Hình Thức Sổ Kế Toán Được Sử Dụng Trong Công Ty:

+ Chịu trách nhiệm đảm bảo quỹ tiền mặt tại Công ty, đảm bảo cho quá trình luân chuyển vốn của Công ty

+ Thường xuyên tiến hành kiểm kê và đối chiếu lượng tiền mặt hiện có với kế toán thanh toán

1.3.2- Hình thức sổ kế toán được sử dụng trong Công ty:

* Hình thức sổ kế toán:

Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp. Dựa trên quy mô, đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý, Công ty sử dụng hệ thống sổ sách theo hình thức Chứng từ ghi sổ để ghi chép, sử dụng

, bảo quản, lưu trữ sổ sách kế toán.

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:

Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:

- Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.

- Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

Chứng từ chi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.

Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ keese toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.

Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần nhà thép Đinh Lê - 3

Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:

- Chứng từ ghi sổ;

- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ:

- Sổ Cái;

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

* Trình tự ghi sổ kế toán:

(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

(2) Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng cân đối số phát sinh.

(3) Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng Tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinhh Có của tất các tài khoản trên bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng Tổng hợp chi tiết.


Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ.

Chứng từ kế toán

Sổ quỹ

Bảng tổng hợp kế toán chứng từ cùng loại

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

CHỨNG TỪ GHI SỔ

Sổ cái

Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra


* Luân chuyển chứng từ:

- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán;

- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Giám đốc doanh nghiệp ký duyệt;

- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;

- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.


1.3.3- Một số đặc điểm kinh tế tài chính khác:

- Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm dương lịch.

- Đơn vị tiền tệ để ghi chép kế toán và nguyên tắc ghi chép, chuyển đổi các đồng tiền khác: Đơn vị tiền tệ để ghi chép là Việt Nam đồng (VND); nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền khác là theo tỷ giá thông báo của ngân hàng ngoại thương.

- Phương pháp kế toán TSCĐ: Nguyên tắc đánh giá tài sản là theo nguyên giá và giá trị còn lại; Phương pháp khấu hao áp dụng : theo phương pháp khấu hao bình quân năm sử dụng(khấu hao đường thẳng).

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Nguyên tắc tính giá hàng tồn kho là theo giá gốc; Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.

- Phương pháp tính thuế GTGT : Theo phương pháp khấu trừ

Đặc điểm tổ chức hệ thống chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán áp dụng tại Công ty được thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định trong chế độ này.

Hệ thống biểu, mẫu chứng từ kế toán được áp dụng tại Công ty, gồm: 5 chỉ

tiêu:


+ Chỉ tiêu lao động tiền lương

+ Chỉ tiêu hàng tồn kho

+ Chỉ tiêu bán hàng

+ Chỉ tiêu tiền tệ

+ Chỉ tiêu TSCĐ

Đặc điểm tổ chức hệ thống tài khoản kế toán

Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung kinh tế. Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính bao gồm 9 loại tài khoản trong bảng cân đối kế toán và 6 TK ngoài bảng.

Đặc điểm tổ chức hệ thống báo cáo

DN lập và trình bày báo cáo tài chính tuân thủ các yêu cầu qui định tại Chuẩn

mực kế toán số 21 - Trình bày báo cáo tài chính.

Báo cáo tài chính của Công ty được lập theo đúng chuẩn mực cả về nội dung và số lượng các báo cáo bắt buộc. Bao gồm 4 báo cáo bắt buộc và các báo cáo nhằm mục đích quản trị khác.


PHẦN II:

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN NHÀ THÉP ĐINH LÊ.

2.1. Đặc điểm và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Nhà thép Đinh Lê:

Công ty Cổ phần Nhà thép Đinh Lê là một doanh nghiệp xây dựng có quy mô, số lượng công trình nhiều, để tạo thành những công trình, sản phẩm, Công ty sử dụng nhhiều loại vật tư, vật liệu khác nhau, số lượng mỗi loại lớn, giá trị cao.

Xét về mặt chi phí, nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và trong giá thành công trình, đặc biệt là các chi phí nguyên vật liệu chính như thép, tôn, gạch, xi măng, cát, sỏi... Chỉ cần có một thay đổi nhỏ về giá mua nguyên vật liệu cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành công trình của Công ty.

2.1.1. Phân loại nguyên vật liệu:

+ Nguyên vật liệu chính: Là cơ sở hình thành sản phẩm của Công ty như: thép

cán nóng, thép mạ kẽm, thép mạ nhôm – kẽm, …


+ Nguyên vật liệu phụ: Tham gia phục vụ cho quá trình sản xuất thi công như

Bulong, ốc, vít, gạch, xi măng, dây đai an toàn,…


+ Nhiên liệu: Là bộ phận đặc biệt cuả nguyên vật liệu, có tác dụng tạo ra năng lượng phục vụ cho sản xuất

Để tiện cho công tác hạch toán và theo yêu cầu đặc điểm của công việc, các loại

vật liệu chính, phụ và nhiên liệu đều hạch toán chung vào tài khoản 152.


2.1.2. Đánh giá nguyên vật liệu

Đánh giá vật liệu là sự xác định giá trị vật liệu theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo yêu cầu chân thực, thống nhất. Nhằm thực hiện công tác kế toán một cách thuận tiện, công ty sử dụng giá trị thực tế để hạch toán vật liệu nhập, xuất kho.

* Đánh giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho:

Công ty mua nguyên vật liệu thường là với số lượng lớn với phương thức nhận tại kho nên các chi phí thu mua thực tế phát sinh (vận chuyển, bốc dỡ) do bên bán chịu, mọi chi phí này đều được bên bán thể hiện thông qua giá bán ghi trên hoá đơn. Vì vậy , giá thực tế của nguyên vật liệu chính là giá ghi trên hoá đơn ( không bao gồm thuế GTGT đầu vào)

Cá biệt có những trường hợp, đối với các loại vật tư phụ có số lượng nhỏ, Công ty tổ chức thu mua trực tiếp và vận chuyển về công trình nhập kho. lúc này giá thực tế của nguyên vật liệu là giá mua ghi trên hoá đơn ( không bao gồm thuế GTGT đầu vào) cộng với các khoản chi phí thu mua thực tế phát sinh như vận chuyển, bốc dỡ..

* Đánh giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho:


Khi xuất nguyên vật liệu, kế toán tính giá thực tế xuất kho theo phương pháp nhập trước-xuất trước. Do kho nằm tại công trình nên thường là có quy mô nhỏ, không thể chứa nhiều vật liệu nên giá thực tế nguyên vật liệu được ghi thường xuyên khi hạch toán, nếu hết nguyên vật liệu thì lại nhập tiếp.

Theo phương pháp nhập trước xuất trước, giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất kho được tính như sau:

Trị giá vật liệu xuất = lượng vật liệu xuất * đơn giá thực tế vật liệu mua trước.


Ví dụ:


Đầu tháng, lượng thép tồn kho đầu kỳ: 2,5 tấn, đơn giá 16.600 triệu đồng/tấn. Ngày 05/08, nhập kho 2 tấn thép, đơn giá 16.000 trđ/tấn. Tới ngày 17/08, xuất kho 3 tấn cho sản xuất. Khi đó ta có trị giá nguyên vật liệu xuất kho:

Giá trị VL xuất = 2,5 x 16.600 + 0.5 x 16.000 = 49.500 triệu đồng.


2.1.3. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu:

Do vật liệu trong Công ty chiếm tỷ trọng lớn mà phần lớn lại là mua ngoài và một phần từ gia công. Vì vậy, việc quản lý vật tư là rất cần thiết. Mặt khác, tổ chức quản lý tốt nguyên vật liệu là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho Công ty. Trên cơ sở nhận thức rò điều đó, công ty đã tổ chức quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu tại tất cả các khâu.

Khâu thu mua: Việc thu mua nguyên vật liệu được thực hiện trên kế hoạch sản xuất thông qua các chỉ tiêu quy định của Công ty mà lập kế hoạch thu mua vật liệu cho từng tháng, quý, năm sao cho vừa tiết kiệm được các chi phí vừa đem lại hiệu quả cao.

Vật liệu phải đảm bảo đầy đủ về số lượng, chủng loại và chất lượng, có nguồn cung cấp tương đối ổn định, có đội ngũ chuyên làm nhiệm vụ thu mua. Việc giao nhận vật liệu được theo dòi từ khi vận chuyển đến khi mua về nhập kho, có bộ phận kiểm tra chất lượng làm nhiệm vụ kiểm tra phẩm chất, quy cách của vật liệu.

Khâu bảo quản: Công ty cũng đã xây dựng hệ thống kho vật tư rộng rãi chắc chắn ngay tại nơi sản xuất để có thể cung cấp kịp thời nguyên vật liệu cho các xưởng sản xuất. Những kho này được xây dựng khá kiên cố và được sử dụng trong thời gian dài. Đồng thời công ty có một đội ngũ nhân viên thủ kho có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn để quản lý nguyên vật liệu tồn kho và thực hiện các nghiệp vụ nhập, xuất kho.

Khâu sử dụng: Phần lớn nguyên vật liệu được xuất cho việc sản xuất và được quản lý theo định mức nguyên vật liệu mà công ty đã quy định cho. Việc xuất kho vật tư đòi hỏi phải có đầy đủ hoá đơn, chứng từ cần thiết, có sự ký duyệt của ban lãnh đạo, các phòng ban liên quan, được tiến hành theo đúng thủ tục và được ghi chép đầy đủ, chính xác, nhằm đảm bảo sự hợp lý, đầy đủ, tiết kiệm và hiệu quả trong sử dụng nguyên vật liệu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2022