DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng | Trang | |
Bảng 1.1: | Xác định các tiêu chí khai thác hợp lý các di sản văn hóa | 15 |
Bảng 2.1: | Cơ cấu khách quốc tế đến Hội An phân theo quốc tịch giai đoạn 2010 - 2012 | 49 |
Bảng 2.2: | Số lượt khách đến DSVHTG Thành Nhà Hồ qua các năm 2010 - 2012 | 53 |
Bảng 2.3: | Phân loại các di tích ở Hội An | 54 |
Bảng 2.4: | Kết quả kiểm định trung bình tổng thể (One-Sample T- test) về đánh giá của khách về số lượng các di tích được tham quan tại Hội An | 56 |
Bảng 2.5 : | Kết quả kiểm định trung bình tổng thể (One-Sample T- test) về đánh giá của khách về số lượng các di tích được tham quan tại Mỹ Sơn | 57 |
Bảng 2.6: | Kết quả kiểm định trung bình tổng thể (One-Sample T- test) về đánh giá của khách về số lượng các di tích được tham quan tại Huế | 58 |
Bảng 2.7: | Bảng tiêu chí phân loại mức độ giá trị bảo tồn di tích | 61 |
Bảng 2.8: | Số lượng các di tích theo mức độ giá trị bảo tồn | 62 |
Bảng 2.9: | Kết quả kiểm định trung bình tổng thể (One-Sample T- test) về đánh giá của khách về di sản được tham quan tại Hội An | 64 |
Bảng 2.10: | Kết quả kiểm định trung bình tổng thể (One-Sample T- test) về đánh giá của khách về di sản được tham quan tại Mỹ Sơn | 66 |
Bảng 2.11: | Kết quả kiểm định trung bình tổng thể (One-Sample T- test) về đánh giá của khách du lịch về di sản được tham quan tại Huế | 68 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới nhằm phát triển du lịch miền Trung Việt Nam - 1
- Cơ Sở Khoa Học Về Khai Thác Hợp Lý Các Di Sản Văn Hóa Thế Giới Nhằm Phát Triển Du Lịch
- Những Vấn Đề Cơ Bản Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
- Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa Khách (Du Lịch) Và Chủ (Cộng Đồng) (Katsuhiro, 2012)
Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.
Quỹ trùng tu tu bổ DSVHTG Đô thị cổ Hội An qua các năm 2010 – 2012 | 71 | |
Bảng 2.14: | So sánh giá vé vào cửa tham quan các di sản văn hóa thế giới (áp dụng vào thời điểm tháng 12-2012) | 73 |
Bảng 2.15: | Số lượng các cửa hàng trong khu phố cổ Hội An năm 2012 | 74 |
Bảng 2.16: | Phát triển dịch vụ lưu trú tại Hội An qua các năm 2005- 2012 | 77 |
Bảng 2.17 : | Kết quả kiểm định trung bình tổng thể (One-Sample T- test) về đánh giá của khách du lịch về dịch vụ tại Hội An | 78 |
Bảng 2.18: | Số lượng cơ sở lưu trú tại Thành phố Huế qua các năm 2005 - 2012 | 78 |
Bảng 2.19: | Kết quả kiểm định trung bình tổng thể (One-Sample T- test) về đánh giá của khách du lịch về dịch vụ tại Huế | 79 |
Bảng 2.20: | Doanh thu du lịch tại Hội An giai đoạn 2000 - 2012 | 79 |
Bảng 2.21. | Cơ cấu kinh tế của thành phố Hội An qua các năm 2010 – 2012 | 80 |
Bảng 2.22. | Doanh thu du lịch tại Mỹ Sơn qua các năm 2000 - 2012 | 80 |
Bảng 2.23: | Doanh thu du lịch Huế qua các năm 2000 - 2012 | 81 |
Bảng 2.24: | Cơ cấu doanh thu du lịch Huế 2010 - 2012 | 81 |
Bảng 2.25. | Cơ cấu kinh tế của Thành phố Huế 2000 - 2012 | 82 |
Bảng 2.26: | Số lượng lao động trong ngành du lịch Hội An đến 2012 | 83 |
Bảng 2.27: | Số lượng lao động trong ngành du lịch tại Huế 2000-2012 | 84 |
Bảng 2.28 : | Kết quả kiểm định trung bình tổng thể (One-Sample T- test) về đánh giá của khách du lịch về tình hình an ninh trật tự tại Huế | 89 |
Bảng 2.29: | Tốc độ tăng trưởng khách du lịch đến MT qua các năm 2000 - 2012 | 92 |
Bảng 2.30: | Số lượt khách du lịch đến các tỉnh MT qua các năm 2010 - 2012 | 93 |
Bảng 2.31: | Tỷ trọng khách quốc tế và khách nội địa đến miền Trung so với cả nước giai đoạn 2010 - 2012 | 94 |
Thu nhập xã hội từ du lịch tại khu vực miền Trung giai đoạn 2000 - 2012 | 95 | |
Bảng 2.33: | Cơ cấu kinh tế khu vực miền Trung giai đoạn 2000 - 2012 | 96 |
Bảng 2.34. | GDP của khu vực miền Trung qua các năm 2009 - 2012 | 96 |
Bảng 2.35. | Tỷ trọng đóng góp của du lịch vào GDP miền Trung qua các năm 2009 - 2012 | 97 |
Bảng 2.36: | Số lượng đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế qua các năm 2011 - 2012 | 98 |
Bảng 2.37: | Số lượng cơ sở lưu trú cả nước và miền Trung qua các năm 2011 - 2012 | 99 |
Bảng 2.38: | Tỷ lệ cơ sở lưu trú ở miền Trung so với cả nước qua các năm 2011 - 2012 | 99 |
Bảng 2.39: | Tổng kết các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển du lịch miền Trung | 103 |
Bảng 2.40: | Tổng hợp đánh giá hoạt động khai thác du lịch tại các DSVHTG | 105 |
Bảng 3.1. | Tỷ lệ đóng góp của khách du lịch đến các địa phương có di sản so với tổng số khách du lịch cả nước năm 2012 | 117 |
Bảng 3.2: | Mô hình hồi quy Holt-Winter cho khách du lịch quốc tế (DLQT) đến miền Trung | 127 |
Bảng 3.3: | Mô hình hồi quy Holt-Winter cho khách du lịch nội địa (DLND) đến miền Trung | 128 |
Bảng tổng hợp kết quả dự báo khách du lịch đến miền Trung thời kỳ 2015 – 2020 | 129 | |
Bảng 3.5: | Dự báo doanh thu du lịch miền Trung đến năm 2020 | 129 |
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Tên hình vẽ, biểu đồ, đồ thị | Trang | |
Hình 1.1. | Phân loại DSVHTG | 6 |
Hình 1.2. | Khái niệm về phát triển bền vững | 10 |
Hình 1.3. | Tam giác du lịch bền vững | 11 |
Hình 1.4. | Phân tích mối quan hệ giữa khách (du lịch) và chủ (cộng đồng) (Katsuhiro, 2012) | 12 |
Hình 1.5. | Mô hình 4DGPM phát triển bền vững của di sản văn hóa (Huibin et al., 2013) | 13 |
Hình 1.6. | Mối quan hệ giữa khai thác hợp lý và du lịch bền vững | 14 |
Hình 1.7. | Mô hình khai thác hợp lý di sản văn hóa thế giới | 26 |
Biểu đồ 2.1 | Đánh giá về khai thác hợp lý di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An | 109 |
Biểu đồ 2.2 | Đánh giá về khai thác hợp lý di sản văn hóa thế giới Thánh địa Mỹ Sơn | 109 |
Biểu đồ 2.3 | Đánh giá về khai thác hợp lý di sản văn hóa thế giới Cố đô Huế | 109 |
Đồ thị 3.1 | Đồ thị biểu diễn dự báo số lượt khách quốc tế đến Miền Trung bằng hàm mũ Holt Winter | 127 |
Đồ thị 3.2 | Đồ thị biểu diễn dự báo số lượt khách du lịch nội địa đến Miền Trung bằng hàm mũ Holt Winter | 128 |
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hoạt động du lịch đang ngày càng trở nên phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Xu hướng du lịch văn hoá cũng được nhiều du khách trên thế giới quan tâm. Du lịch văn hóa là loại hình du lịch đặc biệt vì nó giúp cho du khách cảm nhận được các giá trị văn hóa, có thêm những hiểu biết về vùng đất nơi mình đặt chân đến (Lang, 2004). Những tài nguyên du lịch văn hóa là nhân tố chính được đưa vào khai thác để góp phần thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và nghiên cứu (Endresen, 1999). Việc khai thác các tài nguyên này góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch ở các địa phương. Tuy nhiên, nếu không được khai thác hợp lý, các tài nguyên này sẽ ngày càng bị xuống cấp, làm suy giảm chất lượng. Hơn nữa, việc đánh giá chưa đúng đắn về các giá trị văn hóa cũng làm cho việc khai thác các tài nguyên này tràn lan và thiếu hợp lý. Việc làm thế nào để những giá trị tự nhiên và nhân văn được tái hiện, được tôn tạo, được bảo tồn và phát triển, được biến thành các giá trị kinh tế đang là vấn đề được quan tâm chung của những nước có nhiều tiềm năng phát triển hoạt động du lịch.
Miền Trung là khu vực có tiềm năng du lịch rất phong phú và đa dạng. Theo đánh giá của Tổng cục Du lịch Việt Nam, các tỉnh, thành miền Trung có rất nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch. Nhiều điểm du lịch có giá trị được đưa vào các chương trình du lịch để tăng cường khả năng khai thác khách của khu vực. Trong những năm qua, số lượng khách du lịch đến miền Trung tăng lên với tốc độ khả quan, đem lại nguồn thu đáng kể cho phát triển kinh tế, tạo sự thay đổi cho bộ mặt xã hội và đời sống dân cư. Ngoài ra, hệ thống giao thông từ đường bộ, đường không, đường biển đều được đầu tư đồng bộ, tạo thế phát triển liên hoàn về kinh tế - xã hội, du lịch, dịch vụ. Nơi đây có bờ biển dài, bãi biển đẹp rất thuận lợi trong phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp; có các hệ sinh thái điển hình và đa dạng sinh học với 9 vườn Quốc gia, trong đó nổi trội với Phong Nha - Kẻ Bàng... Bên cạnh đó, miền Trung là nơi tập trung toàn bộ các giá trị văn hóa đặc sắc của đất nước được UNESCO công nhận như: quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Đô thị cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, cồng chiêng Tây Nguyên... Đây là các di sản văn hóa thế giới, là những tuyệt tác được thừa kế từ quá khứ và có thể truyền lại cho thế hệ mai sau. Di sản văn hóa thế giới rất quan trọng vì nó gắn liền với quá khứ và hiện tại, nó giúp cho chúng ta thấy được truyền thống, tín ngưỡng, thành tựu
của một đất nước và con người ở đó (Pederson, 2002). Tuy nhiên, cũng giống như nhiều thứ khác, di sản văn hóa rất mỏng manh và nếu chúng ta không giữ gìn cẩn thận rất dễ bị hư hại. Các địa phương miền Trung có lợi thế to lớn với các di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, miền Trung có thể tận dụng và khai thác những nguồn tài nguyên quý giá này để phát triển du lịch. Tuy nhiên, để các tài nguyên luôn nguyên vẹn, việc khai thác phải luôn đi đôi với bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị các di sản văn hóa. Do đó vấn đề khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới được đặt lên hàng đầu, phải làm sao để khai thác để mang đến những lợi ích cho hiện tại mà không gây những ảnh hưởng gì cho thế hệ mai sau.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc này, tác giả đã chọn đề tài: “Khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới nhằm phát triển du lịch miền Trung Việt Nam" làm luận án tiến sĩ kinh tế. Luận án nhằm đưa ra những vấn đề lý luận liên quan đến di sản văn hóa thế giới và các cách thức khai thác hợp lý tài nguyên độc đáo này, đánh giá tình hình khai thác du lịch tại các nơi có các di sản văn hóa thế giới, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới tại miền Trung trong thời gian đến.
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Hiện nay trên thế giới, du lịch là một ngành kinh tế năng động được nhiều quốc gia quan tâm. Ngành du lịch chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia, hàng năm đóng góp một khoản lớn cho ngân sách, đem lại lợi ích to lớn cho các đất nước có tiềm năng du lịch dồi dào, cải thiện và nâng cao đời sống của người dân. Vì vậy hoạt động phát triển du lịch được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong thời gian nghiên cứu làm luận án, tác giả đã tiếp cận các tài liệu liên quan phát triển du lịch, phát triển du lịch bền vững của Arthur Pederson[26], Anna Leask[58], Huibin và các cộng sự[54], Ortega[64], Wray và các cộng sự[73]. Ngoài ra còn có một số nghiên cứu liên quan đến di sản thế giới như: Một số vấn đề đặt ra trong quản lý và PTDL tại các di sản thế giới tại Việt Nam [11], Quy hoạch và định hướng phát triển du lịch tại các khu vực có di sản thế giới tại Việt Nam [42], Quản lý du lịch tại các di sản thế giới [26]. Sau khi nghiên cứu các tài liệu này tác giả nhận thấy chưa có tài liệu nào liên quan đến khai thác du lịch tại các di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam. Việc khai thác các di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam nhằm phát triển du lịch vẫn chưa đựợc quan tâm. Vì vậy cần có nghiên cứu chuyên sâu hơn về vấn đề này.
Để phát triển bền vững các di sản, Arthur Pederson [26] đã có hướng dẫn quản lý di sản theo các nguyên tắc tạo và duy trì việc làm, thu nhập và phát triển của địa phương; Bảo đảm tất cả các hoạt động được phép tại khu di sản phù hợp với bối cảnh tự nhiên và lịch sử của khu vực; Tạo cơ hội cho công tác nghiên cứu có lợi cho xã hội; Giáo dục du khách và cộng đồng địa phương nhằm nâng cao lòng tôn trọng giá trị của khu di sản và khuyến khích quan tâm tới môi trường văn hóa; Tạo dựng hạ tầng cơ sở bảo đảm an toàn cho du khách, bảo vệ môi trường tự nhiên của khu di sản. Trong hướng dẫn này, Pederson đã nhấn mạnh trong quá trình quản lý các di sản phải quan tâm đến sức chứa, giới hạn lượng người ở khu vực di sản nhằm hạn chế những tác động xấu đến di sản. Đây cũng là một yếu tố để đánh giá tính bền vững của du lịch, phải xác định sức tải của điểm du lịch (sức chứa) để xem xét khả năng tiếp nhận được bao nhiêu du khách của điểm đó [12]. Tuy nhiên việc xác định sức tải của mỗi điểm du lịch không phải dễ dàng vì còn phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau.
Mỗi di sản được xem như là một điểm thu hút hấp dẫn các du khách trong và ngoài nước. Điểm thu hút là lý do chính để mọi người đi du lịch đến điểm đến. Việc xác định các thách thức mà các điểm đến phải đối mặt và nhận ra sự tác động của các yếu tố này đến hoạt động quản lý hiệu quả điểm thu hút là vấn đề chính được đặt ra (Anna Leask, 2009). Để quản lý hiệu quả điểm thu hút cần thực hiện theo mô hình: xác định yếu tố, biện pháp hiệu quả và công cụ quản lý. Các yếu tố được xác định thể hiện khía cạnh quản lý bao gồm môi trường cạnh tranh, loại điểm thu hút, hành vi du khách, vốn luân chuyển hàng năm, kỹ năng nhân viên, phát triển sản phẩm. Từ các nhân tố được xác định này sẽ lập ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả như số lượng du khách, sự thỏa mãn của du khách, doanh thu, điểm hòa vốn, mục tiêu giáo dục, mục tiêu cộng đồng, mục tiêu người cấp vốn. Công cụ quản lý được đưa ra nhằm đánh giá điểm thu hút như thu thập dữ liệu du khách, kiểm tra định lượng hành vi du khách, huấn luyện nhân viên, nhận dạng lợi thế cạnh tranh, cộng tác cả trong lẫn ngoài điểm thu hút, đa dạng hóa và phát triển sản phẩm mới.
Trong quá trình phát triển du lịch tại các di sản luôn đối mặt với nhiều áp lực xã hội và môi trường, vì thế làm thế nào để phát triển du lịch bền vững tại các di sản trở nên cấp bách (Huibin et al, 2013). Mô hình 4DGPM được thiết lập trong đó có 4 mục tiêu chính được hướng tới như:
-Mục tiêu nguồn lực: bảo tồn tốt các di sản văn hóa để bảo vệ lịch sử, thừa kế đa dạng văn hóa, giữ gìn bộ mặt truyền thống, giữ tính xác thực văn hóa
- Mục tiêu các bên có liên quan: bao gồm chính quyền địa phương hướng dẫn và thúc đẩy phát triển du lịch, các nhà đầu tư bên ngoài bỏ vốn, các tổ chức phi chính phủ giám sát và đưa ý kiến, ngoài ra còn có một số nhóm có liên quan khác
- Mục tiêu thị trường: phải phát triển thị trường mới và thâm nhập thị trường tiềm năng
- Mục tiêu lợi ích: để phát triển du lịch cần xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và ủng hộ sự tham gia của cộng đồng.
Sự gia tăng của lượng khách du lịch đến các di sản và các điểm thu hút trên toàn thế giới đã dẫn đến những thay đổi trong quản lý du lịch tại các di sản, đặt ra thách thức phát triển du lịch đi liền với bảo tồn di sản (Ortega, 2002). Để tránh các di sản bị suy thoái cần phải có chính sách quản lý như truyền thông về di sản, tài trợ, hợp tác, phát triển bền vững, quản lý du khách. Mục tiêu của chính sách là cân bằng giữa nguồn lực và nhu cầu của du khách, giúp du khách nâng cao hiểu biết từ những chuyến thăm của họ.
Đối với du lịch, những mục tiêu chính cho phát triển bền vững là tăng cường các giá trị tự nhiên và nhân tạo là cơ sở cho hoạt động du lịch; phù hợp với giá trị và nguyện vọng của cộng đồng trong cả ngắn hạn và dài hạn, góp phần vào đời sống và sự phát triển của cộng đồng; phát triển và xúc tiến một cách thích hợp để tạo ra sự phân biệt và cạnh tranh, thích ứng với sự thay đổi của nhu cầu hiện tại và tương lai; tăng cường sự đóng góp của du lịch vào kinh tế địa phương, khuyến khích phát triển các ngành trong dài hạn; tăng cường sức hấp dẫn của điểm đến, nâng cao hình ảnh, tăng lượng khách quay lại, tăng danh tiếng của điểm đến để tăng doanh thu du lịch (Wray et al., 2010).
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, số lượt khách du lịch ngày càng tăng, thu nhập xã hội từ du lịch, tỷ trọng đóng góp của du lịch vào GDP đã đạt được những kết quả cao. Tuy nhiên với những thành tích như vậy nhưng ngành du lịch Việt Nam trong quá trình phát triển vẫn còn gặp nhiều bất cập, nhiều khó khăn trở ngại chưa được giải quyết, kết quả chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế, việc phát triển chưa thực sự bền vững[4]. Đứng trước tình hình trên, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 định hướng cho các ngành, các cấp, các thành phần kinh tế xã hội cùng triển khai thực hiện để tạo những bước phát triển vững chắc cho du lịch Việt Nam [4]. Chiến lược này đã dựa trên phân tích những cơ hội thuận lợi và những khó khăn thách thức cho phát triển du lịch đã xác định các