Đóng Góp Của Luận Án Về Mặt Thực Tiễn



6


(2) Đề xuất phương hướng cho việc thiết kế, biên tập HLĐT nhằm hỗ trợ HS lớp 12 tự học Toán thông qua việc khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ.

(3) Đề xuất các phương án tổ chức cho HS lớp 12 tự học Toán trên cơ sở khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ.

8.2. Đóng góp của luận án về mặt thực tiễn

(1) Làm rõ các yếu tố thực tiễn qua kết quả điều tra, phân tích việc khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ hỗ trợ HS lớp 12 tự học Toán tại một số trường THPT.

(2) Luận án bổ sung thêm nguồn HLĐT giúp HS lớp 12 tự học môn Toán.

(3) Luận án bước đầu giúp khẳng định tính khả thi và hiệu quả việc khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ hỗ trợ HS lớp 12 tự học Toán.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

9. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 3 chương:

Khai thác một số ứng dụng trên điện thoại di động hỗ trợ học sinh lớp 12 THPT tự học Toán - 3

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn.

Chương 2. Khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ hỗ trợ học sinh lớp 12 tự học Toán.

Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.



7


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học

Tư tưởng và cũng là mục đích của quá trình đổi mới PPDH theo tinh thần Luật Giáo dục, các Nghị quyết của Đảng là tích cực hoá hoạt động (HĐ) học tập của HS và bản chất của tư tưởng này cũng chính là sự định hướng cho sự đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay: PPDH cần hướng vào việc tổ chức cho người học học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu [17].

Điều 5, chương I, Luật Giáo dục (2005) đã ghi rõ “Phương pháp giáo dục phổ thông cần phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS” [20].

Theo Nguyễn Bá Kim [17], điều căn bản của PPDH là khai thác những hoạt động tiềm ẩn trong mỗi nội dung dạy học để đạt được mục tiêu dạy học. Quan điểm này đã thể hiện rõ mối liên hệ hữu cơ giữa mục tiêu, nội dung và PPDH và phù hợp với luận điểm cơ bản của giáo dục học là con người phát triển trong HĐ và học tập diễn ra trong HĐ. Những đặc trưng cơ bản của những PPDH theo định hướng HĐ bao hàm: Người học là chủ thể HĐ học tập hoặc hợp tác; Kiến thức được cài đặt trong những tình huống có dụng ý sư phạm; Dạy việc học và dạy tự học; Dạy đánh giá và tự đánh giá thông qua toàn bộ quá trình dạy học; Tự tạo và khai thác những phương tiện dạy học để tiếp nối và gia tăng sức mạnh của con người; Tạo niềm lạc quan học tập dựa trên lao động và thành quả của bản thân người học; Xác định vai trò mới của người Thầy với tư cách người thiết kế, gợi động cơ, điều khiển và chốt kiến thức.



8


Định hướng trên đã được các chuyên gia giáo dục Nguyễn Hữu Châu [6], Thái Duy Tuyên ([32], [34]), Trần Kiều ([14], [16]), Trần Bá Hoành [9], Nguyễn Bá Kim [17]... cụ thể hóa, chỉ rõ các biện pháp cụ thể để đổi mới PPDH là:

Dạy học thông qua việc tổ chức các HĐ có ý đồ sư phạm để HS khám phá, phát hiện, tiếp cận và chiếm lĩnh những tri thức mới (đối với bản thân HS).

Chú trọng truyền đạt và tăng cường rèn luyện cho HS những tri thức phương pháp, đặc biệt là hướng dẫn HS cách nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo để bổ sung, hệ thống hóa và hoàn thiện kiến thức.

Phối hợp các PPDH, khai thác các kỹ thuật dạy học một cách hợp lý nhằm tạo ra môi trường thuận lợi để HS thể hiện năng lực bản thân trong quá trình tham gia các HĐ.

Kết hợp giữa đổi mới PPDH với đổi mới kiểm tra, đánh giá…

Thực tế thực hiện đổi mới PPDH cho thấy GV cần tạo điều kiện, hướng dẫn HS rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu SGK và tài liệu tham khảo, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ; xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý, phù hợp với các đối tượng, giúp HS vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, khắc phục việc ghi nhớ máy móc, không nắm vững bản chất. Trong quá trình thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục, GV cần coi trọng việc quan sát và hướng dẫn HS tự quan sát các hoạt động và kết quả hoạt động học tập, rèn luyện của các em; nhận xét định tính và định lượng các hoạt động về kết quả hoạt động, qua đó đề xuất hoặc triển khai kịp thời các hướng dẫn, góp ý, điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của HS.

1.2. Vấn đề tự học

1.2.1. Quan niệm về tự học

Khái niệm tự học đã được nhiều học giả và những nhà nghiên cứu giáo dục định nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau. Quan niệm về tự học cũng được



9


nhiều chuyên gia giáo dục như Vũ Văn Tảo, Lê Khánh Bằng, Phan Trọng Luận, Nguyễn Công Triêm, Đặng Thành Hưng, Bùi Văn Nghị... đề cập.

Theo Nguyễn Cảnh Toàn ([28], [29]), tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ và có khi cả cơ bắp và các phẩm chất khác của người học, cả động cơ, tình cảm, nhân sinh quan thế giới quan để chiếm lĩnh một tri thức nào đó của nhân loại, biến tri thức đó thành sở hữu của chính mình.

Theo Nguyễn Kỳ [18], tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí người tự nghiên cứu, xử lý các tình huống, giải quyết các vấn đề đặt ra cho bản thân: Nhận biết vấn đề, xử lý thông tin, tái hiện kiến thức cũ, hình thành và xây dựng giải pháp giải quyết vấn đề... tự học phụ thuộc vào quá trình cá nhân hóa việc học.

Phân tích quan niệm về tự học của các chuyên gia cho thấy:

- Tự học là quá trình tích lũy thay đổi kinh nghiệm của cá thể bởi chính HĐ tương tác của cá thể với các nhân tố môi trường. Tự học là học ở trình độ độc lập, tự giác, chủ động.

- Bản chất của tự học là quá trình người học cá nhân hóa việc học nhằm thỏa mãn các nhu cầu học tập, tự giác tiến hành các HĐ học tập để thực hiện có hiệu quả mục đích và nhiệm vụ học tập.

- Tự học là không ai bắt buộc mà tự mình tìm tòi học hỏi để hiểu biết thêm. Người học hoàn toàn làm chủ mình, tận dụng mợi cơ hội để học tập.

- Tự học là tự tìm tòi, tự đặt câu hỏi, tự tìm hiểu để nắm được vấn đề, hiểu sâu hơn, thậm chí hiểu khác đi bằng cách sáng tạo, đi đến một đáp số, một kết luận khác.

- Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ và có khi cả cơ bắp, cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ tình cảm, cả nhân sinh quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình [28].



10


Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ cho rằng chất lượng đào tạo sẽ đạt hiệu quả cao khi dạy học (ngoại lực) cộng hưởng với tự học (nội lực) [28]. Như vậy người học sẽ phát huy được tính tích cực cao nhất nếu như có tác động của thầy “cộng hưởng” với năng lực tự học của trò, tức là quá trình dạy học phải đảm bảo được sự thống nhất giữa tính “vừa sức” và yêu cầu “phát triển”.

Giữa dạy và học có mối quan hệ biện chứng với nhau, thực chất đó là mối quan hệ giữa ngoại lực và nội lực, trong đó năng lực tự học chính là nội lực để phát triển bản thân người học, còn ngoại lực đó là sự tác động của môi trường, mà môi trường là GV, xã hội, lớp học… tức ngoại lực đóng vai trò đến sự phát triển của người học.

Theo quy luật khách quan, nội lực bao giờ cũng là yếu tố giữ vai trò quyết định đến sự phát triển của sự vật hiện tượng. Điều này không có nghĩa là ta phủ nhận vai trò của ngoại lực, ngoại lực đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển, nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của sự vật hiện tượng và trong dạy học cũng vậy để phát huy được tính tích cực của người học thì người thầy phải biết tác động và tạo ra môi trường hay tình huống nhằm kích thích người học.

1.2.2. Quá trình tự học

Theo Thái Duy Tuyên [33], Trần Bá Hoành [9] quá trình tự học bao gồm các bước:

Bước 1: Hình thành động cơ tự học; Bước 2: Lập kế hoạch học tập; Bước 3: Thực hiện kế hoạch;

Bước 4: Tự kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.

Từ các kết quả tự học của HS sẽ nảy sinh các động cơ tự học mới làm khởi đầu cho hoạt động tự học tiếp theo. Như vậy, quá trình tự học gồm nhiều quá trình đồng hóa và điều ứng kế tiếp nhau.



11


Để đúc kết kinh nghiệm trong việc học, người học đánh giá mình đã đạt được những mục tiêu đã đề ra ban đầu chưa và phương pháp thực hiện hiệu quả không để qua đó họ tự điều chỉnh việc hoạch định và thực hiện kế hoạch học tập của mình. Vì thế, tự học có liên quan chặt chẽ với việc học thông qua HĐ phân tích hành động. Như vậy, ta có thể thấy rằng tự học sẽ phát huy năng lực độc lập học tập của người học.

Hoạt động tự học có một số đặc trưng nổi bật:

Tính độc lập cao;

Động cơ tự học có tính chất nội sinh;

Có khả năng lựa chọn cao cả về nội dung, phương pháp, hình thức tự học;

Phương pháp tự học mang tính cá nhân rất cao [28]. Trong tự học, vai trò người học được thể hiện ở việc:

Tự quyết định lựa chọn mục tiêu học tập, lựa chọn các nội dung tự học;

Tự lựa chọn các hình thức, phương pháp tự học;

Tự lựa chọn phương thức đánh giá quá trình tự học của bản thân để từ đó điều chỉnh tiến trình học tập với ý thức trách nhiệm cao;

Như vậy, để việc tự học đạt được mục đích, GV có các biện pháp phù hợp để HS tự quyết định việc lựa chọn mục tiêu học tập, tham gia các HĐ học tập và chủ động xây dựng, kiểm tra, kiểm soát tiến trình tự học của cá nhân với ý thức trách nhiệm cao.

1.2.3. Vai trò của tự học

Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường [28]… đã nêu rõ vai trò của tự học với tư cách là nội lực. Học về cơ bản là tự học, nói đến tự học là nói đến nội lực của người học và ngoại lực của người học.

Nội lực của người học bao gồm các yếu tố: nền tảng học vấn; mục đích, động cơ, nhu cầu học, ý chí, nghị lực học tập; cách học hiệu quả; khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng; tận dụng những thuận lợi, khó khăn để tự học tốt.



12


Ngoại lực của người học là toàn bộ các yếu tố của các cơ chế, môi trường, điều kiện, phương tiện… có liên quan đến tự học.

Ngoại lực là quá trình những chuyển đổi bên ngoài, nội lực là quá trình những chuyển đổi bên trong của người học, hai quá trình này thống nhất và đối lập nhau tạo nên sự phát triển của tự học.

Năng lực của mỗi cá nhân được hình thành và phát triển chủ yếu trong quá trình hoạt động và giao lưu của con người. Định hướng góp phần nâng cao chất lượng dạy học là: học bằng hoạt động tự học, tự nghiên cứu của người học; thông qua hoạt động tự lực để chiếm lĩnh kiến thức, hình thành năng lực và thái độ cho người học.

Hội đồng quốc tế Jacques Delors về giáo dục cho thế kỷ XXI trong báo cáo “Học tập, một kho báu tiềm ẩn” (1996) gửi UNESCO, khẳng định: Học suốt đời là một trong những chìa khoá nhằm vượt qua những thách thức của thế kỷ XXI, với đề nghị gắn nó với 4 trụ cột giáo dục: học để biết, học để làm, học để chung sống và học để làm người, hướng về xây dựng một xã hội học tập. Quan niệm mới “học tập suốt đời: một động lực xã hội” sẽ giúp con người đáp ứng những yêu cầu thế giới thay đổi nhanh chóng. Điều này thể hiện những đòi hỏi chẳng những có thật mà còn đang ngày càng mãnh liệt hơn. Không thể thỏa mãn những đòi hỏi đó được nếu mỗi con người không học cách học. Học cách học chính là học cách tự học. Vậy, tự học là một trong những yếu tố quyết định chất lượng dạy học.

1.2.4. Các cấp độ tự học

Theo Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường [28], có thể phân chia hoạt động tự học theo hai cấp độ: Cấp độ thấp và cấp độ cao.

Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, với cách tiếp cận cấp độ tự học theo tiêu chí xét về mức độ can thiệp của yếu tố "ngoại lực" trong quá trình tự học, luận án hiểu các cấp độ tự học một cách cụ thể như sau:



13


- Cấp độ thấp: Việc tự học của HS cần đến khá nhiều sự hỗ trợ và chịu sự can thiệp rõ rệt của yếu tố "ngoại lực", chẳng hạn GV tạo động cơ tự học cho HS, GV xác định mục tiêu, nội dung tự học cho HS, GV hỗ trợ HS lựa chọn phương pháp, hình thức tự học, GV là người giám sát, đánh giá kết quả tự học của HS... Như vậy việc học cá nhân được sự giúp đỡ hướng dẫn của GV và tăng cường thêm một số yếu tố của công nghệ dạy học hiện đại...

- Cấp độ cao: HS thể hiện rõ tính chủ động, độc lập trong một số khâu hoặc toàn bộ các khâu trong quá trình tự học. HS không nhất thiết phải đến trường, không cần sự hướng dẫn trực tiếp của nội dung động học tập và các hình thức phương pháp kiểm tra, đánh giá, từ đó tổ chức, xây dựng, kiểm tra, kiểm soát tiến trình học tập của cá nhân với ý thức trách nhiệm rất cao.

1.2.5. Hình thức tự học

Theo Nguyễn Cảnh Toàn [29], có các hình thức tự học chính sau:

Hình thức tự học trực tiếp: GV và HS mặt giáp mặt tương tác trực tiếp:

GV giúp HS chiếm lĩnh kiến thức, giáo dục cho HS những phẩm chất cần có để thắng các lực cản trong quá trình học. Đối với hình thức này, việc tự học của HS diễn ra dưới sự điều khiển trực tiếp của GV với sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học trên lớp. Việc tự học của HS chịu sự định hướng và điều khiển của GV nhằm đạt được mục tiêu dạy học đã được xác định từ trước. Lúc này việc tự học của HS có đủ GV, HS, SGK, tài liệu… trong môi trường là các lớp học truyền thống. Thuận lợi của hình thức này là khi HS gặp điều gì không hiểu thì có thể hỏi ngay để GV giúp đỡ.

Hình thức tự học gián tiếp: Không có GV bên cạnh HS:

Trong hình thức này, HS tự học với nguồn học liệu mà mình có được như SGK, SBT, sách tham khảo, băng ghi âm, ghi hình bài giảng... Việc tự học sẽ đòi hỏi HS phải thực sự làm việc độc lập, tự mình vượt khó. Ngày nay với sự hỗ trợ của CNTT & TT và các nguồn HLĐT nên hình thức tự học này

Xem tất cả 221 trang.

Ngày đăng: 02/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí