Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Quý 3 Năm 2015


Kết quả hoạt động kinh doanh = Tổng Có TK 911 – Tổng Nợ TK 911

= 19.675.177.360 – 16.851.780.320

= 2.823.397.040

Trong quý không có chi phí bất hợp lệ nên LNTT bằng thu nhập chịu thuế.

Thuế TNDN phải nộp = 2.823.397.040 x 22% = 621.147.349

Nợ TK 821 621.147.349

Có TK 3334 621.147.349

+ Kết chuyển chi phí thuế TNDN phải nộp vào TK 911 để XĐKQKD Nợ TK 911 621.147.349

Có TK 821 621.147.349

+ Kết chuyển lợi nhuận sau thuế sang TK 421

Nợ TK 911 2.202.249.691

Có TK 421 2.202.249.691

Nhận xét chung

Qua công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh cho ta thấy trình tự lập và luân chuyển của các chứng từ, phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cũng như các chứng từ, mẫu sổ sách kế toán đang sử dụng tại công ty và cách ghi chép hay phản ánh số liệu kế toán vào từng sổ sách cụ thể được tổ chức một cách chặt chẽ và theo trình tự nhất định.

- Về chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán mà công ty sử dụng đúng theo quy định của nhà nước, được sắp xếp theo đúng thứ tự thời gian và nội dung phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Về sổ sách kế toán: Sổ sách kế toán sử dụng tại công ty theo đúng mẫu quy định của Nhà nước và đúng mẫu theo Thông tư 200/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014.

- Quá trình ghi nhận vào số sách kế toán: Quá trình ghi nhận được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ và theo một trình tự nhất định. Từ các số liệu phát sinh ở chứng từ gốc, kế toán lập các chứng từ và từ trên cơ sở số liệu sau đó được ghi vào sổ sách kế toán có liên quan và được kiểm tra đối chiếu một cách thường xuyên.


3.2.2. Lập báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 năm 2015

Bảng 3.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý 3 năm 2015


Đơn vị: Công ty CP Bê Tông HAMACO

Mẫu số B02 – DN

Địa chỉ: C22, Lê Hồng Phong, TP CT

(Ban hành theo TT số 200/2014/TT-BTC

Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bê Tông HAMACO - 18


BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Quý 3 năm 2015

Đơn vị tính: VNĐ


CHỈ TIÊU

Mã số

Thuyết minh


Năm nay

Năm trước

1

2

3

4

5

1. Doanh thu BH và CCDV

01


19.599.847.590


2. Các khoản giảm trừ doanh thu

02

-

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10= 01-02)

10

19.599.847.590

4. Giá vốn hàng bán

11

14.717.494.550

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10 - 11)

20

4.882.353.040

6. Doanh thu hoạt động tài chính

21

19.539.766

7. Chi phí tài chính

22

45.438.601

- Trong đó: Chi phí lãi vay

23

45.438.601

8. Chi phí bán hàng

25

1.301.550.186

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp

26

787.296.981

10 Lợi nhuận thuần từ HĐKD

{30 = 20 + (21 - 22) - (25 + 26)}

30

2.767.607.040

11. Thu nhập khác

31

55.790.000

12. Chi phí khác

32

-

13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)

40

55.790.000

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40)

50

2.823.397.040

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại

51

52

621.147.349

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50 – 51 - 52)

60

2.202.249.691

18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*)

70


19. Lãi suy giảm trên cổ phiếu (*)

71


Cần Thơ, ngày 30 tháng 9 năm 2015

Người lập biểu

Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ký, họ tên)


Trần Thị Thanh Thúy

(Ký, họ tên)


Nguyễn Thanh Hoàng

(Ký, họ tên, đóng dấu)


Lê Hoàng Nam





Nhận xét: Qua bảng 3.2 (trang 67) báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015 ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh tương đối tốt, hoạt động có lợi nhuận. Bên cạnh việc hoạt động kinh doanh có hiệu quả tuy nhiên các khoản chi phí vẫn còn ở mức cao. Công ty phải tích cực đưa ra các biện pháp khắc phục nhanh chóng tình trạng này nhằm đưa công ty đạt hiệu quả cao nhất và hoạt động ngày càng có hiệu quả.

3.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Cổ phần Bê Tông HAMACO và so sánh với Công ty cùng ngành là Công ty Cổ phần Bê Tông BECAMEX

Để biết được Công ty Cổ phần Bê Tông HAMACO hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không? Sau đây là kết quả so sánh với Công ty cùng ngành là Công ty Cổ Phần Bê Tông BECAMEX.

3.3.1. Đánh giá khả năng sinh lời

Bảng 3.3: Phân tích khả năng sinh lời qua 3 năm của Công ty HAMACO

ĐVT: đồng


STT

Chỉ tiêu

ĐVT

2013

2014

2015

1

Lợi nhuận ròng

Đồng

10.637.406.750

10.422.020.279

11.909.939.340

2

Doanh thu thuần

Đồng

60.618.738.000

79.955.384.000

85.955.385.000

3

Tổng tài sản BQ

Đồng

239.481.470.462

329.196.277.453

271.023.815.870

4

Vốn chủ sở hữu BQ

Đồng

211.380.319.140

275.203.223.217

191.818.016.705

I

ROS(1)/(2)

%

17,55

13,03

13,86

II

ROA(1)/(3)

%

4,44

3,16

4,39

III

ROE(1)/(4)

%

5,03

3,79

6,21

Bảng 3.4: Phân tích khả năng sinh lời qua 3 năm của Công ty BECAMEX


STT

Chỉ tiêu

ĐVT

2013

2014

2015

1

Lợi nhuận ròng

Đồng

34.277.000.000

37.959.000.000

37.769.000.000

2

Doanh thu thuần

Đồng

361.050.000.000

344.274.000.000

350.065.000.000

3

Tổng tài sản BQ

Đồng

247.470.000.000

336.028.000.000

343.219.000.000

4

Vốn chủ sở hữu BQ

Đồng

197.775.000.000

199.998.000.000

233.437.000.000

I

ROS(1)/(2)

%

9,5

11,02

10,79

II

ROA(1)/(3)

%

13,85

11,29

11

III

ROE(1)/(4)

%

17,33

18,98

16,18




3.3.2. Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)

Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu sẽ cho biết được mức lợi nhuận thu được trong mức doanh thu có được thông qua quá trình tiêu thụ thành phẩm cũng như quá trình cung cấp dịch vụ trong kỳ kinh doanh. Tỷ số này càng cao thì càng tốt đối với mỗi công ty hay doanh nghiệp.

Qua bảng số liệu (Bảng 3.3) của công ty HAMACO tỷ số lợi nhuận trên doanh thu năm 2013 là cao nhất và thấp nhất là năm 2014. Cụ thể, năm 2013 tỷ số lợi nhuận trên doanh thu đạt 17,55%, cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra được 17,55 đồng lợi nhuận. Đến năm 2014, tỷ số lợi nhuận trên doanh thu đã giảm xuống và chỉ còn ở mức 13,03% , có nghĩa là trong 100 đồng doanh thu tạo ra có 13,03 đồng lợi nhuận, giảm 4,52 đồng so với năm 2013.

Sang năm 2015, tỷ số này lại tăng nhẹ lên 13,86%, điều này có nghĩa là trong 100 đồng doanh thu thì tạo ra 13,86 đồng lợi nhuận.

Qua bảng số liệu (Bảng 3.4) của công ty BECAMEX tỷ số lợi nhuận trên doanh thu năm 2014 là cao nhất và thấp nhất là 2013. Cụ thể, năm 2013 tỷ số lợi nhuận trên doanh thu năm 2014 đạt 9,5%, cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra 9,5 đồng lợi nhuận. Đến năm 2014 tỷ số lợi nhuận trên doanh thu năm 2014 đạt 11,02%, cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra 11,02 đồng lợi nhuận, tăng 1,52 đồng so với năm 2013.

Sang năm 2015 tỷ số này tiếp tục giảm xuống là 10,79%, cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra 10,79 đồng lợi nhuận, giảm 0,23 đồng so với năm 2014.

Tóm lại, qua phân tích tỷ số lợi nhuận trên doanh thu của 2 Công ty cho ta thấy Công ty HAMACO hoạt động kinh doanh và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả hơn Công ty BECAMEX, mặc dù Công ty BECAMEX kinh doanh và sản xuất ra nhiều mặt hàng do đó doanh thu và lợi nhuận ròng đều ở mức cao hơn Công ty HAMACO rất nhiều nhưng xét về tỷ số lợi nhuận trên doanh thu thì Công ty BECAMEX các tỷ số lợi nhuận qua các năm lại thấp hơn Công ty HAMACO. Cụ thể năm 2013, HAMACO tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 17,55%, nhưng BECAMEX đạt 9,5%, năm 2015 HAMACO tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 13,86%, nhưng BECAMEX đạt 10,79%. Chứng tỏ Công ty HAMACO hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, công ty cần đưa ra kế hoạch kinh doanh hiệu quả hơn để nâng cao tỷ số này lên trong thời gian tới.


3.3.3. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư, phản ánh hiệu quả của viêc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty. Tỷ số này cho biết cứ 100 đồng tài sản được sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho công ty. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ công ty sử dụng vốn có hiệu quả.

Dựa vào bảng phân tích trên (Bảng 3.3) ta thấy tỷ số này giảm xong rồi lại tăng qua các năm, cụ thể:

Năm 2013 tỷ số này là 4,44% thể hiện cứ 100 đồng tài sản mà công ty bỏ ra đem lại cho công ty 4,44 đồng lợi nhuận sau thuế. Sang năm 2014 cho thấy với 100 đồng tài sản mà công ty bỏ ra sẽ tạo ra 3,16 đồng lợi nhuận, tức giảm 1,28 đồng so với năm 2013. Vậy một đồng tài sản bỏ ra năm 2014 tạo ra ít đồng lợi nhuận hơn năm 2013, chứng tỏ công ty làm ăn kém hiệu quả hơn năm 2013. Đến năm 2015 tỷ số này lại tăng lên cụ thể là tạo ra 4,39 đồng trong 100 đồng tài sản bỏ ra, tức tăng 1,23 đồng so với năm 2014.

Dựa vào bảng phân tích trên (Bảng 3.4) ta thấy tỷ số này giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2013 tỷ số này là 13,85% thể hiện cứ 100 đồng tài sản mà công ty bỏ ra đem lại cho công ty 13,85 đồng lợi nhuận. Sang năm 2014 cho thấy với 100 đồng tài sản mà công ty bỏ ra sẽ tạo ra 11,29 đồng lợi nhuận, tức giảm 2,56 đồng so với năm 2013. Đến năm 2015 tỷ số này lại tiếp tục giảm cụ thể là tạo ra 11 đồng trong 100 đồng tài sản bỏ ra, tức giảm 0,29 đồng so với năm 2014. Vậy một đồng tài sản bỏ ra năm 2015 tạo ra ít đồng lợi nhuận hơn 2014, 2013, chứng tỏ công ty làm ăn kém hiệu quả hơn năm 2013, 2014.

Từ kết quả phân tích trên chứng tỏ được Công ty HAMACO tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản qua 3 năm đều ở mức thấp hơn Công ty BECAMEX. Chứng tỏ công ty BECAMEX kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít. Cụ thể, năm 2013 công ty HAMACO tỷ số này là 4,44% trong khi đó công ty BECAMEX tỷ số này là 13,85% nó cao hơn HAMACO 9,41%. Năm 2015 công ty HAMACO tỷ số này là 4,39% trong khi đó công ty BECAMEX tỷ số này là 11% nó cao hơn HAMACO 6,61%. Mặc dù tỷ số của Công ty HAMACO thấp hơn BECAMEX nhưng HAMACO tỷ số có sự tăng rồi giảm xong lại tiếp tục tăng điều này cho thấy hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của công ty trong giai đoạn này là tương đối tốt và có chiều hướng đi lên. Do đó, công ty cần phát huy hơn nữa và tiếp tục có những biện pháp để nâng cao những tỷ số này lên. Còn về phía công ty BECAMEX tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu, cụ thể năm 2013, tỷ số này là 13,85% qua năm 2014 tỷ số còn 11,29% sang


năm 2015 tỷ số giảm còn 11%. Đây là biểu hiện cho thấy hiệu quả đầu tư vốn của công ty giảm nhẹ qua các năm. Có thể thấy rằng sự giảm xuống là do hiệu suất sử dụng vốn vay và vốn chủ sở hữu thấp. Công ty cần có những biện pháp nâng cao việc sử dụng tài sản hợp lý, hiệu quả hơn.

3.3.4. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE)

Vốn chủ sở hữu là một trong tổng số vốn của công ty, là một trong những nguồn vốn phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của công ty nhằm tạo ra tài sản cho công ty. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ 100 đồng vốn sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Các nhà đầu tư luôn đặc biệt quan tâm đến con số này bởi đây là khả năng thu nhập mà họ có thể nhận được nếu đặt vốn vào công ty.

Dựa theo kết quả phân tích (Bảng 3.3), ta thấy rằng tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của công ty cao hơn tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản, điều đó cho thấy vốn tự có của công ty thấp. Năm 2013 công ty bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được 5,03 đồng lợi nhuận, sang năm 2014 mức thu về lại giảm xuống chỉ còn 3,79 đồng so với năm 2013, giảm 1,24 đồng, điều đó có nghĩa là cứ 100 đồng vốn bỏ ra vào năm 2014 thì vốn chủ sở hữu thu được 3,79 đồng lợi nhuận. Một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra năm 2014 tạo ra ít lợi nhuận hơn năm 2013, nguyên nhân là lợi nhuận ròng tăng chậm hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu. Tương tự đến năm 2015, tỷ số này lại tăng lên cụ thể là 6,21 đồng, nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra mang lại cho doanh nghiệp 6,21 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 2,42 đồng so với năm 2014.

Dựa theo kết quả phân tích (Bảng 3.4) Công ty BECAMEX cũng tương tự như công ty HAMACO tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của công ty cao hơn tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản, điều đó cho thấy vốn tự có của công ty thấp hơn vốn chủ sở hữu. Năm 2013 công ty bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được 17,33 đồng lợi nhuận, sang năm 2014 mức thu về lại tăng lên 18,98 đồng so với năm 2013, tăng 1,65 đồng, điều đó có nghĩa là cứ 100 đồng vốn bỏ ra vào năm 2014 thì vốn chủ sở hữu thu được 18,98 đồng lợi nhuận. Một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra năm 2014 tạo ra nhiều lợi nhuận hơn năm 2013, nguyên nhân là lợi nhuận ròng tăng nhanh hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu. Tương tự đến năm 2015, tỷ số này lại giảm cụ thể là 16,18 đồng, nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra mang lại cho doanh nghiệp 16,18 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 2,8 đồng so với năm 2014.

Từ kết quả phân tích trên chứng tỏ được Công ty HAMACO tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu qua 3 năm đều ở mức thấp hơn Công ty


BECAMEX. Cụ thể, năm 2013 công ty HAMACO tỷ số này là 5,03% trong khi đó công ty BECAMEX tỷ số này là 17,33% nó cao hơn HAMACO 12,3%. Năm 2015 công ty HAMACO tỷ số này là 6,21% trong khi đó công ty BECAMEX tỷ số này là 16,18% nó cao hơn HAMACO 9,97%. Qua phân tích các tỷ số về nhóm chỉ tiêu lợi nhuận ta thấy, chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty BECAMEX cao hơn công ty HAMACO rất nhiều qua các năm điều này cho thấy công ty sử dụng khá tốt vốn chủ sở hữu trong việc tạo ra thu nhập cho công ty trong giai đoạn kinh tế đang khó khăn là những con số khá tốt. Bên cạnh đó, công ty BECAMEX tỷ số này đang có xu hướng giảm xuống vào năm 2015. Chính vì thế, Ban lãnh đạo công ty cần chú trọng, đề ra những chính sách hiệu quả hơn nhằm kìm hãm sự thục lùi, gia tăng thu hút nguồn vốn chủ sở hữu từ các nhà đầu tư. Về phía công ty HAMACO chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty mặc dù không cao bằng công ty BECAMEX nhưng tỷ số có sự tăng lên vào năm 2015 theo chiều hướng đi lên. Bên cạnh đó, công ty cần có những chính sách, chiến lược hợp lý hơn để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới và đó cũng là điều kiện tất yếu để công ty tồn tại và phát triển.


CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG HAMACO

4.1. Đánh giá công tác kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần bê tông HAMACO

4.1.1. Ưu điểm

- Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, việc tổ chức này thuận lợi cho việc kiểm tra, theo dõi từng bộ phận trong quá trình hoạt động kinh doanh tại công ty.

- Bộ máy kế toán công ty đơn giản, gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu công việc, yêu cầu quản lý để xác định kết quả kinh doanh của công ty và khả năng trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên kế toán.

- Hiện nay công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính, sử dụng phần mềm VietSun được thiết kế theo hình thức Nhật ký chung, hình thức này phù hợp với điều kiện và tình hình sản xuất của công ty, đã khai thác khả năng về chuyên môn của đội ngủ nhân viên kế toán, giúp cho công việc kế toán được thực hiện met cách khoa học, chính xác và giảm khối lượng công việc cho kế toán.

- Công tác phân công kế toán của công ty được thực hiện khoa học, trách nhiệm mỗi thành viên được xác định rõ ràng ngay từ đầu. Mỗi nhân viên chỉ được đăng nhập vào hệ thống thuộc phần hành của mình phụ trách và chịu trách nhiệm về công việc của mình, từ đó có thể dễ phát hiện sai sót và kịp thời chỉnh sửa sai sót, nhầm lẫn.

- Công ty sử dụng hệ thống chứng từ đầy đủ, đúng quy định, chuẩn mực và hướng dẫn của bộ tài chính từ đó giúp kế toán có căn cứ để hạch toán một cách đầy đủ và chính xác, góp phần quản lý tốt tài sản của Công ty và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.

- Hệ thống sổ kế toán được sử dụng đầy đủ vừa đúng quy định, chuẩn mực và hướng dẫn của bộ tài chính, lại phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty, từ đó làm cho số liệu của công ty được theo dõi một cách chi tiết, rõ rang, đầy đủ và chính xác làm cơ sở cho việc lập Báo cáo tài chính và cung cấp thông tin cho nhà quản trị.

4.1.2. Tài khoản kế toán

Hệ thống tài khoản phù hợp với đặc điểm hoạt động của Công ty, được tiến hành xây dựng trên hệ thống tài khoản theo quy định của Chế độ kế toán Thông tư số 200/2014/TT – BTC ban hành ngày 22/12/2014, áp dụng cho doanh nghiệp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2023