Thực Trạng Khai Thác Sản Phẩm Du Lịch Văn Hóa Vùng Ven Biển Thanh Hoá


có thể kết hợp tour du lịch lễ hội. Lễ hội này làm tăng sự đa dạng, phong phú của tour du lịch biển

- Lễ hội đua thuyền: Đây là một trong những lê hội lớn của cư dân vùng ven biển Thanh Hóa, lễ hội được tổ chức tùy thuộc vào điều kiện và thời gian bố trí của từng huyện. Nhưng một trong lễ hội đua thuyền được tổ chức với qui mô lớn đấy là lễ hội của xã Ngư Lộc – Hậu Lộc. Để tham gia cuộc thi này các thôn trong xã cử ra những người đàn ông tuổi từ 18 – 40 tuổi, có thể lực và kinh nghiệm sông biển giỏi, đặc biệt gia đình không có tang cớ. Địa điểm đua thuyền là đoạn biển từ đầu làng tới cuối làng khoảng 1000m. Giải thưởng tùy thuộc vào qui định của Ban tổ chức mỗi năm một khác. Sau cuộc đua, tất cả các thuyền đều được nhân dân rót rượu chúc mừng. Sau đó cả làng mở tiệc khao quân, cuộc vui này kéo dài đến bất tận.

- Lễ hội Quang Trung – Tĩnh Gia: Hàng năm, vào các ngày mùng 5,6,7 Tết Nguyên Đán, lễ hội thờ vua Quang Trung được tổ chức rất trọng thể tại

đền Quang Trung tại làng Du Xuyên – huyện Tĩnh Gia rất đông vui tấp nập, nhân dân trong làng và các bản hội trong vùng về dự trong không khí tưng bừng phấn khởi với niềm vui bất tận của ngày xuân. Trong hội có nhiều nghi lễ truyền thống như: rước kiệu rước võng, tế lễ, đánh cờ, đua thuyền, bơi chải… và các hoạt động văn hóa như văn nghệ, thể thao…thu hút đông đảo khách du lịch đến dự.

1.3.1.2.3. Nghề, làng nghề truyền thống ven biển Thanh Hoá


- Làng nghề chiếu cói Nga Sơn : Cách trung tâm huyện Nga Sơn 3km về phía Đông Nam là một vùng cói bạt ngàn chạy dài 8 xã với diện tích 4.998,5ha. Vùng đất này nổi tiếng với “Chiếu Nga Sơn-gạch Bát Tràng”. Chiếu Nga Sơn được ưa chuộng bởi những tính năng ưu việt: gọn nhẹ, thuận tiện, mát, rẻ, chất lượng sản phẩm, kiểu dáng, mẫu mã đa dạng. Đến vùng quê chiếu cói xen lẫn giữa những xóm làng ngày đêm rộn rã tiếng máy dệt chiếu,


xe đay. Các sản phẩm làm từ cói tập trung nhiều ở chợ Hói Đào- xã Nga Liên. Khách hàng có thể lựa chọn, đặt hàng với bất kỳ số lượng nào

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

- Nghề dệt Săm Xúc-Sầm Sơn: Nghề dệt Săm xúc thuộc xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn. Xúc là tấm lưới dệt bằng tơ tằm để bắt con moi, nhờ những tấm xúc này mà dân làng bắt được nhiều hơn. Hiện nay, được sự đầu tư của tỉnh, chính quyền địa phương thị xã Sầm Sơn đang khôi phục lại nghề này để

đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân làng chài, đồng thời khai thác hoạt

Khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh hóa - 5

động nghề dệt săm xúc vào kinh doanh du lịch với loại hình du lịch nghề, làng nghề truyền thống.

- Nghề làm nước mắm ở Khúc Phụ (Hoằng Phụ) : Trong 5 xã biển huyện Hoằng Hoá chỉ có làng Khúc Phụ (giờ đây có thêm Hoằng Trường) làm nước mắm. Nước mắm Khúc Phụ loại nỏ đầu, loại đặc biệt, để lâu là một "tài sản quý". Uống một chén nhỏ sẽ tăng sức chịu rét cho người đi biển vào mùa

đông, tăng sức khoẻ cho người thợ lặn, chữa được bệnh đau bụng gió, đau bụng bão. Hiện nay, nước mắn Khúc Phụ có mặt trên thị trường để đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân dân trong vùng và khách du lịch khi đến đây.

- Nghề mây tre đan ở Quảng Phong-Quảng Xương : Làng nghề thuộc xã Quảng Phong, huyện Quảng Xương, cách Thành phố Thanh Hoá 10km về phía Nam. Ngoài sản xuất nông nghiệp. Quảng Phong còn có nghề mây tre

đan, là nghề thủ công truyền thống của nhân dân trong xã từ lâu đời Sản phẩm

được làm từ nguyên liệu mây, tre, giang, nứa, lá...qua bàn tay đan lát khéo léo của những người dân ở đây đã tạo thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ rất tinh sảo. Hiện nay, sản phẩm của làng nghề đã có mặt trên thị trường trong và ngoài nước.

- Nước mắn Ba Làng - Tĩnh Gia : Nước mắm là gia vị độc đáo không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam và đã trở thành món

ăn dân tộc. Cũng như các vùng ven biển Thanh Hoá, Tĩnh Gia là nơi làm nước mắm nổi tiếng nhất, đặc biệt là nước mắm Ba Làng Ba làng: Tên gọi 3 thôn


theo đạo Thiên chúa giáo (xứ đạo Ba Làng) nay gồm 3 thôn: Thượng Hải, Quang Minh, Xuân Tiến thuộc xã Hải Thanh.

- Nghề chế biến cá Diêm Phố Ngư Lộc -Hậu Lộc: Trong 6 xã vùng ven biển của huyện Hậu Lộc thì nổi tiếng về khai thác và chế biến hải sản là xã Ngư Lộc, đây là một trong những xã nằm sát mép bờ biển, người dân ở đây sinh sống cách bờ biển là một con đê được xây bằng bê tông, bởi bờ biển ở

đây bị xói lở nghiêm trọng. Là một xã không thể phát triển du lịch tắm biển nhưng lại có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa khá đặc sắc, trong đó có loại hình du lịch thăm quan làng nghề. Đây là một xã nổi tiếng về khai thác và chế biến hải sản nổi tiếng không chỉ trong tỉnh mà còn được bán ở nhiều nơi trong cả nước.

- Nghề thủ công mỹ nghệ ốc trai - Sầm Sơn : Trong những năm gần đây khi khách du lịch đến Sầm Sơn để có những ngày nghỉ hè sảng khoái nô đùa tắm biển và thăm quan những di tích thắng cảnh nổi tiếng, thì giờ đây khách du lịch còn được đưa đến một số khu sản xuất hàng lưu niệm bằng các nguyên liệu từ hải sản như: vòng ốc, bông tai vỏ sò, nhẫn đồi mồi… Đây không chỉ là những món quà độc đáo, lạ mắt của thiên nhiên, mà còn vì giá các mặt hàng mỹ nghệ này khá rẻ.

1.3.1.2.4. Èm thực vùng ven biển


Nói tới tài nguyên du lịch vùng ven biển không thể không nói tới ẩm thực của vùng. Èm thực từ lâu đã là tấm gương phản ánh đời sống văn hóa của từng miền quê. Èm thực của Thanh Hóa nói chung, vùng ven biển Thanh Hóa nói riêng khá phong phú và rất được coi trọng. Đây là những huyện, thị vùng ven biển khá nổi tiếng với những đặc sản như: tôm, cua, mực, sò, ghe…là những mặt hàng hải sản quý được đem đi bán ở các tỉnh trong cả nước và xuất khẩu sang nước ngoài.


Đến đây khách du lịch sẽ được thưởng thức những món ăn đa dạng, đặc sắc mang hương vị riêng của vùng biển được chế biến từ những bàn tay của những đầu bếp nổi tiếng.

1.3.2. Tài nguyên du lịch văn hóa mang tính hiện đại


Vùng ven biển Thanh Hóa là những địa phương có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng cả về tự nhiên và nhân văn. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có điểm du lịch Sầm Sơn có tài nguyên du lịch văn hóa mang tính hiện đại.

Cứ đến dịp đầu mùa du lịch hàng năm, khách du lịch từ mọi nơi nô nức kéo về Sầm Sơn - điểm du lịch biển nổi tiếng của vùng ven biển Thanh Hóa để tham dự khai mạc “Mùa du lịch Sầm Sơn”. Đến với lễ hội khai mạc khách du lịch có điều kiện tham gia tìm hiểu các loại hình sinh hoạt văn hóa vừa mang tính truyền thống vừa có tính hiện đại như: ca múa nhạc, đi cà kheo trên biển, chạy môtô nước, tổ chức đá bóng, đánh bóng chuyền trên bãi biển …

Ngoài các hoạt động sinh hoạt thông qua việc tổ chức các sự kiện văn hóa ở Sầm Sơn thì khi tới đây khách du lịch còn có thể tới thăm quan khu du lịch văn hóa – vui chơi giải trí “ Huyền thoại Thần Độc Cuớc” nằm ở trung tâm bãi biển Sầm Sơn. Với hệ thống hang động vừa tự nhiên và nhân tạo sẽ

đưa khách du lịch đến với xứ sở xa xưa của vùng ven biển Sầm Sơn. Khu vui chơi giải trí này đã được xây dựng và đi vào phục vụ khách du lịch từ tháng 5/2003. Đây là tài nguyên du lịch văn hóa mang tính hiện đại đã được khai thác thành sản phẩm du lịch văn hóa một cách hiệu quả


Tiểu kết chương 1


Thanh Hóa là một vùng đất được mệnh danh là “ Địa linh nhân kiệt”, với nhiều nguồn tài nguyên du lịch văn hóa cũng như tự nhiên rất phong phú và đa dạng với các ưu thế nổi trội để phát triển các loại hình du lịch. Hiện nay, du lịch tỉnh nhà được phát triển mạnh dựa vào loại hình du lịch nghỉ biển. Khi tới vùng ven biển Thanh Hóa ngoài mục đích nghỉ dưỡng thì khách du lịch còn có thể tham quan tìm hiểu về tài nguyên du lịch văn hóa. Với nguồn tài nguyên mang đậm bản sắc văn hóa địa phương của ngư dân vùng ven biển sẽ

đem lại cho khách du lịch một sản phẩm du lịch văn hóa khác so với những vùng khác. Đây chính là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng trong việc thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Với những di tích lịch sử văn hóa quan trọng như : đền Độc Cước, Quang Trung, Tô Hiến Thành, Lạch Bạng ; những lễ hội truyền thống và phong tục tập quán Cầu ngư, Bánh chưng

– bánh dày, Hạ thủy, Đua thuyền ... Đây là nguồn tài nguyên có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử, văn hoá có tác dụng tích cực trong việc giáo dục truyền thống yêu nước và khôi phục phát triển những nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá cổ truyền nhằm đáp ứng một phần đời sống tinh thần, tâm linh của người dân

đồng thời còn trở thành một phần quan trọng của du lịch, nó có sự thu hút kỳ diệu đối với du khách trong và ngoài nước. Vì thế hiện nay, các phong tục, lễ hội đang có xu hướng phục hồi và phát triển trở lại. Ngoài ra, đến đây khách du lich còn có thể đến thăm những khu sản xuất đồ thủ công truyền thống gắn với môi trường sống của cư dân. Việc khai thác và khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống có vai trò lớn trong việc phát triển du lịch. Đây là một hướng đi đúng được triển khai tích cực để vừa giải quyết việc làm, tăng thu nhập và thu hút du khách đến tham quan và mua sản phẩm. Đặc biệt với chiến lược phát triển du lịch Thanh Hóa thành trọng điểm du lịch quốc gia.


Chương 2: Thực trạng khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh Hoá‌‌

2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Thanh Hoá và sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh Hóa

2.1.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Thanh Hóa


2.1.1.1. Tình hình phát triển KT-XH và ngành Du lịch


Những kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta nói chung và Thanh hoá nói riêng trong những năm đổi mới được thể hiện ở các khía cạnh khác nhau, trong đó rõ nét và đặc trưng nhất là từ góc độ cơ cấu ngành. Theo phân ngành kinh tế ở nước ta cơ cấu kinh tế được chia làm ba nhóm ngành lớn: Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ. Cơ cấu kinh tế phân theo ngành kinh tế của Thanh Hoá trong những năm qua đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng hàng năm.

Đánh giá chung: Giai đoạn 1996 - 2000 tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 7%, giai đoạn 2001 - 2004 tốc độ tăng trưởng khá, tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 9,6%, trong đó cơ cấu ngành dịch vụ đạt 8,2%. Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trong GDP năm 1999 là: 42,50% - 23,20% - 34,30% thì đến năm 2005 là: 32,6% - 34,3% - 33,1%, lần

đầu tiên tỷ trọng công nghiệp cao hơn tỷ trọng nông nghiệp. Các hoạt động dịch vụ thương mại phát triển nhanh và đa dạng, đáp ứng được yêu cầu của kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập, nhất là hoạt dộng du lịch và các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất đời sống.

Trong những năm qua, đặc biệt từ năm 1995 trở lại đây nhờ có chính sách đổi mới và sự quan tâm, đầu tư đúng mức của các cấp, các ngành liên quan, du lịch Thanh Hoá có sự khởi sắc đáng kể, hoạt động kinh doanh du lịch Thanh Hoá trong giai đoạn 2000 - 2005 đạt tốc độ phát triển khá cao so với


giai đoạn trước, là một trong 10 tỉnh đứng đầu cả nước về các chỉ tiêu phát triển du lịch với tốc độ tăng bình quân hàng năm của chỉ tiêu lượt khách là 14,25%, chỉ tiêu doanh thu là 16,24%. Năm 2000 toàn ngành Du lịch Thanh hoá đã đón 482.257 lượt khách, phục vụ 736.489 ngày khách, doanh thu đạt

84.126 triệu đồng. Đến năm 2005, toàn ngành đã tổ chức đón được khoảng

940.041 lượt khách du lịch, tăng gấp 1,95 lần so với năm 2000; tăng gấp 3 lần so với năm 1995; doanh thu đạt 185.000 triệu đồng, tăng gấp 2,19 lần so với năm 2000 và gấp 3,46 lần so với năm 1995. Tổng doanh thu trong du lịch năm 2005 chiếm tỷ trọng 2,09% trong GDP của cả tỉnh và chiếm tỷ trọng xấp xỉ 6,3% trong GDP của ngành dịch vụ. Riêng ngành dịch vụ khách sạn đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, năm 1995, giá trị GDP của ngành du lịch Thanh Hóa (bao gồm khách sạn, nhà hàng) đạt 126,72 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,98% trong GDP của tỉnh và chiếm tỷ trọng 5,9% trong GDP của ngành dịch vụ.

Đến năm 2007 ngành du lịch tỉnh nhà đón được 1.750.000 lượt khách, phuc vụ

3.328.000 ngày khách, doanh thu đạt 523,5 tỷ đồng tăng 36,7% so với cùng kỳ năm 2006. Riêng 7 tháng đầu năm 2008, du lịch Thanh Hóa tổ chức đón được

1.608.500 lượt khách, phục vụ 3.022.820 ngày khách, doanh thu đạt 552 tỷ

đồng tăng 32,4% so với cùng kỳ năm 2007. Kết quả hoạt động kinh doanh của 7 tháng đầu năm có tăng, song mức tăng trưởng không cao, nguyên nhân do

ảnh hưởng của các yếu tố như: dịch bệnh, thời tiết, chỉ số tiêu dùng cao.


Mặc dù trong những năm qua du lịch Thanh Hoá đã có tốc độ tăng trưởng khá nhanh song so với sự phát triển du lịch của vùng và cả nước còn rất khiêm tốn, các chỉ tiêu phát triển còn thấp.

2.1.1.2. Tình hình cơ cấu sản phẩm, dịch vụ du lịch chủ yếu


Những năm gần đây, với chủ trương đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, Thanh hoá đã chú trọng xúc tiến công tác đầu tư khai thác tài nguyên du lịch văn hóa nhằm nhanh chóng phục vụ khách du lịch. Ngoài sản phẩm du lịch truyền thống như du lịch tắm biển tại điểm du lịch Sầm Sơn, còn những sản


phẩm khác như: chuyên đề du lịch văn hoá lịch sử tại khu du lịch Lam Kinh, thành nhà Hồ; du lịch sinh thái tại khu du lịch suối cá Cẩm Lương, VQG Bến En, khu du lịch biển Hải Tiến, Hải Hoà, du lịch vui chơi giải trí tại khu du lịch văn hoá Hàm Rồng... đã và đang được đầu tư khai thác, đưa vào sử dụng. Tuy nhiên chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch Thanh hoá còn thấp, một số sản phẩm truyền thống như: du lịch biển đang mất dần sức cạnh tranh, chậm khai thác, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch.

Mặt khác, ngoài dịch vụ lưu trú, ăn uống, các dịch vụ phục vụ khách du lịch khác như: lữ hành, vận chuyển khách, giải trí cũng đã được quan tâm đầu tư như tuy nhiên mức độ đầu tư chưa tương xứng với tốc độ đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh lưu trú.

2.1.1.3. Tình hình tăng trưởng, đặc điểm nguồn khách


Khách du lịch đến Thanh Hoá trong những năm gần đây đã có những chuyển biến rõ nét. Về khách quốc tế, thị trường đa dạng dần lên, bao gồm cả Châu ¸ trong đó khách chủ yếu là các nước Asean, các nước Đông Bắc á, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Châu Âu, Châu Mỹ và một số nước khác. Về khách nội địa, không những tốc độ tăng nhanh mà còn tăng nhanh hơn hẳn so với các tỉnh lân cận. Ngoài lượng khách từ các tỉnh phía Bắc mà trọng tâm là Hà Nội, khách ở các tỉnh miền Trung và phía Nam cũng đã chọn Thanh Hoá là điểm dừng chân. Tốc độ tăng của khách du lịch đến Thanh Hoá bình quân hàng năm trong giai đoạn 1995 - 2005 là 13,2%, tương đương tốc

độ tăng của cả nước, trong đó đối với khách quốc tế là 9,4% và đối với khách nội địa là 13,25%. Năm 1995, toàn tỉnh mới chỉ đón được 1.685 lượt khách quốc tế, 272.665 lượt khách nội địa thì đến năm 2001 đã đón được 3.234 lượt khách quốc tế, 479.152 lượt khách nội địa và đến năm 2005 đón được 6.500 khách quốc tế, 933.901 khách nội địa. Năm 2007 đón được 14.000 lượt khách quốc tế, 1.736.000 khách nội địa, phục vụ 3.328.000 ngày khách, doanh thu 523,5 tỷ. Riêng 7 tháng đầu năm 2008, du lịch Thanh Hóa tổ chức đón được

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 19/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí