Khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái Sóc Trăng theo hướng bền vững - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Trang

Bảng 2.1. Đơn vị hành chính Sóc Trăng tính đến 31/12/2009 30

Bảng 2.2. Nhiệt độ và độ ẩm không khí trung bình năm 2009 31

Bảng 2.3. Mực nước trung bình sông Hậu (trạm Đại Ngãi) năm 2009 32

Bảng 2.4. Dấn số trung bình của Sóc Trăng phân theo dân tộc 42

Bảng 2.5. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo giá thực tế 50

Bảng 2.6. Bình quân thu nhập đầu người theo giá thực tế trên địa bàn tỉnh 51

Bảng 2.7. Bảng giá phòng khách sạn Ngọc Thu – Sóc Trăng 54

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Bảng 2.8. Thống kê du lịch Sóc Trăng 2001 – 2010 59

Bảng 2.9. Thực trạng về nguồn nhân lực trên địa bàn Sóc Trăng 60

Khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái Sóc Trăng theo hướng bền vững - 2

Bảng 2.10. Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư du lịch Sóc Trăng 62

Bảng 3.1. Tình hình du khách đến Sóc Trăng giai đoạn 2005 – 2010 66

Bảng 3.2. Dự báo khách du lịch đến Sóc Trăng giai đoan 2011 – 2015 67

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ


Trang

Hình 1.1. DLST được tạo thành bởi sự thống nhất và bổ sung giữa Du lịch học và Sinh thái học 19

Hình 1.2. DLST là sự kết tinh của khoa học, du lịch, văn hóa,kinh tế, xã hội và hệ sinh thái môi trường học 19

Hình 1.3. Tương quan giữa DLST, du lịch văn hóa, du lịch lịch sử và các loại hình du lịch khác 20

Hình 1.4. Sơ đồ Wenn minh họa cho sự Phát triển bền vững 20

Hình 2.1. Bản đồ hành chính Sóc Trăng 29

Hình 2.2. Bản đồ một số điểm du lịch Sóc Trăng 48

Hình 2.3. Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế năm 1992 và 2009 49

Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện doanh thu du lịch Sóc Trăng 52

Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện tình hình du khách đến Sóc Trăng 53

Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện tình hình khách quốc tế đến Sóc Trăng 53

Hình 3.1. Bản đồ một số tuyến, điểm du lịch Sóc Trăng 73

Hình 3.2. Mô hình vai trò các thành tố trong phát triển DLST ĐBSCL 83

Hình 3.3. Sơ đồ nguyên tắc hệ thống thoát nước tổng thể KDL Cần Giờ 86

Hình 3.4. Mô hình bể tự hoại 3 ngăn 87

Hình 3.5. Sơ đồ xử lý nước thải các Resorts, nhà nghỉ biệt thự 87

Hình 3.6. Sơ đồ công nghệ trạm xử lý nước thải tập trung cho khu đô thị - du lịch biển Cần Giờ 88

Hình 3.7. Sơ đồ Wenn về liên kết 4 nhà trong phát triển DLST gắn với bảo vệ

môi trường 89


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, kinh tế phát triển không ngừng trong đó ngành du lịch cũng phát triển vượt bậc với nhiều loại hình khác nhau. Tại Việt Nam, du lịch đang được Đảng và Nhà nước quan tâm một cách sâu sắc trong bối cảnh nền kinh tế nước nhà trên đà phát triển. Du lịch không đơn thuần là tạo ra nguồn thu cho nền kinh tế mà nó còn góp phần vào giao lưu văn hóa trên thế giới, đưa bạn bè quốc tế đến với nước ta, tạo ra một mối quan hệ về kinh tế, văn hóa và chính trị.

Trong bối cảnh phát triển đó, du lịch Sóc Trăng cũng đang chuyển dịch và đã có những bước khởi sắc. Với đặc điểm nằm ở vùng sông nước Cửu Long đã tạo cho Sóc Trăng có nhiều dạng cảnh quan sinh thái cùng với sự hội nhập của ba nền văn hóa là Kinh – Hoa – Khmer rất đặc sắc giúp cho tỉnh có thể khai thác phát triển nhiều loại hình du lịch trong đó nổi bậc nhất là phát triển Du lịch sinh thái (DLST). Tuy nhiên, hoạt động du lịch của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng mà thiên nhiên và con người đã ban tặng cho Sóc Trăng, chưa khai thác hết tiềm năng, chưa có quy hoạch cụ thể phát triển các vùng DLST, môi trường tự nhiên ở một số nơi bị suy giảm, các loại hình dịch vụ phục vụ du lịch chưa đáp ứng tốt nhu cầu của du khác... Đó là những vấn đề bức xúc đặt ra cho ngành du lịch của Sóc Trăng. Vậy tài nguyên DLST chúng ta sẽ khái thác ở những khía cạnh nào? Hiện trạng phát triển du lịch Sóc Trăng như thế nào? Những định hướng gì cho phát triển du lịch Sóc Trăng? Có hay không xây dựng định hướng phát triển DLST theo hướng bền vững? Với đề tài “Khai thác tiềm năng phát triển Du lịch sinh thái Sóc Trăng theo hướng bền vững” sẽ giải đáp những câu hỏi trên.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

2.1. Mục đích

Nghiên cứu tiềm năng về DLST, hiện trạng phát triển của Sóc Trăng. Đồng thời thông qua việc nghiên cứu, đưa ra những định hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững.



Và đây cũng là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho ngành du lịch của Sóc Trăng nhằm xây dựng chiến lược phát triển du lịch ổn định, lâu dài, nâng cao chất lượng du lịch, đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao mức sống và bảo vệ môi trường.

2.2. Nhiệm vụ.

Trong quá trình thực hiện luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Thu thập và hệ thống các thông tin về DLST Sóc Trăng.

- Khảo sát, đánh giá tài nguyên DLST và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng trên quan điểm của phát triển bền vững (PTBV)

- Đưa ra những giải pháp phát triển DLST theo hướng bền vững.

3. Giới hạn nghiên cứu.

3.1. Về nội dung:

- Phân tích tiềm năng DLST của tỉnh.

- Phân tích thực trạng khai thác DLST của tỉnh.

- Xây dựng phương hướng phát triển DLST theo hướng bền vững.

3.2. Về không gian:

Lãnh thổ tỉnh Sóc Trăng bao gồm các huyện, TP. trực thuộc tỉnh.

3.3. Về thời gian:

Nghiên cứu thực tế hiện trạng khái thác tiềm năng du lịch từ năm 2010

4. Lịch sử nghiên cứu.

4.1. Trên thế giới

Du lịch xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài người, buổi đầu thường đi kèm với nhiều hoạt động như: truyền giáo, buôn bán hoặc thám hiển các vùng đất mới. Việc cung ứng các dịch vụ cho du khách để thu lợi nhuận có lẽ là hình thức cổ xưa nhất cho hoạt động du lịch, với mục tiêu hàng đầu là thương mại hóa tối đa các sản phẩm du lịch (SPDL) và không chú ý đến những tác động của du lịch gây ra đối với môi trường.

Ngày nay du lịch là một nhu cầu thiết yếu của con người, hàng năm số lượt khách du lịch ra nước ngoài liên tục tăng. Du lịch đem lại một nguồn ngoại tệ rất lớn cho nhiều quốc gia, có những quốc gia nguồn thu chính là từ du lịch. Lợi nhuận không lồ thu được đã khiến tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường bị ô



nhiễm, và nền kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ tác động một cách tiêu cực.

Đầu thập kỉ 80 đã xuất hiện thuật ngữ các loại hình du lịch thay thế (Alternative Tourism), để chỉ một tập hợp các loại hình du lịch có tính đến yếu tố môi trường, bao gồm du lịch xanh, du lịch mềm, du lịch có trách nhiệm…

Năm 1992 Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất đã diễn ra Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên Hiệp Quốc, 182 Chính phủ đã thông qua Chương trình nghị sự 21 nhằm đảm bảo một tương lai bền vững cho nhân loại bước vào thế kỉ 21. Chương trình nghị sự đã nêu lên các vấn đề liên quan đến môi trường và phát triển, đề ra chiến lược hướng đến các hoạt động mang tính bền vững hơn.

Về Du lịch bền vững (DLBV), từ những năm 1990, nhiều nghiên cứu về phát triển DLBV đã được tiến hành. Một số loại hình du lịch ra đời, nhấn mạnh khía cạnh môi trường như DLST, du lịch gắn liền với thiên nhiên, du lịch thay thế hay du lịch khám phá nhằm tuyên truyền, nâng cao ý thức của cộng đồng về hoạt động du lịch có trách nhiệm, đảo bảo sự bền vững trong phát triển du lịch.

Năm 1996, chương trình Nghị sự 21 về du lịch “hướng tới PTBV về môi trườngđã được Hội đồng lữ hành du lịch thế giới, tổ chức du lịch thế giới và Hội đồng Trái Đất xây dựng, nhằm phối hợp với các quốc gia xây dựng chiến lược du lịch và nêu bật những lợi ích to lớn của việc phát triển DLBV.

4.2. Ở Việt Nam

Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, các nghiên cứu về du lịch ở nước ta cũng ngày một nhiều hơn. Các công trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, ở những quy mô và phạm vi khác nhau. Nhưng tất cả đều phục vụ cho du lịch và cũng thấy sự quan tâm sâu sắc đến môi trường, đến khía cạnh PTBV.

Năm 1997, Tổng cục du lịch Việt Nam kết hợp với quỹ Hanns Seide (CHLB Đức) đã tổ chức hội thảo về Phát triển DLBV ở Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế, sau đó các hội thảo về phát triển DLST và PTBV ở Việt Nam tại Hà Nội năm 1998, hội thảo về nâng cao nhận thức và năng lực phát triển DLBV trong thời đại toàn cầu hóa tại Hà Nội năm 2006 đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp từ các nhà khoa học trong và ngoài nước.



Tại Sóc Trăng công tác nghiên cứu phát triển du lịch đang ở giai đoạn khởi động, với nhiều dự án đầu tư phát triển các vùng sinh thái du lịch. Tuy vậy, Sóc Trăng chưa có nghiên cứu nào cho phát triển DLST bền vững. Vì vậy, luận văn có thể sẽ đóng góp một phần nào đó cho phát triển DLST bền vững của Sóc Trăng.

5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu:

5.1. Quan điểm nghiên cứu:

5.1.1. Quan điểm hệ thống

Hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống bao gồm các thành phần tự nhiên, kinh tế, xã hội, có mối quan hệ mật thiết với nhau và cùng chịu sự chi phối của nhiều quy luật. Quan điểm hệ thống giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng thế, khái quát toàn bộ hệ thống du lịch trong khi vẫn bao quát được hoạt động của mỗi phân hệ trong hệ thống đó. DLST Sóc Trăng cần được nghiên cứu trong mối quan hệ qua lại giữa kinh tế - xã hội – môi trường sinh thái không chỉ riêng ở Sóc Trăng mà của cả nước. Quan điểm này được áp dụng trong toàn bộ quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.

5.1.2. Quan điểm lãnh thổ

Lãnh thổ du lịch được tổ chức như là một hệ thống các liên kết không gian của các đối tượng du lịch trên cơ sở các nguyền tài nguyên về DLST và các loại hình dịch vụ phụ trợ cho du lịch. Việc nghiên cứu DLST hướng đến PTBV ở Sóc Trăng không thể tách khỏi xu hướng phát triển của Việt Nam. Quá trình phát triển DLST của Sóc Trăng là một phần nằm trong phát triển DLST của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và cả nước.

5.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh

Mọi sự vật, hiện tượng đều có quá trình phát sinh, vận động và biến đổi. Quá trình này có thể bắt đầu từ trong quá khứ, hiện tại vẫn tiếp diễn kéo dài đến tương lai. Đứng trên quan điểm lịch sử, phân tích nguồn gốc phát sinh, đánh giá đúng đắn hiện tại sẽ là cơ sở để đưa ra các dự báo xác thực về xu hướng phát triển trong thời gian sắp tới. Quan điểm này được vận dụng trong khi phân tích các giai đoạn chủ yếu của quá trình phát triển hệ thống du lịch và dự báo xu hướng phát triển của hệ thống lãnh thổ.



5.1.4. Quan điểm sinh thái

Phát triển du lịch phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Quan điểm sinh thái cho thấy sự cần thiết phải bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái (HST), đánh giá tác động của du lịch đến môi trường và khả năng chịu đựng của môi trường trước sự phát triển của kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.

5.1.5. Quan điểm PTBV

Mục tiêu của PTBV là bảo vệ tài nguyên và môi trường, tăng cường bảo tồn và chia sẽ lợi ích cho cộng đồng, đảm bảo sự phát triển kinh tế một cách bền vững. Kết hợp hài hòa giữa nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ sản xuất và tiêu dùng trong du lịch nhằm đạt đến sự cân bằng giữa các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường. Luận văn quán triệt quan điểm này trong suốt quá trình đánh giá tiềm năng, hiện trạng và định hướng PTBV trong DLST của Sóc Trăng.

5.2. Các phương pháp nghiên cứu:

5.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu

Thu thập những tài liệu có liên quan ở các nguồn tin cậy, sắp xếp và xử lí tài liệu một cách khoa học, hệ thống, phân tích từng nội dung đưa ra những kết luận đầy đủ và đúng khoa học.

5.2.2. Phương pháp thống kê toán học

Sau khi thu thập thông tin, số liệu, tiến hành thống kế, sắp xếp chúng lại cho phù hợp với cấu trúc của đề tài, trình tự thời gian và lập ra các bảng biểu về quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như của ngành du lịch.

5.2.3. Phương pháp phân tích, so sánh

Thông tin, số liệu sau khi thu nhập sẽ được so sánh, phân tích cho phù hợp với nội dung của từng phần. Quá trình này sẽ có cái nhìn bao quát về DLST của Sóc Trăng. Qua phân tích, các thông tin được tóm lượt lại với độ tin cậy cao và mang lại hiệu quả cao nhất.

5.2.4. Phương pháp khảo sát thực địa.

Đây là phương pháp không thể thiếu nhằm tích lũy tài liệu thực tế về sự hình thành, phát triển và đặc điểm của tổ chức lãnh thổ du lịch. Trong quá trình thực hiện



đề tài, phương pháp này rất được coi trọng vì nó phản ánh thực tiễn khách quá của đề tài.

5.2.5. Phương pháp bản đồ, biểu đồ

Đây là phương pháp đặc trưng của khoa học địa lý, sử dụng các bản đồ, biểu đồ làm tăng tính trực quan của đề tài, không chỉ cho biết được đặc điểm, phân bố, mạng lưới mà còn thể hiện một số kết quả của công trình nghiên cứu.

5.2.5. Phương pháp dự báo

Du lịch cũng như các ngành kinh tế khác, muốn phát triển du lịch thành công thì chúng ta phải biết dự báo xu hướng phát triển của du lịch để có chính sách điều chỉnh cho phù hợp và đúng đắn. Đề tài sử dụng phương pháp dự báo xu thế phát triển và dự báo tăng trưởng trên cơ sở tính toán từ các nguồn số liệu đã thu thập được.

6. Cấu trúc luận văn

Tên đề tài luận văn:

Khai thác tiềm năng phát triển Du lịch sinh thái Sóc Trăng theo hướng bền vững

- Mở đầu

- Nội dung:

Đề tài gồm ba chương:

Chương I: Cơ sở lí luận về DLST và phát triển DLST bền vững. Chương II: Tiềm năng và hiện trạng phát triển DLST tỉnh Sóc Trăng

Chương III: Định hướng phát triển DLST Sóc Trăng theo hướng bền vững.

- Kết luận

- Kiến nghị

- Tài liệu tham khảo

- Phụ lục 1

- Phụ lục 2

- Phu lục 3

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023