Giải Pháp Về Cơ Chế Chính Sách Và Quản Lí Trên Địa Bàn Tỉnh.



3.4.3. Giải pháp cho nguồn nhân lực du lịch.

Thực tiễn phát triển đã chỉ ra rằng con người luôn là yếu tố quyết định mọi sự phát triển, vì vậy phải có những giải pháp đồng bộ để sử dụng có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được thực hiện thông qua cá chương trình lớn:

Đào tạo nhân lực bao gồm đào tạo mới và đào tạo bổ sung cho nguồn nhân lực hiện có, cần coi trọng việc đào tạo những người lao động trực tiếp cũng như đội ngũ cán bộ quản lý, các nhà doanh nghiệp. Thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục, nâng cao nhận thức về du lịch cho nhân dân và du lịch hỗ trợ giáo dục cộng đồng cho người dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch.

Hiện Sóc Trăng có các cơ sở giáo dục từ trung cấp đến cao đẳng, riêng loại hình đại học đang liên kết với một số trường đại học trong cả nước. Hiện nay tỉnh cũng đang đào tạo liên kết sau đại học với một số ngành xã hội đang cần. Các trường cần xây dựng chương trình đào tạo ngành du lịch gồm: quản lý du lịch, quản lý khách sạn, nhà hàng, quản trị du lịch, hướng dẫn viên du lịch… Hiện nay cả khu

vực ĐBSCL có hơn 30 trường cao đẳng, đại học và dự kiến đến 2020 có khoảng 70 trường đại học, cao đẳng[16]

Công tác cần làm hiện nay là điều tra, phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn thể cán bộ nhân viên và lao động hiện đang làm việc trong ngành du lịch của tỉnh để từ đó đưa ra kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp bậc, trình độ chuyên ngành. Thực hiện chương trình đào tạo bổ sung cho lao động trong ngành du lịch Sóc Trăng ở các trình độ khác nhau, chuyên ngành khác nhau. Các lớm đào tạo ngắn hạn theo chương tình và tỉnh. Có chính sách khuyến khích cán bộ trẻ đi đào tạo ở trình độ đại học và trên đại học về nghiệp vụ du lịch.

Đây sẽ là lực lượng cán bộ quản lý nồng cốt góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới theo hướng cộng nghiệp hóa hiện đại hóa ngành du lịch của tỉnh. Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác, khảo sát và tham gia hôi thảo khoa học ở các nước có ngành du lịch phát triển, nhất là các trong khu vực.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.


3.4.4. Giải pháp về cơ chế chính sách và quản lí trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, hệ thống các văn bản liên quan đến quản lý, khai thác tài nguyên du lịch nói riêng và hoạt động quản lý du lịch nói chung của Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương và bản thân ngành du lịch tương đối nhiều nhưng chưa tạo ra được một hệ thống chính sách đồng bộ gắn kết với nhau trong một thể thống nhất.

Sau khi luật Du lịch ra đời cho thấy vai trò của nó trong việc hình thành khuôn khổ pháp lý ban đầu cho hoạt động du lịch và góp phần tạo ra sự khởi sắc của ngành trong những năm gần đây, nhưng một số luật có liên quan còn thiếu những quy định cụ thể đối vỡi lĩnh vực du lịch dẫn đến những vướng mắc, khó khăn cho việc triển khai thực hiện luật Du lịch.

Để dự luật này đi vào cuộc sống người dân, chính quyền địa phương cần phải tiến hành tổng kết đánh giá việc thi hành luật Du lịch từ thực tiễn quản lý và hoạt động ở địa bàn kể từ đó có những quyết sách, quy định chi tiết, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương và tạo thành hành lang pháp lý thuận lợi để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng.

Sóc Trăng đã có nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch làm cơ sở cho việc xây dựng các cơ chế chính sách để phát huy sức mạnh tổng hợp và giải quyết mối quan hệ liên ngành, liên vùng như chính sách ưu tiên và khuyến khích đầu tư cho du lịch phát triển thông qua những ưu đãi (về đất đai, thuế, tín dụng, hỗ trợ đào tạo…) nhằm khuyến khích thu hút đầu tư phát triển du lịch nhất là các dự án ưu tiên đầu tư tại các khu trọng điểm phát triển du lịch; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng các khu vui chơi giải trí thuộc quy hoạch trên địa bàn tỉnh.

Sở VH – TT – DL thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với đối với các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực VH – TT – DL trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở các văn bản pháp luật, những quy định của UBND tỉnh, Bộ VH – TT – DL và của các ngành có liên quan. Sở cần phải soạn thảo chi tiết văn bản hướng dẫn về tiêu chuẩn, trách nhiệm, thực hiện… đối với từng đối tượng quản lý, từng loại hình hoạt động kinh doanh, làm cơ sở để sở VH – TT – DL tiến hành thực hiện chức năng quản lý Nhà nước cho nhiệm vụ của mình.



Kiện toàn tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý du lịch, quản lý tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh tương ứng với chức năng nhiệm vụ của mọt ngành kinh tế quan trọng. Nghiên cứu thành lập bộn phận quản lý du lịch tại các huyện trọng điểm phát triển du lịch nhằm nâng cao năng lực quản lý về du lịch. Thành lập các ban quản lý KDL để triển khai công tác xúc tiến du lịch một cách có hiệu quả.

3.4.5. Đa dạng hóa SPDL.

Phát triển đa dạng hóa SPDL có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển của du lịch, chúng ta cần phải tạo ra các SPDL mới, độc đáo, mang bản chất của vùng du lịch đó… có vậy mới thu hút khách du lịch đến với địa phương, tạo nguồn thu từ du lịch.

Thực hiện đa dạng hóa SPDL cần chú ý thực hiện tốt hai nội dung cơ bản: Thứ nhất là cải tạo và nâng cấp các SPDL cũ không phù hợp với tình hình thực tế, thứ hai là tạo ra những SPDL mới phu hợp với nhu cầu của du khách hiện tại. SPDL hiện có của Sóc Trăng là các lễ hội, các tuyến, điểm du lịch .

Bên cạnh đó Sóc Trăng cần xây dựng cho mình thêm nhiều SPDL mang sắc thái riêng cho mình. Đẩy mạnh, kêu gọi đầu tư vào dự án KDL ở Nông trường 30/4 huyện Cù Lao Dung trên cơ sở kêu gọi đầu tư tỉnh cần phải hổ trợ cho nhà đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như những vấn đề về giải phóng mặt bằng và các dịch vụ hỗ trợ khác. Trung tâm xúc tiến du lịch kết hợp với phòng du lịch khảo sát trên địa bàn tỉnh để đánh giá tổng thể tài nguyên du lịch để xây dựng thêm tuyến, điểm du lịch mới.

Là địa phương có tiềm năng tài nguyên du lịch khá phong phú, cả về tài nguyên du lịch tự nhiên lẫn tài nguyên du lịch nhân văn. Căn cứ vào tiềm năng tài nguyên du lịch và các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật trên địa bàn lãnh thổ, những loại hình du lịch chủ yếu cuả Sóc Trăng có thể tổ chức được bao gồm:

- Du lịch nghỉ dưỡng biển (du lịch tham quan kết hợp nghỉ dưỡng ở các vùng biển có phong cảnh đẹp, khí hậu ôn hòa, mát mẻ...)

- Du lịch, tham quản, nghiên cứu (du lịch tham quan kết hợp với tìm hiểu thực tiễn và nghiên cứu một số vấn đề đặc trưng của HST rừng ngập nước, địa danh du lịch).



- DLST (du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng thể thao, mạo hiểm).

- Du lịch thể thao, mạo hiểm (du lịch gắn với các sự kiện thể thao và các hoạt động thể thao, mạo hiểm).

- Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo (tổ chức hội nghị, hội thảo kết hợp tham quan du lịch...). Đây là loại hình mới phát triển những cần được đầu tư bởi khách tham dự thường có địa vị xã hội nhất định và khả năng chi tra tương đối cao, mặt khác hội nghị hội thảo là những dịp rất tốt để tuyên truyền cho du lịch của tỉnh.

- Du lịch văn hóa (Du lịch gắn với việc tìm hiểu các giá trị văn hóa hoặc trực tiếp tham gia vào các hoạt động văn hóa).

Để giải quyết vấn đề trên cần phải thực hiện các biện pháp sau:

- Chú trọng đầu tư, khắc phục những hạn chế về tài nguyên để mở rộng quy mô và nâng cao tính hấp dẫn của các loại hình du lịch chủ yếu hiện có của tỉnh, cụ thể:

Có biện pháp bảo vệ, làm phong phú hơn HST các rừng nguyên sinh, rừng cảnh quan, rừng phòng hộ, biến những điểm này thành những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của tỉnh.

Đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Song Phụng, Mỏ Ó, Hồ Bể...nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng to lớn và đặc thù của địa phương.

Tôn tạo, nâng cấp các điểm tham quan, khu vui chơi, giải trí hiện có trên địa bàn tỉnh ở trung tâm thành phố Sóc Trăng và đầu tư xây dựng mới một số điểm vui chơi giải trí lớn của tỉnh, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của khách du lịch cũng như người dân địa phương.

Tiếp tục đầu tư bảo vệ tôn tạo và nâng cấp các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh để phát triển hơn nữa loại hình du lịch tham quan nghiên cứu.

Đầu tư quy hoạch một số làng nghề vừa là nơi tham quan nghiên cứu, vừa



là nơi cung cấp các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm cho du khách, cho nhu cầu địa phương, trong nước và quốc tế.

- Hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong vùng, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau...để nối Tour, tuyến du lịch khai thác có hiệu quả tiềm năng tài nguyên du lịch rất phong phú ở khu vực ĐBSCL nhằm phát triển và đa dạng các loại hình du lịch chủ yếu sao:

Du lịch nghỉ dưỡng (Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng).

Du lịch hội chợ, hội nghị, hội thảo ( TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ).

Du lịch sinh thái miệt vườn (Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng)

Trong phát triển SPDL cần chú ý đến vai trò của các bên có liên quan nhằm tạo ra một SPDL đa dạng, Sóc Trăng cũng như các tỉnh khác của ĐBSCL cần xem xét lại SPDL của mình để có đề án phát triển SPDL một cách hợp lý. Khai thác SPDL đảm bảo đúng khoa học, hiệu quả tiềm năng, tài nguyên trên địa bàn, có chất lượng cao, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ của khách du lịch. Sản phẩm mới tránh sự trùng lập giữa các địa phương với nhau, đem lại lợi ích cho địa phương, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng dân cư. SPDL là sự kết hợp của ba thành phần cơ bản là: Chính quyền địa phương, Công đồng dân cư và doanh nghiệp du lịch được mô tả ở hình 3.2.

Hình 3.2. Mô hình vai trò các thành tố trong phát triển SPDL ĐBSCL.

(Trích trong bài viết của Phạm Phước Như, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL)

CHÍNH QUYỀN

ĐỊA PHƯƠNG

DOANH NGHIỆP

CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

Vai trò chỉ đạo

Đầu tư khai thác tiềm năng du lịch

Vai trò chỉ đạo

Điều phối – giám sát

Vai trò nồng cốt Cung ứng tài nguyên (tụ nhiên và nhân văn)

SẢN PHẨM

DU LỊCH

Lợi nhuận doanh nghiệp du lịch

Phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Nâng cao đời sống vật chất - tinh thần



3.4.6. Mở rộng và phát triển thị trường.

Thị trường là nơi mà ta có thể biết được những thông tin cơ bản về du lịch của một địa phương nào đó và thông qua thị trường mà du khách biết đến du lịch của địa phương. Để phát triển du lịch, chúng ta cần xây dựng, mở rộng và phát triển thị trường du lịch, thị trường trong nước và ngoài nước.

Để mở mộng và phát triển thị trường trong nước cũng như ngoài nước chúng ta cần phải đầu tư theo chiều sâu, đa dạng hóa các loại hình du lịch, tạo ra và nâng cao nhiều SPDL. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, liên kết, quảng bá, tiếp thị….tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp việc mở rộng thị trường du lịch địa phương.

Trung tâm xúc tiến du lịch Sóc Trăng kết hợp với đài phát thanh truyền hình Sóc Trăng tuyền truyền quảng bá du lịch trên hệ thống phát thanh và phát hình của tỉnh. Tham gia quảng bá, tiếp thị SPDL thông qua kênh truyền hình quốc gia, giới thiệu đến người dân cả nước về tài nguyên, văn hóa, truyền thống, ẫm thực, lễ hội… của Sóc Trăng nhằm thu hút du khách đến với Sóc Trăng.

Tham gia các hoạt động du lịch trên cả nước, festival du lịch hàng năm, giao lưu văn hóa của các nước khu vực Đông Nam Á và thế giới, giới thiệu SPDL của tỉnh.

Xây dựng cổng thông tin điện tử về du lịch, tiềm năng, SPDL của tỉnh đến với công chúng trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, Cần chú trọng phát triển thị trường trong nước vì đây là một thị trường rộng lớn, đòi hỏi phải có chính sách và biện pháp thích hợp để khai thác tốt hơn thị trường này. Cần phải chú ý đến vài trò của các thành phần kinh tế khác trong phát triển thị trường. Đa dạng hóa các loại hình du lịch, sản phẩm và dịch vụ du lịch để đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

3.4.7. Giải pháp phát triển DLST với bảo vệ môi trường.

Để đạt đến bền vững trong DLST thì vấn đề môi trường vì đây có thể coi là nhân tố chủ yếu quyết định đến sự bền vững.

Trong phát triển DLST, tất yếu chúng ta phải khai thác các tài nguyên để phục vụ cho phát triển du lịch, ít hay nhiều chúng ta cũng phải tác động đến môi trường. Cần phải có kế hoạch, biên pháp hạn chế đến mức thấp nhất tác động đến



môi trường trong phát triển các KDL theo hướng DLST, phải biết bảo vệ, tác động tích cực đến HST xung quanh có như vậy chúng ta mới đạt đến giá trị bền vững trong du lịch.

Cơ quan chủ quản cũng như khách du lịch cần tuân thủ những quy định của pháp luật về quy định và quản lý tài nguyên môi trường trên cơ sở những triển khai luật Môi trường, luật Du Lịch. Cần phải có những chính sách ưu đãi trong việc huy động vốn đầu tư bảo vệ môi trường du lịch và nâng cao chất lượng các khu, điểm du lịch. Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá và phân loại tài nguyên du lịch, tiêu chuẩn môi trường du lịch, trên cơ sở đó, thực hiện rà soát đánh giá, kiểm kê và phân hạng tài nguyên du lịch về tiềm năng, giá trị và yêu cầu đối với việc bảo tồn phát triển tài nguyên phục vụ du lịch.

Thường xuyên theo dõi, giám sát việc thực thi các cam kết về môi trường của các khu, điểm du lịch nhằm kịp thời phát hiện những sai phạm để có biện pháp khắc phục để hạn chế tác động đến môi sinh.

Trong tất các bản thiết kế, dự án du lịch phải chú trọng đến môi trường cảnh quan xung quanh. Cần sớm nghiên cứu, xây dựng và ban hành tiêu chuẩn về môi trường cho thiết kế KDL sao cho phù hợp với môi trường và cảnh quan xung quanh. Cần xây dựng khu xử lý chất thải tại các KDL, khách sạn, nhà hàng… khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng những công nghệ mới trong xử lý chất thải. Chính quyền địa phương cần phải có những biện pháp xử phạt mạnh tay đối với những trường hợp gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng xấu đến môi trường. Xây dựng các nhà vệ sinh đi động tại các điểm, KDL… Đối với điểm du lịch, KDL… cần xây dựng nhiều khu vui chơi, giải trí, bãi đỗ xe, khu chứa chất thải, xây dựng nhà vệ sinh công cộng.

Cần xây dựng quy trình xử lý chất thải ra môi trường tại các KDL trọng điểm, có thể tham khảo các mô hình xử lý chất thải của các KDL khác ở ngoài tỉnh như TP. Cần Thơ, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh, TP.Vũng Tàu… trên cơ sở đó áp dụng cho địa phương. Trong dự án phát triển DLST rừng ngập mặn Cần Giờ hướng đến phát triển môi trường bền vững đã xây dựng một số giải pháp để phát triển và bảo vệ môi trường. Chúng ta có thể áp dụng cho các KDL như: cồn nổi số 3, Nông



trường 30/4 và DLST Hồ Bể. Do hai KDL là Nông trường 30/4 và Hồ Bể nằm ven biển nên vấn đề xử lý nước ngọt, nước sạch là rất quan trong, chúng ta có thể áp dụng một số mô hình cho các KDL trên.

Trước tiên cần xây dựng mô hình xử lý nước thải chung cho KDL:

Hình 3.3. Sơ đồ nguyên tắc hệ thống thoát nước tổng thể của khu đô thị – du lịch Cần Giờ.(Tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ, Tập 9, Môi trường và Tài nguyên – 2006)

Cần xây dựng các công trình xử lý nước thải cục bộ nước thải sinh 1


- Cần xây dựng các công trình xử lý nước thải cục bộ nước thải sinh hoạt, đối với nước thải sinh hoạt từ các ngôi công trình, biện pháp thích hợp nhất là xử lý cục bộ bằng các bể tự hoại 3 ngăn với các mẫu mã và kích cỡ công trình khác nhau trước khi xả vào hệ thống thoát nước bẩn chung. Nguyên tắc hoạt động của bể này là lắng cặn và phân hủy kỵ khí cặn lắng. Hiệu quả xử lý theo chất lơ lửng đạt 65 – 70% và theo BOD5 là 60 –65%. Nước thải sau đó tiếp tục được dẫn vào hệ thống thu và vào hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hình 3.3 giới thiệu một kiểu bể tự hoại 3 ngăn thông dụng có thể được dùng để xử lý cục bộ nước thải từ ngôi công trình trong khu đô thị.

- Đối với các resorts hay nhà nghỉ biệt thự độc lập ven biển có thể áp dụng xử lý nước thải theo mô hình bể tự hoại hợp khối với xử lý sinh học hiếu khí theo sơ đồ ở Hình 3.4. Công nghệ xử lý cục bộ tại đây được thiết kế hoàn chỉnh, hiệu quả xử lý cao kết hợp với tạo cảnh quan, thân thiện môi trường với chú trọng thẩm mỹ công trình thích hợp đối với ngành du lịch. Nước thải sau xử lý được tận dụng vào việc tưới tiêu cho cây trồng xung quanh khu vực hoặc xả thẳng ra xa biển tận dụng

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí