Nhiệt Độ Và Độ Ẩm Không Khí Trung Bình Năm 2009



2.1.3. Đặc điểm tự nhiên.

2.1.3.1. Khí hậu – thủy văn

- Khí hậu:

Sóc Trăng thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa gần xích đạo, khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến 11, với có gió mùa Tây Nam và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với gió mùa Đông Bắc tuy nhiên ảnh hưởng của loại gió này rất yếu. Trong năm lượng mưa trung bình của tỉnh là vào khoảng 2.100mm. Với đặc điểm khí hậu như vậy, khu vực Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong việc phát triển các loại cây trái nhiệt đới, đồng thời cũng đặt ra những vấn đề cho ngành du lịch là phải chú ý đến tính thời vụ trong du lịch, đặc biệt là những khó khăn trong mùa mưa, bảo…

- Nhiệt độ:

Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh là 26,90C, cao nhất là 37,80C (tháng 4/1958), thấp nhất 24,20C (tháng 1/1996). Số giờ nắng bình quân hàng năm là 2373,7 giờ. Độ ẩm trung bình năm là 84%, cao nhất là 90% vào mùa mưa, thấp nhất 76% vào mùa khô. Với biên độ nhiệt chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm tương đối thấp khoảng 140C thì tỉnh sẽ là một khu vực khá lý tưởng cho việc thu hút khách du lịch đến tham quan, du lịch vào tất cả các tháng trong năm. Tuy nhiên, do độ ẩm tương đối cao là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển, do đó cần có biện pháp phòng chống hữu hiệu nhằm đảm bảo an toàn cho du khách.

Bảng 2.2.Nhiệt độ và độ ẩm không khí trung bình năm 2009

Nguồn: Niên giám thống kê Sóc Trăng 2009


Tháng

01

02

03

04

05

06

07

08

09

10

11

12

Nhiệt

độ (0C)

24,3

25,9

27,8

28,6

27,8

27,8

26,8

27,6

26,8

27,0

27,0

20,6

Độ ẩm

(%)

83,0

83,0

80,0

82,0

87,0

86,0

89,0

86,0

88,0

88,0

83,0

81,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái Sóc Trăng theo hướng bền vững - 6

- Thủy Văn:

Sóc Trăng có hệ thống kinh rạch chịu ảnh hường của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần, mực nước triều dao động trung bình từ 0,4m đến 1,0m. Thủy triều vùng biển không những gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân



địa phương, mà còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du khách khi đến tham quan, du lịch và tìm hiểu HST rừng tự nhiên.

Bảng 2.3. Mực nước trung bình sông Hậu (trạm Đại Ngãi) năm 2009

Nguồn: Niên giám thống kê Sóc Trăng 2009


Tháng

01

02

03

04

05

06

07

08

09

10

11

12

Mực

nước (cm)


38,0


18,0


15,0


10,0


8,0


-5,0


0,0


17,0


20,0


44,0


54,0


37,0


Nhờ vào địa thế đặc biệt, nơi dòng sông Hậu đổ ra biển Đông, vùng có nhiều trữ lượng tôm cá, Sóc Trăng có đủ điều kiện thuận lợi để cũng như phát triển kinh tế.

2.1.3.2. Tài nguyên đất, rừng, nước:

- Tài nguyên đất:

Sóc Trăng có tổng diện tích đất tự nhiên là 331.176,29 ha. Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu như hành, tỏi và các loại cây ăn trái như bưởi, xoài, sầu riêng... Hiện đất nông nghiệp là 247.677 ha, chiếm 82,94%; trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 205.748 ha (chiếm 62,13%), đất lâm nghiệp có rừng 11.356 ha (chiếm 3,43%), đất nuôi trồng thuỷ sản 54.373 ha (chiếm 16,42%), đất làm muối và đất nông nghiệp khác chiếm 0,97%. Trong tổng số 278.154 ha đất nông nghiệp có 144.156 ha sử dụng cho canh tác lúa, 21.401 ha cây hàng năm khác và 40.191 ha dùng trồng cây lâu năm và cây ăn trái. Riêng đất phi nông nghiệp là 53.963 ha và 2.536 ha đất chưa sử dụng.

Đất đai Sóc Trăng có thể chia thành 6 nhóm chính: Nhóm đất cát có 8.491 ha, bao gồm các giồng cát tương đối cao từ 1,2 – 2,0m thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là cát mịn đến cát pha đất thịt, có thể trồng một số loại rau màu; nhóm đất phù sa có 6.372 ha thích hợp cho việc trồng lúa tăng vụ và các cây ăn trái đặc sản, nhóm đất giây có 1.076 ha, ở vùng thấp, trũng, thường trồng lúa một vụ; nhóm đất mặn có

158.547 ha có thể chia ra làm nhiều loại: đất mặn nhiều, đất mặn trung bình, đất mặn ít, đất mặn sú, vẹt, đước (ngập triều) trong đó đất mặn nhiều chiếm diện tích lớn 75.016 ha thích hợp với việc trồng lúa, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp



ngắn, dài ngày...; các loại đất mặn khác chủ yếu trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản; nhóm đất phèn có 75.823 ha, trong đó chia ra làm 2 loại đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng, sử dụng loại đất này theo phương thức đa canh, trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản; nhóm đất canh tác có 46.146 ha.

Mặc dù còn một số hạn chế về điều kiện tự nhiên như thiếu nước ngọt và bị xâm nhập mặn trong mùa khô, một số khu vực bị nhiễm phèn, nhưng việc sử dụng đất ở Sóc Trăng lại có nhiều thuận lợi cơ bản để phát triển nông, ngư nghiệp đa dạng và trên cơ sở đó hình thành những khu DLST phong phú.

Đặc biệt, Sóc Trăng còn có dải cù lao thuộc huyện Kế Sách, Long Phú, Cù Lao Dung và Trần Đề chạy dài ra tận cửa biển với nhiều cây trái nhiệt đới, không khí trong lành như cồn Mỹ Phước, KDL Song Phụng, Cồn nổi số 3, Cù Lao Dung... là địa điểm lý tưởng để phát triển loại hình DLST.

- Tài nguyên rừng:

Theo số liệu thống kê rừng ở Sóc Trăng còn có diện tích 11.356 ha với các loại cây chính: Tràm, bần, giá, vẹt, đước, dừa nước phân bố ở 5 huyện Vĩnh Châu, Long Phú, Trần Đề, Mỹ Tú và Cù Lao Dung. Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn.

Với chủ trương giao đất giao rừng cho nhân dân đầu tư theo hướng thâm canh, thực hiện mô hình – nông – lâm – ngư kết hợp, Sóc Trăng sẽ tạo điều kiện tốt để phát triển sản xuất, cải thiện môi trường, môi sinh, nâng cao mức sống dân cư, tạo cơ sở cho phát triển du lịch.

- Tài nguyên nước:

Nằm ở hạ lưu sông Hậu, giáp biển Đông nên nguồn nước ở Sóc Trăng phong phú và đa dạng từ nguồn nước ngọt đến nước ngầm và nước mặn.

Nước ngọt: sông Hậu thông qua hệ thống kênh rạch chằng chịt là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của tỉnh.

Nước ngầm: mạch nước sâu từ 100 – 180m, có chất lượng khá tốt nhân dân có thể khai thác phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày. Nhà máy nước Sóc Trăng đã khai thác nguồn nước ngầm ở độ sâu khoảng 490m, có trữ lượng khá lớn phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ở TP. Sóc Trăng, đặt biệt là mạch nước nóng tự



nhiên vùng Mỹ Xuyên và phường 2, TP. Sóc Trăng đang được khai thác phục vụ sinh hoạt. Ngoài ra, Sóc Trăng còn có loại nước ngầm mạch nông từ 5 – 30m, lưu lượng tùy thuộc vào lượng nước mưa, bị nhiễm mặn vào mùa khô.

Nước mặn: tuy là điều kiện không thuận lợi trong canh tác nông nghiệp, nhưn lại là điều kiện tốt để nuôi trồng thủy hải sản, làm muối, trồng rừng...

- Biển và sông rạch:

Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 02 cửa sông lớn là sông Hậu (đổ theo 02 con sông lớn Trần Đề, Định An) và sông Mỹ Thanh, có nguồn hải sản đáng kể bao gồm cá đáy, cá nổi và tôm. Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế biển tổng hợp, thuỷ hải sản, nông - lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, thương cảng, cảng cá, dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển.

Những kết quả thăm dò bước đầu cho thấy dưới thềm lục địa ngoài khơi gần Sóc Trăng (Nam Côn Sơn) còn có triển vọng về việc khai thác dầu, khí đốt...khi đưa vào khai thác sẽ đáp ứng ngày càng tốt hơn đời sống cư dân của khu vực ĐBSCL và tạo điều kiện đưa khu vực này phát triển.

Biển Sóc Trăng theo điều tra bước đầu, vùng biển có trữ lượng thủy sản trên 1,2 triệu tấn, khả năng khai thác hàng năm 630.000 tấn. Đây là vùng biển có trữ lượng thủy sản lớn với nhiều loại tôm, cá, có giá trị kinh tế lớn như: cá hồng, gộc, sao, thu, chim, đường, dứa...

Sông rạch ở Sóc Trăng rất dày đặc với chiều dài hơn 3000 km, là cơ sở để phát triển giao thông thủy phục vụ cho việc đi lại của dân cư, đưa lượng phù sa lớn về bồi đắp cho những cánh đồng, hình thành nên những cù lao màu mỡ thuận lợi ho trồng cầy ăn trái, là nguồn tài nguyên quí giá phục vụ cho du lịch. Mặc dù Sóc Trăng có rất nhiều con sông chảy qua, nhưng có thể nói: Sông Hậu, sông Mỹ Thanh và kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp có vai trò quan trọng trong việc hình thành nên hệ thống sông ngòi ở Sóc Trăng.

2.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.1.4.1. Dân số

Theo kết quả tổng điều tra dân số Việt Nam năm 2009, dân số của Sóc Trăng là 1.289.411 người, mật độ dân số đạt 389 người/km2.



Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2009 của Cục thống kê Sóc Trăng thì tổng số lao động toàn tỉnh có 724.767 người trong đó lao động phổ thông, công nhân kỹ thuật không có bằng: 605.727 người, chiếm 76,29, lao động được đào tạo 188.252 người, chiếm 23,71%, trong đó:

• Lao động có chứng chỉ nghề ngắn hạn: 149.271 người, chiếm 18,80%

• Lao động bằng nghề dài hạn: 396 người, chiếm 0,05%

• Trường Trung học chuyên nghiệp: 21.913 người, chiếm 2,76%

• Cao đẳng: 5.160 người, chiếm 0,65%

• Đại học trở lên: 11.512 người, chiếm 1,45%

Với nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động có trình độ ngày càng được nâng cao sẽ là điều kiện tốt giúp cho tỉnh Sóc Trăng phát triển tổng hợp kinh tế - xã hội trong tương lai.

2.1.4.2 Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

- Mạng lưới giao thông vận tải:

Được hình thành từ lâu và phân bố tương đối đều khắp cả đường thủy lẫn đường bộ. Mạng lưới phát triển theo các tuyến nối liền các trung tâm kinh tế - xã hội trong tỉnh, trung tâm tỉnh với các trung tâm huyện và các khu vực dân cư với nhau, giữa nông thôn và thành thị.

Tuyến quốc lộ 60 đang được đầu tư nâng cấp, đây là tuyến quốc lộ nối Sóc Trăng với Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang. Bên cạnh đó tuyến đường Nam Sông hậu (QL 91C) đã được đưa vào sử dụng giúp rút ngắn thời gian đi TP Cần Thơ, cầu Cần Thơ… Đây sẽ là điều kiện tốt, thuận lợi để phát triển khu vực ven biển, hạ lưu sông Hậu, xây dựng vùng này trở thành một vùng kinh tế - công nghiệp – dịch vụ.

Trục giao thông chiến lược quốc lộ 1A chạy xuyên qua trung tâm địa phận Sóc Trăng là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cân bằng các khu vực kinh tế trong tỉnh. Cầu Cần Thơ đã đưa vào sử dụng là một thuận lợi rất lớn cho giao thông Sóc Trăng, giúp cho các tỉnh khác đến với Sóc Trăng dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó công trình xây dựng giao thông nông thôn (QĐ 99/TTG) hầu hết các xã trong địa bàn tỉnh điều đã đươc nâng cấp, nhiều tuyến đường liên xã, liên



ấp đã Xi măng hóa do Nhà nước và nhân dân cùng làm đã hoàn thành, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế và giao lưu văn hóa giữa thành thị và nông thôn.

ĐBSCL với đặc thù là giao thông vận tải đường thủy, thì Sóc Trăng cũng không ngoại lệ. Đường thủy ở Sóc Trăng có thể đi đến tất cả các tỉnh ở khu vực Nam Bộ, ngược dòng Mekong có thể lện tận Campuchia, Lào và xuôi dòng Mekong ra biển Đông và đi khắp nơi trên thế giới.

Với tổng chiều dài đường thủy 1.462,35 km, Sóc Trăng có vị thế hết sức quan trọng đối với một tỉnh đồng bằng. Là của ngỏ tiến ra biển Đông thông qua cửa biển lớn là Trần Đề, Định An và Mỹ Thanh giúp vận chuyển hàng hóa dễ dàng. Bên cạnh đó hệ thống kênh rạch của tỉnh dày đặc, nối với các tỉnh khác trong vùng. Trong đó nổi bậc là tuyến kênh Quản lộ - Phụng Hiệp rút ngắn khoản cách từ sông Hậu đi Cà Mau.

- Hệ thống điện nước:

+ Hệ thống điện:

Việc phát triển mạng lưới điện đến các vùng sâu, vùng xa đã tạo ra những thay đổi và phát triển rõ nét ở nông thôn. Hiện nay thực hiện chính sách điện khí hóa nông thôn tất cả các hộ gia đình trong hình đều có điện để sinh hoạt, sản xuất.

Việc hoàn thành và đưa vào sử dụng điện 22KVA vượt sông Hậu sang các xã ở Cù Lao Dung, Phong Nẫm và Mỹ Phước là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển kinh tế

- xã hội cho khu vực này.

+ Hệ thống nước:

Hiện nay, Sóc Trăng chủ yếu sử dụng nước ngầm, công suất của nhà máy nước khoảng 35.000m3/ngày. Tính đến nay tất cả các huyện và thành phố trong tỉnh điều có nước sinh hoạt tuy nhiên ở nhũng sâu nước máy không đến được, người dân ở đây tự khoang giếng nước để sử dụng.

Để thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn từ 2001 – 2010, nâng tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch từ 45% năm 2000 lên 95% năm 2010. Tỉnh sẽ đầu tư thêm một trạm cấp nước tập trung với công suất thiết kế 20m3/h, khả năng phục vụ cấp nước sạch cho


hơn 600 hộ. Mỗi cụm kinh tế xã hội sẽ đầu tư hệ thống cấp nước nhỏ với công suất thiết kế 5m3/h, khả năng cung cấp nước sạch hợp vệ sinh cho 70 – 150 hộ.

Dự kiến nhu cầu cấp nước sạch cho người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2000 -2010 là 763.400 người, tương đương 127.300 hộ dân. Theo chi cục vùng kinh tế mới và nước sinh hoạt nông thôn dự kiến quy hoạch về cấp nước 2000

– 2010 sẽ đầu tư thêm 60 trạm cấp nước tập trung, 648 họ nối mạng (5m3/h) 16.600

giếng khoan nông và 1.310 bể chứa nước mưa.

+ Mạng lưới viễn thông:

Nhìn chung, dịch vụ bưu chính viễn thông của tỉnh hiện nay đã đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ, theo kịp nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương và cả nước. Mạng dịch vụ viễn thông gồm có: Vinaphone, Mobifone, Viettel, EVN… đã phủ sóng toàn tỉnh giúp cho quá trình liên lạc thêm dễ dàng hơn.

Hiện tại bưu điện Sóc Trăng đang hoạt động, với mạng điện thoại di động, nhắn tin, dịch vụ internet... tạo điều kiện cho hoạt động thông tin trong tỉnh và ngoài tỉnh được nhanh chóng và thuận lợi. Hiện nay, tất cả các xã, phường trong tỉnh đều có cơ sở bưu điện, các hoạt động bưu chính viễn thông đều diễn ra khá thuận lợi và thông suốt với các địa phương khác trong cả nước và với nước ngoài.

2.1.4.3. Hệ thống giáo dục.

Trong những năm qua giáo dục đào tạo của Sóc Trăng đã phấn đấu, nổ lực thực hiện chương trình đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo trong toàn tỉnh từ các trưởng phổ thông đến trung cấp, cao đẳng và đại học. Tính đến giai đoạn hiện nay các cơ sở giáo dục trong đó có: hệ đại học liên kết, liên thông – hệ cao đẳng – trung cấp với các trường:

- Cao đẳng:

+ Trường Cao đẳng nghề Sóc Trăng

+ Trường Cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng

+ Trường Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng

- Trung cấp:

+ Trường Trung cấp nghề thanh niên dân tộc huyện Vĩnh Châu

+ Trường Trung học Y tế



+ Phân hiệu I Trường kỹ thuật nghiệp vụ - Giao thông Vận tải

+ Trường Trung học văn hoá nghệ thuật

- Trung tâm dạy nghề các huyện.

- Trung tâm giáo dục thường xuyên liêt kết với các trường đại học trong cả nước để liên kết đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học.

Đây cũng là những cơ sở giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Sóc Trăng trong tương lai. Cùng với dự án thành lập Đại học Nam Việt sẽ là điều kiện thuận lơi trong đào tạo nhân lực phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

2.1.5. Chính sách ưu đãi của tỉnh

Tất cả các dự án đầu tư vào tỉnh Sóc Trăng đều được hưởng ưu đãi, mức độ ưu đãi tùy thuộc vào lĩnh vực và địa bàn đầu tư, cụ thể như sau: Miễn, giảm tiền sử dụng đất: áp dụng theo quy định tại Điều 1, Nghị định số 44/2008/NĐ-CP của Chính phủ. Miễn tiền thuê đất: Áp dụng theo quy định tại Điều 14, Nghị định số 142/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Miễn, giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định: Áp dụng theo quy định tại Nghị định số 149/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: áp dụng theo quy định tại Điều 15, Nghị định số 124/2008/NĐ-CP của Chính phủ. Miễn thuế, giảm thuế: áp dụng theo quy định tại Điều 16, Nghị định số 124/2008/NĐ-CP của Chính phủ. Khuyến khích và hỗ trợ đầu tư bao gồm hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động; Hỗ trợ xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại; Hỗ trợ chuyển giao công nghệ; và hỗ trợ phát triển và dịch vụ đầu tư, bao gồm cả tín dụng đầu tư phát triển: Áp dụng theo quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 47/2006/QĐ-UBND của

UBND tỉnh Sóc Trăng[19]

2.2. Những tiềm năng ảnh hưởng đến phát triển DLST.

2.2.1. Tiềm năng về sinh thái tự nhiên

Dòng Mekong hiền hòa chảy qua lãnh thổ Việt Nam, đã bồi tụ nên vùng đồng bằng trù phú, HST đa dạng…. Dòng sông mang đến cho ĐBSCL nói chung và Sóc Trăng nói riêng có nhiều điều kiện để phát triển du lịch đặc biệt là DLST. Sóc Trăng có một tiềm năng cho phát tiển DLST, đã đang được khai thác một cách có

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí