Định Hướng Và Nội Dung Liên Kết Vùng Để Phát Triển Du Lịch Của Hải Phòng Đến 2025 Và 2030‌


- Xây dựng các sản phẩm làm quà lưu niệm;

- Xây dựng sản phẩm chủ lực tại khu du lịch quốc gia Cát Bà và đô thị du lịch Đồ Sơn.

4.2.3.3. Định hướng liên kết vùng du lịch

Đối với vấn đề liên kết vùng để phát triển du lịch, định hướng tập trung vào những nội dung sau:

- Phát triển du lịch dựa trên việc hình thành những sản phẩm đặc thù, chất lượng cao và đem lại nhiều giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và cho địa phương;

- Liên kết phát triển du lịch vừa theo ngành, lĩnh vực trong thành phố và vừa phối kết hợp chặt chẽ với ngoài thành phố;

- Liên kết thu hút đầu tư FDI và thu hút các Tập đoàn kinh tế lớn, có tiềm năng để phát triển du lịch.

Bảng 4.4. Định hướng và nội dung liên kết vùng để phát triển du lịch của Hải Phòng đến 2025 và 2030‌

Vấn đề

Đối với vùng ĐBSH


Định hướng liên kết

Du lịch văn hóa, tâm

linh

Du lịch di tích lịch sử (bãi

cọc,...)

Du lịch MICE

Du lịch kết hợp vui chơi giải

trí (casino…)

Du lịch làng nghề

Du lịch tham quan vịnh kết

hợp chữa bệnh

Phương thức di chuyển

- Ôtô kết hợp đường sắt

- Tàu thủy kết hợp ôtô

Phối hợp hành động

Quảng bá hình ảnh, xúc tiến du lịch và đầu tư FDI


Định hướng thu hút du khách

Khách nội địa

Khách quốc tế: Trung Quốc, Đông Bắc Á, ASEAN, EU,

Mỹ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch thành phố Hải Phòng trong liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc - 19

(Nguồn: Tác giả luận án và ý kiến chuyên gia)

4.3. Các giải pháp phát triển du lịch thành phố Hải Phòng trong liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc

4.3.1. Nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch thành phố Hải Phòng

4.3.1.1. Tăng cường thu hút khách du lịch

Theo Định hướng phát triển du lịch thành phố Hải Phòng, những đối tượng khách du lịch cần được tập trung khai thác, thu hút bao gồm:


- Khách quốc tế: Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Đức, Pháp, Anh, Mỹ, Canada, khối các nước ASEAN, Việt Nam.

- Khách nội địa

+ Khách nghỉ cuối tuần: Gồm người dân tại Hải Ph ng và khu vực lân cận;

+ Khách tham quan, nghỉ dưỡng biển ở Đồ Sơn, Cát Bà, Hạ Long, Trà Cổ…: từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc;

+ Khách đi tour trọn gói từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam;

+ Khách đi nghỉ tuần trăng mật: Từ Hà Nội, các tỉnh phía Bắc;

+ Thanh niên, học sinh ở địa phương, Hà Nội và phụ cận.

Để đạt hiệu quả hơn nữa trong việc thu hút đa dạng lượng khách du lịch đến Hải Ph ng, đặc biệt là những đối tượng khách có khả năng chi trả cao, ngành Du lịch cần thiết phải thực hiện những biện pháp cụ thể hơn. Việc nghiên cứu nhu cầu của những đối tượng khách đó, từ đó cung cấp sản phẩm và dịch vụ phù hợp là một việc làm cấp bách và thực sự quan trọng. (Xem chi tiết ở phụ lục 20)

Bảng 4.5 cho kết quả dự báo về khách du lịch của Hải Ph ng năm 2025 và 2030 trong lộ trình phấn đấu của ngành Du lịch thành phố.

Bảng 4.5. Dự báo khách du lịch của thành phố Hải Phòng


Chỉ tiêu

2025

2030

1000 người

%

1000 người

%

Tổng lượt khách

9.410

100

14.115

100

Riêng khách quốc tế

320

3,5

705

5,0

(Nguồn: Tác giả luận án và ý kiến chuyên gia)

4.3.1.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Trong Chiến lược phát triển du lịch thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, vấn đề nguồn nhân lực được đặt ra như sau:

- Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch

Chú trọng việc đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc trong ngành Du lịch một cách đồng bộ, chuyên sâu; đặc biệt, quan tâm đến yếu tố ngoại ngữ. Củng cố và tăng cường bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch. Khuyến khích các doanh nghiệp xã hội hóa đào tạo nghề trong lĩnh vực du lịch. Hỗ trợ các


cơ sở đào tạo đẩy mạnh áp dụng các chương trình, tiêu chuẩn đào tạo tiên tiến. Phối hợp, liên kết mở các lớp đào tạo. [80]

- Chuẩn hóa nguồn nhân lực du lịch

Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch từng địa phương, từng thời kỳ. Từng bước thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch với khu vực và quốc tế. Đặc biệt chú trọng nhân lực quản lý du lịch và đội ngũ có tay nghề cao. [80]

Trước yêu cầu và mục tiêu phát triển du lịch thì nguồn nhân lực du lịch là một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết, cần được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tay nghề và các kỹ năng mềm khác nhằm đáp ứng đ i hỏi ngày càng cao và đa dạng của ngành Du lịch trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập và phát triển.

Bảng 4.6 cho kết quả dự báo về nhân lực du lịch của Hải Ph ng năm 2025 và 2030 trong lộ trình phấn đấu của ngành Du lịch thành phố.

Bảng 4.6. Nhân lực ngành Du lịch trong tổng lao động xã hội của thành phố Hải Phòng‌

Chỉ tiêu

2025

2030

1000 người

%

1000 người

%

Lao động xã hội

1242

100

1320

100

Nhân lực du lịch

112

8,0

132

10,0

(Nguồn: Tác giả luận án và ý kiến chuyên gia)

4.3.1.3. Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Đối với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, Chiến lược phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng đã chỉ rõ:

+ Phát triển hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, bao gồm: Hệ thống khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng; phương tiện phục vụ vận chuyển khách du lịch; cơ sở dịch vụ phục vụ tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, thể thao, hội nghị, hội thảo và mục đích khác.

+ Thực hiện quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống khu, điểm du lịch quốc gia và địa phương. Ưu tiên thu hút đầu tư các dự án khách sạn cao sao, đặc biệt là 5 sao,


các dự án resort đồng bộ, công viên văn hóa giải trí, các dịch vụ tiện ích khác trên địa bàn thành phố, đáp ứng yêu cầu phục vụ du khách.

+ Xây dựng quy hoạch cụ thể vùng được khai thác nguyên vật liệu và những vùng phải bảo tồn cảnh quan, môi trường sinh thái, góp phần bảo vệ tài nguyên du lịch cho thành phố. [80]

Cụ thể:

- Đối với các cơ sở kinh doanh lưu trú

+ Cần nâng cấp chất lượng buồng nghỉ bằng cách bổ sung (nếu thiếu) và thay mới (nếu hỏng) các trang thiết bị trong buồng;

+ Có kế hoạch đào tạo đối với đội ngũ cán bộ - nhân viên để nâng cao tay nghề. Chú trọng đến việc đào tạo ngoại ngữ. Có chính sách đãi ngộ nhân viên hợp lý để họ chuyên tâm công tác;

+ Xây dựng hệ thống các dịch vụ bổ sung (đối với những khách sạn 2, 3 sao) như dịch vụ giặt là, dịch vụ thể thao, chăm sóc sắc đẹp, quầy bán hàng lưu niệm…phục vụ tất cả nhu cầu của khách du lịch;

+ Nếu cơ sở có kinh doanh dịch vụ ăn uống thì chú ý đến chất lượng món ăn, đồ uống; đội ngũ đầu bếp, nhân viên phục vụ và các trang thiết bị trong nhà hàng.

- Đối với các cơ sở kinh doanh ăn uống:

+ Nên đào tạo nhân viên biết sử dụng ngoại ngữ, phù hợp với tập khách của nhà hàng;

+ Đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng;

+ Chú trọng đến thực đơn. Chú ý đến số lượng và chủng loại các món ăn, đồ uống phù hợp với khách du lịch. Đầu bếp phải nấu được các món ăn Việt Nam và một số món ăn đặc trưng của các quốc gia khác.

4.3.1.4. Phát triển các lĩnh vực kinh doanh du lịch

Hoạt động du lịch được diễn ra thường xuyên với sự tham gia của hai lĩnh vực kinh doanh chính là lữ hành và khách sạn. Đối với hai lĩnh vực này, cần quan tâm đến những biện pháp sau:

- Thu hút nguồn đầu tư và đầu tư có hiệu quả cho các lĩnh vực

Việc thu hút đầu tư sẽ giúp các doanh nghiệp có thế mạnh về tài chính, từ đó đưa ra được các sách lược kinh doanh một cách hợp lý và chủ động. Để thu hút được đầu tư, các doanh nghiệp cần hoạch định được kế hoạch kinh doanh một cách


khả thi, tăng cường quan hệ đối ngoại, giới thiệu tiềm năng của doanh nghiệp, tạo uy tín và sự tin tưởng của các đối tác. Các cấp chính quyền cũng cần hỗ trợ các doanh nghiệp về cơ chế, cơ sở hạ tầng.

Khi đã thu hút được nguồn vốn, các doanh nghiệp cần sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả, tập trung phát triển các sản phẩm đặc thù, phù hợp với nhu cầu của khách; tránh tình trạng chậm tiến độ, gây thất thoát, làm mất niềm tin ở các nhà đầu tư.

- Khắc phục tính thời vụ du lịch

Tính thời vụ du lịch gây ra nhiều yếu tố bất lợi cho hoạt động du lịch. Việc khắc phục tính thời vụ du lịch đã trở nên hết sức quan trọng và cấp bách. Đây là việc làm cần đến sự chung tay của các cấp chính quyền, ngành Du lịch, các doanh nghiệp du lịch…

Một số biện pháp để giảm thiểu những tác động bất lợi do tính thời vụ đem lại, làm kéo dài thời vụ du lịch, tạo điều kiện cho thời vụ thứ hai đồng thời tạo điều kiện cho hoạt động và kinh doanh du lịch có thể tồn tại ngoài mùa du lịch chính:

+ Tăng thêm các loại hình kinh doanh dịch vụ bổ sung: giải trí, tiêu khiển, thể thao, câu lạc bộ…;

+ Dùng chính sách khuyến khích, khen thưởng: giảm giá, thêm dịch vụ không mất tiền, tặng quà…nhằm mục đích nâng cao hứng thú của khách du lịch đối với điểm đến du lịch;

+ Phải xác định được những thể loại du lịch mới có thể phát triển đạt hiệu quả kinh tế;

+ Nghiên cứu thị trường khách du lịch: để xác lập số lượng và thành phần của luồng khách triển vọng ngoài mùa du lịch chính. Có thể chú ý đến một số nhóm khách chủ yếu sau:

* Khách du lịch công vụ: Du lịch nhiều ngoài mùa hè và có khả năng thanh toán cao;

* Thương nhân và nhân viên không được sử dụng phép năm vào mùa du lịch chính;

* Các gia đình có con nhỏ không bị hạn chế thời gian nghỉ vào mùa chính;

* Những người hưu trí: thường thích đi nghỉ, đi điều dưỡng vào lúc vắng người và thích giá hạ;

* Những người có nhu cầu đặc biệt không liên quan đến mùa du lịch chính;


Trong mỗi nhóm khách trên cần vạch ra được những sở thích về các dịch vụ chính, dịch vụ bổ sung, điều kiện giải trí, khả năng mua hàng…, từ đó sẽ xây dựng các điều kiện để đáp ứng những sở thích đó một cách tối ưu, nhằm mục đích cuối cùng là thu hút khách.

+ Nâng cao sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch quanh năm chung cho cả nước, theo vùng du lịch và trong từng khu, điểm du lịch: Thực hiện tốt sự phối hợp giữa những người tham gia trong việc tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch ngoài thời vụ du lịch chính; nâng cao chất lượng và cải tiến cơ cấu của cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch và làm cho nó có khả năng thích ứng để thoả mãn các nhu cầu và đ i hỏi đa dạng của khách;

+ Quảng cáo và tuyên truyền nhằm thu hút khách du lịch ngoài thời vụ chính phải được thực hiện sôi động kể cả hình thức lẫn nội dung;

+ Liên kết với các đơn vị kinh doanh khác để hỗ trợ về nguồn nhân lực lúc quá tải, nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ;

+ Tạo công ăn việc làm ngoài thời vụ du lịch cho cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp.

- Cân bằng giữa các yếu tố lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường

Một trong những quy luật phát triển kinh doanh thông thường đó là đi đôi với việc đạt được lợi ích kinh tế, rất có thể môi trường sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là các doanh nghiệp kinh doanh du lịch Hải Ph ng, trong quá trình phát triển hoạt động của mình, cần thiết phải quan tâm đến việc bảo vệ môi trường. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, du lịch xanh đang là một xu hướng phát triển ở Việt Nam và trên thế giới.

Các doanh nghiệp lữ hành và khách sạn của Hải Ph ng cần có những chủ trương và áp dụng những biện pháp bảo vệ môi trường ngay chính trong đơn vị của mình như: Giảm thiểu việc xây dựng những cơ sở truyền thống, lựa chọn những mô hình gần gũi với môi trường như resort, khu nghỉ dưỡng…; khuyến khích khách du lịch cùng tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp…v.v…

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch Hải Ph ng cần tiếp tục đầu tư phát triển sản phẩm, cơ sở vật chất kỹ thuật; xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm đảm bảo và tăng cường hoạt động của doanh nghiệp mình.

4.3.1.5. Phát triển sản phẩm du lịch

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hải Phòng đến năm 2020, tầm


nhìn đến năm 2030 đã được UBND thành phố phê duyệt, xác định phân vùng phát triển du lịch bao gồm: Đô thị Du lịch Đồ Sơn, khu du lịch quốc gia Cát Bà, tuyến du lịch nội thành, tuyến du lịch Bắc sông Cấm (Thủy Nguyên), tuyến du lịch phía Nam (Kiến An, An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo).

Trên cơ sở quy hoạch các vùng phát triển du lịch, cần tập trung xây dựng định hướng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch chủ lực của Hải Ph ng để các công ty lữ hành thiết kế sản phẩm. Theo ba yếu tố: Du lịch biển; những công trình kiến trúc, di sản văn hóa và khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận; dựa vào văn hóa bản địa. Cụ thể là:

+ Du lịch sinh thái biển kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm (leo núi, lặn biển...)

Với chủ đề sản phẩm này có thể khai thác tại Cát Bà như: Tham quan vịnh, vụng, hệ thống hang động và di chỉ khảo cổ trên đảo; tham quan, nghiên cứu các giá trị về sinh thái, sinh học và cảnh quan ở Khu dự trữ sinh quyển; du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao, du lịch xe đạp địa hình Hải Ph ng - Cát Bà bằng đường xuyên đảo, đây là tuyến du lịch sinh thái dành cho những du khách ưa thích mạo hiểm, muốn khám phá những nét hoang sơ của quần đảo Cát Bà.

+ Du lịch lễ hội kết hợp với du lịch khảo cứu văn hóa, du lịch điền dã (làng quê)...

Với chủ đề sản phẩm này có thể khai thác:

* Tại Thuỷ Nguyên và Vĩnh Bảo: Du lịch nông thôn, du lịch điền dã. Nâng cấp tour du lịch Du khảo đồng quê đã được hình thành. Nhiệm vụ trước mắt cần chú trọng hoàn thiện các khu vệ sinh công cộng, bãi tập kết trông giữ xe, khu ki ốt bán hàng thủ công mỹ nghệ, đặc sản nông nghiệp của địa phương; nơi ăn nghỉ và các dịch vụ giải khát cho du khách.

* Tại khu vực nội thành và một số vùng lân cận: Tham quan các đình, đền, chùa, làng nghề và tham gia các lễ hội truyền thống. Các tour du lịch trong ngày đi tham quan các di tích lịch sử, biệt thự kiểu dáng kiến trúc Pháp, cơ sở sản xuất mây tre đan, tạc tượng, điêu khắc phục vụ đối tượng khách như thuỷ thủ tàu biển, khách thương mại và khách vãng lai tại Hải Ph ng.


* Tại quận Kiến An, huyện Tiên Lãng: Tham quan đài thiên văn Phù Liễn, rừng ngập mặn Vinh Quang, tắm suối nước nóng Tiên Lãng.

* Khu vực nội thành, huyện Kiến Thụy và quận Đồ Sơn: Du lịch bằng xe đạp địa hình thăm các di tích lịch sử, nơi phát tích của một triều đại phong kiến Việt Nam thế kỷ thứ XVI (Khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc).

+ Du lịch MICE, du lịch mua sắm (thời trang, hàng điện tử, mỹ nghệ, đặc sản…)

Với chủ đề sản phẩm này có thể khai thác tại Đồ Sơn: Du lịch sinh thái rừng - biển, du lịch nghỉ dưỡng, tín ngưỡng và tham dự các lễ hội vùng biển độc đáo như lễ hội Chọi trâu; du lịch tham quan, du lịch thể thao, du lịch văn hoá, du lịch hội nghị - hội thảo...

Xây dựng ít nhất một thương hiệu mạnh cho mỗi loại hình sản phẩm du lịch. Hỗ trợ xây dựng và phát triển các sản phẩm lưu niệm, các ấn phẩm du lịch và bộ quà tặng du lịch Hải Ph ng. Ngoài các tour và sản phẩm du lịch truyền thống, nghiên cứu hình thành thêm tour tham quan cảng Hải Ph ng, tham quan cụm di tích chiến thắng Bạch Đằng (chủ yếu dành cho khách nội địa), trải nghiệm làm muối tại Cát Bà và Đồ Sơn (dành cho khách quốc tế). [80]

Bình thường Mong muốn Rấ t mong muốn

0,0%

0,0%

Khá m phá , tìm hiểu bả n Thă m qua n cá c là ng nghề

sắ c vă n hóa qua cá c lễ hội gắ n với hệ thống cá c di tích lịch sử, vă n hóa

Du lịch homesta y

Du lịch là ng chà i

Nhằm mục đích đa dạng hóa hệ thống sản phẩm du lịch của thành phố Hải Ph ng, tạo sự độc đáo và thu hút du khách trên cơ sở những tiềm năng sẵn có, kết hợp kết quả điều tra ý kiến của khách du lịch, đã thu được kết quả như hình 4.1, 4.2.




3,7%


80,5%


4,0%


79,0%



81,5%



80,0%


15,8%

17,0%

18,5%

20,0%


(Nguồn: Xử lý từ kết quả điều tra của tác giả)

Hình 4.1. Mong muốn của khách du lịch nội địa về các sản phẩm du lịch mới tại Hải Phòng‌

Xem tất cả 273 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí