Tổng Hợp Vị Thế Cạnh Tranh Của Các Doanh Nghiệp Lữ Hành Quốc Tế Trong Nước


doanh của các doanh nghiệp trong nước cao hơn doanh nghiệp liên doanh có thể do các liên doanh đang phải đầu tư để hạn chế các tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ hoặc cũng có thể do cách “tính” lợi nhuận của các doanh nghiệp này.

* Khả năng quản lý và đổi mới:


Ở nhóm nhân tố này, giá trị bình quân các chỉ số của các doanh nghiệp lữ hành trong nước thấp hơn rất nhiều so với các liên doanh (chỉ bằng 52%). Hầu hết các doanh nghiệp lữ hành trong nước chưa tiến hành xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh hoặc nếu có chỉ mang tính hình thức. Dù hoạt động trong một ngành nhiều rủi ro nhưng đến nay vẫn còn 91.3% các doanh nghiệp lữ hành trong nước chưa có ý định xây dựng cho mình một chiến lược quản lý khủng hoảng. Bên cạnh đó Khả năng ứng dụng công nghệ quản lý còn rất thấp (thậm chí không có) cùng với công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tuỳ tiện và thiếu khoa học của đa số các doanh nghiệp lữ hành trong nước vẫn là một căn bệnh trầm kha.

* Khả năng liên kết và hợp tác:


Nhìn chung, khả năng này của các các doanh nghiệp lữ hành trong nước cao hơn của các liên doanh. Ưu thế của các doanh nghiệp lữ hành trong nước là khả năng liên kết với các nhà cung cấp và sử dụng sử dụng các kênh phân phối đa dạng hơn các liên doanh. Tuy nhiên, mặc dù không sử dụng nhiều các mối liên kết và hợp tác nhưng các doanh nghiệp liên doanh lại duy trì các quan hệ này một cách chặt chẽ và ổn định hơn các doanh nghiệp trong nước.


Bảng 2.15. Tổng hợp vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trong nước

Điểm mạnh Điểm yếu

Đã có kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam

Được phép kinh doanh cả du lịch nội địa, inbound và outbound

Một số doanh nghiệp lớn có tiềm lực đủ mạnh và chủ động được các yếu tố đầu vào

Có kinh nghiệm và thông tin trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện sản phẩm

Hệ thống phân phối đa dạng và tương đối ổn định

Thị trường mục tiêu đa dạng và linh hoạt

Tác động của các xu hướng bất lợi trên thị trường quốc tế chưa cao.

Có khả năng duy trì được một mức giá hợp lý

Hiệu quả kinh doanh trong ngắn hạn vẫn duy trì ở mức độ tốt.

Thương hiệu ở thị trường trong nước phủ rộng hơn các doanh nghiệp liên doanh

Khả năng hợp tác và liên kết với các nhà cung cấp trong nước khá tốt

Tính linh hoạt trong việc xác định mục tiêu, quản lý và tiếp cận thị trường cao

Khả năng cạnh tranh thấp

Đa số các doanh nghiệp không có thương hiệu mạnh

Đa số doanh nghiệp có tiềm lực tài chính thấp, quy mô nhỏ

Vốn lưu động ít, khó triển khai các hoạt động dài hạn

Nguồn nhân lực không ổn định , tỷ lệ biến động nhân lực cao

Thiếu nguồn nhân lực có kinh nghiệm và trình độ

Hoạt động quản trị nhân sự chưa tốt

Ít khả năng, cơ hội tiếp cận và phát triển trường quốc tế

Chất lượng sản phẩm không ổn định

Khả năng xây dựng và phát triển sản phẩm mới không cao

Chi phí nghiên cứu và phát triển thấp ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài

Hệ thống sản phẩm thiếu đa dạng, mức độ phù hợp với thị trường thế giới chưa cao.

