Hiệu Quả Kinh Tế - Xã Hội Của Các Dự Án Dlst.‌



Xây dựng cồn nổi số 3 xã Song Phụng thành khu DLST phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của nhân dân trong tỉnh, trong vùng và thu hút khách trong nước và quốc tế.

- Mục đích của dự án:

Tận dụng lợi thế tài nguyên thiên nhiên ưu đãi tạo công ăn, việc làm, tăng thu nhập cho nền kinh tế, phát triển ngành du lịch.

- Yêu cầu: Đầu tư tập trung, không dàn trải.

Ưu tiên đầu tư cho kết cấu hạ tầng, hệ thống xử lý môi trường, đào tạo nguồn nhân lực và tôn tạo cảnh quan.

Đảm bảo các quy chuẩn về kiến trúc, xây dựng, không phá vỡ cảnh quan, môi trường.

Có những dự án riêng về tôn tạo và phát triển các HST điển hình.

- Nội dung đầu tư: Chủ yếu vào các hạng mục công trình sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Đường dẫn cầu tàu.

Hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại.

Khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái Sóc Trăng theo hướng bền vững - 14

Hệ thống công viên, vườn sinh học.

Các khu bảo tồn gen động vật, thực vật.

Các công trình thể thao, thể thao cảm giác mạnh.

Các công trình vui chơi giải trí.

Hệ thống nhà nghỉ.

Các loại nhà hàng.

Khu chăm sóc sức khỏe.

- Giải pháp đầu tư:

Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng.

Doanh nhân đầu tư các công trình du lịch.

- Hiệu quả của dự án:

Nhằm chuyển hóa một số vùng đất cù lao bần tạp, ngập nước thành khu DLST hiện đại, với hệ thống hạ tầng cơ sở đáp ứng các yêu cầu tối ưu để phục vụ nhau cầu vui chơi, giải trí, sinh hoạt của du khách, nhưng vẫn giữa nét đặc thù của vùng văn hóa sông nước ĐBSCL.



Tăng nguồn thu cho ngân sách.

Khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của địa phương, nhằm quản lý và bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên, góp phần hoàn thiện hạ tầng.

Giải quyết công ăn việc làm thường xuyên, ổn định cho người lao động trực tiếp của địa phương, các loại hình dịch vụ sẽ làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân (chi tiết xem phụ lục số 3)

3.5.4. Dự án Vùng DLST hạ lưu sông Hậu.

Vùng du lịch kéo dài từ cồn Phong Nẫm (Kế Sách) cho đến nông trường 30/4 (Cù Lao Dung) với các điểm sau: cồn Phong Nẫm, cù lao An Công, An Tấn (An Lạc Tây, Kế Sách), cồn Mỹ Phước (Kế Sách), xã An Thạn Nhất, An Thạnh Tây, khu du tích Rạch Già, di tích lịch sử đền thờ Bác Bồ (An Thạnh Đông), rừng bần xã An Thạnh Ba và An Thạnh Nam.

- Mục đích của dự án:

Khai thác lợi thế về vườn cây ăn trái trên cù lào sông Hậu thuộc hai huyện Kế Sách và Cù Lao Dung nhất là rừng ngập mặn xã An Thạnh Ba, An Thạnh Nam của huyện Cù Lao Dung.

- Yêu cầu:

Giải quyết việc làm cho một bộ phận dân cư trên vùng cù lao, giới thiệu và tổ chức tiêu thụ các loại trái cây đặc sản trồng trên đất cù lao. Khai thác lợi thế vườn cây ăn trái, rừng ngập mặn tạo ra nguồn thu cho địa phương.

- Nội dung đầu tư: Chủ yếu vào các hạng mục công trình sau:

Xác định các nhà vườn trong vùng quy hoạch du lịch.

Hỗ trợ nhà vườn để tạo ra sản phẩm theo chương trình.

Khoanh vùng làm bờ bao để nuôi trồng thủy sản phục vụ vui chơi của khách.

Đào kênh tạo đường tham quan trong rừng bần, vườn cây ăn trái.

Xây dựng hệ thống các nhà nghỉ, nhà hàng đặc trưng..

- Giải pháp đầu tư:

Vận động các nhà vườn tham gia chương trình du lịch.

Vận dụng chính sách giao rừng làm du lịch.



Nhà nước đầu tự hạ tầng.

Thương nhân đầu tư công trình du lịch.

- Hiệu quả kinh tế - xã hội:

Tạo một KDL miệt vườn – sông – biển hấp dẫn của khu vực Tây Nam Bộ.

Đa dạng hóa các loại hình du lịch và SPDL, tăng sức hấp dẫn và tính cạnh tranh của du lịch Cù Lao Dung, nâng cao hiệu quả kinh tế du lịch.

Tạo thêm công ăn việc làm tại chỗ cho người dân địa phương, tăng nguồn thu nhập cho ngân sách, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chương trình xóa đói giảm nghèo.

3.5.5. Dự án khu DLST Hồ Bể

TÓM TẮT DỰ ÁN

Địa điểm: xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

Quy mô dự án: 300 ha

Giai đoạn đầu tư: 2009

- Mục đích của dự án:

Xây dựng khu DLST tổng hợp ven biển thuộc xã Vĩnh Hải huyện Vĩnh Châu. Là một khu du lịch biển tầm cỡ của tỉnh. Đến khu du lịch khách được tham quan rừng, biển, làm muối, nuôi tôm, trồng màu, làm nghề thủ công…

- Yêu cầu:

Đảm bảo môi trường trong lành.

Dịch vụ hoàn hảo.

- Nội dung đầu tư: Chủ yếu vào các hạng mục công trình sau:

Tắm biển, thể thao trên bờ, trên biển…

Tham quan, dã ngoại trong rừng.

Tham quan làng nghề.

Các hoạt động vui chơi, giải trí hấp dẫn.

Khu nghỉ dưỡng.

Khu dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Nhà nghỉ dạng Bungalow

Nhà hang tươi sống đặc sản biển.



- Giải pháp đầu tư:

Nhà nước đầu tư hạ tầng.

Doanh nhân đầu tư các công trình du lịch.

- Hiệu quả kinh tế - xã hội:

Nhằm tạo ra một khu DLST miền biển kết hợp sông ngòi, rừng cây và không gian chủ yếu dựa vào chiều dài bờ biển. Tất cả các khu vực đều có mặt giáp biển, đây chính là yếu tố cảnh quan tiên nhiên rất quan trọng đối với toàn KDL và có hướng gió Nam rất tốt thích hợp cho việc vui chơi, giải trí cũng như nghỉ dưỡng sẽ tạo cho du khách một cảm giác thật sảng khoái.

Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước đồng thời mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư.

Khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của địa phương, nhằm quản lý và bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên, góp phần hoàn thiện hạ tầng.

Giải quyết công ăn việc làm thường xuyên, ổn định cho người lao động trực tiếp của địa phương, các loại hình dịch vụ sẽ làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.

Cũng với hệ thống hạ tầng cơ sở hiện đại đáp ứng các yêu cầu tối ưu để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, sinh hoạt của du khách, nhưng vẫn giữ nét đặc thù của vùng văn hóa sông nước ĐBSCL. (Chi tiết xem phụ lục số 3)

3.5.6. Dự án tuyến du lịch Kinh Ba – Côn Đảo.

Dự án tuyến du lịch Kinh Ba – Côn Đảo đã được quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh từ 2001 – 2010. Nhưng do một số lý do khách quan và chủ quan, dự án này mới được chính thức giới thiệu trong cuối năm 2006 đầu năm 2007, bước đầu đã có một số doanh nghiệp đến tìm hiểu và đề xuất một số ý kiến xoay quanh vấn đề kinh phí và lợi nhuận, thu hồi vốn. Tuyến du lịch Kinh Ba – Côn Đảo về cơ bản có những thuận lợi như:

Là tuyến du lịch từ đất liền ra biển gần nhất và thuận lợi nhất. Từ trung tâm tỉnh lỵ Sóc Trăng đến Kinh Ba chỉ có 29 km và từ Kinh Ba ra Côn Đảo chỉ có 85 km (trong khi từ Vũng Tàu phải mất gấp đôi).



Kinh Ba có cầu cảng và đang triển khai xây dựng cum công nghiệp Trần Đề tại đây. Lượng tàu thuyền đánh bắt các tỉnh thường xuyên về đây trú ngụ, lấy nhiên liệu, thực phẩm hoặc lên hang ở cảng.

Lượng khách có nhu cầu đi Côn Đảo khá nhiều, nhất là các cựu tù Côn Đảo, sinh viên, học sinh, các hội viên, đoàn viên các đoàn thể, các khách du lịch các tỉnh ĐBSCL và khách du lịch quốc tế.

Trên cơ sở nối tour với một số tỉnh bạn khai thác tuyến Kinh Ba – Côn Đảo, chắc chắn sẽ thu hút khách du lịch từ nhiều nguồn. Từ đó, khả năng hoàn vốn, có lợi nhuận sẽ nhanh hơn so với một số dự án khác.

Gần đây, dự án tàu cao tốc đường biển Kinh Ba – Côn Đảo đã có một doanh nghiệp ở TP. Cần Thơ đứng ra kêu gọi đóng góp cổ phần trong tổng số vốn ban đầu là 6,5 tỷ để khai thác, đưa tàu biển cao tốc chở 180 khách vào hoạt động tuyến Cần Thơ – Sóc Trăng – Côn Đảo. Ngoài ra, còn có cả tàu hang có thể phục vụ cho tuyến Cần Thơ – Sóc Trăng – Côn Đảo.

3.6. Hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án DLST.‌

3.6.1. Hiệu quả về kinh tế - xã hội.

Tạo yếu tố tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội: Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, phát triển kinh tế du lịch sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành có liên quan khác như: Thương mại, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tài chính, y tế, văn hóa, nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, lưu niệm... Như vậy phát triển du lịch sẽ giúp đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng dần tỷ tọng của các ngành dịch vụ.

Cung cấp việc làm cho nhân dân địa phương: Đầu tư vào lĩnh vực du lịch tạo nên cơ hội có việc làm cho một bộ phận lao động làm việc trong các khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, công trình dịch vụ, các doanh nghiệp du lịch... Để đáp ứng yêu cầu về chất lượng phục vụ cần chú ý đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, các kiến thức về quản trị kinh doanh, bảo vệ môi trường, cảnh quan... phát triển du lịch sẽ tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho đồng bào các dân tộc, giúp cho họ ổn định cuộc sống, xóa dần khoảng cách giữa các vùng, nâng cao kiến thức mọi mặt,



tạo điều kiện cho mọi người yên tâm lao động sản xuất và bảo vệ trật tự an toàn xã hội.

Tạo nguồn thu ngoại tệ cho tỉnh và tăng các khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước. Ngoài ra, du lịch là ngành thu ngoại tệ và tạo ra cho tỉnh một lượng ngoại tệ đáng kể.

Nâng cấp và xây dựng mới kết cấu hạ tầng: Tài nguyên du lịch thường phân bố ở các điểm xa các vùng dân cư, hạ tầng yếu kém, muốn khai thác tài nguyên du lịch thì đầu tư kết cấu hạ tầng phải đi trước một bước nhằm tạo điều kiện thuận lợi và thu hút các nhà đầu tư tiếp cận với những nơi có tài nguyên du lịch và đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật ngành. Các hạng mục công trình này không chỉ phục vụ cho du lịch mà còn phục vụ cho đời sống dân sinh, sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đồng thời góp phần bảo vệ trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng.

3.6.2. Về tài nguyên và môi trường.

Những dự án được đặc ra điều phải đảm bảo vấn đề khai thác hợp lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường theo hướng bền vững. Những giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường cũng như ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường bằng nhiều biện pháp xử lý khác nhau là nội dung thiết thực và có ý nghĩa to lớn và khả năng thực thi cao. Quản lý, bảo vệ môi trường, tôn tạo cảnh quan phục vụ du lịch: Tài nguyên và môi trường là những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của các điểm du lịch, một trong những định hướng đầu tư của ngành du lịch là đầu tư tôn tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường sinh thái, với sự đầu tư này công tác quản lý, bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên môi trường du lịch sẽ được nâng cao, đảm bảo sự PTBV của ngành du lịch, góp phần giữ gìn và cải thiện môi trường chung.


KẾT LUẬN


Là một tỉnh nghèo thuộc miền Tây sông nước Cửu Long với cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội còn hạn chế, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Ngành du lịch của tỉnh đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển với xuất phát thấp, cần được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ về mọi mặt để phát triển, vươn lên thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Khai thác phát triển du lịch trong tỉnh chưa sôi động, nhộn nhịp, chưa tương xứng với tiềm năng mà thiên nhiên và con người ban tặng.… Nên hầu như các tài nguyên du lịch của tỉnh hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Để có thể bảo vệ và phát huy các giá trị tài nguyên, hoạch định chính sách phát triển du lịch phù hợp với chiến lược phát triển du lịch cả nước và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh thì công tác quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch được xem là việc làm thường xuyên và có tính cấp bách.

Phát triển, quy hoạch phát triển DLST của tỉnh Sóc Trăng theo hướng bền vững đã dựa trên những nghiên cứu khoa học và thực tiễn đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về du lịch, làm căn cứ để triển khai các quy hoạch chi tiết, phục vụ đầu tư phát triển ngành một cách kịp thời.

Trong quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh không thể không thể tránh khỏi những khuyết điểm và những nội dung nghiên cứu chưa được sâu. Tuy nhiên, nhưng vấn đề này sẽ được đề cập và giải quyết trong quá trình nghiên cứu cụ thể từng dự án.


KIẾN NGHỊ


Trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, nghiên cứu những ưu khuyết điểm của du lịch Sóc Trăng trong đó nổi bậc là DLST tôi xin kiến nghị một số vấn đề cơ bản trong phát triển DLST của tỉnh Sóc Trăng như sau:

Kiến nghị Chí phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ một số nội dung:

- Chính phủ, bộ Giao thông vận tải đầu tư cải thiện hệ thống hạ tầng cho tỉnh Sóc Trăng, hoàn thành nhanh dự án nâng cấp mở rộng QL 60 đi Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang.

- Chính phủ, bộ VH – TT – DL và cơ quan ngang bộ đầu tư nâng cấp một số công trình di tích lịch sử Quốc gia đang bị xuống cấp, nâng cấp các làng nghề, lễ hội truyền thống đang dần bị mai một đi

- Chính phủ, bộ VH – TT – DL , bộ Tài Chính tạo nguồn vốn ngân sách cho Sóc Trăng quảng bá, xúc tiến và đầu tư phát triển một số khu DLST trọng điểm của tỉnh như: Hồ Bể, cồn nổi số 3 và khu DLST nông trường 30/4.

- Chính phủ, bộ VH – TT – DL, bộ Kế hoạch và Đầu tư có chương trình kết hợp thông qua các dự án trong và ngoài nước xây dựng hạ tầng du lịch, kết hợp với đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch.

Kiến nghị UBND, các sở ban ngành trong tỉnh Sóc Trăng:

- UBND tỉnh, sở Giao thông vận tải triễn khai quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng cho du lịch, nâng cấp một số bến phà qua cồn Mỹ Phước, cồn nổi số 3, nâng cấp các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ…

- UBND tỉnh, sở Giao thông vận tải, công an, thanh tra… cần có biện pháp thực hiện an toàn giao thông đường thủy lẫn đường bộ. Các phương tiện vận chuyển hành khách phải đảm bảo đăng kiểm, có bằng thuyền trưởng, có giấy phép kinh doanh vận tải… xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

- UBND tỉnh, sở VH – TT- DL, sở Giáo dục và Đào tạo, các trường trung cấp và cao đẳng trong tỉnh cần có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023