Cơ Sở Lý Luận Về Du Lịch Sinh Thái Và Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững


CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG


1.1. Tổng quan về DLST

1.1.1. Các khái niệm cơ bản về du lịch

1.1.1.1. Khái niệm về du lịch

Ngày nay dịch vụ là một ngành kinh tế phát triển vượt bậc trên phạm vi toàn thế giới. Trong tất cả các hoạt động của dịch vụ thì ngành du lich mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều quốc gia trên thế giới du lịch là nguồn thu ngoại tệ chính, là ngành kinh tế quan trọng.

Du lịch xuất hiện từ khi nào? Du lịch là gì? Đã có rất nhiều cả trả lời, rất nhiều khái niệm, có nhiều cách tiếp cận với nhiều cách hiểu khác nhau sau đây là một số khái niệm cơ bản về du lịch.

Du lịch là một hiện tượng: Trước thế kỷ thứ XIX đến tận đầu thế kỷ XX du lịch hầu như vẫn được coi là tầng lớp giàu có, quý tộc và đây chỉ là một hiện tượng cá biệt trong đời sống kinh tế - xã hội.

Năm 1811 lần đầu tiên tại Anh, từ du lịch (Tourism) đước xuất hiện sớm nhất trong quyển Từ điển Oxford. Theo đó du lịch có định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của (các) cuộc hành trình với mục đích giải trí. Ở đây giải thích là động cơ chính.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Giáo sư, tiến sĩ Hunziker và giáo sư, tiến sĩ Krapf – hai người được coi là đặt nền móng cho lý thuyết về cung du lịch đưa ra đinh nghĩa như sau: Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời.

Trường Đại học kinh tế Praha (Cộng hòa Séc) định nghĩa như sau: Du lịch là tập hợp các hoạt động kỹ thuật, kinh tế và tổ chức liên quan đến cuộc hành trình của con người và việc lưu trú của họ ngoài nơi ở thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau, loại trừ mục đích hành nghề và thăm viếng có tổ chức định kỳ[7]

Khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái Sóc Trăng theo hướng bền vững - 3


Theo I.I. Pirogionic, 1985 - Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tư nhiên, kinh tế và văn hóa.[18]

Dựa trên những lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu du lịch khoa Du lịch và Khách sạn (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội) đã định nghĩa du lịch như sau: Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đỗi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp[7]

Tại khoảng 1, Điều 4, chương I của Luật Du lịch, thuật ngữ “du lịch” được hiểu như sau: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.[13]

Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội.

1.1.1.2. Khái niệm về khách du lịch.

Trong hoạt động du lịch, nhân tố đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn vong của ngành du lịch chính là khách du lịch. Bởi lẽ, nếu phát triển du lịch mà không có khách du lịch thì sẽ là con số không. Việc xác định ai là khách du lịch có nhiều quan điểm khác nhau. Ở đây cần phân biệt giữa khách du lịch, khách tham quan và lữ khách dựa vào tiêu chí: Mục đích, thời gian và không gian chuyến đi.

Theo nhà kinh tế học người Anh, Odgil Vi khẳng định: để trở thành khách du lịch thì cần có hai điều kiện: Thứ nhất: Phải đi xa nhà thời gian dưới một năm; Thứ hai: Ở đó phải tiêu những khoảng tiền đã tiết kiệm ở nơi khác.

Giáo sư Khadginicolov – một trong những nhà đi đầu về du lịch cửa Bulgarie đã đưa ra định nghĩa: Khách du lịch là người hành trình tự nguyện, với những mục



đích hòa bình. Trong cuộc hành trình của mình họ đi qua những chặng đường khác nhau và thay đổi một hoặc nhiều lần nơi lưu trú của mình.

Các định nghĩa trên đều mang tính phiếm diện, chưa đầy đủ, chủ yếu mang tính chất phản ánh sự phát triển của du lịch đương thời và xem xét không đầy đủ, hạn chế nội dung thực của khái niệm – khách du lịch.

Định nghĩa về khách du lịch của Việt Nam trong khoảng 2, điều 4, chương I của Luật du lịch đã nêu rõ: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến [13]

1.1.1.3. Khái niệm về SPDL

Khi đề cập đến bất cứ hoạt động kinh doanh nào chúng ta cũng không thể không nhắc đến sản phẩm của hoạt động đó. Trong du lịch khi tìm hiểu về khái niệm du lịch thì chúng ta cũng cần phải tìm hiểu về SPDL.

SPDL là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tổ tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cở sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cở sở, một vùng hay một quốc gia nào đó[7]

Theo đó, SPDL được tính:

SPDL = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ hàng hóa du lịch

Hiện nay khái niệm SPDL có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng có thể coi SPDL là tất cả những giá trị về vật chất lẫn tinh thần của một địa phương mà du khách đến hưởng thụ và trả tiền. SPDL bao gồm sản phẩm vật thể và sản phẩm phi vật thể, sản phẩm tự nhiên và sản phẩm nhân tạo.

Theo TS.Nguyễn Văn Bình trong bài viết “Bàn về SPDL”: có thể hiểu SPDL theo hai hướng tiếp cận: Một là từ phía cung, SPDL là toàn bộ dịch vụ của người kinh doanh du lịch dựa trên vật thu hút du lịch (tài nguyên) và khởi sự du lịch nhằm cung cấp cho du khách để thỏa mãn nhu cầu hoạt động du lịch. Hai là từ phía người du lịch, SPDL là quá trình du lịch một lần do du khách bỏ thời gian, chi phí và sức lực nhất định để đổi được. Từ đó dẫn đến khái niệm SPDL là một tổ hợp cấu thành gồm hai yếu tố: vật thu hút du lịch và toàn bộ hệ thống dịch vụ cung cấp cho du khách nhằm thỏa mãn mục đích hưởng thụ tại nơi đích đến.



Tổ chức Du lịch Thế giới (UNTWO, World Tourism Organization ) khuyến cáo nên sử dụng một khái niệm tiêu biểu vừa khái quát cao vừa cụ thể về SPDL. Theo đó SPDL được cấu thành từ: kết cấu hạ tầng, tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn), cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và dịch vụ cung ứng (nhân lực du lịch là yếu tố quyết định).

Theo điều 4 luật du lịch: SPDL là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch[13]

1.1.2. Khái niệm về DLST

DLST cùng với du lịch văn hóa là hai xu hướng chủ đạo trong phát triển du lịch trên thế giới ngày nay. Ở các nước có du lịch phát triển, cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DLST đã được hình thành và phát triển khá hoàn chỉnh.

Ở Việt Nam, trong lần hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển DLST ở Việt Nam” từ 7/9/1999 đến 9/9/1999 đã đưa ra định nghĩa về DLST như sau: DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và PTBV, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.

Ngoài khái niệm và định nghĩa trên còn có một số định nghĩa mở rộng hơn về nội dung của DLST:

Theo Lê Huy Bá, DLST là một loại hình du lịch lấy các sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các HST. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên tryền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững.[1]

Theo International Union for Conservation of Nature (Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên), DLST là loại hình du lịch và tham quan có trách nhiệm với môi trường tại những vùng còn tương đối nguyên sơ để thưởng thức và hiểu biết thiên nhiên (kèm theo các đặc trưng văn hóa – quá khứ cũng như hiện tại) có hỗ trợ với bảo tồn, giảm thiểu tác động từ du khách, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân địa phương.


Còn theo Cebllos – Lascurain, DLST là du lịch mà chủ yếu là đi đến những vùng thiên nhiên tương đối chưa ai đụng tới hay chưa bị ô nhiễm với mục đích cụ thể là nghiên cứu, ngưỡng mộ, và thưởng thức phong cảnh cùng với các loại thực vật và động vật hoang dã của nó, cũng như bất cứ biểu hiện về văn hóa nào (cả quá khứ lẫn hiện tại) được tìm thấy trong các vùng này… Điểm chính yếu là người đi du lịch sinh thái có cơ hội đắm mình vào thiên nhiên theo một cách thức thường không có sẵn trong môi trường đô thị[4]

Luật Du lịch Việt Nam tại khoản 19, điều 4, chương I đã định nghĩa: DLST là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm PTBV [13]

Tóm lại, vẫn chưa có một khái niệm thống nhất cho DLST, nhiều nhà nghiên cứu mỗi người với một khái niệm khác nhau nhưng thấy được những điểm chung của DLST là khai thác đầy đủ những giá trị về tự nhiên, văn hóa… DLST hướng đến phát triển một công đồng theo hướng bền vững. DLST đem đến cho môi trường tự nhiên, có trách nhiệm với môi trường, bảo tồn các giá trị văn hóa bền vững và duy trì bền vững về phúc lợi cho cộng đồng dân cư địa phương. DLST sẽ là một trãi nghiệm lý thú, mang lại cho du khách những thông tin bổ ích mà góp phần vào bảo bảo tồn các HST trên cơ sở bảo vệ bền vững môi trường của cộng đồng. DLST sẽ là một kênh giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng địa phương, cho các nhà kinh doanh du lịch, du khách và các nhà lãnh đạo….

1.1.3. Tài nguyên DLST.

1.1.3.1. Khái niệm tài nguyên DLST

Tài nguyên DLST là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm, các tuyến hoặc các khu DLST, bao gồm: các cảnh quan thiên, các di tích lịch sử, giá trị nhân văn, các công trình sáng tạo của nhân loại có thể được sử dụng nhằm thõa mãn cho nhu cầu về DLST.

1.1.3.2. Phân loại tài nguyên DLST

- Tài nguyên DLST tự nhiên



Đây là một bộ phận cấu thành tài nguyên du lịch, bao gồm: các giá trị tự nhiên thể hiện trong một HST cụ thể và các giá trị ấy được phát huy nhằm khai khác tốt hơn tài nguyên đã có sẵn.

Đối với tài nguyên này ta có thể khai thác những giá trị như:

Các HST tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao, với nhiều loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm (các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các khu dữ trữ sinh quyển...)

Các HST nông nghiệp như: vườn cây ăn trái, làng trồng cây kiểng, trồng hoa...

Từ các dạng địa hình mà chúng ta có thể có nhiều loại hình DLST khác nhau như: đồi núi, đồng bằng, ven biển, biển đảo....

- Tài nguyên DLST nhân văn

Giá trị nhân văn trong DLST được khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau, gắn với một giá trị được khai thác cụ thể. Khi được khai thác, chúng được sử dụng để tạo ra các sản phẩm DLST, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng. Chúng gồm:

Các giá trị văn hóa bản địa có sự hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển như: lễ hội truyền thống, sinh hoạt truyền thống dân tộc, làng nghề truyền thống…

Các di tích lịch sử được khai thác gồm: di tích lịch sử cấp quốc gia, chùa, đền, miếu...

Các khu du lịch (KDL) nhân tạo, KDL văn hóa, công viên…

1.1.4. Các loại hình DLST.

1.1.4.1. Các loại hình DLST tự nhiên.

- Du lịch mạo hiểm, thám hiểm.

Du lịch mạo hiểm là một hình thức đi du lịch kết hợp với các hoạt động vui chơi thể thao đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao trong việc tổ chức chương trình vì nó liên quan trực tiếp đến sự an toàn cho du khách. Phải có các đoàn thám thính địa hình chuyên nghiệp, nhóm hậu cần chu đáo và quan trọng nhất là luôn giữ thông tin liên lạc thật tốt trong mọi địa hình. Tuy nhiên, du lịch mạo hiểm cũng đòi hỏi du



khách những tố chất nhất định: lòng dũng cảm và thể lực khỏe mạnh. Để tham gia một tour như vậy, các du khách phải đăng ký trước một thời gian.Trước chuyến đi, các du khách phải trải qua một kỳ huấn luyện nhỏ về thể lực. Đây không phải là một kỳ huấn luyện bắt buộc như một trại khổ luyện, mà du khách có thể tự rèn luyện ở nhà.

- Du lịch tham quan cảnh đẹp và nghiên cứu.

Du lịch tham quan cảnh đẹp của tự nhiên như : núi non, sông hồ, thác, suối, sông… tùy theo sở thích mà du khách sẽ chọn cho mình một địa điểm tham quan thích hợp bằng nhiều phương tiên khác nhau. Có thể đi du thuyền ngắm cảnh trên sông, ngắm những bãi biển đẹp, đi cáp treo ngắm HST trong vườn quốc gia... kết hợp tham quan cảnh đẹp, còn có nghiên cứu khoa học, nghiên cứu ĐDSH ở những khu rừng quốc gia, khu bảo tồn sinh quyển…

- Du lịch môi trường

Hiện nay vấn đề môi trường đã và đang có tác động rất lớn đối với phát triển kinh tế đất nước, kể cả sự phát triển của ngành du lịch. Ngành du lịch đang chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ sự biến đổi khí hậu, môi trường sinh thái...

Do đó, du lịch và môi trường là hai bộ phận không thể tách rời nhau, môi trường có tốt thì du lịch mới PTBV. Khi phát triển du lịch thì bản thân của ngành du lịch cũng đã ý thức được vấn đề môi trường. Xây dựng, thiết kế các điểm, các tour du lịch như thế nào để bảo vệ môi trường bền vững, gắn bó với thiên nhiên, thân thiện với thiên nhiên.

1.1.4.2. Các loại hình DLST nhân văn.

DLST nhân văn là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng... gần đây DLST nhân văn được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. DLST nhân văn chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng... để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn



hóa và phong tục tập quán bản địa, thì DLST nhân văn là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ. Khai thác khía cạnh nhân văn ta có các loại hình như:

Tham quan làng bản, các làng nghề truyền thống.

Tham quan các di tích, công trình kiến trúc.

Tham dự các lễ hội truyền thống.

Tham quan chợ nổi trên sông…

Như vậy các giá trị nhân văn thường gắn với cộng đồng địa phương – nơi lưu giữa nhiều giá trị văn hóa, tinh thần, khách du cần lựa chọn những lễ hội của các nước để tổ chức những chuyến du lịch nước ngoài. Bởi thế, thu hút khách du lịch tham gia DLST nhân văn tức là tạo ra dòng chảy mới và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương. Ở những nước kém phát triển hoặc đang phát triển, nền tảng phát triển phần lớn không dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những điểm du lịch đắt tiền, mà thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc. Những nguồn lợi này không tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch, nhưng lại đóng góp đáng kể cho sự phát triển của cộng đồng xã hội.

1.1.5. Quan hệ giữa DLST và phát triển[1]

1.1.5.1. ĐDSH với DLST

DLST lấy tự nhiên làm nền tảng cho sự phát triển. Chính vì vậy, sự phong phú của tgiới tự nhiên quyết định lên các sản phẩm của DLST. Như vậy, việc bảo tồn ĐDSH không chỉ là mục tiêu riêng của ngành DLST mà còn là mục tiêu chung của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều quốc gia nhằm tìm kiếm sự hòa thuận chung của con người và động vật với môi trường sinh thái.

Như vậy ta có thể thấy: ĐDSH là một tài nguyên của DLST, không thể tách rời ĐDSH ra khỏi DLST, là một hợp phần trong nhiều thành phần tạo nên DLST.

ĐDSH là tổng hợp toàn bộ các gen, các loài và các HST. Đó là sự biến đổi liên tục theo tiến hóa để tạo ra các loài mới trong điều kiện sinh thái mới khi những loài khác biến đi. Chính sự đa dạng về gen, đa dạng về loài góp phần tạo nên đa dạng về HST, bởi ngoài yếu tố vô sinh như: đất, nước, địa hình... thì HST bao gồm các quần xã sinh vật. Trong sự tồn tại và phát triển, thới giới sống có quan hệ mật thiết với điều kiện tự nhiên. Đây là mối quan hệ hai chiều, sự đa dạng về sinh vật

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023