Thực Trạng Phát Triển Hệ Thống Cơ Sở Kinh Doanh


12.864 lượt khách quốc tế, 1.595.136 phục vụ 3.022.820 ngày khách, doanh thu đạt 552 tỷ đồng tăng 32,4% so với cùng kỳ năm 2007

Khách du lịch đến Thanh Hoá tham gia hầu hết các loại hình du lịch như nghỉ mát, tham quan di tích văn hóa, thắng cảnh, điều dưỡng, nghiên cứu…và dưới nhiều hình thức khác nhau: công vụ, thương mại, du lịch đơn thuần và kết hợp. Trong đó, số lượng khách đến nghỉ mát tắm biển chiếm khoảng 60% tổng lượng khách. Khách đi du lịch theo loại hình nghiên cứu và một số loại hình khác chiếm khoảng 40% tổng số khách.

Tuy lượng khách du lịch đến Thanh Hoá ngày càng tăng, song ngày lưu trú trung bình lại giảm, những nguyên nhân chủ yếu là: sản phẩm du lịch chưa tạo sự đột phá, hấp dẫn du khách, cơ sở vật chất du lịch chưa phát triển, chưa tạo được sức hút và bảo đảm phục vụ khách du lịch dài ngày trên địa bàn; cơ sở hạ tầng liên vùng đang được phát triển nối liền Thanh Hoá với đô thị lớn khu vực Bắc Bộ, các tỉnh phía Nam tạo điều kiện giảm thiểu thời gian đi lại của khách...

Tình hình trên cho thấy du lịch Thanh hoá cần nâng cao chất lượng phòng nghỉ

để làm cơ sở đưa mặt bằng giá lên cao; các dịch vụ đi kèm như vui chơi giải trí, đồ lưu niệm, các khu thể thao, dịch vụ thương mại… cần được bổ sung và chú trọng đầu tư nâng cấp để kéo dài thời gian lưu trú, tăng khả năng chi tiêu của mỗi du khách.

2.1.1.4. Thực trạng phát triển hệ thống cơ sở kinh doanh

Hệ thống cơ sở lưu trú : Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng của khách du lịch, hệ thống các cơ sở lưu trú, dịch vụ ở Thanh Hoá phát triển với tốc độ nhanh.Tốc độ đầu tư kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh khá nhanh, riêng chỉ tiêu tốc độ tăng vốn đầu tư kinh doanh lưu trú bình quân hàng năm trong giai đoạn 2000 - 2005 là 27,2%. Năm 2000, toàn tỉnh mới có 230 cơ sở kinh doanh lưu trú với 4.028 phòng nghỉ, với tổng vốn đầu tư 270.000 triệu đồng; đến năm 2005 toàn tỉnh đã có 343 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch gồm 6.829 phòng với tổng vốn đầu tư 1.061.000 triệu đồng. (hiện Thanh Hoá

đang là một trong những tỉnh đứng đầu về số lượng cơ sở lưu trú trên cả nước).


Chất lượng cơ sở kinh doanh lưu trú cũng được quan tâm. Năm 2000, trong các cơ sở kinh doanh lưu trú, số phòng nghỉ được trang bị điều hoà là 3.307 trên tổng số 4.028 phòng, chiếm tỷ lệ 82%; Đến năm 2005, đã có 6.146 phòng

được trang bị điều hoà trên tổng số 6.829 phòng, chiếm tỷ lệ là 90%, với 135 cơ sở đủ tiêu chuẩn tối thiểu kinh doanh khách sạn, 39 khách sạn được xếp hạng sao. Đáng chú ý là số lượng các cơ sở kinh doanh lưu trú thuộc thành phần kinh tế tư nhân ngày càng chiếm tỷ lệ cao, Năm 2006 mới có 420 cơ sở lưu trú, nhưng đến tháng 7 năm 2008 đã tăng thêm 6,9%, tức là toàn tỉnh đã có 449 cơ sở lưu trú.

Bảng 2.1: Hiện trạng cơ sở lưu trú du lịch Thanh hoá (2004 – 7/2008)


Năm

2004

2005

2006

2007

7/2008

Cơ sở

237

343

420

443

449

Số phòng

6.275

6.829

8.174

8.723

9.197

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh hóa - 6

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao –Du lịch Thanh Hóa

Mặt khác, việc nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở tư nhân cũng được quan tâm chú trọng, đặc biệt là các cơ sở mới xây dựng đã trang bị cơ sở vật chất tương đối hiện đại. Hiện toàn tỉnh đã có 8 cơ sở kinh doanh lưu trú được xếp hạng 3, 4 sao.

Bảng 2.2: Hiện trạng chất lượng các cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Thanh Hóa

đến tháng 7/2008


STT

Các chỉ tiêu chất lượng

(xếp theo hạng sao)

Số cơ sở

Số phòng

1

4 sao

1

80

2

3 sao

7

278

3

1 -2 sao

31

1.043

4

Cơ sở đạt tiêu chuẩn kinh doanh

194

6.037

5

Cơ sở không đạt tiêu chuẩn kinh doanh

216

1.759

6

Tỉng

449

9.197

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Thanh Hóa


Bên cạnh đó, tại một số khu, điểm du lịch mới trên địa bàn tỉnh như: Khu du lịch biển Hải Tiến, Nam Sầm Sơn, biển Hải Hoà đã thu hút được nhiều doanh nghiệp có tiềm lực như: Công ty CAVICO, Công ty kinh doanh nhà Quảng Ninh, Công ty kinh doanh dịch vụ du lịch Vạn Chài, Công ty Sông Mã, Công ty cổ phần du lịch Kim Qui... xúc tiến công tác đầu tư phát triển du lịch. Tính đến nay, đã có 24 dự án đã và đang đầu tư với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 3.000 tỉ đồng, chủ yếu là kinh doanh trong lĩnh vực lưu trú, dịch vụ. Với lực lượng các doanh nghiệp du lịch ngày càng tăng về số lượng và qui mô

đầu tư, đã góp phần quan trọng tạo sự chuyển biến bước đầu cho ngành du lịch Thanh hoá.

Tuy nhiên, số cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch Thanh Hóa qui mô còn nhỏ bé, chất lượng kinh doanh còn thiếu tính chuyên nghiệp, tỷ lệ các khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng sao còn chưa nhiều, điều này sẽ là hạn chế trên con đường hội nhập của du lịch Thanh Hoá.

Hệ thống cơ sở kinh doanh ăn uống: ë Thanh Hoá rất đa dạng, hầu hết các khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ đều có cơ sở ăn uống. Ngoài ra, còn có một hệ thống nhà hàng, quán ăn từ cao cấp đến bình dân tại các khu, điểm du lịch, phục vụ mọi lúc, cho mọi đối tượng. Nguồn thực phẩm tại Thanh Hóa rất dồi dào, các món ăn đã được quan tâm chế biến công phu từ hải sản như tôm, cua, mực, sò… là những món ăn đặc sản của vùng biển Sầm Sơn mà các du khách đều ưa thích.

Các điểm vui chơi giải trí: Hiện đang dần được đầu tư và tập trung khai thác để đáp ứng nhu cầu cho du khách như sân tennis, phòng xông hơi, bể bơi và các công viên, khu vui chơi giải trí… nhằm kéo dài thêm ngày lưu trú, tăng thu nhập cho ngành và tạo nhiều việc làm cho dân địa phương.

Về phương tiện vận chuyển khách du lịch: Tuy chưa có nhiều đơn vị tổ chức chuyên về dịch vụ này song do quy luật cung - cầu, dịch vụ vận chuyển


khách du lịch ngày càng phát triển, đáp ứng được với lượng khách đi du lịch ngày càng cao ở Thanh Hoá. Theo con số thống kê chưa đầy đủ, tính đến tháng 7 năm 2008, toàn tỉnh có trên 600 đầu xe chuyên chở khách, chất lượng phục vụ đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của khách. Đặc biệt, từ ngày 30.4,

01.05 năm 2007 tỉnh Thanh Hóa đã đưa hệ thống xe buýt vào dịch vụ vận chuyển khách du lịch, tạo thuận lợi nhiều cho hoạt động du lịch tỉnh nhà.

Về phát triển kinh doanh lữ hành: Hiện tại hoạt động kinh doanh lữ hành

đã bắt đầu có chiều hướng chuyển biến tốt so với các năm trước. Năm 2000 mới chỉ có 2 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, tổ chức đưa khoảng 3.431 lượt khách đi tham quan du lịch, đến năm 2005 đã có 21 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, phục vụ 14.216 lượt khách, doanh thu đạt trên 4 tỷ đồng. Năm 2007 và 7 tháng đầu năm 2008, lữ hành Thanh Hóa đã có sự tăng nhanh về số lượng, với 27 doanh nghiệp, đạt gần 23.000 lượt khách, tổng doanh thu dịch vụ du lịch 13,5 tỷ đồng. Riêng 7 tháng đầu năm 2008 lượng khách qua các công ty lữ hành là 11.500 lượt, doanh thu đạt 7,3 tỉ đồng. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh lữ hành mới chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn. Rất cần sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành.

2.1.2. Khái quát sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển


2.1.2.1. Sản phẩm du lịch khai thác yếu tố tài nguyên du lịch văn hóa truyền thống

2.1.2.1.1. Du lịch tham quan di tích lịch sử – văn hóa


Vùng ven biển là địa bàn này còn lưu giữ những kiến trúc đặc sắc, mà hiện nay các tài nguyên nhân văn này đang được khai thác trong kinh doanh du lịch. Đến với vùng ven biển Thanh Hóa, ngoài những giờ phút tắm biển, nghỉ dưỡng khách du lịch sẽ có những chương trình đi thăm quan các di tích lịch sử – văn hóa gắn với vùng này. Nổi tiếng điểm du lịch Sầm Sơn ai đến

đây cũng không thể không đến thăm quan đền Độc Cước để được biết đến


truyền thuyết về chàng trai được sinh ra từ người Mẹ Núi vì sự bình yên của dân làng mà đã xẻ thân mình ra làm đôi, một nửa thân ngày ngày ra biển khơi

để bảo vệ cho dân chài đánh cá, một nửa thân đứng trên hòn Cổ Giải nơi đầu núi không cho quỷ biển vào bờ8. Rồi sau những phút quanh theo sườn núi hướng dẫn viên sẽ đưa khách du lịch đến với một ngôi đền nằm chênh vênh trên núi, gần sát biển. Đứng ở trên này, khách du lịch sẽ được nghe hướng dẫn về lịch sử ngôi đền, theo truyền thuyết trước đây đền là nơi thờ vọng thần Độc Cước, nhưng giờ đây là đền chính thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh (cô Tiên). Tại ngôi đền này, ngày 17-19/7 năm 1960 trong lần về thăm và làm việc với tỉnh Thanh Hóa, Bác Hồ đã nghỉ lại, bà con ở đây đã vui mừng phấn khởi được trò chuyện và được Bác căn dặn: "Nếu nơi đây nếu có một hệ thống dịch vụ khách sạn và có phương tiện đưa đón khách nghỉ mát để tới Hòn Mê thì sẽ thu được nhiều của cải từ đây...". Khắc ghi lời dạy của Người, đảng bộ, chính quyền và nhân dân Sầm Sơn đã từng bước phát huy thế mạnh kinh tế biển, đưa ngành du lịch - thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Ngoài điểm du lịch Sầm Sơn là nơi đang thu hút khách du lịch nhiều nhất thì vùng vùng ven biển Thanh Hóa còn có những di tích lịch sử – văn hóa khá thu hút khách du lịch như: đền thờ vua Quang Trung ở Tĩnh Gia, đây là ngôi đền

được nhân dân lập đền thờ để tưởng nhớ công lao người anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ, vị lãnh đạo kiệt xuất của phong trào khởi nghĩa nông dân thế kỷ XVIII. Cùng với điểm tham quan đền Quang Trung- Nguyễn Huệ là chùa

Đót Tiên, đền Lạch Bạng nơi thờ Tứ vị Thánh nương -đây là những vị Phật, Thần có tầm quan trọng trong tín ngưỡng của những ngư dân vùng ven biển.

Một trong những di tích văn hóa nổi tiếng ở vùng ven biển huyện Hậu Lộc là quần thể kiến trúc tôn giáo Diêm Phố xã Ngư Lộc, trong hệ thống tôn giáo này ngoài thờ Thần, Phật, Tứ vị Thánh nương còn thờ bộ xương cá voi –



Huyền thoại thần Độc Cước(2005), Nxb Thanh Hóa


vị thần quan trọng đối với đời sống của ngư dân vùng ven biển Hậu Lộc nói riêng, Thanh Hóa nói chung. Đến đây khách du lịch còn được nghe kể về những trận bão lớn, nổi tiếng là trận bão năm 1981 đã cướp đi hàng mấy trăm người dân đi biển, vong hồn của họ cũng đang được thờ ở đây.

Vùng ven biển Thanh Hóa có nhiều di tích lịch sử - văn hóa được khai thác thành sản phẩm du lịch du lịch văn hóa. Ngoài các di tích lịch sử văn hóa đã và

đang được khai thác ở điểm du lịch Sầm Sơn được khách du lịch rất quan tâm, thì có một số di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng khác hiện cũng đang được khai thác như: đền thờ Mai An Tiêm, chiến khu Ba Đình ở huyện Nga Sơn, đền An Dương Vương- Mỵ Châu ở huyện Quảng Xương… Đến với các điểm du lịch này, ngoài việc thăm quan các di tích, chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng thì khách du lịch còn được tìm hiểu những nét đặc sắc, đa dạng trong đời sống văn hóa của nhân dân địa phương và hưởng thức các đặc sản nổi tiếng.

2.1.2.1.2. Du lịch tham quan lễ hội truyền thống


Lễ hội vùng ven biển Thanh Hóa mang đậm những nét văn hóa địa phương và là nguồn tài nguyên du lịch văn hóa phi vật chất được khai thác thành sản phẩm du lịch văn hóa hiện đang thu hút khách du lịch mỗi khi đến

đây. Đến với vùng ven biển Thanh Hóa, ngoài những giờ phút sảng khoái tắm biển, thưởng thức những đặc sản nổi tiếng và chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, thì có lẽ điêù mà khách du lịch háo hức chờ đón là được tham gia vào lễ hội của vùng này. Nổi tiếng điểm du lịch Sầm Sơn là lễ hội Bánh chưng – bánh dày diễn ra ngày 12.5 (âm lịch) hàng năm. Đây là lễ hội cầu mưa và đã trở thành lễ hội truyền thống của nhân dân vùng này. Thường thì dịp lễ hội này lại diễn ra vào lúc bắt đầu một mùa nghỉ mát Sầm Sơn, do vậy có thể kết hợp tour du lịch lễ hội. Lễ hội này làm tăng sự đa dạng, phong phú của tour du lịch biển. Cùng sự nổi tiếng về lễ hội Bánh chưng – bánh dày ở Sầm Sơn là lễ hội Đua thuyền (tùy thuộc vào điều kiện và thời gian bố trí từng năm), Cầu ngư (ngày 21 đến 24 tháng 2 AL) ở Ngư Lộc – Hậu Lộc. Đây là


những lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hoá vùng biển, thu hút hàng nghìn lượt người tham gia. Du khách tới đây sẽ có những giây phút được hòa quyện vào thế giới tâm linh cùng những ngư dân vùng ven biển trong lễ hội Cầu ngư, cùng reo hò, cổ vũ hết mình cho lễ hội Đua thuyền và thưởng thức những đặc sản biển vừa được từ tàu mang lên.

Mỗi điểm du lịch của vùng ven biển có những lễ hội mang nét đặc sắc riêng và đều có khả năng thu hút khách du lịch như lễ hội Mai An Tiêm (từ 13

đến 15/4), lễ hội Quang Trung (5,6,7 Tết Nguyên Đán). Đây là những lễ hội

được tổ chức với quy mô lớn và thu hút khách du lịch đến từ các nơi trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

2.1.2.1.3. Du lịch tham quan phong tục, tập quán, văn hóa truyền thống của người dân vùng ven biển

Mỗi vùng có một phong tục khác nhau, những phong tục ấy gắn liền với

đời sống của cư dân địa phương. Khách du lịch đến đây ngoài những giờ phút tắm biển, thăm quan các di tích – văn hóa, lễ hội truyền thống của địa phương, họ còn có được những thú vị bất ngờ trong chuyến đi, đấy là có điều kiện tìm hiểu về phong tục, tập quán, văn hóa truyền thống của ngư dân vùng ven biển. Với nghề nghiệp chính là đánh bắt, khai thác và chế biến hải sản, cho nên ngư dân rất coi trọng con thuyền của mình. Điều này thể hiện rất rõ qua những

điều kiêng kị ngay từ lúc đóng con thuyền cho tới lúc hạ thủy chiếc thuyền đó. Do vậy sẽ là may mắn khi đến đây, khách du lịch được tham gia lễ hạ thủy với gia đình, để được biết đến những kiêng kị đặc biệt trong suốt gia đình quá trình đóng thuyền như: những người gia đình có tang không được đến gần, kiêng kị nhất là phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không được đi qua, nếu không may điều này xảy ra thì gia đình đang đóng thuyền phải làm lễ đánh vía. Điều này cho thấy việc ngư dân coi trọng sự may mắn của con thuyền như thế nào. Trước khi hạ con thuyền xuống nước mỗi gia đình đều làm lễ tế thủy thần để nhập thuyền vào biển. Lễ này phụ thuộc vào điều kiện kinh tế từng gia


đình mà tổ chức theo những nghi thức khác nhau, nhưng ít nhất cũng phải mâm xôi, con gà, trầu rượu, vàng hương và phải mời thầy cúng về làm lễ. Thầy cúng xong, mọi người chung quanh đồng thanh hò dô đẩy thuyền, mừng con thuyền chạm nước. Trong buổi lễ, khách du lịch và bà con người quen của gia đình đến dự có thể mừng tiền, rượu, gạo. Điều này cho khách du lịch hiêủ hơn về “tình nghĩa” của ngư dân vùng ven biển Thanh Hóa.

Cùng với tục hạ thủy, đến với vùng ven biển Thanh Hóa khách du lịch còn có thể tìm hiểu về tục thờ Cá Ông của ngư dân. Đây là một tục lệ riêng và tiêu biểu của ngư dân miền biển. Họ tôn vinh cá voi là vị “Thần hộ mệnh” nên xưng hô một cách kính cẩn là " Ngài”, là “Ông”, là “ Đức Ông”. Người dân vùng này xây đền thờ gọi là đền “Đức Ông”, nhằm thể hiện lòng tri ân sâu nặng của dân làng đối với cá voi. Đặc biệt, khách du lịch còn được tận mắt chứng kiến những bộ xương cá voi còn nguyên được ngư dân kính cẩn thờ trong các đền, nghè như ở Ngư Lộc – Hậu Lộc.

2.1.2.1.4. Du lịch tham quan nghề và làng nghề truyền thống


Những nghề nghiệp đặc trưng của vùng ven biển luôn gắn liền với biển như: Đánh bắt và khai thác, chế biến hải sản. Ngoài những giờ phút tắm biển, nghỉ ngơi ở biển khách du lịch còn có thể đến thăm quan những nghề, làng nghề truyền thống của ngư dân. Nổi tiếng về nghề đánh bắt và chế biến hải sản khách du lịch sẽ được đưa tới xã Ngư Lộc – Hậu Lộc, Hải Thanh – Tĩnh Gia, Hoằng Tiến – Hoằng Hóa. Khách du lịch sẽ rõ hơn về công nghệ cũng như kinh nghiệm chế biến hải sản ra những thức ăn nổi tiếng như nước mắn, mắn tôm. Đây là những sản phẩm ngon mà trước khi ra về khách du lịch thường mua về để thưởng thức và biếu tặng. Ngoài nghề đánh bắt và chế biến hải sản thì ngư dân của vùng ven biển còn có một số nghề truyền thống khác mà khách du lịch khi đến đây đều cảm thấy rất thích thú như nghề: thủ công mỹ nghệ ốc trai, dệt Sam Súc - Sầm Sơn, chiếu Cói Nga Sơn, mây tre đan ở

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2023