Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Tỉnh Thanh Hoá


Hiện nay hệ thống giao thông của Thanh Hoá đã được cải thiện đáng kể, cả tỉnh có trên 7.000 km đường bộ, trong đó nhựa hoá, bê tông hoá đạt khoảng 25% tổng số đường bộ toàn tỉnh; phương tiện giao thông công cộng, vận tải hành khách không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng, đặc biệt hiện nay Thanh Hoá đã đưa vào khai thác tuyến xe buýt nối Thành phố Thanh Hoá với các huyện, thị xã trong tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân và du khách. Hiện nay được sự đầu tư, quan tâm của tỉnh, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao với. Theo thống kê năm 2007:

. Về thông tin liên lạc: 3,7máy/100 dân, 100% xã, phường, thị trấn có

điện thoại


.Về văn hoá - Thể thao: Tính đến nay có 4.188 làng, bản, cơ quan văn hoá. .Y tÕ: 60% số xã có bác sĩ, 30% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 98,2% xã có trạm y tế

.Cấp điện: 90% tổng số hộ trong tỉnh đã được cấp điện lưới quốc gia.


Thanh Hoá là một miền đất cổ, có thể coi là cái nôi sinh ra những lớp người cổ đầu tiên trú ngụ trên lãnh thổ nước ta. Đây cũng là thời điểm bắt đầu của lịch sử đất nước, của lịch sử định cư của các lớp cư dân Thanh Hoá. Vào khoảng 6.000 - 5.000 năm trước đây họ đã tiến ra Đa Bút, Hoa Lộc để chinh phục vùng ven biển và vào khoảng 2000 năm trước họ đã làm chủ vùng đồng bằng và sáng tạo nên nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ nổi tiếng cả thế giới. Đấy cũng là nền văn hoá thực chất của nước Văn Lang.

Về địa danh thì cái tên Thanh Hoá có từ thời Lý gọi là lộ Thanh Hoá, trải qua các thời kỳ có đôi ba lần thay tên và đến năm Minh Mạng thứ 12 (năm 1831) thì gọi là tỉnh Thanh Hoá. Ai cũng biết Xứ Thanh là nơi sản sinh ra biết bao nhiêu anh hùng hào kiệt cho đất nước. Là vùng địa linh nhân kiệt,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

đất phát tích của nhà Lê, nhà Hồ, chúa Trịnh.


Khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh hóa - 3

Thanh Hoá là một trong những tỉnh đông dân của cả nước, chỉ sau thành phố HCM và thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên mật độ dân số trung bình ở Thanh Hoá không cao. Mặc dù vậy mức tăng dân số tự nhiên của Thanh Hoá vẫn khá cao. Cơ cấu dân số của Thanh Hoá khá trẻ. Nhóm tuổi lao động chiếm khoảng 45% toàn bộ dân số. Có tới 90,5 % cư dân sống ở vùng nông thôn, chỉ có 9,5% sống ở thành thị. Tỷ lệ trên cho thấy nền kinh tế Thanh Hoá chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và nhịp độ đô thị hoá chưa cao.

Theo thống kê có thể thấy Thanh Hoá là tỉnh có các dân tộc thiểu số sinh sống. Trong cơ cấu dân tộc, dân tộc Kinh chiếm 84,7%; dân tộc Mường chiếm 8,7%; dân tộc Thái chiếm 6,0%; còn lại khoảng 0,4% là các dân tộc khác như: Hmông, Dao, Hoa... Các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở các huyện miền núi phía Tây Thanh Hoá như: Quan Hoá, Bá Thước, Lang Chánh...

Các dân tộc này tuy với số lượng không nhiều, nhưng lại có một nền văn hoá đặc sắc, thể hiện trong tập tục, trong sinh hoạt văn hoá dân gian, trong lễ hội và ngay trong các hoạt động canh tác, đặc biệt là dân tộc Mường. Thanh Hoá đã được mệnh danh là thủ phủ của dân tộc Mường. Dưới góc độ du lịch thì đây là một vốn quí, là nguồn tài nguyên đặc sắc được khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế quan tâm.

Hiện nay toàn tỉnh có các loại đô thị gồm 1 thành phố loại II, 2 thị xã và

24 thị trấn. Các đô thị đang được đầu tư phát triển, nâng cấp trở thành các trung tâm kinh tế, đầu mối giao thông, các trung tâm dịch vụ - du lịch thúc

đẩy sự phát triển của huyện và tỉnh. Thị xã Sầm Sơn đang dần trở thành đô thị du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động du lịch.

Thanh Hoá là một tỉnh đông dân, đứng hàng thứ 3 sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, có nguồn lao động trong độ tuổi rất dồi dào với trình độ học vấn tương đối cao so với cả nước. Hàng năm, con số tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao Đẳng, THCN và dạy nghề tăng nhanh đáng kể. Đây chính là nguồn nhân lực quí giá cho các ngành kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.


1.2.3. Lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Thanh Hoá

Lịch sử hình thành tỉnh Thanh Hoá là một lịch sử lâu dài, gắn liền với lịch sử hình thành và dựng nước của nước ta. Đó cũng là lịch sử hàng ngàn năm với nhiều lần sát nhập, tách, đổi tên. Có điều về cơ bản, địa giới của tỉnh không thay đổi nhiều so với ngày nay.

- Thanh Hóa xưa là bộ Cửu Chân của nước Văn Lang.

- Nhà Hán: Thanh Hóa thuộc quận Cửu Chân.

- Thời thuộc Tam Quốc, nhà Đông Ngô tách quận Cửu Chân thành 2 quận: Cửu Chân và Cửu Đức. Quận Cửu Chân thuộc đất Thanh Hóa ngày nay và một phần phía Ninh Bình.

- Thời nhà Lương: Lương Võ Đế đổi Cửu Chân thành ¸i Châu

- Nhà Tùy gọi là Cửu Chân quận

*Thời Đinh, Tiền Lê, Lý

- Nhà Đinh và Tin Lê gi là đạo Ái Châu

- Nhà Đinh và Tiền Lê gọi là đạo Aí Châu

- Nhà Lý thời kỳ đầu gọi là trại Aí Châu, về sau vào năm Thuận Thiên 1 thì gọi là phủ Thanh Hóa ( Thanh: trong sáng; Hóa: biến hóa).

*Thời Trần, Hồ

Năm 1397, Trần Thuận Tông đổi làm trấn Thanh Đô, gồm 3 châu và 7 huyện: Châu Thanh Hóa (gồm Nga Lạc, Tế Giang, Yên Lạc, Lỗi Giang); châu Aí ( gồm: Hà Trung, Thống Bình, Tống Giang, Chi Nga); Châu Cửu Chân( gồm: Cố Chiến, Kết Thuế, Duyên Giác, Nông Cống); huyện Cố Đằng; huyện Cố Hoằng, huyện Đông Sơn; huyện Vĩnh Ninh, huyện Yên Định; huyện Lương Giang, huyện Cố Lôi

*Thuéc Minh

Nhà Minh đổi lại làm phủ Thanh Hóa như cũ, đặt thêm hai huyện: Lôi Dương, Thụy Nguyên. Về địa giới vẫn không đổi


*Thời Nguyễn

- Nhà Lê, Thanh Hóa là thừa tuyên Thanh Hóa, gồm phần đất tỉnh Thanh Hóa ngày nay và tỉnh Ninh Bình ( thời kỳ đó là phủ Trường Yên, trực thuộc) và tỉnh Sầm Nưa của Lào ( thời kỳ đó gọi là Châu Sầm).

- Năm 1802 (năm Gia Long 1), gọi là trấn Thanh Hóa

- Năm 1831 ( năm Minh Mệnh 12), đổi trấn thành tỉnh, bắt đầu gọi là tỉnh Thanh Hoa ( Hoa: tinh hoa)

- Năm 1841 ( năm Triệu Trị 1), lại đổi thành tỉnh Thanh Hóa và không

đổi từ đó cho tới nay.

Thời thuộc Pháp, tỉnh Thanh Hoá thuộc quản lý của triều đình Huế. Ngày 1/5/1994, tại Nghị định số 07/CP, Chính phủ quyết định thành lập thành phố Thanh Hoá trên cơ sở hành chính thị xã Thanh Hoá.

Ngày 18/11/1996, Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã ra Nghị định số 72/CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện.Ngày 6/12/1996, UBND tỉnh Thanh Hoá đã có chỉ thị số 31 TC/UB thực hiện Nghị

định 72/CP. Theo chỉ thị này, từ ngày 1/1/1997, các huyện chính thức hoạt

động theo đơn vị hành chính mới gồm 24 huyện, 2 thị xã, 1 thành phố.

Từ khi Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa, được sự quan tâm và đầu tư của Chính phủ, cùng với sự đổi mới của đất nước Thanh Hóa đã dần phát trển mạnh về kinh tế – xã hội và đạt những thành tựu quan trọng: kinh tế tăng trưởng vượt với tốc độ khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, kết cấu hạ tầng được quan tâm đâu tư, nhiều dự án quan trọng đã và đang được xây dựng. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao, tiềm lực quốc phòng an ninh được củng cố, trật tự an toàn xã hội có chuyển biến tích cực. Thanh Hóa đã trở thành một

điểm phát triển kinh tế năng động của Nhà nước


1.2.4. Vùng ven biển Thanh Hoá

Thanh Hóa không chỉ là mảnh đất “ Địa linh nhân kiệt” mà còn tỉnh có “ biển bạc, rừng vàng, ruộng đồng man mác, xóm làng liên miên” như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi người về thăm xứ Thanh.