Hiệu quả kinh doanh không ổn định

Kinh nghiệm kinh doanh quốc tế và mức độ am hiểu thị trường thấp

Khả năng và trình độ quản lý còn nhiều hạn chế, nhiều doanh nghiệp chưa ứng dụng các công cụ quản lý hiện đại

Nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng và triển khai các chiến lược dài hạn và nếu có thì vẫn mang tính hình thức

Hầu hết chưa có chiến lược quản lý khủng hoảng nên khả năng đối mặt và giải quyết rủ ro trong kinh doanh thấp.

Khả năng liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp lữ hành với nhau cũng như với các công ty gửi khách là không cao


Tựu chung lại mặt bằng chung khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước còn thấp hơn các doanh nghiệp liên doanh. Dù các doanh nghiệp lữ hành trong nước có 3 nhóm nhân tố có ưu thế và 3 nhóm nhân tố bất lợi so với các liên doanh nhưng trong đó nhiều ưu thế chỉ có ý nghĩa trong ngắn hạn, không ổn định và cũng không tạo ra được sự khác biệt lớn. Các doanh nghiệp lữ hành trong nước có lợi thế về kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam và được phép kinh doanh cả 3 lĩnh vực là nội địa, inbound và outbound nhưng về tổng thể, khả năng cạnh tranh chung của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam hiện nay chỉ ở mức độ trung bình (TCBIVN= 0.3349) trong khi khả năng này của các doanh nghiệp liên doanh hiện đang duy trì ở mức khá tốt (TBCILD = 0.5355).


0 .8 7

0 .7 1

0 .6 3

0 .5 4

0.47

0.45

0.48

0 .4 5

0.41

0.33

0.23

0.200 .17

0 .2 0

1.0


0.9


0.8


0.7


Giá trị chỉ số

0.6


0.5


0.4


0.3


0.2


0.1


DNLH trong nước


DNLH có vốn đầu tư nước ngoài


0.0

Nguồn lực


Thị phần


Sản phẩm


Hiệu quả


Quản lý


Liên kết


TBCI

Khả năng cạnh tranh


Hình 2.4. So sánh khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trong nước với các liên doanh


Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

3.1. Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế

3.1.1. Các cam kết gia nhập WTO trong lĩnh vực du lịch của Việt Nam

Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam được bắt đầu ngay khi tổ chức này được thành lập. Tuy nhiên quá trình gia nhập này của chúng ta khá khó khăn và lâu dài. Để có thể trở thành thành viên chính thức của WTO ngày 07/11/2006, chúng ta đã phải đã trải qua hơn 11 năm với 14 phiên họp đa phương và hàng chục phiên họp song phương chính thức.

Bên cạnh các cam kết chung của nhóm ngành dịch vụ (xem phụ lục 7), trong lĩnh vực du lịch, Việt Nam có những cam kết gia nhập tương đối rộng mở. Theo đó, Việt Nam chỉ cam kết mở cửa đối với các phân ngành dịch vụ đại lý du lịch và kinh doanh lữ hành, dịch vụ sắp xếp chỗ trong khách sạn, cung cấp thức ăn và đồ uống.

Bảng 3.1 .Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan


Ngành và phân ngành (i)

Hạn chế tiếp cận thị trường (ii)

Hạn chế đối xử quốc gia (iii)

A. Khách sạn và nhà hàng bao gồm:

(1) Không hạn chế.

(1) Không hạn chế.

- Dịch vụ xếp chỗ ở khách sạn

(2) Không hạn chế.

(2) Không hạn chế.

(CPC 64110)



- Dịch vụ cung cấp thức ăn (CPC

(3) Không hạn chế, ngoại trừ

(3) Không hạn chế.

642) và đồ uống (CPC 643)

trong vòng 8 năm kể từ ngày



gia nhập, việc cung cấp dịch



vụ cần tiến hành song song



với đầu tư xây dựng, nâng



cấp, cải tạo hoặc mua lại



khách sạn. Sau đó không hạn



chế.



(4) Chưa cam kết, trừ các

(4) Chưa cam kết, trừ các cam


cam kết chung.

kết chung

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO - 15


Ngành và phân ngành (i)

Hạn chế tiếp cận thị trường (ii)

Hạn chế đối xử quốc gia (iii)

B. Dịch vụ đại lý lữ hành và điều

(1) Không hạn chế.

(1) Không hạn chế.

hành tour du lịch (CPC 7471)

(2) Không hạn chế.

(2) Không hạn chế.


(3) Không hạn chế, ngoại trừ:

(3) Không hạn chế, trừ hướng


Các nhà cung cấp dịch vụ

dẫn viên du lịch trong doanh


nước ngoài được phép cung

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài


cấp dịch vụ dưới hình thức

phải là công dân Việt Nam. Các


liên doanh với đối tác Việt

doanh nghiệp cung cấp dịch vụ


Nam mà không bị hạn chế

có vốn đầu tư nước ngoài chỉ


phần vốn góp của phía nước

được phép cung cấp dịch vụ đưa


ngoài.

khách vào du lịch Việt Nam



(inbound) và lữ hành nội địa đối



với khách vào du lịch Việt Nam



như là một phần của dịch vụ đưa



khách vào du lịch Việt Nam.


(4) Chưa cam kết, trừ các

(4) Chưa cam kết, trừ các cam


cam kết chung

kết chung.

Phương thức cung cấp: (1) Cung cấp qua biên giới (2) Tiêu dùng ở nước ngoài

(3) Hiện diện thương mại (4) Hiện diện của thể nhân


Trong các cam kết gia nhập WTO, Việt Nam cam kết không hạn chế đối với phương thức cung cấp qua biên giới (1) và tiêu dùng ngoài lãnh thổ (2). Đối với phương thức hiện diện thương mại (3), Việt Nam cũng cam kết xoá bỏ hạn chế vốn sở hữu nước ngoài với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức liên doanh, liên kết trong hoạt động đại lý du lịch, kinh doanh lữ hành du lịch (sau thời gian gia nhập WTO từ 3 đến 5 năm tuỳ thuộc các hiệp định song phương và đa phương). Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ đưa khách du lịch vào Việt Nam mà không được phép thực hiện các dịch vụ gửi khách Việt Nam ra nước ngoài. Đối với các cam kết về hiện diện thể nhân (4), các công ty nước ngoài được phép đưa người vào làm việc tại Việt Nam nhưng tối thiểu phải có 20% cán bộ quản lý của công ty là người có quốc tịch Việt Nam. Trong cam kết về hiện diện thể nhân này, Việt Nam chỉ cho phép công dân của mình hành nghề hướng dẫn


viên du lịch, các hướng dẫn viên du lịch nước ngoài không được phép hành nghề tại Việt Nam.

Nhìn chung, Việt Nam đã cam kết mở của thị trường du lịch một cách khá rộng rãi so với các ngành dịch vụ khác. Nếu theo đúng lộ trình cam kết thì chỉ cuối năm 2009 các công ty du lịch của Mỹ có thể hiện diện tại Việt Nam và đến cuối năm 2011 các công ty của các nước thành viên WTO sẽ được phép kinh doanh lữ hành inbound tại Việt Nam (chậm hơn 2 năm so với các công ty của Mỹ do các cam kết của Việt Nam trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ).

3.1.2. Kịch bản cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Xét trên phương diện tổng quát, việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO sẽ tác động đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trong nước trên các góc độ chính sau:

Gia tăng cường độ cạnh tranh: Khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO thì chắc chắn sẽ xuất hiện thêm các doanh nghiệp lữ hành quốc tế có vốn đầu tư nước ngoài. Do sự tăng lên của các đối thủ cạnh tranh nên cường độ cạnh tranh trên thị trường lữ hành cũng sẽ gia tăng. Tuy nhiên mức độ và cường độ cạnh tranh còn tuy thuộc vào thời điểm các doanh nghiệp nước ngoài xuất hiện tại Việt Nam

Thay đổi tương quan nguồn lực: Nguồn lực của doanh nghiệp là nhân tố quan trọng nhất tạo nên lợi thế cạnh tranh. Khi xuất hiện thêm các doanh nghiệp nước ngoài thì tương quan nguồn lực giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài sẽ có sự thay đổi. Điều này sẽ dẫn đến những thay đổi lớn trong tương quan khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành.


Quy mô thị trường được mở rộng: Đây là điều chắc chắn sẽ xảy ra và chỉ phụ thuộc vào thời điểm và thị trường lữ hành quốc tế. Khi quy mô thị trường được mở rộng thì một mặt nó sẽ làm giảm áp lực cạnh tranh trên thị trường. Nhưng mặt khác việc gia tăng quy mô này sẽ làm tăng sức thu hút của Du lịch Việt Nam đối với các doanh nghiệp lữ hành nước ngoài và có thể sẽ dẫn đến việc xuất hiện ngày càng nhiều của các doanh nghiệp này làm tăng cường độ cạnh tranh.

Tăng nguồn cung trong nước: Việc gia nhập WTO sẽ làm gia tăng các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (cả trực tiếp và gián tiếp) và theo đó là các nguồn lực về khoa học, công nghệ cũng như nguồn nhân lực tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế trong đó có du lịch. Điều này sẽ có những tác động mạnh, làm gia tăng nguồn cung du lịch của Việt Nam. Khi nguồn cung trong nước gia tăng, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế sẽ có nhiều điều kiện để đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm để từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh cũng như mở rộng thị trường.

Tuy nhiên có thể nhận thấy các tác động kể trên sẽ diễn ra tại các thời điểm khác nhau với mức độ khác nhau. Qua quan sát diễn biến trên thị trường lữ hành của Việt Nam trong thời gian qua có thể khái quát kịch bản cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành sau khi Việt Nam gia nhập WTO như sau:

3.1.2.1. Giai đoạn từ 2007 - 2011

Đây là giai đoạn đầu sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Ở giai đoạn này, các doanh nghiệp lữ hành nước ngoài chưa được phép hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Đây là giai đoạn mà các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trong nước có thể tận dụng những cơ hội tích cực do WTO mang lại để củng cố nguồn lực, phát triển thị trường nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, thực tế


thời gian qua, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu nên thị trường lữ hành quốc tế của Việt Nam bị thu hẹp dẫn đến khả năng phát triển thị trường của các doanh nghiệp trong nước cũng bị hạn chế. Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp lữ hành của Việt Nam vẫn có thể tận dụng cơ hội này để gia tăng nguồn lực đặc biệt là nguồn vốn, quan hệ và khả năng quản lý. Đây cũng là thời gian mà các doanh nghiệp lữ hành nước ngoài nghiên cứu và xem xét các khả năng triển khai hoạt động của mình tại Việt Nam.

3.1.2.2. Giai đoạn từ 2011 - 2015:


Đây là giai đoạn đầu tiên sau khi các doanh nghiệp lữ hành nước ngoài được phép triển khai các hoạt động kinh doanh lữ hành inbound tại Việt Nam. Năm 2015 cũng được dự báo là thời điểm mà nền kinh tế thế giới nói chung và thị trường lữ hành quốc tế nói riêng hồi phục hoàn toàn và có những bước phát triển mới. Trong giai đoạn này, áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài sẽ trở nên rõ nét hơn đối với các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam.

Mặc dù có một số dự báo cho rằng các hãng lữ hành lớn của thế giới sẽ xuất hiện tại Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp có vốn nước ngoài ngay sau thời điểm 2011 nhưng với quy mô thị trường chưa thực sự lớn và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thì việc này ít có khả năng xảy ra. Trong giai đoạn này, nhiều khả năng sẽ xuất hiện một số doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ của một số thị trường gửi khách chính của Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp và Mỹ. Đây cũng là giai đoạn các doanh nghiệp của Việt Kiều tại Đông Âu, Pháp, Mỹ, Canada đẩy mạnh các hoạt động gửi khách về Việt Nam và việc hình thành nên các công ty 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Xem tất cả 218 trang.

Ngày đăng: 01/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí