Thực Trạng Hoạt Động Du Lịch Sinh Thái Tại Củ Chi


a. Vị trí địa lý:

Huyện Củ Chi có tọa độ địa lý từ 10053’00” đến 10010’00” vĩ độ Bắc và từ 106022’00” đến 106040’00” kinh độ Đông, nằm ở phía Tây Bắc TP.Hồ Chí Minh, gồm 20 xã và một thị trấn với diện tích 43.450,2 ha, bằng 20,74% diện tích toàn Thành phố. (Bản đồ giao thông du lịch huyện Củ Chi, Phụ lục 4)

· Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh.

· Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương.

· Phía Nam giáp huyện Hóc Môn,

· Phía Tây giáp tỉnh Long An.

Thị trấn Củ Chi là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, cách trung tâm Thành phố 50Km về phía Tây Bắc theo đường xuyên Á. Củ Chi có vị trí địa lý và hệ thống giao thông thuận lợi (cả đường bộ và đường thủy), có tiềm năng về tài nguyên, di tích lịch sử, văn hóa, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và vườn cây ăn trái thuận lợi cho việc phát triển du lịch tại địa phương cũng như gắn kết du lịch với các tỉnh lân cận.

b. Địa hình, địa mạo:

Địa hình huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây Nam bộ và miền sụt Đông Nam bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8m – 10m. Ngoài ra địa bàn huyện có tương đối nhiều ruộng, đất đai thuận lợi để phát triển nông nghiệp so với các huyện trong Thành phố.

c. Khí hậu:

Huyện Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc trưng chủ yếu là: Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm khoảng 26,60 C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28.80C (tháng 4), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 24,80C (tháng 12). Tuy nhiên biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 80 – 100C.


Lượng mưa trung bình năm từ 1.300 mm – 1770 mm, tăng dần lên phía Bắc theo chiều cao địa hình, mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào tháng 7,8,9; vào tháng 12,tháng 1 lượng mưa không đáng kể. Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5% cao nhất vào tháng 7,8,9 là 80 – 90%, thấp nhất vào tháng 12,1 là 70%. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100 – 2920 giờ.

Huyện nằm trong vùng chịu ảnh hưởng gió mùa Tín phong hướng Đông Nam hoặc Nam từ tháng 2 đến tháng 5, gió Tây – Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 9 và gió Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.

d. Thủy văn:

Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng, với đặc điểm chính là sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nước triều bình quân thấp nhất là 1,2m và cao nhất là 2,0 m. Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn của sông Sài Gòn như Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương … Riêng chỉ có kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông. Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thủy văn của huyện và nét nổi bật của dòng chảy và sự tác động của thủy triều theo chế độ bán nhật triều. .(Huỳnh Thị Loan Phương, 2014).

4.1.1.3 Điều kiện xã hội

Dân số Củ Chi hiện ước trên 411 ngàn người, trung tâm hành chính là thị trấn Củ Chi, cách Thành phố 50km theo trục đường xuyên Á và 20 xã là Tân Phú Trung, Tân Thông Hội, Tân An Hội, Phước Hiệp, Phước Hiệp, Phước Thạnh, Thái Mỹ, Trung Lập Hạ, Trung Lập Thượng, An Nhơn Tây, An Phú, Phú Mỹ Hưng, Nhuận Đức, Phạm Văn Cội, Phú Hòa Đông, Tân Thạnh Tây, Trung An, Hòa Phú, Bình Mỹ, Tân Thạnh Đông và Phước Vĩnh An. Toàn huyện Củ Chi có 13 dân tộc sinh sống. trong đó người Kinh chiếm đa số: với tỷ lệ 99,36% tổng số dân. Kế đến là người Hoa chiếm 0,58%, người Khơ-me chiếm 0,04%. Các dân tộc Tày, Thái, Mường, Nùng, H’mông, Dao…chiếm tỉ lệ không đáng kể. (Đề án xây dựng nông thôn mới huyện Củ Chi, 2017)


Với vị trí địa lý và giao thông thuận lợi, là địa bàn tiếp giáp với sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, có nhiều hệ thống kênh rạch, thuận lợi cho việc phát triển giao thông thủy, bộ phục vụ cho việc phát triển kinh tế, đa số người dân sống bằng nghề nông và nghề tiểu thủ công nghiệp như : ép đậu phộng lấy dầu, xay xát gạo, làm bánh tráng, đan lát đồ tre trúc.

4.1.1.4 Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên

a. Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Củ Chi là 43.450,2ha và căn cứ nguồn gốc phát sinh có 3 nhóm đất chính sau:

Nhóm đất phù sa là một loại đất thích hợp trồng cây trong nông nghiệp sản xuất lúa nước 2 - 3 vụ và sử dụng một phần diện tích nhỏ cho việc trồng cây ăn trái.

Nhóm đất xám dễ thoát nước, thuận lợi cho cơ giới hóa và thích hợp với các loại cây công nghiệp hàng năm như cao su, điều, cây công nghiệp ngắn ngày, rau, đậu vì khả năng bảo vệ và cải tạo đất tốt.

Nhóm đất đỏ vàng hình thành trên sản phẩm phong hóa của các loại đá mẹ và mẫu chất khác nhau. Đặc điểm của nhóm đất này là chua, độ no bazơ thấp,khả năng hấp thụ không cao, khoáng sét phổ biến là Kaolinit, axit mùn chủ yếu là fuvic, chất hòa tan dễ bị rửa trôi rất khó trồng trọt và tốn nhiều công sức cải tạo.

b. Tài nguyên nước: Nguồn nước của huyện chủ yếu là nước ở các sông, kênh, rạch, hồ, ao. Tuy nhiên, phân bố không đều tập trung ở phía Đông của Huyện (sông Sài Gòn) và trên các vùng trũng phía Nam và Tây Nam với chiều dài gần 300 km cả hệ thống, đa số chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Theo các kết quả điều tra khảo sát về nước ngầm trên địa bàn huyện Củ Chi cho thấy, nguồn nước ngầm khá dồi dào và đang giữ vị trí quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

c. Tài nguyên rừng :

Theo số liệu thống kê, diện tích đất lâm nghiệp có rừng của huyện khá hạn chế khoảng 319,24 ha chiếm 0,7% tổng diện tích toàn huyện, trong đó rừng tự nhiên 139,27 ha, chiếm tỷ lệ 43,63% và rừng trồng là 179,97 ha, chiếm tỷ lệ 56,37% so với diện tích đất có rừng. Rừng tự nhiên chủ yếu ở các khu bảo tồn, khu di tích lịch


sử nên trữ lượng không nhiều, đây cũng là hạn chế về phát triển DLST dựa trên tài nguyên rừng của Huyện so với nơi khác. (Huỳnh Thị Loan Phương, 2014).

4.1.1.5. Tình hình kinh tế

Trong 6 tháng đầu năm 2017, kinh tế huyện tiếp tục tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2016. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 13,24% so với cùng kỳ. Thương mại dịch vụ tăng 13,40% so với cùng kỳ. Hiện nay, toàn huyện đã có 10 khu, cụm công nghiệp, góp phần tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 50 nghìn lao động nông thôn. Nhờ mạnh dạn đầu tư và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giá trị sản xuất trên 1ha của bà con nông dân Củ Chi đạt 258 triệu đồng mỗi năm (tăng gần gấp đôi so với 5 năm trước), tổng đàn trâu bò hơn

96.000 con, trong đó bò sữa gần 74.000 con đã giúp thu nhập bình quân đầu người dân tăng lên từ 40 triệu đồng/năm (năm 2015) lên gần 46,188 triệu đồng năm 2016.

Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản hoa lan, bò sữa, heo hiện còn khó khăn; việc xây dựng đề án nâng chất các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, quản lý nhà nước trên lĩnh vực đất đai, môi trường, tình hình phạm pháp hình sự, tai nạn giao thông, cải cách thủ tục hành chính còn nhiều vấn đề cần bàn. Trong giai đoạn 2016-2017, Huyện có 3.153 hộ nghèo (chiếm 2,99%), 5.356 hộ cận nghèo (chiếm 5,09%) và 2/20 xã còn trong nhóm tiêu chí hộ nghèo (Đề án xây dựng nông thôn mới huyên Củ Chi, 2017).

4.1.2. Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái tại Củ Chi

4.1.2.1 Thực trạng về tài nguyên du lịch sinh thái tại Củ Chi

1 Tài nguyên du lịch tự nhiên: Hệ sinh thái động, thực vật.

* Thực vật: Trong những năm chiến tranh, Củ Chi là vùng đất bị tàn phá nặng nề, tài nguyên sinh vật của Củ Chi chỉ mới hồi sinh sau năm 1975. Có 3 hệ sinh thái chính ở Củ Chi là: sinh thái cạn, sinh thái ven sông và sinh thái úng phèn kéo dài từ Thái Mỹ tới Bắc Bình Chánh.

* Động vật: do không có nhiều diện tích rừng tự nhiên nên ở Củ Chi không có nhiều những loài động vật hoang dã quý hiếm. Trong vùng chỉ có một số lượng


không nhiều các loài thông thường như rắn, chuột, ếch tương tự các nơi khác ở Việt Nam để phục vụ mục đích ẩm thực.

Ngoài động vật trong tự nhiên, trên địa bàn Huyện còn phát triển nhiều cơ sở chăn nuôi động vật bán hoang dã hay gia súc như: cá sấu (trại cá sấu Tồn Phát xã Trung Lập Thượng), bò sữa Úc (Nông trang Xanh, xã An Nhơn Tây), cá cảnh như cá Koi (vườn suối cá Koi Hải Thanh, xã Trung An) hoặc cá hải tượng, huyết long tại các cơ sở rải rác khác trên khắp địa bàn Huyện …

Ngoài ra, Củ Chi có trạm cứu hộ động vật hoang dã đầu tiên ở miền Nam do Chi Cục Kiểm lâm Thành phố phối hợp tổ chức Wildlife at Risk (WAR - Tổ chức Bảo vệ Động vật Hoang dã) xây dựng và hoạt động từ năm 2005 trong địa phận Hạt Kiểm lâm Củ Chi, xã An Nhơn Tây chủ yếu dành cứu hộ gấu nuôi trong nhà và các loài bò sát như rắn và rùa và các loài thú nhỏ.

2. Tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn

Củ Chi thường được nhắc đến với các di tích lịch sử gắn liền hai cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và hiện nay đã trở thành khu tham quan du lịch thu hút khách trong nước và ngoài nước. Toàn Huyện có 88 di tích lịch sử - văn hóa trong đó có 7 di tích lịch sử, 59 di tích văn hóa và 22 di tích cách mạng, trong đó có 2 di tích lịch sử quốc gia, 2 di tích lịch sử cấp thành phố và 2 di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.

Bảng 4.1: Các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật huyện Củ Chi


STT

Tên di tích

Địa điểm

Xếp hạng

Năm công nhận

1

Di tích lịch sử Địa

đạo Bến Dược

ấp Phú Hiệp, xã

Phú Mỹ Hưng

Di tích lịch sử cấp

quốc gia

1979

2

Di tích lịch sử Địa

đạo Bến Đình

ấp Bến đình, xã

Nhuận Đức

Di tích lịch sử cấp

quốc gia

2004

3

Đình Cây Sộp

ấp Cây Sộp, xã

Tân An Hội

Di tích lịch sử cấp

thành phố

2006

4

Đình Xóm Huế

ấp Xóm Huế, xã

Tân An Hội

Di tích kiến trúc nghệ

thuật Thành phố

2006

5

Chùa Linh Sơn

ấp Phú Lợi, xã

Phú Hòa Đông

Di tích kiến trúc nghệ

thuật Thành phố

2008

6

Đình Tân Thông

ấp Trung, Xã Tân

Thông Hội

Di tích lịch sử cấp

thành phố

2016

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh - 9


(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao, năm 2017)

Nhìn chung mật độ phân bố di tích văn hóa, lịch sử của Huyện rất ít và thưa thớt, chủ yếu tập trung ở các xã phía Bắc, còn lại các xã phía Nam hầu như không hoặc có chỉ là các di tích mang tính chất địa phương. Mặc dù được quan tâm bảo tồn, nhưng cho đến nay các di tích trên địa bàn Huyện có nguy cơ xuống cấp do sự tác động thời gian, chiến tranh và ý thức bảo tồn cũng như kinh phí còn nhiều hạn chế, một số không được đầu tư để bảo tồn trùng tu.

Bên cạnh các di tích lịch sử, văn hóa Củ Chi còn có các làng nghề truyền thống phục vụ sinh hoạt đời sống nông thôn và trong hoạt động nông nghiệp như làng nghề đan lát rỗ rá, sọt tre xã Thái Mỹ, làng nghề mành trúc xã Tân Thông Hội, làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông…

4.1.2.2. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật, khu điểm du lịch sinh thái

1. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch


a. Hệ thống giao thông vận tải tập trung trên địa bàn huyện là loại hình giao thông đường bộ, đường thủy. Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn huyện có 1.674 tuyến đường với tổng chiều dài là 1.383 km, bao gồm 01 tuyến quốc lộ (Quốc lộ 22), 06 tuyến tỉnh lộ, 45 tuyến đường trục xã, liên xã; 226 tuyến đường trục ấp liên ấp; 670 tuyến đường ngõ, xóm; 726 tuyến đường trục giao thông nội đồng và 97 cầu với tổng chiều dài là 3.072,90m. Trong giai đoạn 2010-2015, huyện Củ Chi đã đầu tư nâng cấp, sửa chữa 495 tuyến đường với tổng chiều dài 640 km, bao gồm 40 tuyến đường trục xã liên xã (tổng chiều dài 204km); 196 tuyến đường trục ấp liên ấp (tổng chiều dài 211km); 136 tuyến đường đường ngõ, xóm (tổng chiều dài 80km); 123 tuyến đường trục nội đồng (tổng chiều dài 145 km).

Về kết cấu của các tuyến đường, trên địa bàn huyện có 482 tuyến đường đã được nhựa hóa/ bê tông nhựa nóng với tổng chiều dài là 684 km; 1.188 tuyến đường đã được cấp phối sỏi đỏ/ cấp phối đá dăm với tổng chiều dài 675 km; 04 tuyến được bê tông xi măng với tổng chiều dài 3 km. Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều xã, còn nhiều tuyến đường ngõ xóm, tuyến đường trong các khu dân cư chưa được nhựa hóa/bê tông xi măng.


Tuyến đường có chức năng đối ngoại cụ thể là Quốc lộ 22 dài 58,5 km là trục đường đường xuyên Á nối giữa Tp Hồ Chí Minh và Phnom Penh đi qua các huyện Hóc Môn, Củ Chi ( Tp Hồ Chí Minh), Trảng Bàng, Gò Dầu (tỉnh Tây Ninh) và kết thúc tại cửa khẩu Mộc Bài, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu (tỉnh Tây Ninh) được xem là con đường huyết mạch hứa hẹn tiềm năng du lịch lớn của huyện. Ngoài ra huyện còn có các tuyến đường nối liền với các tỉnh và các huyện lân cận như:

Bảng 4.2 Các tuyến đường liên vùng huyện Củ Chi ĐVT: m


STT Tên đường Chiều dài Chiều rộng

Lộ giới




lòng đường


1

Tỉnh lộ 2

2.000

12

40

2

Tỉnh lộ 6

2.600

10

30

3

Tỉnh lộ 7

22.600

18

40

4

Tỉnh lộ 15

34.000

14-17

40

5

Đường Tam Tân

17.600

7-19,5

40

(Nguồn: Đề án dựng nông thôn mới huyện Củ Chi, 2017) Trên địa bàn huyện có 50 cầu đi qua các sông, kênh, rạch trên các tuyến đường chính của huyện do Khu quản lý giao thông số 3 quản lý, bao gồm nhiều loại: bê tông dự ứng lực, bê tông liên hợp, bê tông cốt thép,…với tổng chiều dài

khoảng 1.630m.

Về giao thông đường thủy: huyện Củ Chi có nhiều hệ thống sông ngòi, kênh rạch. Một số tuyến chính ngoài chức năng tưới tiêu, chống úng còn có chức năng giao thông đường thủy như: sông Sài Gòn, kênh Xáng, kênh Quyết Thắng, kênh Đức Lập… Trong đó sông Sài Gòn là tiềm năng để phát triển DLST ven sông, phát triển du lịch đường thủy từ trung tâm thành phố đến các huyện ngoại thành.

b. Hệ thống cung cấp điện

Hiện huyện Củ Chi được cấp điện từ lưới điện chung của Thành phố Hồ Chí Minh, nhận điện từ các trạm 110/15 - 22KV: Trạm Củ Chi 40MVA+63MVA, trạm Phú Hòa Đông 1×40MVA, trạm Tân Hiệp 2×18MVA

Lưới điện cao thế: trên địa bàn huyện có các đường dây cao thế 110KV, 220KV, 500KV Đường dây 110KV đến các trạm: Củ Chi, Phú Hòa Đông, Bến Cát, Trảng Bàng, Gò Đậu có chiều dài trên địa bàn huyện khoảng 64,52km. Đường dây


220KV từ trạm Tân Định (Bình Dương) đến trạm Trảng Bàng (Tây Ninh) có chiều dài qua địa bàn huyện Củ Chi khoảng 15,2km. Đường dây 500KV từ trạm Phú Lâm đến các trạm Tân Định, Pleiku, đoạn qua địa bàn huyện có chiều dài khoảng 24 km.

Chiều dài lưới trung thế: 930 km, chiều dài lưới hạ thế: 1.373 km, số trạm biến áp: 2.185 trạm, tổng công suất: 716.700 kVA, tổng số điện kế: 151.041 điện kế, phục vụ 100% dân trên địa bàn huyện và có 20/20 xã tự đánh giá đạt tiêu chí điện.(Đề án xây dựng nông thôn mới huyện Củ Chi, 2017).

c. Hệ thống bưu chính, viễn thông

Huyện có 09 bưu cục và 16 bưu điện, trong đó có 01 thư viện Bưu điện Văn hóa tại ấp Chánh, xã Tân Thông Hội. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện thoại di động đạt trên 98 %, số điểm truy cập internet công cộng là 550 điểm. Hệ thống đài truyền thanh của huyện hiện nay có 02 xã được đầu tư hệ thống đài truyền thanh đạt chuẩn, còn lại 18 xã chưa được đầu tư đồng bộ hệ thống máy phát thanh và hệ thống loa truyền thanh đã xuống cấp.

Qua đánh giá, do sự phát triển của hệ thống internet và mạng điện thoại di động nên hiện nay mô hình Bưu điện truyền thống không còn phù hợp, do đó cần chuyển đổi mô hình hoạt động của hệ thống Bưu điện theo hướng Bưu điện là điểm sinh hoạt cộng đồng, đọc sách báo miễn phí, duy trì các dịch vụ bưu chính truyền thống mà còn mở rộng thêm nhiều dịch vụ như: dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng, dịch vụ viễn thông và sản phẩm hàng hóa tiêu dùng... (Đề án xây dựng nông thôn mới huyện Củ Chi, 2017).

d.. Hệ thống thuỷ lợi, cấp, thoát nước

Hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn huyện đa dạng với tổng chiều dài là 1.202.112 m, Cụ thể: Hệ thống kênh Đông với 492 tuyến kênh các cấp với tổng chiều dài là 379.273m; Hệ thống kênh rạch, mương tiêu với 613 tuyến, tổng chiều dài 822,84 km phục vụ tưới tiêu cho 12.000 ha đất sản xuất và dân sinh đã góp phần to lớn trong khai thác tổng hợp nguồn nước phục vụ đa mục tiêu theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và dân sinh. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện đa phần là kênh rạch tự nhiên nên việc bồi lắng, sạt lở là thường xuyên nên cần duy tu sửa

Xem tất cả 158 trang.

Ngày đăng: 10/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí