Tình Hình Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Dlst.



Với những thế mạnh trên, tùy theo thời gian mà du khách có chương trình tham quan nhiều nơi và mua sắm thích hợp. Thăm Vũng Thơm vào dịp tết Trung thu, thăm Sóc Trăng vào dịp tết Nguyên Đán để đua sắm các mặt hàng như: lạp xưởng, mè láo, bánh tráng…

Sóc Trăng còn có một loại hình có thể khai thác du lịch đó là chợ nổi trên sông, không nhộn nhịp, không nhiều hàng hóa…. như chợ nổi Cái Răng của TP Cần Thơ, nhưng chợ nổi ở Ngã Năm của Sóc Trăng cũng có nhiều nét riêng.

Chợ nổi Ngã Năm là giao điểm của năm con sông đi năm ngả: Cà Mau lên, Vĩnh Quới vào, Long Mỹ, Thanh Trị qua, Phụng Hiệp xuống. Ðây là một trong những chợ nổi có từ lâu và nhộn nhịp nhất ở vùng ĐBSCL.

Ghe tàu từ các nơi đến đây để mua bán, trao đổi đủ loại hàng hoá. Vào những ngày giáp tết Nguyên Ðán, cảnh chợ càng nhộn nhịp, náo nhiệt hơn. Tờ mờ sáng sớm, chợ nổi Ngã Năm đã hoạt động, khu vực trung tâm của chợ nổi Ngã Năm, có đến hàng trăm ghe, tàu đủ loại đậu san sát nhau. Ðứng trên bờ nhìn xuống, chợ nổi lung


48


48

~

´

Hình 2.2. Bản đồ một số điểm du lịch Sóc Trăng





linh với đủ loại màu sắc của ánh đèn. Hàng hoá ở chợ nổi Ngã Năm hầu như không thiếu món gì. Nếu như khu vực dưới sông chủ lực là thực phẩm tươi sống, lúa gạo, trái cây... thì khu vực trên bờ các cửa hàng cũng đầy ắp tivi, đầu video, tủ lạnh, máy giặt…Ðến nay chợ nổi Ngã Năm vẫn giữ được nét sinh hoạt đặc trưng văn hoá của chợ nổi khu vực đồng bằng Nam Bộ. Chợ nổi Ngã Năm là một địa chỉ du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

2.2.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển DLST.

2.2.3.1. Tình hình chuyển cơ cấu sản xuất.

Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2009, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế đạt 20.336.758 triệu đồng trong đó nhóm ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản (khu vực I) đạt 11.084.449 triệu đồng chiếm 54,50 %; nhóm Công nghiệp và xây dựng (khu vực II) đạt 3.438.716 triệu đồng chiếm 16,91%; nhóm Dịch vụ (khu vực III) đạt 5.813.593 triệu đồng chiếm 28,59%. Hình 2.3: Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế năm 1992 và 2009

Nguồn: Niêm giám thống kê Sóc Trăng 2009



1992

2009


28,59%

54,50%

16,91%

22,02%

9,68%

68,30%

Khu vực I Khu vực II Khu vực III



Nhìn chung chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có bước chuyển biến nhưng vẫn còn chậm. Ở hình 2.1 ta thấy năm 1992 cơ cấu khu vực I đạt 68,30% đến năm 2009 đạt 54,50%; khu vực II từ 9,68% tăng lên 16,91%; khu vực III từ 22,02 tăng lên 28,59%. Trong xu thế hiện nay các ngành khu vực I có xu hướng giảm và



các ngành thuộc khu vực II, III tăng. Đó là yếu tố bước đầu khẳn định đường lối đổi mới phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đât nước.

Bảng 2.5. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo giá thực tế.

Nguồn: Niêm giám thống kê Sóc Trăng 2009 Đơn vị: %


Năm

Nhóm ngành

Khu vực I

(Nông, lâm và thủy sản)

Khu vực II

Công nghiệp và xây dựng

Khu vực III

Dịch vụ

2000

60,62

18,87

20,51

2002

60,89

20,20

18,91

2004

54,70

23,01

22,29

2006

54,41

20,90

24,69

2008

56,47

17,15

26,38

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái Sóc Trăng theo hướng bền vững - 8

Tóm lại quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh theo xu hướng tăng tỷ trọng các ngành thuộc khu vực II, III giảm các ngành thuộc khu vực I, chuyển dịch ấy đã đạt được nhiều thành tựu cơ bản nhưng vẫn còn diền ra chậm nhất là trong lĩnh vực dịch vụ

2.2.3.2. Tình hình tăng trưởng GDP.

Năm 2005 cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh như sau: khu vực I chiếm 57,70%, khu vực II chiếm 19,76%, khu vực III chiếm 22,54% đến 2009 theo sơ bộ thì con số này theo thứ tự sẽ là 54,50%, 16,91% và 28,59%. Trong cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch qua các năm nhưng trong chuyện dịch đó ngành khu vực I vẫn chiếm tỉ trọng cao và giữa vai trò chủ lực, chiếm hơn 50% giá trị trong cơ cấu GDP của tỉnh. Nếu tính đến mức độ ảnh hưởng thì ngành Thủy Sản là ngành có ảnh hưởng mạnh đến các ngành kinh tế khác. Kết quả phát triển ngành thủy sản, đặc biệt là sản lượng tôm, không những quyết định sự tăng trưởng của khu vực I mà còn quyết định sự tăng trưởng của công nghiệp địa phương của tỉnh do tôm đông là mặt hàng xuất khẩu chủ lực chiếm 70% tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp và hơn 95% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Đến cuối năm 2010, tổng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt, thỷ hải sản đạt 164.000 nghìn tấn tăng 1,6 lần so với 2005, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 382 triệu USD, tăng 1,67 lần so với 2005.

Lĩnh vực công nghiệp cũng tiếp tục phát triển, các doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, ổn định và mở



rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010, thực hiện 7.475 tỷ đồng, đạt 79,52% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội và tăng 6,81 lần so năm 2005. Trên cơ sở triễn khai xây dựng khu công nghiệp An Nghiệp, xúc tiến giải phóng mặt bằng triển khai xây dựng cụm công nghiệp Cái Côn, chuẩn bị đầu tư khu công nghiệp Đại Ngãi…. Các dự án cũng như các khu công nghiệp được đưa vào hoạt động sẽ góp phần rất lớn vào vấn đề giải quyết việc làm cho địa phương, nâng cao GDP toàn tỉnh. Hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch được tập trung chỉ đạo và có sự phát triển đa dạng. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ năm 2010 đạt 27.137 tỉ đồng, vượt 35,68% chỉ tiêu Nghị quyết đại hội và tăng 2,71 lần so với 2005. Giá trị xuất khẩu hàng hóa trên 421triệu USD, đạt 56,16% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội và tăng 1,41 lần năm 2005. Thu ngân sách nhà

nước đạt 1.101 tỉ đồng đạt 91,75% chỉ tiêu [3]

Tuy nhiên xét về tổng thể cho thấy tốc độ chuyển dịch cơ cấu GDP theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ diễn ra chậm: tỷ trọng khu vực I vẫn chiếm vị trí cao, tốc độ phát triển nền kinh tế tỉnh còn bị ảnh hưởng khá nặng nề vào các yếu tố tự nhiên như: khí hậu, thời tiết và môi trường...

2.2.3.3. Tình hình thu nhập của dân cư và đời sống xã hội.

Năm 2010 GDP đầu người (theo giá hiện hành) đạt 917 USD, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội và tăng 1,98 lần so với năm 2005. Tính theo giá thực tế từ 1995 đến 2010 thì bình quân đầu từ tăng liên tục từ 2.610.000 đồng tăng lên 16.411.000 đồng tăng 13.801.000 đồng gấp 6,2 lần năm 1995. Theo tỉ giá USD chỉ số năm 1995 so với 2010 là 236 USD/người tăng lên 917 USD/người tăng 681 USD gấp 3,9 lần

năm 2005.

Bảng 2.6. Bình quân thu nhập đầu người theo giá thực tế trên địa bàn tỉnh.

Nguồn: Niêm giám thống kê Sóc Trăng 2009

Năm

Theo Việt Nam Đồng(1000 đồng)

Theo tỷ giá USD*

1995

2610

236

2000

4226

298

2002

5380

352

2004

6280

398

2006

8462

528

2008

13924

846

* Giá USD thay đổi theo từng thời kỳ.



Trong những năm qua Sóc Trăng đã đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội, giáo dục, y tế… đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Đến nay toàn tỉnh còn 25.553 hộ nghèo (theo tiêu chí năm 2005), giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 8,26% (vượt kế hoạch năm 2010 là 9,14%). Qua điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn mới (thực hiện theo Chỉ thị 1752/CT-TTg ngày 21/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ), kết quả sơ bộ xác định toàn tỉnh có 75.858 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 24,4% và 43.909 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 14,12%.

2.3. Hiện trạng phát triển du lịch của tỉnh Sóc Trăng.‌

2.3.1. Vị thế của du lịch trong ngành kinh tế Sóc Trăng

Du lịch chiếm 11,72% tỷ trọng cơ cấu kinh tế toàn tỉnh, nhưng dịch vụ du lịch chính là ngành giúp quảng bá về du lịch Sóc Trăng, về cây trái, đặc sản địa phương, các công trình kiến trúc. Chính vì vậy luôn được sự quan tâm đầu tư của tỉnh về cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật, xây dựng nâng cấp đường xá để phục vụ cho phát triển du lịch. Theo báo cáo của sở VH – TT – DL Sóc Trăng năm 2010 tổng lượt khách lưu trú đạt 96.589 người, tổng lươt khách tham quan đạt 897.542 người với tổng doanh thu đạt 64.589 tỷ đồng.

Hinh 2.4. Biểu đồ thể hiện doanh thu du lịch Sóc Trăng từ

Nguồn: Sở VH – TT – DL

8

m

Tỷ đồng

64.5

58.079

50.71

46.639

36.362

38.43

25.912

16.301 16.895 16.807

70

9

60


50


40


30


20


10


0

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010


2.3.2. Du lịch Sóc Trăng trong hệ thống du lịch cả nước.

Sóc Trăng có vị trí quan trọng trong hệ thống du lịch quốc gia, đặc biệt là loại hình du lịch gắn liền với sông nước miệt vườn của vùng ĐBSCL.



Tuy nhiên để thu hút được khách du lịch nhiều nhất, du lịch tỉnh phải tạo nên những đặc điểm khác biệt so với các vùng du lịch khác của Việt Nam. Do tính chất đặc biệt của điều kiện tự nhiên. Chiến lược phát triển tạo ra SPDL riêng, những khu nghỉ mát hiện đại, làng du lịch đa dạng... khu DLST Hồ Bề là một ví dụ.

Hiện nay lượng khách du lịch đến Sóc Trăng liên tục tăng. Năm 2002 tổng lượt khách lưu trú lá 46,751 người đến 2010 tăng lên 96,589 người; tổng lượt khách tham quan đạt 284,450 người năm 2002 đến 2010 con số này đạt 897,542 người.

Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện tình hình du khách đến Sóc Trăng

Nguồn: Sở VH – TT – DL Sóc Trăng

Lượt người 897.542







587.700






467.842






305.360 310.000























Năm

1000

900

800

700

600

500

400

300

200

100

0

2002 2004 2006 2008 2010

Nhìn vào hình 2.5 ta thấy được sự tăng trưởng của ngành du lịch Sóc Trăng năm sau cao hơn năm trước. Về lượng khách quốc tế đến Sóc Trăng cùng tăng nhưng nhìn chung vẫn còn chậm như ở hình 2.6.

Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện tình hình khách quốc tế đến Sóc Trăng

Nguồn: Sở VH – TT – DL Sóc Trăng.

ăm

Nghìn lượt người 7,65 7,82







5,89








3,96 4,5































N

9

8

7

6

5

4

3

2

1

0

2002 2004 2006 2008 2010



Các điểm đến chủ yếu là những vùng sinh thái của tỉnh như: Cồn Mỹ Phước, các di tích ở TP Sóc Trăng... DLST của Sóc Trăng nhìn chung cũng có những bước tiến đáng kể nhưng còn chậm, nếu so với khách du lịch quốc tế hàng năm đến các tỉnh của ĐBSCL thì Sóc Trăng chỉ chiểm 4,48 triệu USD chiếm 0,3% của cả nước. Trong tương lai, ngành du lịch tỉnh cần đầu tư nhiều công trình, hạng mục xây dung, phát triển các khu DLST để giữ chân được du khách.

2.3.3. Hiện trạng về cơ sở vật chất phục vụ phát triển DLST.

2.3.3.1. Hệ thống khách sạn:

Theo số liệu thống kê sơ bộ toàn tỉnh năm 2010 có 28 khách sạn với 712 phòng. Trong đó có 1 khách sạn đạt chuẩn 3 sao của Tổng cục Du lịch cấp, có 2 khách sạn thuộc doanh nghiệp nhà nước, 2 khách sạn cổ phần còn lại thuộc loại hình công ty Trách nhiệm hữu hạn và Doanh nghiệp tư nhân các khách sạn đều nằm ở nội ô TP Sóc Trăng.

Khách sạn ở Sóc Trăng đảm bảo được cho nhu cầu lưu trú của du khách, trong các khách sạn nêu trên thì khách sạn thuộc tư nhân được trang bị tốt và phục vụ khá tốt, với mức giá tương đối mềm.

Tính đến nay, Sóc Trăng đã có một khách sạn được Tổng cục Du lịch Việt Nam công nhận hạng 3 sao đó là khách sạn Ngọc Thu (có thể tham khảo tại wedsite: http://www.ngocthuhotel.com/) theo khách sạn Ngọc Thu thì giá thành khách sạn ở đây được niêm yết như sau:

Bảng 2.7. Bảng giá phòng khách sạn Ngọc Thu – Sóc Trăng

Nguồn: Khách sạn Ngọc Thu tỉnh Sóc Trăng


Loại phòng

Giá phòng

Vip

1.200.000đ/ Phòng

Suite

600.000đ/ Phòng

Deluxe

500.000đ/ Phòng

Superior

400.000đ/ Phòng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023