Kế toán hợp nhất kinh doanh từ chuẩn mực đến thực tiễn - 12


lại tạo khó khăn cho việc kiểm tra và dễ gây nhầm lẫn khi cân đối các số liệu khi hai bên Tăng/giảm không bằng nhau. Trong khi đó, theo kế toán Mỹ, ngôn ngữ được sử dụng phù hợp với ngôn ngữ chuyên môn kế toán, sử dụng bút toán điều chỉnh các khoản mục là Nợ/Có; điều này đảm bảo thể hiện được sự tăng giảm của các đối tượng điều chỉnh lại tránh được việc nhầm lẫn trong khâu cuối cùng khi lập bảng cân đối kế toán. Nếu thay đổi theo cách này cũng sẽ không gây nhiều khó khăn đối với mọi đối tượng sử dụng thông tin kế toán. Ngoài ra, sự thay đổi này cũng là cần thiết để các bút toán điều chỉnh được rõ ràng hơn.


3.4 Giải pháp đối với các doanh nghiệp

3.4.1 Tổ chức công tác kế toán


Tổ chức công tác kế toán là một trong những nội dung thuộc về tổ chức quản lý trong doanh nghiệp. Tổ chức công tác kế toán một cách thích ứng với điều kiện về qui mô, về đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như gắn với những yêu cầu quản lý cụ thể tại doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng và to lớn trong việc nâng cao hiệu quả quản lý tại doanh nghiệp. Với chức năng thông tin và kiểm tra tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp một cách thường xuyên, nhanh nhạy và có hệ thống nên tổ chức công tác kế toán là một trong các mặt quan trọng được các doanh nghiệp quan tâm. Tổ chức công tác kế toán không đơn thuần là tổ chức một bộ phận quản lý trong doanh nghiệp, mà nó còn bao hàm cả tính nghệ thuật trong việc xác lập các yếu tố, điều kiện cũng như các mối liên hệ qua lại các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kế toán, bảo đảm cho kế toán phát huy tối đa các chức năng vốn có của mình. Tổ chức công tác kế


toán doanh nghiệp trong điều kiện thực hiện cơ chế thị trường, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung của khoa học tổ chức, còn phải gắn với đặc thù của hạch toán kế toán vừa là môn khoa học, vừa là nghệ thuật ứng dụng để việc tổ chức đảm bảo được tính linh hoạt, hiệu quả và đồng bộ nhằm đạt tới mục tiêu chung là tăng cường được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả công tác kế toán các doanh nghiệp cũng nên tạo điều kiện, khuyến khích những kế toán viên tham gia hội nghề nghiệp và có thể tham gia thường xuyên cũng như có cơ hội làm tham mưu cho bộ tài chính trong việc ban hành các chuẩn mực kế toán và các thông tư hướng dẫn. Các daonh nghiệp có thể phối hợp cùng với Hiệp hội nghề nghiệp thực hiện các đề tài liên quan đến hợp nhất doanh nghiệp nhằm giúp cho các quy định được ban hành có tính khoa học, được hiểu một cách sâu sắc, thấu đáo và được áp dụng phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

3.4.2 Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao

Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp thời gian qua thường xem nhẹ phát triển trình độ đội ngũ kế toán – tài chính. Trong nhiều năm qua, các tập đoàn, doanh nghiệp hầu như chỉ tập trung vào đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nghệ và xem nhẹ phát triển trình độ đội ngũ kế toán – tài chính trong Tập đoàn. Chính vì vậy, khi quy mô kinh doanh ngày càng phát triển và chiến lược đẩy mạnh hoạt động kinh doanh vươn ra thị trường quốc tế, công tác quản lý tài chính, luồn tiền của các doanh nghiệp đã bộc lộ những bật cập nhất định. Hơn nữa, các chuyên viên kế toán - tài chính không chỉ là người nắm vai trò giữ sổ sách kế toán mà còn là đối tác chiến lược của doanh nghiệp, có trách nhiệm khởi xướng và quyết định việc tái cơ cấu kinh doanh, phát triển các mô hình tài chính, phân tích dự báo tài chính

Kế toán hợp nhất kinh doanh từ chuẩn mực đến thực tiễn - 12


và các công việc chiến lược quan trọng khác như khi doanh nghiệp đứng trước lựa chọn hợp nhất kinh doanh và các vấn đề cần giải quyết sau hợp nhất. Như vậy, vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp cần có sự phối hợp chặt chẽ với các trường đại học, các hiệp hội nghề nghiệp và đề ra một chính sách nhân sự hoàn chỉnh để từ đó xây dựng đội ngũ nhân viên kế toán đủ năng lực, có khả năng xử lý các vấn đề về mở rộng, về cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn và đưa ra các ý kiến tư vấn thông minh hơn cho ban lãnh đạo. Trong những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo ở Việt Nam đã có nhiều cải cách và cải tiến trong việc xây dựng chương trình đào tạo bậc giáo dục đại học. Các trường đã tiến hành xây dựng và ban hành chuẩn đầu ra dành cho sinh viên từng chuyên ngành. Tuy nhiên, để có được nguồn nhân lực đầu ra có chất lượng theo yêu cầu của xã hội thì việc phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp cần được tiến hành chặt chẽ hơn.


Kết luận


Trong khi hợp nhất kinh doanh đã có một thời gian dài tồn tài và phát triển trên thế giới thì ở Việt Nam hoạt động này còn rất mới mẻ. Thị trường Việt Nam là một thị trường nhiều tiềm năng phát triển đối với các thương vụ hợp nhất kinh doanh. Hướng tới phát triển hợp nhất kinh doanh nói chung và hoàn thiện công tác hạch toán kế toán hợp nhất kinh doanh nói riêng là một trong những định hướng đúng đắn đối với nền kinh tế đất nước. Hoạt động này còn non trẻ nên không tránh khỏi những hạn chế trong hệ thống pháp luật, trong hệ thống chuẩn mực kế toán cũng như các hoạt động thực tiễn liên quan. Chúng ta có thể học tập kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển trong thời gian tới và dần rút ngắn khoảng cách phát triển so với trình độ của thế giới. Khóa luận này đã tổng hợp và trình bày những nội dung cơ bản về “hợp nhất kinh doanh – từ chuẩn mực đến thực tiễn”. Do khả năng bản thân còn hạn chế, một lần nữa em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến đối với nội dung cũng như hình thức khóa luận từ Thầy, Cô giáo, bạn bè và những ai quan tâm đến vấn đề này. Em xin chân thành cám ơn!


DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài Chính (2006), Văn bản pháp luật về chuẩn mực kế toán, kiểm toán và hướng dẫn thuế, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội

2. TS. Nguyễn Phú Giang (2009), Kế toán hợp nhất kinh doanh và hợp nhất báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội

3. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI (2004), Luật cạnh tranh, Nhà xuất bản Tổng hợp, TP. Hồ Chí Minh

4. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê

5. Nguyễn Hòa Nhân, Tạp chí khoa học và công nghệ - Đại học Đà Nẵng Số 5(34)2009, M&A ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp cơ bản.

6. TS. Nguyễn Phú Giang, Tạp chí kiểm toán số 4, Kế toán sáp nhập doanh nghiệp - Kinh nghiệm quốc tế (2010)

7. Trần Thị Huyền Thu, Luận văn thạc sĩ kinh tế (2007), Chuẩn mực hợp nhất kinh doanh: sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế.

8. Công ty Cổ phần chứng khoán Bản Việt (2009), Bản cáo bạch Công ty Cổ phần Mirae, Bình Dương

9. Công ty cổ phần sữa Việt Nam (2010), Điều lệ công ty cổ phần sữa Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh

10.Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Cây cầu vàng, http://www.cophieu68.com/


11. Công ty tư vấn Luật Hoàng Minh,


http://www.hopnhatdoanhnghiep.com/component/content/article/43-bai-viet- lien-quan/2163-hop-nhat-sap-nhap-doanh-nghiep-vuong-ngay-khai-niem.html


12. Viet Capital Securities Joint Stock Company (2009), Phương án sáp nhập Mirae và Mirae Fiber.

13. American Institute of CPAs international accounting resources:

www.ifrs.com


14. Michael E.S.Frankel (2006), Merger & Acquisition Basics – Bản dịch

(2009), Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội


15. Scott Moeller & Chris Brady, Merger & Acquisition – Bản dịch (2009), Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022