Kết nối vùng trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình theo hướng bền vững - 19

Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng mô hình du lịch cộng đồng và cơ chế cụ thể phù hợp với đặc thù kinh tế - xã hội và tập quán sinh hoạt của cộng đồng trên các vùng địa lý khác nhau nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển du lịch cộng đồng; cho sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch như hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề du lịch, cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch,…

PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Từ kết quả phân tích nghiên cứu của đề tài Luận án Kết nối vùng trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình theo hướng bền vững”, tác giả đưa ra một số kết luận như sau:

Chủ đề kết nối vùng trong phát triển du lịch đã thực sự thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả, các nhà khoa học. Nếu như ở nước ngoài, các nghiên cứu về kết nối vùng trong phát triển du lịch là khá đa dạng thì ở Việt Nam chủ đề này vẫn còn nhiều khoảng trống để nghiên cứu, đặc biệt là khi nghiên cứu về kết nối vùng trong phát triển du lịch được thực hiện tại một địa phương là những khoảng trống về lý luận và thực tiễn cần được làm sáng tỏ. Trên cơ sở tiếp cận và vận dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp, luận án đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng kết nối vùng trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình trên phương diện vĩ mô (quản lý nhà nước trong các hoạt động kết nối vùng) và bình diện vi mô (liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch, các bên liên quan); tác động của kết nối vùng đến kết quả và hiệu quả hoạt động du lịch ở tỉnh Quảng Bình; tính bền vững trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình dựa trên các hoạt động hợp tác kết nối vùng; những yếu tố ảnh hưởng đến kết nối vùng trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, Chính quyền địa phương và các doanh nghiệp du lịch tỉnh Quảng Bình đã nhận thức được tầm quan trọng của kết nối vùng đối với sự phát triển ngành du lịch. Điều đó đã thể hiện bằng các quan điểm, mục tiêu và giải pháp được nêu rõ trong các chương trình, chính sách phát triển du lịch của tỉnh Quảng Bình, cũng như sự tham gia hợp tác liên kết địa phương từ phía cơ quan quản lý, hiệp hội du lịch, doanh nghiệp và các bên liên quan trong các hoạt động xúc tiến du lịch, kết nối giao thông vận tải, phát triển sản phẩm du lịch và đào tạo nhân lực. Cơ chế hợp tác liên kết giữa Quảng Bình và các địa phương trong khối liên kết đã được thực thi thông qua việc thành lập Ban điều phối hợp tác phát triển du lịch nhằm thống nhất trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hợp tác chung.

Cùng với vai trò định hướng, đưa ra các chủ trương trong kết nối vùng từ phía chính quyền địa phương (UBND tỉnh Quảng Bình và Sở Du lịch), Hiệp hội du lịch đã trở thành cầu nối quan trọng giữa chính quyền địa phương và các doanh nghiệp du lịch ở trên địa bàn

tỉnh để việc huy động và chia sẻ các nguồn lực cùng tham gia các hoạt động liên kết xúc tiến, quảng bá du lịch. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch cũng tự tổ chức các hoạt động hợp tác liên kết doanh nghiệp ở ngoài tỉnh nhằm xây dựng và phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, tất cả vì mục tiêu hợp tác cùng có lợi.

Từ những chương trình hợp tác kết nối vùng du lịch, các sản phẩm du lịch liên vùng đã được hình thành và đưa vào khai thác như “Con đường di sản miền Trung”; “Hoài niệm chiến trường xưa”; “Đường Hồ Chí Minh huyền thoại”; “Con đường sinh thái, văn hóa tâm linh Bắc miền Trung”. Bên cạnh đó, các tuyến đường hàng không được thiết lập mở ra nhiều cơ hội để thu hút và phân phối dòng khách du lịch từ các vùng và trung tâm du lịch lớn trong và ngoài nước đến với Quảng Bình (Đồng Hới – Cát Bi; Đồng Hới – Chiang Mai, Thái Lan)

Tuy nhiên, kết nối vùng trong phát triển du lịch giữa tỉnh Quảng Bình với các địa phương trong vùng, ngoài vùng còn nặng hình thức; sự phối hợp giữa du lịch với các ngành liên quan còn bất cập. Cách quản lý điểm đến hiện nay vẫn được thực hiện theo sự phân chia địa giới và tổ chức hành chính; cơ chế chính sách giữa Quảng Bình với các địa phương chưa đồng bộ; chưa có được sự liên kết trong xây dựng và điều phối chung toàn vùng hoặc giữa Quảng Bình với các địa phương tham gia liên kết về chiến lược phát triển, quy hoạch, đầu tư, phát triển du lịch và quản trị tài nguyên du lịch dẫn đến sự thiếu thống nhất về thể chế chính sách, thu hút đầu tư, phân bổ nguồn lực, thiết lập hạ tầng du lịch chung, liên kết phụ trợ giữa các doanh nghiệp du lịch trong vùng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Kết nối vùng trong phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Bình mới chỉ dừng lại ở cấp độ quản lý nhà nước, các hiệp hội du lịch trong hoạt động xúc tiến quảng bá và trao đổi kinh nghiệm về quản lý và đào tạo nguồn nhân lực; hoặc chỉ được thực hiện qua những chuyến trao đổi, famtrip khảo sát và ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác, hỗ trợ và chia sẻ nguồn lực trong quảng bá du lịch, cung cấp, trao đổi thông tin. Trong khi đó, giữa Quảng Bình và các địa phương trong khối liên kết chưa có các chương trình, nội dung hành động cụ thể để thúc đẩy quá trình hợp tác đi vào thực chất.

Mức độ liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch và các bên liên quan trong nội bộ tỉnh Quảng Bình và kể cả bên ngoài tỉnh Quảng Bình (kết nối vùng) vẫn còn thấp. Các doanh nghiệp lữ hành Quảng Bình chưa thể hiện vai trò trung tâm kết nối với các tác nhân bên ngoài tỉnh Quảng Bình, thay vào đó là sự phụ thuộc và chịu sự chi phối của các

Kết nối vùng trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình theo hướng bền vững - 19

hãng lữ hành đến từ các trung tâm du lịch lớn trong nước. Giữa doanh nghiệp du lịch Quảng Bình và các hãng lữ hành quốc tế chưa có sự liên kết chặt chẽ để trực tiếp dẫn khách du lịch quốc tế đến Quảng Bình. Chưa có sự gắn kết giữa các doanh nghiệp du lịch với các làng nghề truyền thống và các đơn vị quản lý di tích lịch sử, văn hóa ở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Hệ thống cơ sở đào tạo ở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đang mất đi vị thế trong mạng lưới liên kết với các doanh nghiệp để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đào tạo nhân lực ngành du lịch, thay vào đó là các cơ sở đào tạo ngoài tỉnh Quảng Bình đã khẳng định được vị thế của mình trong mạng lưới liên kết du lịch. Chính vì vậy, tác động hay sức lan tỏa của kết nối vùng đến kết quả và hiệu quả hoạt động du lịch tỉnh Quảng Bình là chưa cao. Quảng Bình vẫn được xếp vào cụm các địa phương có doanh thu du lịch thấp và khả năng kết nối còn hạn chế. Hoạt động kết nối vùng mới chỉ mang lại một số lợi ích bước đầu như tạo cơ hội cho các doanh nghiệp chia sẻ và trao đổi thông tin, kinh nghiệm; hợp tác thiết kế các tour, tuyến du lịch đến Quảng Bình.

Hoạt động liên kết, hợp tác giữa Quảng Bình với các địa phương và vùng chưa chú trọng đến vấn đề phát triển du lịch bền vững. Kết quả phân tích tính bền vững trong phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Bình cho thấy, tác động của ngành du lịch đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Bình vẫn còn thấp, mức độ đóng góp vào tổng sản phẩm GRDP của tỉnh chưa đến 2%; người dân hưởng lợi từ kết quả phát triển du lịch chưa được nhiều. Vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay là những sản phẩm du lịch ở VQGPNKB có sức chứa thấp, thường đối diện tình trạng quá tải vào mùa cao điểm, gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của Di sản thiên nhiên thế giới VQG PNKB, đặt ra thách thức đối với việc duy trì và bảo tồn tính toàn vẹn của các giá trị di sản trong quá trình phát triển du lịch.

Đánh giá trong dài hạn cho thấy, ngành du lịch Quảng Bình đang có nhiều cơ hội và tiềm năng lớn để đẩy mạnh kết nối vùng trong phát triển du lịch, trước hết là Quảng Bình nằm trên tuyến hành trình khám phá di sản miền Trung, đồng thời nguồn tài nguyên du lịch của Quảng Bình vẫn đang có nhiều tiềm năng để phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, tạo sức hấp dẫn đối với du khách cũng như các đối tác trong và ngoài nước nhằm tăng cường liên kết sản phẩm du lịch. Cùng với đó là nhu cầu du lịch ngày càng tăng trên phạm vi toàn cầu và xu thế dịch chuyển dòng khách đến các nước châu Á; các chính sách vĩ mô của nhà nước đang tạo ra khung pháp lý quan trọng, làm cơ sở để tỉnh Quảng Bình đẩy mạnh phát triển ngành du lịch trong một môi trường hợp tác kết nối vùng một cách chặt

chẽ và bền vững. Tuy nhiên, ngành du lịch Quảng Bình cũng đối diện với những rào cản và thách thức lớn trong việc đẩy mạnh các hoạt động liên kết, trước hết là tính mùa vụ cao của ngành du lịch Quảng Bình do điều kiện thời tiết không thuận lợi; các nguồn lực đầu tư cho ngành du lịch của tỉnh Quảng Bình còn hạn chế; năng lực của các đơn vị lữ hành vẫn còn thấp, chưa thể hiện được vai trò hạt nhân trong liên kết phát triển du lịch.

Căn cứ kết quả nghiên cứu, đề tài luận án đã đưa ra quan điểm, mục tiêu, định hướng kết nối vùng trong phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Bình và đề xuất 7 nhóm giải pháp tăng cường kết nối vùng trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình theo hướng bền vững, góp phần tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Quảng Bình, là một trong những trung tâm du lịch lớn của vùng Bắc Trung Bộ trong giai đoạn phát triển mới. Ngoài ra, Luận án còn đề xuất một số kiến nghị đối với nhà nước các cấp và Hiệp hội doanh nghiệp du lịch về tăng cường kết nối vùng trong phát triển du lịch ở địa bàn nghiên cứu (Xem chi tiết tại phụ lục số 46).

Mặc dù đã đạt được một số kết quả nghiên cứu nhất định, nhưng do nội hàm nghiên cứu về kết nối vùng trong phát triển du lịch khá rộng, cùng với sự hạn chế về điều kiện thời gian, nguồn lực và năng lực bản thân, do đó một số nội dung nghiên cứu vẫn chưa được giải quyết, cụ thể:

Nghiên cứu kết nối vùng trong phát triển du lịch được giới hạn trong phạm vi lãnh thổ của Việt Nam, trong khi kết nối vùng có tính chất xuyên biên giới (là xu thế chủ đạo trong bối cảnh hội nhập kinh tế) chưa được đề tài luận án đưa vào nghiên cứu;

Khi phân tích về mạng lưới liên kết giữa các doanh nghiệp, các bên liên quan, đề tài luận án mới chỉ tiếp cận điều tra thu thập số liệu từ các doanh nghiệp và các bên liên quan ở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, do đó các thông tin số liệu mới phản ánh được một chiều, chưa có thông tin phản chứng để đo lường và kiểm định về mức độ liên kết và nhận diện đầy đủ cấu trúc mạng lưới liên kết trong phát triển du lịch.

Việc sử dụng phương pháp phân tích tương quan không gian trong nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở góc độ lượng hóa chỉ số tương quan và phân cụm không gian liên kết, mà chưa xây dựng được mô hình kinh tế lượng để làm rõ tác động của các yếu tố đến kết quả hoạt động du lịch của một địa phương và các địa phương lân cận. Tác động của kết nối vùng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc phân tích thống kê mô tả dựa trên các ý kiến trả lời phỏng vấn của doanh nghiệp; trong

khi vấn đề này cần phải được phân tích bằng mô hình kinh tế lượng để lượng hóa những tác động của kết nối vùng.

Khi nghiên cứu về kết nối vùng trong phát triển du lịch ở cấp độ doanh nghiệp, đề tài luận án chưa tiếp cận phân tích theo chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị sản phẩm du lịch để từ đó phân tích lợi ích - chi phí giữa các tác nhân tham gia vào chuỗi liên kết.

Hy vọng đây là những hướng gợi mở cho các nghiên cứu trong thời gian tới của tác giả nói riêng và những nhà nghiên cứu quan tâm đến chủ đề kết nối vùng trong phát triển du lịch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tiếng Việt

1. Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, (2012), Ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch, Quyết định số 5139/QĐ-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2012.

2. Chính phủ, (2006), Nghị định về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006.

3. Chính phủ, (2011), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011, Hà Nội.

4. Chính phủ, (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 20/01/2013.

5. Chính phủ, (2014), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 2350/QĐ-TTg ngày 24/12/2014, Hà Nội.

6. Chính Phủ, (2017), Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Quyết định số 2128/QĐ-TTg ngày 29/12/2017, Hà Nội.

7. Chính phủ, (2019), Phê duyệt Đề án tăng cường kết nối hàng không với các thị trường nguồn khách du lịch, Quyết định số 105/QĐ-TTg ngày 22/01/2019.

8. Chính phủ, (2020), Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020, Hà Nội.

9. Phạm Thị Hồng Cúc, Phạm Thị Hồng Dung, (2018), Liên kết phát triển du lịch Cụm du lịch phía đông Đồng Bằng Sông Cửu Long, Tạp chí nghiên cứu dân tộc: Chiến lược và chính sách dân tộc, số 24, 36-42.

10. Cục thống kê tỉnh Quảng Bình, (2020), Niên Giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2019, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội, 2020.

11. Hà Nam Khánh Giao, (2011), Marketing Du lịch, Giáo trình, Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

12. Hoàng Văn Hoa, (2019), Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc, Chương trình Khoa học & Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2013-2018: “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc” mã số KHCN- TB/13-18, Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Nguyễn Văn Huân, (2012), Liên kết vùng từ lý luận đến thực tiễn, "Kỷ yếu Diễn đàn kinh tế mùa thu 2012 – Kinh tế Việt Nam 2012, triển vọng 2013: Đổi mới phân cấp trong cải cách thể chế", Ủy ban Kinh tế, Viện Khoa học và Xã hội Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 418-443.

14. Cao Thị Cẩm Hương, (2013), Phân tích thống kê du lịch, Giáo trình (lưu hành nội bộ), Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng.

15. Trần Thị Thu Hương, (2017), Nghiên cứu nhân tố liên kết các địa phương trong vùng ở Việt Nam: trường hợp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Luận án tiến sĩ, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

16. Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Thị Quỳnh Anh, (2017), Liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch vùng Tây Bắc: Từ lý luận đến thực tiễn, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, 33 (4), 12-23.

17. Lê Đăng Lăng, Trần Mai Đông, (2020), Du lịch bền vững: Thực trạng, khung lý thuyết và gợi ý hướng phát triển cho tỉnh Đồng Nai, Internet website

<http://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/du-lich-ben-vung-thuc-trang-khung-ly- thuyet-va-goi-y-huong-phat-trien-cho-tinh-dong-nai-71027.htm>.

18. Nguyễn Thanh Liêm và Nguyễn Văn Long, (2010), Nghiên cứu phát triển Cluster (Cụm) ngành du lịch: Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng, Số 5 (40), 176-186.

19. Phan Công Nghĩa, Bùi Đức Triệu, (2012), Thống kê kinh tế, Giáo trình, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

20. Hoàng Phê, 1994, Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội.

21. Lê Văn Phúc, Phan Hoàng Thái, (2020), Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch ba địa phương: Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam, Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, Số 119, Trường Đại học Ngoại thương.

22. Trần Xuân Quang (2020), Liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học và Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

23. Lê Quân, (2015), Nghiên cứu, đề xuất phát triển nhân lực ngành du lịch tỉnh Quảng Bình, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

24. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2017), Luật Du lịch, số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017.

25. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2017), Luật quy hoạch, số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017.

26. Nguyễn Văn Sĩ, Nguyễn Viết Bằng, (2020), Ứng dụng mô hình hồi quy không gian trong phân tích tăng trưởng doanh thu du lịch của các tỉnh/thành tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(2), 39-56.

27. Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, (2020), Kế hoạch liên kết hợp tác phát triển du lịch 05 địa phương “Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Bình với Hà Nội” năm 2020.

28. Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Quảng Bình, (2005), Nghiên cứu phát triển các loại hình du lịch, để hình thành các tour du lịch dài ngày, nội tỉnh, thúc đẩy du lịch, dịch vụ Quảng Bình phát triển, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh.

29. Phùng Thế Tám, (2015), Liên kết du lịch – hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí