Phân Bổ Và Xác Định Chi Phí Môi Trường Tại Công Ty


Thực trạng lập dự toán chi phí môi trường

Tại công ty, việc lập dự toán chi phí sản xuất sẽ được lập cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung và không tiến hành lập dự toán chi phí môi trường. Khi được hỏi kế toán tổng hợp tại công ty trả lời “ … các chi phí phát sinh trong sản xuất ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp thì các chi phí còn lại đều là chi phí sản xuất chung, do vậy chi phí môi trường sẽ nằm trong chi phí sản xuất chung. Khi lập dự toán chi phí sản xuất chung thì đã bao gồm chi phí môi trường trong đó…” Bên cạnh đó, khi có phương án cải tạo, sửa chữa tài sản cố định, thiết bị phục vụ cho hoạt động môi trường thì công ty sẽ khảo sát và lập bảng dự toán chi phí sửa chữa, cải tạo cho từng hạng mục cải tạo, sửa chữa. (phụ lục 3, phụ lục 4, phụ lục 5)

2.2.3. Phân bổ và xác định chi phí môi trường tại Công ty

Tại công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thạch Bàn hiện nay mới chỉ nhận diện được các phí môi trường hữu hình nên phương pháp đánh giá chi phí môi trường theo phương pháp truyền thống. Qua tìm hiều, học viên nhận thấy chi phí môi trường được kế toán phản ánh và cung cấp thông chủ yếu tin dưới dạng tiền tệ, không cung cấp thông tin dưới dạng hiện vật. Thông tin hiện vật chỉ được cung cấp trong báo cáo quan trắc môi trường tuy nhiên chỉ mang tính tương đối và không đầy đủ. Số liệu về chi phí môi trường chỉ được tổng hợp khi có yêu cầu từ lãnh đạo, phòng kỹ thuật hoặc ph ng đầu tư phát triển công nghệ. (Phụ lục 6)

Bộ phận kế toán tại công ty tiến hành tập hợp chi phí môi trường phát sinh theo nguyên tắc chi phí môi trường phát sinh tại bộ phận nào được ghi nhận vào chi phí của bộ phận đấy, không sử dụng tài khoản riêng cho chi phí môi trường (Phụ lục 7, phụ lục 8, phụ lục 9).Tùy theo đối tượng tập hợp chi phí là phân xưởng hay bộ phận quản lý , kế toán căn cứ các chứng từ (Phiếu xuất kho, Bảng phân bổ tiền lương, Bảng phân bổ khấu hao, Hợp đồng dịch vụ, ….) đã kiểm tra đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ để tập hợp chi phí thực tế phát sinh trong kỳ vào tài khoản chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí. Những khoản chi phí môi trường phát sinh tại các phân xưởng sản xuất hiện đang được tập hợp vào các tài khoản chi tiết của tài khoản


chi phí sản xuất chung – TK 627, cụ thể: chi phí dịch vụ mua ngoài về môi trường – TK 6277MT, chi phí môi trường bằng tiền khác – TK 6278MT. Các khoản lệ phí, thuế và chi phí môi trường phát sinh tại bộ phận quản lý được tập hợp vào các tài khoản chi tiết 6427MT – chi phí dịch vụ về môi trường và 6428MT- chi phí môi trường bằng tiền khác. (phụ lục 10, phụ lục 11).

Ngày 01/06/2020 Công ty ký hợp đồng dịch vụ vệ sinh hút và nạo vét các chất tồn đọng trong bể lắng lọc nước thải, hợp đồng số 030/2020/HĐDV (Phụ lục

12) với Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị số 1. Khi hoàn thành ký kết hợp đồng, nhân viên kế toán sẽ tiến hành ghi nhận chi phí vài tài khoản chi tiết 6277MT – Chi phí dịch vụ mua ngoài về môi trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Ngày 02/05/2020 Công ty ký hợp đồng dịch vụ kiểm soát, quản lý dịch hại, phu diệt côn trùng định kỳ tại khu vực văn ph ng với Công ty Cổ phần PCS Việt Nam , hợp đồng số 61PC/2020.PCS-TĐTB (Phụ lục 13). Kế toán sẽ ghi nhận khoản chi phí này vào tài khoản chi tiết 6427MT – chi phí dịch vụ về môi trường.

Do chi phí môi trường chưa được tách riêng ra khỏi hệ thống chi phí sản xuất kinh doanh của công ty mà chủ yếu đang được tập hợp trên các tài khoản chi phí sản xuất và các khoản chi phí môi trường này cũng được tập hợp trực tiếp cho một đối tượng tính giá thành hoặc áp dụng phương pháp phân bổ cho từng đối tượng tính giá thành theo một tiêu thức nhất định mà các đơn vị đã lựa chọn. Cuối kỳ, toàn bộ chi phí môi trường phát sinh đẽ được kế chuyển toàn bộ sang tài khoản 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành sản phẩm.

Kế toán quản trị môi trường tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn - 9

Như vậy, trong quá trình kế toán tập hợp và phân bổ chi phí để tính giá thành sản phẩm các chi phí môi trường đã bị “ ẩn” rất nhiều nội dung vào chi phí sản xuất và chi phí quản quản lý doanh nghiệp. Các chi phí môi trường trong chi phí chung đều được tính và phân bổ cho các đối tượng tính giá thành giống như các chi phí sản xuất khác. Các bảng tính giá thành của công ty lại không thể hiện nội dung chi phí môi trường. (Phụ lục 14)

2.2.4. Xác định thu nhập môi trường tại Công ty

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty phát sinh các khoản thu nhập


từ hoạt động môi trường nhưng rất ít. Chủ yếu từ việc bán phế phẩm, bán phế liệu và các khoản thu nhập từ hoạt động môi trường chưa được phân tách thành một loại thu nhập riêng. Cũng như chi phí môi trường, các khoản thu nhập môi trường tại công ty cũng chưa được ghi nhận và theo dõi riêng biệt, các khoản thu nhập môi trường nếu có được công ty phản ánh chung vào tài khoản 711- thu nhập khác. Các khoản thu nhập môi trường từ các hoạt động bán phế phẩm, phế liệu được xác định thông qua sự thỏa thuận mua bán với các doanh nghiệp có nhu cầu mua hoặc thông qua đấu giá. (Phụ lục 15, phụ lục 16)

2.2.5. Cung cấp và sử dụng thông tin kế toán quản trị môi trường

Mặc dù, Công ty đã nhận diện và đánh giá được một số chi phí, thu nhập môi trường cơ bản theo phương pháp truyền thống nhưng báo cáo về chi phí môi trường về môi trường lại ít khi được sử dụng nội bộ. Công ty chỉ lập bảng tổng hợp chi phí môi trường phát sinh trong kỳ theo yêu cầu của các bộ phận (phụ lục 6). Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế, các nhà quản lý của công ty đặc biệt quan tâm đến vấn đề môi trường của công ty nhưng sự quan tâm phần nhiều là công nghệ, quy trình xử lý chất thải theo đúng quy định để không bị các cơ quan chức năng phạt hoặc ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty mà chưa có sự quan tâm về thông tin thu nhập, chi phí môi trường phát sinh. Thêm vào đó là do thu nhập và chi phí môi trường không tách riêng thành một khoản mục trên báo cáo kế toán mà thường ẩn trong các khoản mục thu nhập khác và chi phí sản xuất chung nên không thu hút được sự quan tâm của nhà quản lý.

2.3. Đánh giá thực trạng kế toán quản trị môi trường tại Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thạch Bàn

Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại công ty Cổ phần Tập Đoàn Thạch Bàn có thể thấy: Hệ thống thông tin kế toán được tổ chức khoa học, trong đó hệ thống chứng từ, tài khoản và sổ kế toán được qui định tương đối đầy đủ về số lượng, rõ ràng và thống nhất về biểu mẫu tạo sư thuận lợi trong ghi chép đảm bảo cung cấp thông tin phù hợp, kịp thời, chính xác cho việc lập báo cáo tài chính. Tuy công tác kế toán quản trị môi trường đã được thực hiện nhưng ở mức độ thấp. Cụ thể những ưu điểm và hạn chế trong kế toán quản trị môi trường tại công ty Cổ Phần Tập đoàn Thạch Bàn như sau:


2.3.1. Ưu điểm

Nhận diện thu nhập và chi phí môi trường

Theo như quan sát, Công ty đã nhận diện được phần lớn thu nhập và chi phí môi trường cơ bản như: thu nhập từ việc bán phế thải, chi phí xử lý chất thải, phát thải, chi phí trồng và chăm sóc cây xanh, chi phí khấu hao các tài sản cố định dùng cho môi trường, chi phí quan trắc, chi phí thuê ngoài vệ sinh môi trường,… Việc nhận diện được các thu nhập và chi phí môi trường giúp doanh nghiệp thực hiện tuân thủ pháp luật về môi trường từ đó đạt được sự hoạt động hợp pháp trong hoạt động kinh doanh.

Về kế toán chi phí môi trường:

Mặc dù không được hành toán trên một loại tài khoản riêng nhưng công ty đã thực hiện ghi nhận một số khoản thu nhập và chi phí môi trường trên các tài khoản thu nhập khác và chi phí sản xuất chung từ đó tạo cơ sở xác định và cung cấp thông tin khi cần.

2.3.2. Nhược điểm và nguyên nhân

Nhận diện thu nhập và chi phí môi trường

Tuy công ty đã nhận diện được một số loại thu nhập và chi phí môi trường nhưng chỉ mới dừng lại ở những chi phí môi trường dễ thấy, chi phí hữu hình. Rất nhiều khoản mục chi phí môi trường phát sinh trong sản xuất như chi phí vật liệu, chi phí cải tiến công nghệ sản phẩm,… đã không được nhận diện là chi phí môi trường mà được coi là chi phí sản xuất.

Về phân loại chi phí:

Cách phân loại chi phí theo mức độ hoạt động của Công ty cổ phần Tập đoàn tuy đơn giản, tiết kiệm thời gian nhưng không truy nguyên được nguyên nhân, địa điểm, đối tượng chịu chi phí. Do đó, không giúp cho các doanh nghiệp quản lý chi phí môi trường theo nguồn gốc phát sinh chi phí. Cách phân loại chi phí này ít có giá trị trong quản lý và kiểm soát chi phí của doanh nghiệp.


Về xây dựng định mức lập dự toán chi phí môi trường:

Tuy đã có xây dựng định mức cho các chi phí nhưng các định mức này lại được lập chung với định mức của chi phí sản xuất chung, chưa xây dựng định mức về chi phí môi trường chiếm tỷ trọng không hề nhỏ như chi phí xử lý chất thải. Ngoài ra, các khoản chi phí môi trường cũng chưa được lập dự toán riêng biệt.

Về ghi nhận và theo dõi các khoản thu nhập và chi phí môi trường:

Các khoản thu nhập và chi phí về môi trường đã được nhận diện tại công ty và được ghi nhận trên các tài khoản thu nhập khác và tài khoản chi tiết của tài khoản chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp. Nhưng vì hệ thống tài khoản còn thiếu các tài khoản chi tiết về chi phí môi trường (như: chi phí nhân công xử lý chất thải, chi phí công cụ dụng cụ xử lý chất thải,…) dẫn đến việc ghi nhận chi phí môi trường chưa đầy đủ và chính xác dẫn đến khó khăn trong việc phân bổ chi phí. Mặt khác, thông tin chi phí môi trường chỉ được ghi nhận bằng đơn vị tiền tệ mà bỏ qua đơn vị phi tiền tệ. Cách ứng xử này của kế toán đã làm mất tính rõ ràng và thích đáng của thông tin, vô tình che dấu đi đặc trưng môi trường của chi phí, khiến cho nhiều cơ hội cắt giảm chi phí bị bỏ qua bởi nhà quản trị. Thêm vào đó, việc thiếu thông tin hiện vật còn làm cản trở quá trình đánh giá hiệu quả hoạt động môi trường về sinh thái, không gắn kết được hiệu quả kinh tế và sinh thái từ các hoạt động của doanh nghiệp.

Về cung cấp thông tin thu nhập và chi phí môi trường:

Tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn thực hiện mô hình kết hợp kế toán tài chính và kế toán quản trị. Tuy nhiên, do chưa một khuôn mẫu báo cáo cụ thể và việc nhận diện thu nhập và chi phí môi trường không đầy đủ nên không có báo cáo kế toán quản trị môi trường được lập riêng biệt. Báo cáo chi phí sản xuất và báo cáo tăng giảm giá thành được lập hàng quý cũng chỉ phục vụ cho công tác quản lý giá thành hơn là quản lý chi phí môi trường.

Thông qua kết quả khảo sát thực trạng kế toán quản trị môi trường trong công ty Cổ phần Tập đoàn Thạch bàn đã cho thấy còn nhiều hạn chế trong việc thực hành kế toán quản trị môi trường trong công ty. Nguyên nhân của những hạn chế


trên là do công ty đã áp dụng nguyên khuôn mẫu của kế toán quản trị truyền thống để thực hành kế toán quản trị môi trường. Đồng thời, nhận thức của ban lãnh đạo cũng như kế toán tại các công ty về kế toán quản trị môi trường còn hạn chế. Điều đó phản ánh một thực trạng hiện tại công ty còn thiếu một khuôn mẫu cho việc thực hiện kế toán quản trị môi trường.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã giới thiệu chung về Công ty, đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất tại Công ty Cổ phần Tập Đoàn Thạch Bàn. Đồng thời, nhận diện công tác kế toán chi phí, thu nhập môi trường phát sinh và chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm tại Công ty. Từ những nhược điểm trên đặt ra cho Công ty hiện nay là làm sao có thể nhận diện một cách đầy đủ các loại thu nhập, chi phí môi trường phát sinh tại đơn vị cũng nhưviệc phân bổ và lập dự toán chi phí môi trường sao cho hợp lý. Chương 3 của luận văn sẽ trình bày việc nghiên cứu áp dụng kế toán quản trị môi trường nhằm giúp Công ty nhận diện, phân bổ chi phí môi trường được chính xác hơn và đánh giá ảnh hưởng của kế toán quản trị chi phí môi trường đối với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lập dự toán chi phí môi trường từ đó nhằm hỗ trợcho nhà quản trị trong việc ra quyết định.


CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THẠCH BÀN


3.1. Định hướng phát triển và yêu cầu hoàn thiện kế toán quản trị môi trường tại Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thạch Bàn

3.1.1. Định hướng phát triển của Công ty

Trên toàn cầu, vì dịch bệnh Covid-19 nên đã có nhiều Công ty bị phá sản hoặc đình trệ sản xuất – kinh doanh. Các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng ở Việt Nam bị ảnh hưởng kép vì cộng thêm với thị trường bão hòa, các Công ty của Thạch Bàn cũng đã bị suy yếu nghiêm trọng, thua lỗ, không bán được hàng, công nghệ lạc hậu, sản xuất với công suất thấp…Vì vậy, lãnh đạo Tập đoàn đã thành lập Ban tái cấu trúc và thuê các đơn vị tư vấn, chuyên gia để xây dựng và lập đề án Tái cấu trúc Tập đoàn trong thời gian từ 2 đến 3 năm với các mục tiêu:

+ Tầm nhìn: Thạch bàn định hướng trở thành “ Tập đoàn Công nghiệp, Thương mại và Dịch vụ”, lấy trọng tâm là sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng chất lượng cao, thân thiện với môi trường. Không ngừng đổi mới nhằm kiến tạo các sản phẩm dịch vụ đẳng cấp và nâng tầm vị thế của thương hiêu trên trường quốc tế.

+ Sứ mệnh: Hết lòng vì mái ấm Việt

+ Giá trị cốt lõi: Tâm: Tận tâm, đạo đức, l ng thành, chu đáo

Tín: Cam kết, uy tín, trách nhiệm, tín nhiệm Trí: Trí tuệ, công nghệ, sáng tạo, tri thức Tinh: Tinh xảo, đặc biệt, đẳng cấp, tinh hoa.

+ Phát triển bền vững: Trước những quan tâm của xã hội về vấn đề môi trường, công ty đã có những chiến lược triển khai nghiên cứu, đầu tư hệ thống máy móc, nguyên vật liệu sản xuất thân thiên với môi trường, giảm thiều chất thải, khí thải và tiếng ồn trong quá trình sản xuất. Cụ thể, trong năm 2020, Công ty đã đầu tư dây chuyền sản xuất gạch không nung hướng mục tiêu “sản xuất xanh” và “phát triển bền vững”.

3.1.2. Yêu cầu hoàn thiện kế toán quản trị môi trường tại Công ty

Kế toán quản trị môi trường trong Công ty cổ phần Thạch Bàn liên quan

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023