Nói đến Thanh Hóa không thể không nói tới vùng ven biển. Vùng ven biển Thanh Hóa gồm các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia và thị xã Sầm Sơn. Chạy dọc theo bờ biển gồm vùng sình lầy ở Nga Sơn và các cửa sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Bạng. Bờ biển dài, tương đối bằng phẳng, có bãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn.

Mặc dù cả 5 huyện đều thuộc vùng ven biển nhưng mỗi huyện đều có những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế, xã hội riêng ảnh hưởng đến tình hình khai thác các sản phẩm du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh.

*Huyện Nga Sơn

Huyện Nga Sơn nằm ở cực đông bắc tỉnh Thanh Hoá, cách thành phố Thanh Hoá 42km, phía bắc và đông giáp tỉnh Ninh Bình và thị xã Bỉm Sơn, phía tây giáp huyện Hà Trung, phía nam giáp huyện Hậu Lộc. Với đường bờ biển dài 20km, mỗi năm Nga Sơn lấn ra biển từ 80 đến 100m do phù sa sông Hồng và sông Đáy bồi lắng.

Nga Sơn là huyện mới thành lập do lấn biển mà thành. Theo truyền thuyết Mai An Tiêm, thời các vua Hùng, đất Nga Sơn chỉ là hòn đảo ngoài biển khơi, gồm các dãy núi như: núi Thiết Giám, núi Vạn Sơn, núi Vân Nham, núi Thần Đầu, núi Song Ngư, núi Chích Trợ và các con sông như sông Hoạt, sông Báo Văn, sông Lèn. Diện tích đất tự nhiên 15.617,95ha. Trong những năm gần đây, Nga Sơn đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế: tốc

độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1996 - 2000 đạt 7,2%/năm, tăng 1,7% so với giai đoạn 1990 - 1995. Riêng năm 2002, tốc độ tăng trưởng bình quân GDP

đạt 9,5%/năm. GDP tính theo đầu người đạt mức 2,94 triệu đồng/người/năm, tăng 16,2% so với năm 2000, lương thực (quy thóc) đạt 367 - 370 kg/người/năm.


* Huyện Hậu Lộc

Hậu Lộc (Thanh Hóa) có bờ biển dài 12,4 km, 1 xã chuyên nghề biển, 5 xã có nghề khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản, 2 xã sản xuất muối. Vùng biển Hậu Lộc rộng hơn 2.000 km2, có rất nhiều loài hải sản quý. Bãi tôm he Hòn Nẹ có trữ lượng lớn trong số các bãi tôm trên Vịnh Bắc bộ. Từ xa xưa, người dân Hậu Lộc đã có câu “nhất biển, nhất nghề”. Sản lượng hải sản khai thác của huyện Hậu Lộc nhiều năm qua luôn chiếm vị trí cao trong tổng sản lượng của cả tỉnh, tuy nhiên so với tiềm năng vẫn đang ở mức hạn chế vì đa phần phương tiện đánh bắt, khai thác của ngư dân đã đã cũ kỹ, lạc hậu. Những năm gần đây huyện đã chú trọng hơn đến việc tăng công suất các phương tiện khai thác nên hiện toàn huyện có 717 phương tiện đánh bắt hải sản (tổng công suất 47.035 CV, bình quân mỗi phương tiện đạt 65,6 CV) Bên cạnh nghề khai thác, đánh bắt trên biển, nghề nuôi trồng thủy sản ở Hậu Lộc đã có những bước phát triển mạnh. Những năm 80, nghề nuôi trồng thủy sản nơi đây còn nhỏ lẻ, manh mún; đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện có gần 1.100 ha; trong đó diện tích nuôi nước mặn, nước lợ là hơn 400 ha; giải quyết cho 4.275 lao động có công ăn, việc làm, mang lại thu nhập bình quân hơn 9 triệu đồng/người/năm. Khu nuôi tôm công nghiệp Đa Lộc, khu bãi triều ven biển nuôi nhuyễn thể Hải Lộc, Đa Lộc với diện tích hàng trăm ha đang dần phát huy tác dụng và bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên, do đặc điểm của vị trí địa lý, hàng năm Hậu Lộc phải hứng chịu nhiều hậu quả nặng nề do thiên tai, làm tụt giảm đáng kể tốc độ phát triển kinh tế của huyện trong nhiều năm. Song mấy năm gần đây, GDP của Hậu Lộc luôn tăng trưởng trên mức 10%, mặc dù vẫn phải đối chọi với bão lụt và tình trạng nhiễm mặn nặng nề. Người Hậu Lộc đang cố gắng thoát nghèo

để vươn lên làm giàu, trong đó có phần đóng góp quan trọng từ kinh tế biển.


*Huyện Hoằng Hóa

Hoằng Hóa là một huyện đồng bằng ven biển, phía đông giáp biển, phía Bắc giáp huyện Hậu Lộc, phía Tây giáp huyện Thiệu Hóa, Yên Định và Vĩnh Lộc, phía Nam giáp huyện Quảng Xương, thành phố Thanh Hóa và một phần huyện Đông Sơn. Với ưu thế về vị trí địa lý cùng tiềm năng về đất đai, tài nguyên và con người, trong những năm đổi mới, đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Hoằng Hoá đã phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, nỗ lực phấn đấu vươn lên, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển công nghiệp, ngành nghề phát triển dịch vụ du lịch.

Hoằng Hoá được coi là một huyện đất rộng người đông, giàu tiềm năng

để phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ (tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 9,8%) Hoằng Hoá có nhiều tiềm năng để phát triển mạnh mẽ công nghiệp, ngành nghề: sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản rất phong phú, đa dạng; trữ lượng tài nguyên thiên nhiên tương đối lớn (cát xây dựng có khả năng khai thác 200.000 m3/năm, sản xuất gạch, ngói 50 triệu viên/năm); kết cấu hạ tầng thuận lợi (hệ thống lưới điện quốc gia với 94 trạm tiếp áp hạ thế, hệ thống trung thế có dung lượng gần 9.000 kVA phủ kín 100% số xã, thị trấn, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất trên địa bàn). Nhiều ngành nghề có chiều hướng ổn định và phát triển. Theo thống kê của uỷ ban nhân dân huyện Hoằng Hoá, ngành chế biến nông sản thực phẩm với quy mô sản xuất như hiện nay đã chiếm tỷ trọng 28,5% tổng giá trị sản xuất công nghiệp ngành nghề của huyện. Ngành chế biến lâm sản như mây tre đan, hàng mộc dân dụng được duy trì và ngày càng mở rộng. Nghề dệt may được khôi phục. Bên cạnh đó, huyện còn mở thêm nghề dệt thảm, chiếu cói vì mặt hàng này có thị trường tương đối ổn định, có khả năng chiếm tỷ trọng tới 10%. Ngành vật liệu xây dựng đã đáp ứng đủ nhu cầu xây dựng cơ bản. Nhiều xã đã tạo điều kiện


thuận lợi để ngành nghề phát triển, từ việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, quy hoạch các điểm tập trung công thương, khôi phục nghề truyền thống, đến tìm kiếm thị trường tiêu thụ...

*Huyện Quảng Xương

Là một huyện đồng bằng ven biển có diện tích đất tự nhiên 227,63 km2, Quảng Xương đã từ lâu được coi là trọng điểm lúa của tỉnh. Với chiều dài bờ biển gần 18km, Quảng Xương là một trong những huyện có tiềm năng về thuỷ, hải sản. Hơn nữa, nằm trên các trục quốc lộ 1A, quốc lộ 45, 47, tỉnh lộ số 4, phía bắc là thành phố Thanh Hoá với khu công nghiệp Lễ Môn, phía nam là Khu công nghiệp động lực Nghi Sơn - Tĩnh Gia, đồng thời là huyện có vị trí trọng yếu về an ninh - quốc phòng của tỉnh. Đây là lợi thế đặc biệt quan trọng

để thu hút đầu tư phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng.

Quảng Xương được xem là một huyện nghèo của tỉnh Thanh Hoá, đồng

đất không mấy thuận lợi, lại chịu nhiều thiên tai. Song, hiện nay, kinh tế của huyện vào diện khá của tỉnh, GDP liên tục tăng qua các năm, thu nhập bình quân đầu người có mức tăng khá (498,7 USD năm 2006), đời sống nhân dân ngày càng cải thiện. Thêm nữa, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại. Sự đổi thay kỳ diệu đó có được là do Quảng Xương đã đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cánh làm.

* Thị xã Sầm Sơn

Sầm Sơn cách thành phố Thanh Hoá 16 km về phía đông. Diện tích tự nhiên khoảng 18 km2, phía Bắc giáp sông Mã, phía đông và Nam giáp biển

đông, phía Tây giáp huyện Quảng Xương. Sầm Sơn có 3 phường (Bắc Sơn, Trường Sơn, Trung Sơn), 2 xã (Quảng Tiến, Quảng Cư)

Thiên nhiên đã ưu ái cho Sầm Sơn một bãi biển kỳ thú, nên thơ cùng với nhiều tích sử - một tài sản vô giá của Sầm Sơn từ ngàn xưa để lại.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 19/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí