàng năm, kiểu loại các chất thải độc hại cần phải xử lý riêng.

- Tìm cách giảm phát xả riêng cho từng loại: giảm lượng sử dụng, tăng tường tái sử dụng, tái chế, xử lý rác hợp vệ sinh.

- Xây dựng một chương trình hành động “ít xả thải”, “cái gì mang vào thì sẽ được mang ra” (take in – take out)

1.2.4.6. Quản lí giao thông vận tải

Tăng cường vận tải công cộng và các phương tiện vận tải mới đáp ứng nhu cầu du khách (xe ngựa, xe trâu, bò, đò, thuyền...) nhưng tiết kiệm năng lượng và giảm tác động xấu đến môi trường.

1.2.4.7. Đào tạo nhân lực

Đào tạo cán bộ - nhân viên du lịch là cốt lõi của sự thành công trong du lịch. Trong DLBV quan trọng nhất là lòng ghép mục tiêu môi trường vào hoạt động kinh



doanh. Phát triển những chương trình đào tạo mới nhằm tăng cường hiểu biết về các đặc trưng văn hóa và thiên nhiên của địa phương, phổ cập các nguyên tắc của DLBV vào bảo tồn thiên nhiên là vấn đề bức xúc nhằm đào tạo các thế hệ quản lí kinh doanh du lịch mới.

1.2.4.8. Giáo dục và thông tin du lịch

Cách ứng xử của du khách và thái độ của họ đối với vùng du lịch là chìa khóa dẫn đến DLBV. Giữ gìn và khoan dung là những dấu hiệu tốt lành của thái độ du lịch. Vì vậy, giải thích, thuyết phuc, thông tin và giáo dục là việc làm mà các nhà kinh doanh du lịch phải thường xuyên thực hiện. Phát triển các chương trình đào tạo mới cho cán bộ kinh doanh du lịch để giúp họ thực hiện tốt chức năng này.

1.2.5. Vai trò của các mối quan hệ trong phát triển DLST BV

Theo tài liệu được đăng tải trên National Marine Sanctuaries theo đó vai trò của các mối quan hệ dẫn đến bền vững bao gồm những yếu tố cơ bản sau:

1.2.5.1. Sự tham gia của cộng đồng địa phương.

Cộng đồng địa phương là bên liên quan quan trọng, nhưng nó không phải là duy nhất. Trong DLST cộng đồng địa phương là nơi tổ chức quản lí các nguồn tài nguyên đó phục vụ cho DLST. Do vậy, chúng ta cần phải có mối quan hệ lâu dài và bền chặt. Giữa các cơ quan quản lý du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và lẫn cộng đồng địa phương cũng phải có trách nhiệm phối hợp lẫn nhau tìm ra những chính sách cũng như trường trình phát triển du lịch cho địa phương.

1.2.5.2. Vai trò của chính quyền địa phương

Mặc dù du lịch có thể được điều khiển bởi khu vực tư nhân, các công cụ chính trị chính quyền như việc đòi hỏi những đánh giá tác động môi trường và các kế hoạch quản lí, mà có thể có hiệu quả một cách đặc biệt để đảm bảo rằng việc phát triển được thực hiện phù hợp.

- Các cơ quan quản lý địa phương thường thành lập một sơ đồ cho việc phát triển du lịch và bảo tồn ĐDSH thông qua các chính sách và luật như:

- Luật và quy định xác định tiêu chuẩn cho các phương tiện du lịch tiếp cận với các nguồn lợi ĐDSH và quy chế sử dụng đất, phân vùng. Điều này có thể đòi hỏi những hiện trạng về tác động môi trường trước khi phát triển.



- Cơ sở hạ tầng: thiết kế, phát triển và quy chế (nước, năng lượng, đường, sân bay...)

Công cụ kinh tế được xác định trong các chính sách như: những động cơ cho việc đầu tư DLBV và việc tạo ra các khu bảo vệ tư nhân.

Tiêu chuẩn và sự lành mạnh và độ an toàn, bao gồm những quản lý chất lượng và quy chế các hoạt động kinh doanh; mục đích là bảo vệ người tiêu dùng và thõa mãn những nhu cầu của cư dân – bao gồm các công đồng truyền thống và người bản xứ - và bảo vệ cách sống của họ.

Hình thành và duy trì các khu bảo vệ và các hành lang bảo tồn của các mối quan tâm về du lịch. Các nhà quản lý của các khu bảo vệ công cộng thường là những người thực hiện hiệu quả nhất cho những lợi ích bảo tồn từ việc phát triển du lịch. Phân tích các lợi tức thuế cho việc bảo vệ các điểm thu hút du lịch dựa trên ĐDSH như các Công viên Quốc gia và các khu bảo tồn.

Tại các điểm du lịch, chính quyền địa phương thường chịu trách nhiệm thực hiện chính sách liên quan đến du lịch và công tác bảo tồn. Chính quyền địa phương đóng vai trò tốt đề đàm phán giữa các mối quan tâm của địa phương và các đơn vị kinh doanh từ bên ngoài, xã hội và các cơ quan trung ương và họ nắm giữ quyền điều chỉnh du lịch. Ở nhiều nước đang phát triển, chính quyền đóng vai trò trực tiếp là nhà điều hành mọi hoạt động du lịch và các dịch vụ phụ trợ khác.

1.2.5.3.Vai trò của ngành du lịch trong phát triển DLBV

Ngày nay trên thế giới, du lịch được xem là ngành công nghiệp không khói, đem lại giá trị kinh tế cao, đóng góp vào GDP của thế giới. Nó bao gồm một số lượng khổng lồ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, và gồm cả những tập đoàn đa quốc gia rất lớn mà điều khiển sự tăng lên tỷ lệ phần trăm của cả thị trường.

Các thành viên của ngành du lịch cũng rất quan trọng đối với DLBV do nhiều nguyên nhân: trước hết, họ hiểu về xu hướng di chuyển, họ biết những du khách phản ứng như thế nào và họ muốn gì. Thứ hai, ngành du lịch có thể ảnh hưởng đến du khách bằng cách khuyển khích các ứng xử tốt và hạn chế các tác động tiêu cực. Thứ ba, ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến cáo và thực hiện DLBV. Các thành viên của ngành biết làm thế nào để tiếp cận được du



khách thông qua các ấn phẩm, do đó cung cấp được các mối liên kết giữa các điểm DLBV và khách hàng.

1.2.5.4. Vai trò của du khách.

Du khách là người tham gia cuối cùng trong việc đưa DLBV vào thực tiễn. Nếu du khách không chọn để đến thăm khu bảo tồn, hoặc không sẵn lòng trả phí để hổ trợ cho DLBV, thì dự án này bị thất bại. Việc thu hút du khách đến với DLBV thông thường có hai yếu tố cơ bản: Giới thiệu với du khách về sự tồn tại của DLST và những điểm thu hút của nó. Điều này thể hiện kinh nghiệm thị trường của các nhà điều hành tour là rất quan trọng. Việc đưa ra các vùng DLST trong cẩm nang hướng dẫn cho du khách, khuyến khích du khách bảo trợ cho DLBV. Du khách có thể sẽ trả phí để tham quan những điểm được xem là bền vững hơn là tham dự những hoạt động du lịch tương tự ở một số nơi khác nhưng không thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, du khách cũng giống như bao nhiêu người khác bị giới hạn về tài chính và họ sẽ không trở lại vùng mà các khoản phí quá cao, do đó chúng ta cần phải xác định mức phí hợp lí cho từng KDL.

1.2.5.5. Vai trò của các tổ chức phi chính phủ.

Nhiều tổ chức phi chính phủ rất quan tâm đến việc bảo tồn các giá trị tư nhiên cũng như nhân văn. Nhiều tổ chức như: Conservation International (Tổ chức Bảo tồn Quốc tế) là một tổ chức phi chính phủ, bất vụ lợi, với mục đích chính là bảo vệ sự ĐDSH trong việc liên kết với những tổ chức phi chính phủ và những người tình nguyện khắp thế giới, Rainforest Aliiance (Tổ chức liên minh rừng nhiệt đới)... Các tổ chức này thường thực hiện những nhiệm vụ như:

- Làm người hướng dẫn cho các bên liên quan, ví dụ: cộng đồng và ngành du lịch.

- Người hợp tác với các công ty DLBV, cho dù có hoặc không có sữ sở hữu của địa phương.

- Người huấn luyện, cung cấp nguồn thông tin cho các chuyên gia.

- Người hợp tác với các bộ phận hành chính để tím giúp các nguồn tài trợ hoặc thực hiện một số hoạt động như: giáo dục cộng đồng hoặc các chương trình thuyết minh.



- Người quản lý của các khu vực bảo vệ tự do tư nhân quản lý hoặc đôi khi do chính phủ quản lí.

- Hiếm khi các tổ chức phi chính phủ có thể cung cấp các dịch vụ du lịch trực tiếp như: quảng cảo, nơi lưu trú, giao thông và thức ăn. Tuy nhiên, các hoạt động này cũng có thể làm sao lãng các tổ chức phi chính phủ về những nhiệm vụ cơ bản của mình và có thể loại bỏ những cơ hội của các công ty kinh doanh dựa vào cộng đồng hoặc khối tư nhân.

Như vậy, để đảm bảo cho mục tiêu phát triển DLST BV vai trò trong liên kết các thành phần với nhau là rất quan trọng, tất cả các thành phần không thể thiếu trong quá trình liên kết, nếu thiếu một thành phần thì sẽ dẫn đến phát triển không bền vững, có thể sẽ gây ra hậu quả không tốt cho chương trình xây dựng và phát triển DLST.


CHƯƠNG 2 – TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI SÓC TRĂNG


2.1. Khái quát về tỉnh Sóc Trăng.

2.1.1. Vị trí địa lí.

Nằm ở khu vực ĐBSCL thuộc miền Nam của Việt Nam, tỉnh Sóc Trăng với hệ tọa độ địa lí từ 9014’22’’ đến 9055’30’’ Vĩ Bắc và 105034’16’’ đến 106017’50’’ Kinh Đông.

Về vị trí tiếp giáp Sóc Trăng tiếp giáp với:

- Tỉnh Hậu Giang theo phía Bắc – Tây Bắc.

- Biển Đông theo phía Nam.

- Tỉnh Trà Vinh theo phía Đông Bắc.

- Tỉnh Bạc Liêu theo phía Tây.

Sóc Trăng có diện tích tự nhiên 331.176,29 ha chiếm 8,05% điện tích của ĐBSCL và 0,96% điện tích của cả nước. Sóc Trăng có đường bờ biển dài 72km, có cửa sông lớn hướng ra biển Đông. Có cảng cá Trần Đề, gần cửa biển rất thuận lợi cho việc mở rộng đánh bắt thủy hải sản, phát triển các dịch vụ hậu ghề cá và giao thương đường biển với các nước trong khu vực.

Sóc Trăng còn có nhiều vùng có vị trí thuận lợi trong phát triển DLST của tỉnh. Với một dãy cù lao thuộc các huyện Kế Sách, Cù Lao Dung và Trần Đề chạy dài ra tận biển Đông. Nơi đây có điều kiện tự nhiên thuận lợi, không khí trong lành, trái cây nhiệt đới phong phú, có truyền thống văn hóa đặc sắc với người dân rất hiếu khách. Một khi đưa vào khai thác hợp lí vùng cù lao sẽ là địa điểm lý tưởng để phát triển loại hình DLST và du lịch nghĩ dưỡng.

2.1.2. Đơn vị hành chính.

Trong kỳ hợp lần thứ 10 (khóa VIII) Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào ngày 26 tháng 12 năm 1991, quyết định tách tỉnh Hậu Giang thành 02 tỉnh Sóc Trăng và Cần Thơ. Tỉnh Sóc Trăng chính thức đi vào hoạt động vào đầu tháng 4/1992 gồm các huyện: Mỹ Tú, Kế Sách, Thạnh Trị, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu và thị xã Sóc Trăng.




29

29

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng

B

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH SÓC TRĂNG


Nguồn:www.soctrang.gov.vn



Ngày 11/01/2002, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định số 04/2002/NĐ-CP, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Phú và thành lập thêm huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. Ngày 31/10/2003, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định số 127/2003/NĐ-CP, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thạnh Trị và thành lập thêm huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Ngày 08/2/2007, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Nghị định số 22/2007/NĐ-CP về việc thành lập TP. Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng. Ngày 24/9/2008, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định số 02/NĐ-CP, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mỹ Tú và thành lập thêm huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Đến ngày 23/12/2009, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Nghị quyết số 64/NQ-CP, điều chỉnh địa giới hành chính hai huyện Mỹ Xuyên, Long Phú và thành lập thêm huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.

Tính đến năm 2010, đơn vị hành chính của tỉnh có 10 huyện, 01 TP. với 109 xã, phường và thị trấn.

Bảng 2.1. Đơn vị hành chính của tỉnh Sóc Trăng tính đến 31/12/2009

Nguồn: http://www.soctrang.gov.vn

STT

Tên huyện TP.

Diện tích (ha)

Dân số (người)

Mật độ dân số (ng/km2)

Toàn tỉnh

331.176,29

1.289.441

389

1

TP. Sóc Trăng

7.615

135.478

1.780

2

Huyện Cù Lao Dung

26.051

62.024

237

3

Huyện Kế Sách

35.260

157.317

446

4

Huyện Châu Thành

23.632,43

100.421

425

5

Huyện Mỹ Tú

36.815,56

105.891

287

6

Huyện Mỹ Xuyên

37.095,14

157.267

424

7

Huyện Ngã Năm

24.220

79.400

328

8

Huyện Trần Đề

37.875,98

130.077

343

9

Huyện Thạnh Trị

28.759,96

85.499

297

10

Huyện Vĩnh Châu

47.313

163.918

346

11

Huyện Long Phú

26.372,12

112.149

426

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái Sóc Trăng theo hướng bền vững - 5

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí