Khái Niệm Và Vai Trò Của Kế Toán Quản Trị Môi Trường Trong Doanh Nghiệp Sản Xuất


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT


1.1. Khái niệm và vai trò của kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp sản xuất

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản

a. Kế toán quản trị

Kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành của hệ thống thông tin kế toán nói chung trong các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, nguyên nhân sựu phát triển của kế toán quản trị là do sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tập đoàn, quốc ga của tổng thể nền kinh tế. Nhưng trong bất kỳ một doanh nghiệp nào thì thông tin kế toán quản trị với chức năng cơ bản là công cụ hữu hiệu để các cấp lãnh đạo đưa ra quyết định điều hành mọi hoạt động nhằm hướng tới các mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Việc nghiên cứu kế toán quản trị được xem xét từ nhiều quan điểm và góc độ khác nhau:

Theo GS.Robert S.Kaplan, trường Đại học Harvard Business School (HBS), trường phái kế toán quản trị Mỹ, “ Kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống thông tin quản trị trong tổ chức mà nhà quản trị dựa vào đó để hoạch định và kiểm soát các hoạt động của tổ chức”.

Như vậy theo quan điểm này, kế toán quản trị là công cụ gắn liền với hoạt động quản trị của các tổ chức. Nó có vai trò quan trọng cho các tổ chức xây dựng các dự toán, hoạch định các chính sách và kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức.

Theo GS H. BOUQUIN Đại học Pari – Dauphin, trường phái kế toán quản trị của Pháp, “Kế toán quản trị là một hệ thống thông tin định lượng cung cấp cho các nhà quản trị đưa ra quyết định điều hành các tổ chức nhằm đặt hiệu quả cao”

Theo quan điểm này, kế toán quản trị là công cụ cung cấp thông tin cho các nhà quản trị, dựa vào thông tin đó các nhà quản trị đưa ra quyết định điều hành các hoạt động nhằm đạt hiệu quả kinh tế tối ưu.


Quan điểm về kế toán quản trị của hiệp hội Kế toán viên hợp chủng quốc Hoa Kỳ “Kế toán quản trị là quy trình định dạng, đo lường, tổng hợp, phân tích, truyền đạt các thông tin tài chính và phi tài chính cho các nhà quản trị để điều hành các hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn”. Quan điểm này, nhấn mạnh vai trò kế toán quản trị là công cụ không thể thiếu được của các nhà quản trị khi đưa ra quyết định kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản.

Theo Luật kế toán Việt Nam (2015), kế toán quản trị được định nghĩa là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán. Với quan điểm về kế toán quản trị này, ngoài việc nhấn mạnh vai trò của kế toán quản trị thông tin hữu ích, phụ vụ các cấp quản lý khi đưa ra quyết định còn cho biết quy trình nhận diện thông tin kế toán quản trị trong tổ chức hoạt động.

Qua một số các khái niệm trên tuy có sự khác biệt về hình thức, song đều có những điểm cơ bản giống nhau:

- Thứ nhất, Kế toán quản trị là một trong những bộ phận cấu thành trong hệ thống kế toán của tổ chứ.

- Thứ hai, đây là công cụ không thể thiếu trong các doanh nghiệp vì kế toán quản trị là cơ sở khoa học để đưa ra mọi quyết định kinh doanh

- Thứ ba, thông tin của kế toán quản trị cung caaos giúp cho nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị doanh nghiệp: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện; kiểm tra, đánh giá và ra quyết định.

Như vậy, từ những phân tích trên ta có thể đưa ra khái niệm kế toán quản trị như sau:

Kế toán quản trị là một môn khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin định lượng kết hợp với định tính về các hoạt động của một đơn vị cụ thể. Các thông tin đó giúp các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của đơn vị nhằm tối ưu hóa các mục tiêu.

b. Kế toán quản trị môi trường

Kế toán quản trị môi trường được coi là một nội dung của kế toán quản trị


thông thường và được như là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp đạt được hai mục tiêu, đó là quản lý hiệu quả, hỗ trợ việc cải tiến hiệu quả sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường, tiến tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Kế toán quản trị môi trường cũng được coi là sự phát triển tiếp theo của kế toán quản trị truyền thống cho mục tiêu môi trường (Birkin, 1996).

Theo USEPA (1995), “Kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp là quá trình nhận dạng, thu thập và phân tích các thông tin cơ bản về môi trường dùng trong nội bộ đơn vị.”

Theo Liên đoàn kế toán quốc tế (IAFC, 2005) “Kế toán quản trị môi trường là quản lý hoạt động kinh tế và môi trường thông qua việc triển khai và thực hiện hệ thống kế toán và hoạt động thực tiễn phù hợp có liên quan đến vấn đề môi trường. Trong khi điều này có thể bao gồm các báo cáo và kiểm toán tại một số công ty thì kế toán quản trị môi trường thường liên quan đến chi phí vòng đời, kế toán chi phí đầy đủ, đánh giá lợi ích và lập kế hoạch chiến lược quản lý môi trường”.

Còn Theo Cơ quan phát triển bền vững của Liên hợp quốc (UNDSD, 2001), các nhóm chuyên gia đến từ 30 quốc gia đã thống nhất về khái niệm của kế toán quản trị môi trường như sau: “Kế toán quản trị môi trường là việc nhận dạng, thu thập, phân tích và sử dụng hai loại thông tin cho việc ra quyết định nội bộ: Thông tin vật chất về sử dụng, luân chuyển và thải bỏ năng lượng, nước và nguyên vật liệu (bao gồm chất thải) và thông tin tiền tệ về chi phí, lợi nhuận và tiết kiệm liên quan đến môi trường”.

Từ những định nghĩa về kế toán quản trị môi trường, có thể rút ra kết luận về kế toán quản trị môi trường như sau: Kế toán quản trị môi trường là quá trình nhận diện, đo lường, phân bổ, sử dụng thông tin tiền tệ và phi tiền tệ liên quan đến môi trường và sự hòa hợp thông tin môi trường vào các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp để các thông tin liên quan đến môi trường cung cấp phù hợp cho tất cả các bên có liên quan với.

1.1.2. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp sản xuất

1.1.2.1. Vai trò của kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp sản xuất

Kế toán quản trị môi trường cung cấp thông tin tiền tệ và thông tin phi tiền tệ


giúp ích cho quá trình ra quyết định của nhà quản trị và đánh giá hiệu quả môi trường so với các mục tiêu đề ra. Nâng cao trách nhiệm của nhà quản trị trong hoạt động quản lý của mình với môi trường.

Hỗ trợ quá trình ra quyết định của nhà quản trị:



Quản trị và quá trình ra quyết định

Kế toán quản trị môi trường

Sự quan tâm của các bên liên quan (chính phủ, cơ quan tài chính,…

Thông tin về d ng vật liệu và năng lượng tiêu hao Thông tin về các khoản chi phí và tiết kiệm môi trường


Nguồn: Staniskis và Stasiskiene (2006)

Sơ đồ 1.1: Vai trò của kế toán quản trị môi trường trong quá trình ra quyết định


Kê toán quản trị môi trường cung cấp các thông tin hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh một cách chính xác. Với kế toán quản trị truyền thống một số thông tin về chi phí, thu nhập môi trường không được nhận diện và phân loại đúng dẫn đến việc định giá sản phẩn không chính xác. Ví dụ như, một số chi phí môi trường đang được ghi nhận và theo dõi chung trên tài khoản chi phí sản xuất chung và đang được phân bổ bằng những tiêu thức chưa phù hợp, hay kế toán còn có thể phản ánh chi phí môi trường vào một khoản mục nằm ngoài chi phí sản xuất... Việc sử dụng thông tin kế toán quản trị môi trường trong việc ra quyết định của nhà quản lý có vai trò quan trọng trong quá trình tiến tới sự phát triền bền vững của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tích hợp hai trong số những nguyên tắc quan trọng của phát triển bền vững: Môi trường và kinh tế. Bên cạnh đó, Thông qua các


báo cáo về môi trường c n giúp cho các bên liên quan như: nhà đầu tư, chính phủ, cơ quan tài chính,…ra các quyết định hỗ trợ, đầu tư kinh doanh phù hợp.

Đánh giá hiệu quả môi trường và nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp với môi trường.

Thông tin chi phí môi trường ngoài vai trò hỗ trợ cho quá trình ra quyết định quả nhà quản lý c n được sử dụng như một thước đo kết quả và cải thiện môi trường, từ đó thiết lập các mục tiêu môi trường của doanh nghiệp (Gauthier và cộng sự, 1997)

Kế toán quản trị môi trường cung cấp các thông tin về mức tiêu thụ các nguồn tài nguyên và khối lượng chất thải, khí thải thông qua thước đo hiện vật, từ đó giúp doanh nghiệp có cái nhìn chính xác về tác động của động sản xuất kinh doanh đến môi trường, từ đó có những biện pháp kiểm soát và giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường.

Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp:

Như đã nói ở trên, kế toán quản trị môi trường giúp doanh nghiệp quản lý chi phí liên quan đến môi trường, tránh được các chi phí không hợp lý như các khoản tiền phạt, bồi thường về môi trường, từ đó giúp giảm được chi phí trong sản xuất và xác định giá thành sản sản phẩm một cách chính xác, nâng cao khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường. Bên cạnh đó, xu thế sử dụng sản phẩm xanh ngày càng được quan tâm, việc doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội nói chung và trách nhiệm với môi trường nói riêng giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh, lòng tin trong mắt người tiêu dùng, đối tác, nhà đầu tư và các cơ quan nhà nước nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.

1.1.2.2. Nhiệm vụ của kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp sản xuất

Nhiệm vụ của kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp sản xuất bao gồm:

- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán liên quan đến thu nhập, chi phí môi trường trong doanh nghiệp.

- Phân tích thông tin, số liệu kế toán quản trị môi trường để tham mưu đề xuất giải pháp phục vụ yêu cầu quản lý môi trường và ra quyết định kinh tế tài chính của nhà quản lý.


- Cung cấp thông tin kế toán quản trị môi trường theo quy định pháp luật phục vụ cho việc thanh tra kiểm tra, kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền đối với hoạt động môi trường của đơn vị nhằm đảm bảo kinh doanh đúng pháp luật, cạnh tranh lành mạnh.

1.2. Nội dung kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp sản xuất

1.2.1. Nhận diện và phân loại chi phí môi trường

1.2.1.1. Khái niệm chi phí môi trường

Cho đến nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chi phí môi trường. Jasch (2003), UNDSD (2001) cho rằng vấn đề hiện nay chính là thiếu một định nghĩa chuẩn về chi phí môi trường. Để đạt được thành công trong chiến lược môi trường, nhà quản lý phải yêu cầu chính xác thông tin về chi phí môi trường cho các hoạt động sản xuất sản phẩm, dịch vụ của tổ chức. Vì vậy, việc có một định nghĩa về chi phí môi trường là rất cần thiết. Tùy thuộc vào cách thức sử dụng, phạm vi, quy mô nghiên cứu thông tin mà định nghĩa về chi phí môi trường cũng có thể khác nhau. Hiện nay. có rất nhiều khái niệm về chi phí môi trường như:


Năm

Định nghĩa


USEPA


1995

Chi phí môi trường phụ thuộc vào việc sử dụng thông tin của một tổ chức, chi phí môi trường bao gồm chi phí trực tiếp (chi phí vật liệu, năng lượng liên quan đến môi trường), chi phí ẩn (chi phí thu thập được bởi hệ thống kế toán nhưng bị ẩn trong tài khoản chung), chi phí bất định (chi phí phát sinh

trong tương lai) và chi phí hình ảnh, mối quan hệ.


Bộ Môi trường - Cộng h a Liên bang Đức (FEM)


2003

Chi phí môi trường là thuật ngữ được sử dụng để chỉ các loại chi phí khác nhau có liên quan tới quản lí môi trường, các biện pháp bảo vệ môi trường và các tác động môi trường. Các chi phí này có nguồn gốc từ các yếu tố chi phí, các bộ

phận và mục đích sử dụng khác nhau

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.




Năm

Định nghĩa

Bickle & Friedrich

2005

Chi phí môi trường liên quan đến những thiệt hại

môi trường về con người, hệ sinh thái, nguồn lực.


Ngwakwe


2009

Chi phí môi trường bao gồm nhiều loại khác nhau như chi phí quản lý ô nhiễm, chi phí để duy trì sản xuất sạch hơn, chi phí tuân thủ quy định môi trường, chi phí tự nguyện để đảm bảo an toàn sức khỏe, mối

quan hệ cộng đồng và trách nhiệm xã hội.


Jing & SongQing


2011

Chi phí môi trường là những chi phí liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm môi trường, tuân thủ quy định, luật bảo vệ môi trường, các hoạt động ngăn ngừa tác động môi trường tiêu cực, các biện pháp để đạt được mực tiêu môi trường. Nó bao gồm chi phí phát sinh các hoạt động giảm chất thải, tái chế chất thải, xử lý và quản lý ô nhiễm, hoạt động bảo vệ môi trường, chi phí bồi thường thiệt hại môi trường và xã hội. Đặc điểm của chi phí môi trường đó là chi phí môi trường có xu hướng tăng lên; tính bất cân xứng

và tính phân tán.

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

Tóm lại, theo quan điểm cá nhân chi phí môi trường có thể định nghĩa một cách chung nhất như sau: chi phí môi trường là chi phí phát sinh từ hoạt động bảo vệ môi trường do các tác động tới môi trường từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.1.2. Nhận diện và phân loại chi phí môi trường

Chi phí môi trường được nhận diện theo nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào mục đích sử dụng của nhà quản lý. Có nhiều tiêu thức sử dụng để phân loại chi phí môi trường đã được đưa ra để giúp nhận diện, phân loại và đo lường chi phí môi trường. Một số căn cứ để phân loại chi phí môi trường như theo quan điểm truyền


thống, theo nội dung và công dụng của chi phí, theo chu kỳ sống của sản phẩm, theo mức độ hoạt động hoặc có thể dựa vào tính chất hữu hình của chi phí.

a) Căn cứ vào nội dung, công dụng của chi phí

Theo các phân loại này, chi phí môi trường được chia thành 5 loại:


1 Chi phí kiểm soát và xử lý chất thải bao gồm các chi phí kiểm soát và xử 1

(1) Chi phí kiểm soát và xử lý chất thải bao gồm các chi phí kiểm soát và xử lý các dạng chất thải, bao gồm:

+ Chi phí khấu hao: là chi phí khấu hao của thiết bị xử lý và kiểm soát các chất thải như: Thiết bị xử lý chất thải rán, chất thải nước, chất thải khí (như thiết bị vận chuyển chất thải, hệ thống xử lý nước thải, máy lọc không khí,…); phương tiện, thiết bị chôn lấp chất thải. Bên cạnh đó, chi phí khấu hao còn bao gồm chi phí khấu hao nhà máy xử lý chất thải; chi phí thuê bãi rác, ….

+ Chi phí lao động bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương, của người lao động tham gia kiểm soát và xử lý chất thải.

+ Chi phí nguyên vật liệu: đây là những vật liệu đầu vào nhưng không phải sử dụng để sản xuất sản phẩm, nhưng vẫn cần thiết để giúp tổ chức hoạt động. Ví dụ về các vật liệu hoạt động liên quan đến kiểm soát chất thải bao gồm: Bảo dưỡng thiết bị kiểm soát, xử lý, chôn lấp khí thải và chất thải (như hóa chất vệ sinh thiết bị, hóa chất xử lý nước thải hay vật liệu lót trước khi chôn lấp tại chỗ, vật liệu bảo hộ lao động,…)

+ Chi phí nước và năng lương: là chi phí nước và năng lượng đầu vào sử dụng trong việc kiểm soát và xử lý chất thải. Ví dụ như: năng lương cho các phương tiện vận chuyển, chôn lấp chất thải, nước làm sạch các thiết bị, làm sạch l đốt,…)

+ Chi thuế, phí và cấp phép: Các khoản phí, thuế và giấy phép liên quan đến các vấn đề môi trường như kiểm soát và xử lý chất thải. Ví dụ như: thuế bảo vệ môi

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí