Bản Đồ Một Số Tuyến, Điểm Du Lịch Sóc Trăng



lạp xưởng, bánh cống Đại Tâm, chế biến tôm khô, dệt chiếu ở Vĩnh Châu, làng nghề đan đát ở Phú Tân...

Phần lớn các điểm du lịch kể trên đều đang ở dạng tiềm năng do cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật còn hết sức hạn chế. Vì vậy việc xác định đầu tư cho phát triển hệ thống điểm du lịch phải đi liền với việc phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật du lịch để tạo điều kiện thuận lợi cho khách tiếp cận điểm du lịch.

- Cụm, KDL.

Cụm du lịch là nơi tập trung nhiều điểm tham quan liên hoàn với nhau hoặc với các KDL trong một không gian lãnh thổ tạo điều kiện cho du khách tham quan, thưởng thức được nhiều SPDL. Đặc điểm của cụm du lịch là các điểm tham quan có thể bổ trợ cho nhau về SPDL, sử dụng chung một phần hoặc toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng.

Chính vì vậy, việc quy hoạch cụm du lịch có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cụm du lịch cần gắn với thị trường ưu tiên, từ đó định hướng phát triển các sản phẩm phù hợp để phát huy thế mạnh, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tể cao nhất của tiềm năng du lịch.

Trên cơ sở đó, để phát triển và khai thác tốt hơn những tiềm năng về DLST Sóc Trăng có thể quy hoạch một số cụm, KDL trọng điểm sau:

+ Cụm du lịch TP Sóc Trăng và vùng phụ cận

+ Khu DLST rừng tràm Mỹ Phước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

+ Khu DLST Song Phụng

+ Khu DLST Hồ Bể Vĩnh Châu

Khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái Sóc Trăng theo hướng bền vững - 11

+ Vùng DLST ha lưu sông Hậu

- Tuyến Du lịch.

Là lộ trình nối các điểm du lịch, KDL và được xác định với các tiêu chí mang ý nghĩa tương đối như:

- Nằm trong không gian thuận lợi và ưu tiên phát triển du lịch.

- Là mối liên hệ giữa các cụm du lịch, các trung tâm du lịch trên địa bàn với các điểm du lịch khác ở các vùng lân cận.

- Có sự phân bố tài nguyên và sự hấp dẫn cảnh quan toàn tuyến.



- Có điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và các khu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí khách sạn nhà hàng và các loại hình dịch vụ khác.

- Có điều kiện về vệ sinh môi trường, trật tự an toàn xã hội.

Các tiêu chí trên quyết định lộ trình của một tuyến du lịch với thời gian dài hay ngắn, chỉ tiêu của khách nhiều hay ít, đến một lần hay nhiều lần của du khách.

Từ việc xác định hướng phát triển không gian du lịch, điểm cụm và KDL ở trên có thể dự kiến các tuyến du lịch của tỉnh như sau:

- Tuyến du lịch nội tỉnh:

Tuyến du lịch nội tỉnh là những tuyến du lịch được bắt đầu từ các trung tâm du lịch trong tỉnh tới các điểm du lịch khác để tạo thành tour du lịch hoàn chỉnh hoặc có vai trò kết nối với các tuyến du lịch ngoại tỉnh trở thành tuyến du lịch hổ trợ.

Do đặc điểm địa hình, sự phân bố mạng lưới giao thông, vị trí các tài nguyên du lịch, hệ thống tuyến điểm du lịch nội tỉnh bao gồm các tuyến du lịch xuất phát từ thành phố đến các điểm, KDL của tỉnh.

Tuyến du lịch 1

TP. Sóc Trăng – chùa Sà Lôn – Khu căn cứ tỉnh ủy rừng tràm Mỹ Phước – vườn Cò Tân Long – Di tích lịch sử miếu Bà Chúa Xứ (Mỹ Đông – Mỹ Quới).

Tuyến du lịch 2

TP. Sóc Trăng – Bảo tàng Sóc Trăng – Khu văn hóa Hồ Nước Ngoạt – nhà trưng bài văn hóa Khmer – chùa Khleang – Chùa Đất Sét – KDL Song Phụng.

Tuyến du lịch 3

TP. Sóc Trăng – chùa Mahatup – KDL Hồ Bể - Mỏ Ó – Ngư Cảng Trần Đề - rừng bần xã An Thạnh Nam (Cù Lao Dung)

Tuyến du lịch 4

TP. Sóc Trăng đi chùa Dơi, chùa Đất Sét, nhà trưng bài văn hóa Khmer –làng nghề Phú Tân (Mỹ Tú) – cồn Mỹ Phước. (xem hình 2.2)

73


73

Hình 3.1. Bản đồ một số tuyến, điểm du lịch Sóc Trăng




- Tuyến du lịch liên tỉnh:

TP. Sóc Trăng - Đại Ngãi – Trà Vinh – Bến Tre – Tiền Giang – Long an – TP. Hồ Chí Minh. (theo đường QL 60)

TP. Sóc Trăng đi Vĩnh Châu – Bạc Liêu – Cà Mau.

TP. Sóc Trăng đi ngư cảng Trần Đề - Phú Quốc (Kiên Giang)

Vĩnh Châu – Long Phú – Kế Sách – Cần Thơ ( QL91C)

TP. Sóc Trăng – Hậu Giang – Kiên Giang (theo QL 42)

3.3.3. Phát triển thị trường du lịch.

Mục đích cơ bản của phát triển thi trường du lịch là để du khách biết đến du lịch của tỉnh thông các phương tiện khác nhau. Trong mở rộng thị trường cần chú ý đến thị trường trong nước và đặc biệt là thị trường ở các tỉnh ĐBSCL. Cần xây dựng chiến lược phát triển thị trường hợp lý vì thị trường trong nước là thị trường rộng lớn, cần phải có chính sách và biện pháp thích hợp để khai thác tốt hơn thị trường này.

Để mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước cần phải chú trọng đầu tư theo chiều sâu, đa dạng hóa các loại hình du lịch, đa dạng về SPDL, tạo ra và nâng cao chất lượng phục vụ và quản lý trong du lịch.

3.3.4. Phát triển SPDL.

Nằm ở hạ lưu của dòng sông Hậu, với nền văn hóa gắn liền với ba dân tộc đã đem đến cho Sóc Trăng sự phong phú về các tài nguyên trong du lịch. Có tài nguyên không chưa đủ mà cần phải tạo ra được SPDL để thu hút khách du lịch. Sóc Trăng có dãi cù lao chạy dài tận biển Đông rộng lớn với HST phong phú và đa dạng cùng với đó là những giá trị nhân văn với lễ hội, kiến trúc, truyền thống văn hóa các dân tộc… do đó Sóc Trăng cần tạo cho mình SPDL riêng nhằm mục đích thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên thực tế cho thấy Sóc Trăng đã phát triển một số khu DLST như Song Phụng, Hồ Bề, vườn cò Tân Long… chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao do chưa được đầu tư đúng mức cũng như SPDL chưa được đa dạng.

- Tạo SPDL DLST chuyên đề: Tùy theo điều kiện của từng vùng sẽ xây dựng những SPDL khác nhau trên cơ sở khai thác các giá trị du lịch. Xây dựng một



cách hợp lý có quy hoạch chi tiết cho từng KDL, phát triển mạnh các loại hình tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch kết hợp với tham gia cuộc sông cộng đồng, du lịch văn hóa, tham quan di tích, lễ hội…

- Đa dạng hóa SPDL: Đây là yêu tố có ý nghĩa quyết định đến phát triển du lịch. Trong giai đoạn hiện nay khi đề ra những chủ trương cũng như giải pháp cho phát triển du lịch điều hướng đến PTBV. Đối với Sóc Trăng vế đề xây dựng SPDL cũng như thương hiệu du lịch cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt các dịch vụ hỗ trợ như: giao thông, điểm vui chơi giải trí, nơi lưu trú… do đặc thù của mỗi điểm du lịch mà cần phát triển các loại SPDL khác nhau, bên canh đó cần phải tính toán thật chi tiết quá trình ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, xây dựng kết với bảo vệ, bảo tồn các giá trị tự nhiên cũng như nhân văn. Cần phải tham quan các mô hình của những tỉnh lân cận để tránh sự giống nhau giữa các KDL vì thế sẽ ảnh hưởng đến du khách, gây nhàm chán cho du lịch và lãng phí vốn đầu tư.

3.3.5. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ DLST

Trên cơ sở phát triển các loại hình trong DLST cần phải xây dựng cơ sở vật trên cơ sở quy hoạch chi tiết cho từng KDL. Đầu tư cho du lịch có thể do nhà nước đầu tư 100% cũng có thể cho tư nhân 100% và cũng có thể do nhà nước và nhân dân cùng đầu tư. Cần chú trọng đầu tư vào những khu vực đang phát triển mạnh cho du lịch cần phải xây dựng cơ sở vật chất cho hoàn thiện, nâng cấp cơ sở vật chất.

Phát triển DLST theo hướng bền vững do vậy khi xây dựng cơ sở vật chất cần chú ý đến tác động đến môi trường xung quanh, hạn chế tối tác những ảnh hưởng không mong muốn đến cộng đồng xung quanh. Tránh lãng phí vốn đầu tư, kéo dài thời gian đầu tư, thời gian thi công. Ngoài ra các công trình cho DLST nó gắn liền với đời sống nhân dân, mang ý nghĩa kinh tế - xã hội cao do đó các đơn vị có trách nhiệm cần chú ý đến ý nghĩa của văn hóa xã hội.

3.3.6. Phát triển DLST gắn với bảo vệ môi trường.

DLST hàm chứa ý nghĩa thân thiện, hài hòa với thiên nhiên và môi trường. Tuy nhiên, phát triển DLST Sóc Trăng cần phải đặc ra nhiều vấn đề về môi trường, cần phải thực hiện nghiêm các tiêu chí về vấn đề môi trường trong du lịch theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Phát triển DLST cần chú ý đến khâu môi



trường tự nhiên, môi trường văn hóa xã hội. Ở những khu DLST cần thiết kế sao cho tác động thấp nhất ảnh hưởng đến tự nhiên, cần phải giữ nguyên nguyên bản của môi trường tự nhiên.

Trách nhiệm, quyền lợi cũng như nghĩa vụ trong phát triển DLST và môi trường có mối quan hệ tương hỗ hết sức mật thiết. Đầu tư du lịch chính là kích thích phát triển kinh tế, đem lại nguồn ngoại tệ đồng thời giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương nhưng du lịch kết hợp được với môi trường sinh thái thì đem lại rất nhiều nguồn lợi. Đơn cử như vấn đề bảo vệ môi trường rừng thiên nhiên ở các cù lao, rừng đặc dụng ven biển…được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, giúp việc nghiên cứu khoa học; Bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh; phục vụ nghĩ ngơi, …

Vai trò của DLST được xét đến như một mắc xích với cơ cấu PTBV, vừa phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội theo xu hướng chung của thế giới vừa đảm bảo mục tiêu bảo tồn các HST. HST đã đề cập đến như một chu trình khép kín, hài hòa chịu sự tác động giữa các môi trường sinh cảnh khác nhau, duy trì các hệ thống trợ giúp cuộc sống (đất, nước, không khí và cây xanh), bảo vệ sự ĐDSH và ổn định quần thể của các loài sinh vật và các HST. Yêu cầu này đòi hỏi các hoạt động du lịch và cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật phải được thiết kế, tổ chức phù hợp với điều kiện cho phép (giới hạn) đảm bảo môi trường. Điều kiện của môi trường có thay đổi theo thời gian và không gian, do vậy các hoạt động DLST phát triển phải phù hợp theo điều kiện môi trường môi trường ở mỗi vùng khác nhau.

Thông qua quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch được ban hành có đưa ra rất nhiều quy định cụ thể mà các văn bản pháp luật trước đây chưa đề cập. Việc ban hành văn bản pháp luật này có ý nghĩa rất to lớn, vừa góp phần phát triển kinh tế đất nước, vừa tạo ra một không khí thoải mái đối với du khách, đồng thời hạn chế được những tác nhân gây hại cho môi trường thiên nhiên.

3.3.7. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ DLST

Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp nên chất lượng nguồn nhân lực trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch.



Chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên của ngành du lịch Sóc Trăng chua tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển của ngành du lịch. Trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập ngày sàng sâu, rộng vào nền kinh tế quốc tế, du lịch Việt Nam đang hội nhập với du lịch của các nước trong khu vực và trên thế giới, đòi hỏi của du khách ngày càng cao thì trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành phải đạt đến trình độ chuyên nghiệp để đạt được những chuẩn mực quy định của quốc gia và quốc tế.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh hướng dẫn viên chuyên về DSLT hầu như chưa được đào tạo một cách chính quy. Cần đầu tư nguồn nhân lực trong DLST, đặc biệt là hướng dẫn viên, các chuyên gia đánh giá tác động của các khu DLST đến môi trường… lúc phải có một trương trình đào tạo toàn diện với những kế hoạch cụ thể về đào tạo mới và đào tạo bố sung, nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên hiện đang công tác trong ngành thuộc các thành phần kinh tế nhà nước và tư nhân.

Đào tạo phát triển nguồn nhân lực phải được làm đồng bộ từ nâng cao dân trí, tăng số lượng và chất lượng dạy và học ở các cấp, phát triển hình thức đào tạo ngành nghề phong phú, phù hợp với từng đối tượng, từng ngành nghề cần phát triển ở mỗi địa phương, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đội ngũ doanh nhân có năng lực và có cơ chế, chính sách thỏa đáng để thu hút nhân tài, cán bộ khoa học

– kỹ thuật có trình độ cao. Thường xuyên bổ sung và có chính sách sử dụng hiệu quả cán bộ của cơ quan, doanh nghiệp trung ương đóng trên địa bàn tăng cường cho tỉnh, huyện và lấy cán bộ huyện tăng cường cho xã; thực hiện cán bộ nồng cốt.[17]

3.4. Giải pháp phát triển DLST BV tỉnh Sóc Trăng

3.4.1. Giải pháp về quy hoạch và điều chinh quy hoạch

UBND tỉnh Sóc Trăng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, sở VH – TT – DL và các cơ quan ban ngành có liên quan cần xem xét, đánh giá tiềm năng DLST của tỉnh sau đó triễn khai các phương án quy hoạch cụ thể cho từng dự án và tiến hành kêu gọi đầu tư. Cần xem xét các yếu tố tác động đến du lịch của tỉnh mà có biện pháp điều chỉnh quy hoạch. Sau khi điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch Sóc Trăng được phê



duyệt, cần nhanh chóng công bố, cung cấp thông tin về quy hoạch để các tổ chức, cá nhân liên quan triển khai thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.‌

Triển khai lập, xét duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết khu vực trọng điểm, trên cơ sở đó xây dựng các dự án ưu tiên đầu tư theo từng giai đoạn. Trong đó đặc biệt quan tâm lập và xét duyệt các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp, phục hồi các di tích lịch sử văn hóa cho các KDL trọng điểm.

Việc phát triển các dự án đầu tư phát triển du lịch, các dự án có ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch và các dự án khác có liên quan đến du lịch phải phù hợp với quy hoạch du lịch đã được phê duyệt. UBND tỉnh xác định quỹ đất dành cho công trình, kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cho các KDL, điểm du lịch theo quy hoạch đã công bố. Trong quá trình thực hiện quy hoạch cần hạn chế đến mức thấp nhất tác động có ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên môi trường.

3.4.2. Giải pháp về vốn.

Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu để thực hiện các mục tiêu và dự án cho phát triển du lịch theo đúng định hướng đã quy hoạch. Theo ước tính, tổng vốn đầu tư trong thời kỳ đến 2010 là 412,2 tỷ đồng, thời kỳ 2011 – 2020 là 1.242,6 tỷ đồng. Dự báo nguồn tích lũy từ GDP du lịch chỉ đáp ứng một phần nhỏ, phần còn lại phải dựa vào các nguồn vốn khác. Trong cơ cấu vốn đầu tư, đã xác định nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho phát triển du lịch Sóc Trăng giai đoạn đến 2010 chiếm 21,2 % tổng nguồn vốn đầu tư và cho giai đoạn 2011 – 2020 là 20% (đầu tư cho các lĩnh vực hạ tầng du lịch, quảng bá xúc tiến du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch) nguồn vốn này tuy hạn chế những vẫn giữa vai trò vô cùng quan trọng là đòn bầy để thu hút các nguồn vốn khác đầu tư và phát triển cho du lịch.

Kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế của nước ta nói chung và của Sóc Trăng nói riêng, thu hút nguồn vốn tạo điều kiện cho tỉnh có thể phát triển kinh tế - xã hội góp phần đầu tư phát triển du lịch. Hiện nay một số dự án về du lịch của tỉnh đang kêu gọi thành phần kinh tế tư nhân trong và ngoài nước đầu tư vào, góp phần xã hội hóa nguồn vốn, giảm gánh nặng cho ngân sách của tỉnh.

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí