vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Bảng:
Bảng 1.1. Một số giải pháp để khắc phục các hạn chế của ĐTDĐ 36
Bảng 1.2. So sánh việc sử dụng MTĐT và ĐTDĐ trong dạy học 37
Bảng 1.3. Các chức năng cơ bản của một số hệ thống M-Learning 50
Bảng 1.4. Khả năng tương tác, tính thân thiện của một số hệ thống
Có thể bạn quan tâm!
- Khai thác một số ứng dụng trên điện thoại di động hỗ trợ học sinh lớp 12 THPT tự học Toán - 1
- Đóng Góp Của Luận Án Về Mặt Thực Tiễn
- Vấn Đề Bồi Dưỡng Năng Lực Tự Học Toán Cho Học Sinh
- Thành Phần, Đối Tượng, Mô Hình Kết Nối Của Hệ Thống M-Learning
Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.
M-learning 51
Bảng 1.5. Cấu trúc nguồn HLĐT hỗ trợ HS lớp 12 tự học một số hệ thống
M-learning 51
Bảng 1.6. Kết quả tìm hiểu về mục đích tự học toán của HS lớp 12 54
Bảng 1.7. Thời lượng tự học Toán của HS lớp 12 THPT trong ngày 54
Bảng 1.8. Các công việc đã thực hiện trong tự học Toán của HS lớp 12 55
Bảng 1.9. Hình thức tự học Toán có hiệu quả đối với HS lớp 12 55
Bảng 1.10. Đánh giá của GV về ý thức tự học Toán của HS lớp 12 56
Bảng 1.11. Đánh giá của GV về việc hình thành động cơ tự học Toán của HS 56
Bảng 1.12. Đánh giá về hiệu quả tự học Toán ngoài giờ lên lớp của HS
lớp 12 56
Bảng 1.13. Kết quả ý kiến thăm dò quan điểm về việc sử dụng điện thoại di động trong tự học tại thời điểm trước khi triển khai đề tài
(tháng 10/2012) 57
Bảng 1.14. Kết quả tìm hiểu về việc HS lớp 12 được gia đình trang bị ĐTDĐ của một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ... 57
Bảng 1.15. Kết quả tìm hiểu về thực trạng sử dụng ĐTDĐ 58
Bảng 1.16. Lý do HS không tra cứu, khai thác các website Toán 59
Bảng 1.17. Ý kiến của HS tài liệu hướng dẫn tự học môn Toán 59
Bảng 1.18. Ý kiến HS về cấu trúc hệ thống bài tập hỗ trợ tự học 60
Bảng 1.19. Ý kiến HS về học liệu điện tử hỗ trợ tự học Toán 61
Bảng 1.20. Ý kiến của GV về trang web hỗ trợ HS tự học Toán 62
viii
Bảng 3.1. Thống kê kết quả học tập của HS nhóm TN và ĐC trước khi TNSP 128
Bảng 3.2. Phân bố điểm của nhóm TN và nhóm ĐC sau khi TNSP vòng 1 130 Bảng 3.3. Phân bố tần suất luỹ tích hội tụ lùi sau khi TN vòng 1 131
Bảng 3.4. Kết quả học tập của HS nhóm TN, ĐC trước khi TNSP vòng 2.. 134 Bảng 3.5. Phân bố điểm của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC sau khi
TN vòng 2 139
Bảng 3.6. Phân bố tần suất luỹ tích hội tụ lùi của nhóm TN, ĐC sau TN vòng 2 139
Bảng 3.7. Ý kiến của GV về học liệu điện tử hỗ trợ tự học Toán 12 155
Bảng 3.8. Ý kiến của GV về khả năng hỗ trợ quá trình dạy của GV và tự học của HS với hệ thống M-learning Toán 12 156
Bảng 3.9. Ý kiến của HS về hệ thống M-learning Toán 12 157
Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1. Đa giác đồ về chất lượng học tập của nhóm TN và ĐC 129
Biểu đồ 3.2. Đường biểu diễn tần suất luỹ tích hội tụ lùi sau khi TN vòng 1 131
Biểu đồ 3.3. Đường biểu diễn tần suất luỹ tích hội tụ lùi của nhóm TN và ĐC trong đợt TNSP vòng 2 141
Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1: Minh họa mô hình tổ chức dạy học bằng M-learning 34
Sơ đồ 1.2: Minh họa thành phần của một hệ thống M-learning 26
Sơ đồ 1.3: Minh họa các đối tượng của một hệ thống M-learning 27
Sơ đồ 1.4: Minh họa mô hình kết nối hạ tầng M-learing 27
Sơ đồ 2.1: Minh họa mô hình của hệ M-learning 78
Sơ đồ 2.2: Các mô đun chính của hệ thống M-learning 78
Sơ đồ 2.3: Minh họa mô hình tổng thể hệ thống M-learning 79
Sơ đồ 2.4: Minh họa mô hình các mô đun của hệ thống M-learning 80
Sơ đồ 2.5. 111
Sơ đồ 2.6. 112
ix
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Minh họa hình ảnh giao diện của mStudy 47
Hình 1.2. Minh họa giao diện hệ thống ViettelStudy 48
Hình 1.3. Minh họa giao diện hệ thống kiến thức Việt 50
Hình 2.1 81
Hình 2.2 82
Hình 2.3 82
Hình 2.4 84
Hình 2.5 84
Hình 2.6 84
Hình 2.7 85
Hình 2.8 85
Hình 2.9 85
Hình 2.10 86
Hình 2.11 87
Hình 2.12 89
Hình 2.13 89
Hình 2.14 91
Hình 2.15 93
Hình 2.16 94
Hình 2.17 102
Hình 2.18 103
Hình 2.20 107
Hình 2.21 107
Hình 2.19 107
Hình 2.22 108
Hình 2.23 108
Hình 2.24 108
Hình 2.25 110
Hình 2.26 113
Hình 2.27 114
Hình 2.28 116
Hình 2.29 117
Hình 2.30 117
Hình 3.1. 127
Hình 3.2 158
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII , Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổ i mớ i căn bả n , toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam đã chỉ rõ: Phương pháp dạy và học phải khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều , ghi nhớ máy móc ; phát huy tính tích cực , chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, tập trung dạy cách học, cách nghĩ và tự họ c [1].
Theo các chuyên gia giáo dục, quá trình đổi mới PPDH Toán phải tiếp cận, thực hiện các vấn đề mấu chốt sau:
- Dạy học Toán theo định hướng giải quyết vấn đề để phát huy tính chủ động của học sinh (HS) và cá thể hóa việc học;
- Dạy HS cách học: HS phải biết tự học Toán, biết sử dụng trang thiết bị hiện đại để tìm kiếm kiến thức, sử dụng các kiến thức khoa học của nhân loại phục vụ nhu cầu của mình…
Năm học 2013-2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã nhấn mạnh: Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện trong hoặc ngoài giờ lên lớp, ở trong hay ngoài phòng học. Ngoài việc tổ chức cho HS thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường [4].
Ngay từ đầu thế kỷ XXI, vấn đề sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) để công nghệ hoá quá trình dạy học, tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đã trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ trên thế giới nhằm góp phần đổi mới nội dung dạy học, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và hình thức tổ chức dạy học. Chỉ thị số 58 CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VIII đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội” [2].
2
Mặt khác, để hội nhập quốc tế, chúng ta cần biết tận dụng những thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT). Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT đã nêu rõ: “Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo”[3].
Một trong những ứng dụng của CNTT&TT trong GD&ĐT chính là học tập điện tử: E-learning (electronic learning). Tiếp theo, với sự ra đời và phát triển của các thiết bị di động có khả năng truy cập Internet đã hình thành phương thức học tập di động: M-learning (mobile learrning). Ngoài việc cung cấp một kho tàng kiến thức khổng lồ của nhân loại và tạo cơ hội học tập cho nhiều người ở các trình độ khác nhau, các hình thức học tập điện tử này còn góp phần tạo ra sự bình đẳng, dân chủ trong học tập, giúp thực hiện được mục tiêu do tổ chức UNESCO đề ra cho GD&ĐT ở thế kỷ XXI là “học ở mọi nơi, học ở mọi lúc, học suốt đời, dạy cho mọi người với mọi trình độ tiếp thu khác nhau”.
Điện thoại di động (ĐTDĐ) là một thiết bị điện tử đặc trưng cho kỷ nguyên số. Từ khi ra đời nó đã phát triển với tốc độ rất nhanh. Theo số liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay Việt Nam có khoảng 156,1 triệu thuê bao điện thoại, trong đó có khoảng 93,3% là thuê bao di động. Theo số liệu và dự báo của công ty phân tích thị trường Mediacells thì tại thời điểm tháng 8/2013 Việt Nam có khoảng 17 triệu người sử dụng smartphonne và năm 2014 sẽ tiêu thụ khoảng 17,22 triệu smartphone. Mặt khác về số người sử dụng Internet thì Việt Nam là quốc gia đứng ở top 20 trên thế giới, đứng thứ 8 ở châu Á (nguồn www.vtctelecom.com.vn).
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, ĐTDĐ ngày càng được tích hợp nhiều chức năng, đặc biệt là khả năng kết nối Internet. Do vậy, khai thác các tiềm năng học tập thông qua trang web trên ĐTDĐ là một xu hướng rất phù hợp trong điều kiện hiện nay. Ở Việt Nam hiện nay, có một
3
số công ty đã thiết kế các trang web trên ĐTDĐ với mục đích đưa tin tức, thông tin quảng cáo... tới người sử dụng web. Tuy nhiên, việc sử dụng ĐTDĐ trong việc hỗ trợ HS học tập thì chưa có nghiên cứu nào đề cập đến một cách hệ thống và đầy đủ.
Các kết quả nghiên cứu về lý luận dạy học đã chỉ rõ: Nhu cầu tự học Toán gắn liền với quá trình học tập của HS, đặc biệt đối với HS lớp 12, đứng trước kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh đại học cao đẳng thì nhiệm vụ học tập, trong đó có tự học càng trở nên cấp bách và đặc biệt quan trọng đối với mỗi HS. Muốn đạt được mục tiêu học tập, ngoài các hình thức học tập trên lớp học truyền thống, HS không thể không thực hiện việc tự học. Như vậy, việc xác định những biện pháp sư phạm hỗ trợ HS tự học một cách chủ động, có hiệu quả có một ý nghĩa lớn, không chỉ đối với bản thân HS mà còn có tác động tích cực đối với xã hội.
Như vậy, việc nghiên cứu khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ vào dạy học nói chung, tự học nói riêng mang tính thời sự và cần thiết. Xuất phát từ những lí do trên, đề tài nghiên cứu được chọn là: “Khai thác một số ứng dụng trên điện thoại di động hỗ trợ học sinh lớp 12 THPT tự học Toán”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định rõ định hướng thiết kế, biên tập và xây dựng một hệ thống học liệu điện tử (HLĐT) với nội dung kiến thức môn Toán lớp 12 và đề xuất các phương án khai thác HLĐT qua việc khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ nhằm hỗ trợ HS lớp 12 THPT tự học Toán.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Toán ở lớp 12 THPT với sự hỗ trợ của CNTT&TT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Việc khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ hỗ trợ HS lớp 12 THPT tự học môn Toán.
4
3.3. Phạm vi nghiên cứu: Việc khai thác các ứng dụng trên ĐTDĐ trong dạy học là rất rộng. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ tập trung vào việc thiết kế, biên tập HLĐT với nội dung kiến thức môn Toán 12 và khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ để hỗ trợ HS lớp 12 tự học với nguồn HLĐT nói trên.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế, biên tập được hệ thống HLĐT môn Toán lớp 12 theo hướng phân hóa, có tính tương tác, phù hợp với các thiết bị di động và đề xuất được các hướng dẫn sư phạm khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ trong việc tự học của HS thì sẽ làm phong phú thêm môi trường tự học, góp phần nâng cao chất lượng tự học môn Toán cho HS lớp 12 THPT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
(1) Nghiên cứu cơ sở lý luận về tự học, xu hướng và kết quả khai thác ĐTDĐ trong dạy học trên thế giới và ở Việt Nam.
(2) Điều tra, khảo sát thực trạng khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ hỗ trợ HS lớp 12 tự học Toán hiện nay.
(3) Thiết kế, biên tập hệ thống HLĐT Toán 12 có tính phân hóa, tính tương tác, cấu trúc, cách thức sử dụng phù hợp nhằm hỗ trợ HS lớp 12 tự học Toán thông qua ĐTDĐ.
(4) Đề xuất các phương án khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ khai thác hệ thống HLĐT hỗ trợ HS lớp 12 tự học Toán.
(5) Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả của các phương án do luận án đề xuất.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
NCS thực hiện việc nghiên cứu về lý luận và PPDH môn Toán, tập trung vào vấn đề tự học, đồng thời nghiên cứu việc ứng dụng CNTT&TT trong dạy học Toán, tập trung vào nghiên cứu việc khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ hỗ trợ HS tự học.
5
6.2. Phương pháp quan sát, điều tra
NCS thiết kế và phát phiếu điều tra đối với GV và HS để tìm hiểu tình hình khai thác ĐTDĐ trong quá trình học tập môn Toán ở trường THPT sau đó tiến hành điều tra, quan sát thu thập ý kiến về tác động việc khai thác ĐTDĐ trong tự học Toán.
6.3. Phương pháp chuyên gia
NCS xin ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục học, CNTT, các GV dạy học Toán về việc dạy học Toán với sự hỗ trợ của CNTT&TT.
6.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
NCS theo dõi, phân tích và đánh giá kết quả tự học của một số HS tham gia thực nghiệm sư phạm để thấy rõ tác động của các tác động sư phạm đối với các đối tượng HS yếu, trung bình, khá và giỏi.
6.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
NCS tổ chức thực nghiệm có đối chứng ở một số trường THPT trên địa bàn thành phố, nông thôn và miền núi.
7. Những luận điểm đưa ra bảo vệ
(1) Việc khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ hỗ trợ HS lớp 12 tự học Toán là khả thi.
(2) Có thể thiết kế, biên tập HLĐT thích hợp nhằm hỗ trợ HS lớp 12 THPT tự học Toán với sự hỗ trợ của ĐTDĐ phù hợp với lý luận và thực tiễn dạy học Toán ở Việt Nam.
(3) Phương án khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ hỗ trợ HS lớp 12 tự học môn Toán là có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng tự học.
8. Đóng góp của luận án
8.1. Đóng góp của luận án về mặt lí luận
(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận về việc khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ hỗ trợ HS tự học Toán.