Cơ Sở Khoa Học Về Khai Thác Hợp Lý Các Di Sản Văn Hóa Thế Giới Nhằm Phát Triển Du Lịch


quan điểm phát triển du lịch Việt Nam đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy các ngành liên quan phát triển. Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế. Phát triển du lịch bền vững, gắn với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước để đầu tư phát triển du lịch, phát huy tối đa tiềm năng thế mạnh về du lịch của các vùng miền trong cả nước. Đây là những định hướng quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển du lịch, đưa du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020 và đưa Việt Nam trở thành một nước có ngành du lịch phát triển vào năm 2030 như mục tiêu tổng quát đã xác định. Chiến lược đặt ra yêu cầu cần chú trọng phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch đường biển, du lịch nghỉ dưỡng biển, tìm hiểu văn hóa lịch sử, đặc biệt xem việc tìm hiểu các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới sẽ trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng du lịch du lịch Bắc Trung Bộ và vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Để hoàn thành mục tiêu đòi hỏi Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch chỉ đạo Bộ Văn hóa thể thao và du lịch cùng các Bộ ngành có liên quan trong việc thực hiện chiến lược, ngoài ra Hiệp hội du lịch, các hội nghề nghiệp và các doanh nghiệp du lịch, tổ chức đơn vị có liên quan cùng tích cực tham gia thực hiện chiến lược phát triển du lịch quốc gia theo quan điểm, định hướng, mục tiêu đã đề ra.Từ Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 [4] đã xác định duyên hải miền Trung thành (1) vùng du lịch Bắc Trung bộ (gồm 6 tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế) và (2) vùng du lịch Duyên hải Nam Trung bộ (gồm 8 tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận). Miền Trung có tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch biển, đảo gắn với các di sản văn hóa đặc sắc và hệ sinh thái đa dạng. Trong tài liệu Quy hoạch phát triển du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung trong liên kết phát triển vùng [29] đã xác định Vùng Bắc Trung Bộ cần làm nổi bật là trung tâm du lịch di sản về văn hóa và sinh thái và Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ cần tập trung phát triển trở thành trung tâm của du lịch nghỉ dưỡng biển gắn với văn hóa miền biển, di sản văn hóa Chăm, văn hóa Sa Huỳnh với các điểm nhấn như các bãi biển đẹp. Do đó định hướng phát triển sản phẩm đặc trưng của vùng du lịch Bắc Trung Bộ là du lịch di sản gắn với du lịch biển đảo, sản phẩm đặc trưng của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là du lịch biển, đảo gắn với hệ thống di sản. Từ đó các tác giả đã chỉ ra giải pháp liên kết để phát triển du lịch của miền Trung, xem


đây là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển du lịch miền Trung, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Một vấn đề quan trọng trong nghiên cứu này đã chỉ ra là thành lập đầu mối chính để triển khai, quản lý và thực hiện liên kết như Uỷ ban liên kết phát triển du lịch Vùng, bên cạnh đó còn có cơ quan tham mưu cho Uỷ ban này là cơ quan điều phối phát triển vùng, thành lập Hiệp hội du lịch Vùng để làm cầu nối liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch. Việt Nam được nhiều du khách lựa chọn, là điểm đến lý tưởng và hấp dẫn vì nơi đây có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng, đặc biệt là các di sản văn hóa thế giới và di sản thiên nhiên thế giới có giá trị đặc sắc. Trong tài liệu Một số vấn đề đặt ra trong quản lý phát triển du lịch tại các di sản thế giới tại Việt Nam [11] trong đó có đề cập đến những ưu điểm và những mặt còn tồn tại trong quá trình khai thác các di sản, đánh giá những tác động tích cực cũng như tiêu cực của việc phát triển di sản ảnh hưởng đến du lịch, từ đó chỉ ra những vấn đề bất cập cần khắc phục để đẩy mạnh phát triển du lịch tại di sản.

Nhìn chung, qua các công trình nghiên cứu liên quan đến du lịch, tác giả đề

tài có một số nhận xét sau:

Ưu điểm: Đây đều là các công trình nghiên cứu công phu của các nhà khoa học, có hệ thống lý luận chặt chẽ và rõ ràng, tiếp cận với các thành tựu về lý luận và thực tiễn nghiên cứu về du lịch tại các nước trên thế giới và tại Việt Nam, có giá trị tham khảo.

Nhược điểm: Chỉ mới dừng lại ở mặt lý luận, nghiên cứu chung. Chưa đi sâu nghiên cứu các di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam nói chung, tại miền Trung nói riêng, số lượng các nghiên cứu ít, đặc biệt là về hoạt động khai thác du lịch tại các di sản văn hóa thế giới. Tuy có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch, khai thác các di sản thế giới nhưng vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu đầy đủ về việc khai thác các di sản văn hóa thế giới một cách hợp lý, giữ gìn tính nguyên vẹn của các di sản, đem lại lợi ích cho cộng đồng, thúc đẩy sự phát triển du lịch. Vì vậy cần có một nghiên cứu cụ thể hơn liên quan đến việc khai thác các di sản văn hóa thế giới nhằm thúc đẩy phát triển du lịch tại miền Trung.

3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

Luận án “Khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới nhằm phát triển du lịch miền Trung Việt Nam“ hướng tới các mục tiêu chính sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.

- Nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến khai thác hợp lý tài nguyên du lịch di sản văn hóa thế giới.

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tài nguyên du lịch di sản văn hóa thế giới,

Khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới nhằm phát triển du lịch miền Trung Việt Nam - 3


xác định các đặc điểm của di sản văn hóa thế giới, đưa ra cơ sở lý luận về khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới nhằm phát triển du lịch

- Xác định mô hình khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới, đồng thời xác định các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá khai thác hợp lý các DSVHTG

- Nghiên cứu khảo sát tình hình phát triển du lịch tại miền Trung, phân tích đánh giá tình hình khai thác du lịch tại các di sản văn hóa thế giới DSVHTG nhằm phát triển du lịch miền Trung Việt Nam, đánh giá tính hợp lý trong khai thác các di sản văn hóa thế giới hiện nay

- Đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm giúp chính quyền địa phương nơi có di sản cùng kết hợp với các đơn vị quản lý các DSVHTG khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới nhằm phát triển du lịch miền Trung-Việt Nam.

Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu của luận án đã xác định các câu hỏi nghiên cứu:

Thế nào là hợp lý trong khai thác các di sản văn hóa thế giới?

Những tiêu chí nào được sử dụng để đánh giá tính hợp lý trong khai thác các DSVHTG?

Khai thác các DSVHTG thúc đẩy du lịch miền Trung phát triển như thế nào?

Những giải pháp nào cần thực hiện để khai thác hợp lý các DSVHTG?

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: đối tượng chính tập trung nghiên cứu là khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới (Cố đô Huế, Đô thị cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Thành Nhà Hồ) như sản phẩm du lịch độc đáo thúc đẩy phát triển du lịch. Khách du lịch tại các di sản, cộng đồng địa phương tại các di sản cũng là đối tượng nghiên cứu bổ trợ.

Phạm vi nghiên cứu được xác định bởi những giới hạn sau:

+ Không gian nghiên cứu: Đề tài giới hạn không gian nghiên cứu chủ yếu ở các di sản văn hóa thế giới vật thể: Cố đô Huế, Đô thị cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Thành Nhà Hồ. Đây là các DSVHTG nằm trong địa bàn hai vùng du lịch là vùng du lịch Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ. Do đó đề tài cũng giới hạn không gian nghiên cứu hoạt động phát triển du lịch chỉ ở 2 vùng du lịch Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ (trong luận án gọi chung là miền Trung)

+ Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình khai thác du lịch tại miền Trung và tại các di sản sử dụng các số liệu giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2012.

+ Phần định hướng và các giải pháp khai thác hợp lý DSVHTG nhằm phát triển du lịch: phục vụ cho giai đoạn đến năm 2015 và 2020.


5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Có 2 phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu bao gồm:

* Phương pháp nghiên cứu phân tích định tính

- Phương pháp nghiên cứu kinh tế: Nghiên cứu các hoạt động kinh tế trong mối liên quan với phát triển du lịch. Qua các tài liệu của UNWTO, Tổng Cục Du lịch VN, các công trình khoa học đã công bố liên quan đến phát triển du lịch, phát triển du lịch bền vững, các nghiên cứu về hoạt động khai thác du lịch tại các nước trong khu vực, từ đó tác giả đã rút ra được những vấn đề quan trọng cần được vận dụng về mặt lý luận trong khai thác hợp lý các DSVHTG, đề xuất các giải pháp để thực hiện.

- Phương pháp phân tích hệ thống: Phân tích một cách có hệ thống các hoạt động du lịch cụ thể để biết được thực trạng khai thác tại các di sản, từ đó xác định các mục tiêu khai thác phát triển du lịch và đề xuất các giải pháp hữu hiệu. Tác giả sử dụng các nguồn số liệu thứ cấp đáng tin cậy được thu thập từ các Tổng Cục Du lịch, Tổng Cục Thống kê, Văn phòng Đại diện Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tại miền Trung, Chi cục Thống kê Thành phố Hội An, Phòng Thương mại Du lịch Hội An, Trung tâm quản lý bảo tồn di tích Hội An, Ban quản lý di tích và du lịch Mỹ Sơn, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế, Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế, Trung tâm bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ. Với nguồn tài liệu này tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích hệ thống để đánh giá tình hình khai thác du lịch tại các di sản.

- Phỏng vấn thu thập ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý du lịch có liên quan đến công tác quản lý du lịch tại các DSVHTG, các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch làm căn cứ để xác định các chỉ tiêu đánh giá tính hợp lý trong khai thác các DSVHTG và đánh giá của các chuyên gia về hoạt động khai thác để đưa ra các kết luận xác đáng, có căn cứ khoa học, có sức thuyết phục cao.

* Phương pháp nghiên cứu phân tích định lượng

- Phương pháp thống kê: Thống kê kết quả điều tra nghiên cứu khách du lịch tại các DSVHTG Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn, sử dụng kết quả điều tra để làm cơ sở đưa ra giải pháp. Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý số liệu để xác định các đánh giá của du khách về tình hình du lịch tại các DSVHTG tại miền Trung.

- Phương pháp phân tích so sánh: tính toán và so sánh các số liệu để tìm ra xu hướng biến động, từ đó đưa ra các nhận định về vấn đề nghiên cứu


- Phương pháp mô hình hồi quy dự báo định lượng: tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy phi tuyến dạng hàm mũ theo mô hình kinh tế lượng Holt-Winter để đưa ra các dự báo, sử dụng phần mềm kinh tế lượng chuyên dụng Eviews 7.0 để giải quyết.

Khung nghiên cứu của luận án

Vấn đề nghiên cứu

Khai thác hợp lý các DSVHTG nhằm phát triển du lịch miền Trung Việt Nam


Mục tiêu nghiên cứu

- Làm rõ tính hợp lý trong khai thác các DSVHTG

- Xác định các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá khai thác hợp lý các DSVHTG

- Phân tích đánh giá hoạt động khai thác các DSVHTG nhằm phát triển du lịch miền Trung Việt Nam

- Đề xuất phương hướng và các giải pháp khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới nhằm phát triển du lịch miền Trung

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu phân tích định tính

Thu thập, phân tích, tổng hợp các thông tin thứ cấp nhằm

- Hệ thống hóa lý luận về khai thác hợp lý các DSVHTG nhằm phát triển du lịch

- Phân tích tình hình khai thác các DSVHTG và đánh giá tính hợp lý trong khai thác

- Xác định các mục tiêu khai thác và phát triển du lịch Miền Trung

- Thu thập ý kiến các chuyên gia nhằm tham khảo ý kiến xác định các chỉ tiêu đánh giá tính hợp lý trong khai thác các DSVHTG

- Phỏng vấn các chuyên gia đánh giá hoạt

động khai thác du lịch tại các di sản

Nghiên cứu phân tích định lượng

- Điều tra bằng bảng hỏi để hiểu biết các đánh giá của khách du lịch về các DSVHTG tại Miền Trung

- Tính toán và so sánh các số liệu để tìm ra xu hướng biến động, từ đó đưa ra các nhận định về vấn đề nghiên cứu

- Sử dụng mô hình hồi quy phi tuyến dạng hàm mũ theo mô hình kinh tế lượng Holt-Winter để đưa ra các dự báo, sử dụng phần mềm kinh tế lượng chuyên dụng Eviews 7.0


Kết quả và hạn chế của nghiên cứu

- Phân tích đánh giá tính hợp lý trong khai thác các DSVHTG nhằm phát triển du lịch miền Trung

- Đề xuất giải pháp khai thác hợp lý DSVHTG nhằm phát triển du lịch tại miền Trung

- Chỉ đề cập đến các DSVHTG vật thể

- Chỉ xác định đánh giá của du khách về các DSVHTG


6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

Qua quá trình nghiên cứu và phân tích, luận án đã đưa ra những đóng góp khoa học cho việc khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới tại miền Trung Việt Nam.

Thứ nhất, luận án đã làm sáng tỏ lý luận cơ bản và khái niệm về di sản văn hóa, di sản văn hóa thế giới, đã hệ thống hóa và đưa ra một số lý luận cơ bản về khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới, đề xuất các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới. Luận án đã chỉ ra rằng, để khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới cần phải khai thác đầy đủ di sản, việc khai thác phải luôn đi đôi với việc trùng tu, tôn tạo và bảo vệ di sản, trong quá trình khai thác phải phát huy được tính độc đáo của các di sản bởi vì đây chính là những yếu tố quan trọng nhất để thu hút các đối tượng du khách, ngoài ra còn đem lại lợi ích cho cộng đồng cư dân địa phương. Hơn nữa, việc khai thác các di sản cần chú ý kết hợp với các loại hình du lịch khác để gia tăng tính phong phú và hấp dẫn, đồng thời phải chú ý đến sức chứa trong quá trình khai thác. Ngoài ra, việc khai thác cần phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường và có vốn đầu tư cho quá trình khai thác và bảo vệ các di sản văn hóa thế giới.

Thứ hai, trên cơ sở phân tích tình hình khai thác du lịch tại các di sản văn hóa thế giới ở các nước, luận án đã rút ra được các bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo trong quá trình khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới tại MT.

Thứ ba, từ việc phân tích tình hình phát triển du lịch tại miền Trung và tình hình khai thác các di sản văn hóa thế giới, luận án đã chỉ ra được những nhược điểm trong quá trình khai thác để từ đó có cơ sở đề xuất các giải pháp.

Thứ tư, điểm mới của luận án là đã đưa ra được hệ thống các giải pháp khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới nhằm phát triển du lịch MT trong thời gian đến.

7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KHAI THÁC HỢP LÝ CÁC DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH MIỀN TRUNG

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC HỢP LÝ CÁC DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH MIỀN TRUNG


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KHAI THÁC HỢP LÝ CÁC DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA

1.1.1. Khái niệm du lịch văn hóa

Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) định nghĩa du lịch văn hóa là loại hình du lịch với động cơ chủ yếu là văn hóa, khách du lịch tham gia vào các tour nghiên cứu, nghệ thuật biểu diễn, các tour văn hóa, du lịch tới các lễ hội và các sự kiện văn hóa khác, thăm các di tích và di chỉ, du lịch nghiên cứu nghệ thuật dân gian và hành hương. Theo nghĩa rộng hơn, DLVH được định nghĩa là toàn bộ những hoạt động của con người vì chúng thỏa mãn nhu cầu cần sự đa dạng, có xu hướng nâng tầm văn hóa của cá nhân và làm đầy lên kiến thức, kinh nghiệm và dẫn đến những cuộc gặp gỡ mới (Pederson, 2002).

Theo Luật Du lịch Việt Nam, du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống [44]. Khi nói đến hoạt động du lịch văn hóa, người ta thường nghĩ đến các nguồn tài nguyên du lịch nhân văn có thể được lôi cuốn vào việc sử dụng cho mục đích du lịch và thoả mãn những nhu cầu của khách du lịch. Du lịch văn hóa chú trọng nhiều đến yếu tố con người, tài nguyên nhân văn và những nét độc đáo về văn hóa. Theo công ước quốc tế về du lịch văn hóa cho rằng du lịch văn hóa tạo cơ hội cho mỗi con người được trải nghiệm những gì quá khứ còn để lại, là động lực tích cực cho việc bảo vệ di sản văn hóa. (ICOMOS :1999).

Du lịch văn hóa là một hình thức đặc biệt của du lịch, có liên quan đến văn hóa của một quốc gia hay khu vực nhằm giới thiệu cho du khách về truyền thống văn hóa của cộng đồng bản địa, lối sống của người dân, lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc, tôn giáo tại nơi đó, du lịch văn hóa đóng một vai trò quan trọng trong phát triển ở khu vực, quốc gia đó (OECD,2009) [63]. Du lịch văn hóa tăng cường nhận thức của các cá nhân về sự đa dạng văn hóa, thêm hiểu biết mới về các quốc gia và nền văn hóa, có thêm kiến thức mới về các bằng chứng văn hóa có giá trị nghệ thuật cao (Muntean và cộng sự, 2012). Thông qua hoạt động tìm hiểu và khám phá, du khách hiểu thêm về những giá trị luôn được bảo vệ và gìn giữ cho các thế hệ tương lai.

Du lịch văn hóa giúp khách du lịch thỏa mãn nhu cầu du lịch văn hóa. Khách du lịch khi tiếp cận với các di sản văn hóa sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái, văn hóa và lối sống của cộng đồng [63,71]. Cũng giống như các loại hình du lịch khác, du lịch văn hóa có tác động đến môi trường và kinh tế, thúc đẩy phát triển


kinh tế, nâng cao thu nhập từ du lịch của người dân địa phương thông qua việc tiêu dùng của du khách [63].

Theo tác giả : « Du lịch văn hóa là loại hình du lịch nhằm nâng cao hiểu biết của du khách về các giá trị văn hóa lịch sử đặc sắc của điểm đến, chú trọng đến trách nhiệm của người tham gia đối với các giá trị văn hóa, góp phần gìn giữ và bảo vệ nguồn tài nguyên nhân văn và đảm bảo lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương một cách bền vững »

Điều kiện quan trọng để phát triển DLVH là các tài nguyên du lịch nhân văn, du khách khi tham gia loại hình du lịch văn hóa sẽ thu thập kiến thức về các giá trị văn hóa, tích lũy kinh nghiệm để thỏa mãn nhu cầu du lịch của mình (Leask 2012). Đặc biệt các di sản văn hóa thường có được sự quan tâm của khách du lịch khi tham gia các hành trình du lịch văn hóa. DSVH tượng trưng cho các công trình tổng hợp do con người tạo ra gắn liền với sự hình thành phát triển của nhân loại dưới những ảnh hưởng của môi trường tự nhiên và xã hội. (Myra L. Shackley, 2000). "DSVH vật thể và DSVH phi vật thể là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [Luật Di sản, 2009, trang 12]. Du lịch di sản văn hóa là một hình thức đặc biệt của du lịch văn hóa, góp phần vào việc phát hiện ra sự đa dạng văn hóa trên thế giới.

1.1.2. Khái niệm du lịch di sản văn hóa

Di sản văn hóa khi kết hợp với du lịch trở thành thành phần thúc đẩy DL phát triển. Di sản văn hóa là nguồn tài nguyên vô giá cho bất kỳ quốc gia nào, đóng vai trò vô cùng to lớn trong việc thu hút khách du lịch. Sức hấp dẫn của các DSVH luôn là yếu tố tiên quyết thúc đẩy động cơ đi du lịch của du khách. DSVH như các điểm thu hút có giá trị là lý do chính để mọi người đến tham quan, tìm hiểu. Những sản phẩm du lịch độc đáo được tạo ra nhằm khuyến khích du khách đến với các di sản (Wei Hu, 2011). Do đó, nếu không có các DSVH thì du lịch sẽ không tồn tại. Các DSVH với các giá trị đặc sắc được UNESCO công nhận trở thành yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch của điểm đến. Các DSVH thế giới là những điểm tham quan được du khách lựa chọn trong chuyến đi của mình. Để khách du lịch tham gia vào các chuyến đi tham quan các DSVH, cần có sự tham gia của các bên như chính quyền địa phương nơi có di sản, các tổ chức phi chính phủ, các công ty du lịch chuyên tổ chức tour và cộng đồng cư dân địa phương. Theo ICOMOS, trong quá trình khai thác các di sản, sự tham gia và hợp tác giữa các cộng đồng địa phương hoặc bản địa đại diện, các nhà bảo tồn, các điều hành viên du lịch, chủ sở hữu tài sản, các nhà hoạch định chính sách, các nhà làm kế hoạch phát triển quốc gia và các nhà quản lý di tích là cần thiết để thực hiện

Xem tất cả 280 trang.

Ngày đăng: 19/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí