Giảm khoản mục - Vốn chủ sở hữu (của công ty con Milas) (45%): 36.000.000.000(ii)
Tăng khoản mục - Lợi ích của cổ đông thiểu số: 36.000.000(ii’)
Giao dịch hợp nhất kinh doanh này không phát sinh lợi thế thương mại nên vào ngày lập báo cáo hợp nhất, kế toán Vinamilk sẽ lập các bút toán điều chỉnh trên sổ kế toán hợp nhất và ghi nhận các khoản mục tài sản và nợ phải trả xác định được của Milas theo giá trị ghi sổ. Theo đó, báo cáo tài chính hợp nhất (giữa niên độ) ngay sau khi Vinamilk mua cổ phần của Milas và trở thành công ty mẹ như sau:
Bảng cân đối kế toán hợp nhất Công ty Vinamilk Q4/2007
Đơn vị: VNĐ
Bảng CĐKT Công ty Vinamilk | Bảng CĐKT Công ty Milas | Bút toán điều chỉnh | Bảng CĐKT hợp nhất | ||
Tăng | Giảm | ||||
TÀI SẢN | |||||
- Tiền | 456.487.682.79 6 | 7.243.971.03 2 | 463.731.653.828 | ||
- Các khoản đầu tư TC ngắn hạn | 44.951.662.630 | 8.356.248.96 1 | 53.307.911.591 | ||
- Phải thu của khách hàng | 673.476.825.35 7 | 3.638.029.08 8 | 677.114.854.365 | ||
- Hàng tồn kho | 1.114.789.428. 762 | 22.658.485.9 96 | 1.137.447.914.75 8 | ||
- Tài sản ngắn hạn khác | 57.067.370.840 | 789.572.163 | 57.856.943.003 | ||
- Các khoản phải thu dài hạn | 2.498.575.823. 920 | 3.524.861.29 0 | 2.502.100.685.21 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Điểm So Sánh Giữa Vas 11 Và Ifrs 3
- Thực Trạng Kế Toán Hợp Nhất Kinh Doanh Ở Việt Nam Từ 2005 Đến Nay
- Trường Hợp Hình Thành Quan Hệ Công Ty Mẹ - Công Ty Con
- Kế toán hợp nhất kinh doanh từ chuẩn mực đến thực tiễn - 11
- Kế toán hợp nhất kinh doanh từ chuẩn mực đến thực tiễn - 12
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
1.457.884.118. 839 | 25.784.681.3 66 | 1.483.668.800.20 5 | |||
- Đầu tư vào công ty con | 99.894.129.576 | (i’)44.000.000.0 00 | 55.894.129.576 | ||
- Các khoản ĐT dài hạn khác | 822.557.345.20 9 | 2.658.923.64 8 | 825.216.268.857 | ||
-Tài sản dài hạn khác | 117.608.230.19 6 | 5.345.226.46 6 | 122.953.456.662 | ||
Tổng Tài sản | 5.245.348.794. 305 | 80.000.000.0 00 | 5.281.348.794.30 5 | ||
NGUỒN VỐN | |||||
Nợ phải trả | 1.111.174.543. 602 | 15.000.000.0 00 | 1.126.174.543.60 2 | ||
- Nợ ngắn hạn | 1.000.372.394. 317 | 13.984.879.2 33 | 1.014.357.273.55 0 | ||
- Vay dài hạn | 110.802.149.28 5 | 1.015.120.76 7 | 111.817.270.052 | ||
Vốn chủ sở hữu | 4.134.174.250. 703 | 65.000.000.0 00 | (i)44.000.000.000 (ii)36.000.000.000 | 4.119.174.250. | |
Lợi ích của cổ đông thiểu số | (ii’)36.000.000 .000 | 36.000.000.000 | |||
Tổng Nguồn vốn | 5.245.348.794. 305 | 80.000.000.0 00 | 5.281.348.794.30 5 |
Lưu ý: trên đây là số liệu hợp nhất báo cáo tài chính của Vinamilk và công ty Milas - một trong ba công ty con của Vinamilk ; do vậy, trên bảng báo cáo tài chính hợp nhất này vẫn còn tồn tại một khoản mục đầu tư vào công ty con – tức khoản đầu tư vào hai công ty con còn lại. Trên thực tế, Vinamilk chỉ công bố báo cáo tài chính hợp nhất sau khi đã thực hiện các bút toán điều chỉnh, hợp nhất báo cáo tài chính với cả ba công ty con mà không đưa ra những số liệu chi tiết như trên.
CHƯƠNG 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán hợp nhất kinh doanh tại Việt Nam
3.1 Định hướng nhằm hoàn thiện kế toán hợp nhất kinh doanh
Trước hết, nhằm hoàn thiện kế toán hợp nhất kinh doanh ở Việt Nam, Nhà nước Việt Nam cũng như khối các doanh nghiệp cần đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các giao dịch hợp nhất kinh doanh, hướng tới trình độ chuyên nghiệp với thông tin rõ ràng và minh bạch.
Với mục tiêu hoàn thiện kế toán hợp nhất kinh doanh, chúng ta cần hướng tới sự hài hòa với chuẩn mực kế toán quốc tế, hoàn thiện chuẩn mực kế toán 11 “ Hợp nhất kinh doanh”sao cho vừa tương đồng với chuẩn mực quốc tế, vừa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam ( mội trường kinh tế, chính trị, xã hội…). Đặc biệt, Nhà nước cũng như các tổ chức, doanh nghiệp cần rút ra kinh nghiệm thực tiễn của các quốc gia phát triển làm cơ sở học hỏi để từ đó tìm ra giải pháp áp dụng vào Việt Nam nhằm kế thừa những đặc điểm ưu việt và tránh mắc các sai lầm trong hợp nhất kinh doanh cũng như kế toán hợp nhất kinh doanh. Nhà nước phải luôn duy trì những ưu điểm đã phân tích ở trên và kiên quyết khắc phục những hạn chế còn tồn tại của chuẩn mực cũng như các yếu tố thị trường. Như vậy,phương pháp kế toán hợp nhất kinh doanh cần được thống nhất là
phương pháp mua với những điều kiện để áp dụng phương pháp này và những giải pháp đề ra sẽ hướng tới việc hạch toán kế toán hợp nhất kinh doanh theo phương pháp mua.
Hơn nữa, vấn đề điển hình gây trở ngại cho kế toán hợp nhất kinh doanh chính là lợi thế thương mại. Bởi vậy cách xác định hợp lý lợi thế thương mại và việc phân bổ lợi thế thương mại như thế nào sao cho hòa hợp với các quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế cần có được sự quan tâm đúng mực.Ngoài ra, ngôn ngữ trong chuẩn mực hướng tới tiêu chí dễ hiểu, tránh tạo hiểu lầm, dễ áp dụng mà vẫn đảm bảo được tính tổng quát sao cho mọi trường hợp hợp nhất kinh doanh đều được quy định và hướng dẫn hạch toán kế toán.
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hợp nhất kinh doanh ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, các giao dịch hợp nhất kinh doanh, đặc biệt là các thương vụ M&A đã diễn ra rất mạnh mẽ và đặc biệt tập trung trong khối ngành tài chính. Bên cạnh đó, hợp nhất kinh doanh cũng là một kênh đầu tư quan trọng của các nhà đầu tư nước ngoài. Xu hướng nàysẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên, để tối đa hóa lợi ích của các chủ thể tham gia hợp nhất, định hướng phát triển nền kinh tế theo chủ trương của Đảng và đường lối của Nhà nước trước làn sóng hợp nhất kinh doanh thì các giải pháp nhằm hoàn thiện thị trường này là rất cần thiết. Hoạt động hợp nhất kinh doanh được hoàn thiện cũng tạo điều kiện tốt nhất cho công tác kế toán hợp nhất kinh doanh.
Trước hết, để phát triển hợp nhất kinh doanh ở Việt Nam, các cơ quan quản lý Nhà nước cần phá bỏ những trở ngại đối với hợp nhất kinh
doanh từ hệ thống pháp luật. Có thể nói, hiện nay hệ thống pháp luật Việt Nam đã có những quy định đối với hợp nhất kinh doanh. Tuy vậy, trong thời gian tới, để đáp ứng nhu cầu thực tiễn các quy định này cần được sửa đổi sao cho đồng bộ và chi tiết hơn nữa. Thực trạng cho thấy, các quy định luật pháp về hợp nhất kinh doanh được đề cập đến ở các luật khác nhau, nhưng tại mỗi luật này vẫn mang tính rời rạc và chưa hoàn thiện. Các thủ tục, nguyên tắc, phướng pháp định giá, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia cần được chỉ ra rõ ràng. Đặc biệt, về phương pháp định giá doanh nghiệp, các tổ chức lập pháp có thể nghiên cứu các phương pháp khác ngoài hai phương pháp đã được quy định trong luật như: định giá theo giá trị sổ sách (book value), tức là lấy tổng số tài sản có trừ đi tổng số tài sản nợ; số dư ra được coi là giá trị bán được; hay định giá theo giá trị xé lẻ (break-up value) là số tiền có thể thu được khi tách các xưởng hay các bộ phận khác nhau của một công ty lớn bị mua ra từng phần để bán đi; hoặc định giá theo giá trị thanh lý (liquidation value) tức là số tiền mà công ty có thể mang lại nếu bán đi với giá rẻ hơn giá trị hợp lý. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng nên xem xét và quy định cụ thể về phương án xử lý các tình huống liên quan đến tài chính, lao động và các vấn đề phát sinh khác sau khi thương vụ hợp nhất kinh doanh được hoàn thành.
Sau đó, để nâng cao hiệu quả kinh tế từ hợp nhất kinh, các bên tham gia cần có những cân nhắc và chiến lược cụ thể. Trước khi tham gia một thương vụ hợp nhất kinh doanh, các bên cần xem xét kỹ lưỡng về phương án hợp nhất kinh doanh, đồng thời so sánh đối chiếu với các phương án khác vì trong nhiều trường hợp hợp nhất kinh doanh không phải giải pháp
duy nhất và tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Khi bắt đầu tham gia một thương vụ hợp nhất kinh doanh, các bên cũng cần nghiên cứu từ tổng quan đến chi tiết các thương vụ hợp nhất kinh doạnh trước đó để rút ra kinh nghiệm áp dụng thực tế với doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của mình. Trong trường hợp, nội bộ doanh nghiệp chưa đủ trình độ để giải quyết các thương vụ này theo luật định cũng như tiến hành theo hướng bảo đảm lợi ích doanh nghiệp mình thì cần nhờ đến sự trợ giúp của các tổ chức tư vấn, ý kiến tham mưu của các bên trung gian. Đồng thời, các bên tham gia hợp nhất kinh doanh cũng cần dự tính trước những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình hợp nhất kinh doanh để đề ra những phương án xử lý thích hợp, giảm thiểu tổn thất cho các bên.
Cuối cùng, đối với các bên trung gian trong thương vụ hợp nhất kinh doanh như các tổ chức tư vấn luật, chuyên sâu tư vấn hoạt động hợp nhất kinh doanh, các ngân hàng, các công ty chứng khoán… cũng cần chú trọng nâng cao chất lượng nhân sự, nâng cao dịch vụ cung cấp cho khách hàng của mình.
Tóm lại, để hoàn thiện hợp nhất kinh doanh ở Việt Nam đòi hỏi một thời gian tương đối dài cũng như sự hợp sức đồng bộ của các bên liên quan. Những giải pháp đưa ra là tất yếu và yêu cầu sự nghiêm túc thực hiện nhằm hướng tới một thị trường Việt Nam phát triển nói chung cũng như sự phát triển của các hoạt động hợp nhất kinh doanh nói riêng.
3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán hợp nhất kinh doanh ở Việt Nam
3.3.1 Giải pháp về phía nhà nước
3.3.1.1 Đối với việc xây dựng hệ thống pháp luật:
Trong phát triển kinh tế thì hệ thống pháp luật về kinh tế luôn có vai trò vô cùng to lớn. Nhận thức được tầm quan trọng này, từ cuối những năm 1980 đến nay, việc không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật về kinh tế luôn là mối quan tâm lớn, thường xuyên và là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Việc đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý, tháo gỡ mọi trở ngại về cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính sẽ tạo điều kiện để phát huy tối đa mọi nguồn lực, tạo sức bật mới cho sản xuất, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau. Thực tế đã chứng minh những thay đổi theo hướng tích cực của hệ thống pháp luật về kinh tế trong thời gian vừa qua đã tháo gỡ nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Từ đó ta nhận thấy, việc xây dựng hệ thống pháp luật là rất quan trọng khi muốn thực hiện mục đích nâng cao hiệu quả công tác kế toán. Hệ thống pháp luật về doanh nghiệp, hệ thống pháp luật về kế toán chính là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về kế toán do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, làm cơ sở điều chỉnh toàn bộ hoạt động kế toán trong nền kinh tế quốc dân. Có được một hành lang pháp lý phù hợp, thống nhất và khoa học, công tác kế toán sẽ được thực hiện dễ dàng và đồng nhất hơn. Khi mà làn sóng hợp nhất kinh đang ngày càng phát triển Nhà nước cần đặc biệt chú trọng điều chỉnh hệ thống pháp lý sao cho đồng nhất. Giữa các văn bản pháp lý cần có sự thống nhất, ví dụ như hiện tại khái niệm“hợp nhất kinh doanh” chỉ xuất hiện trong chuẩn mực kế toán mà không được quy định trong các văn bản luật. Điều này đôi khi sẽ tạo sự hiểu lầm đối với người sử
dụng, gây trở ngại cho hợp nhất kinh cũng như công tác kế toán. Ngoài ra, hệ thống pháp lý về hợp nhất kinh doanh và kế toán hợp nhất kinh doanh khi được thiết lập cần hướng đến bảo vệ lợi ích của công chúng sử dụng những thông tin này và đông thời đảm bảo những yêu cầu chung đối với thông tin kế toán. Ví dụ như theo Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005 đã đưa ra quy định về nhóm công ty chính là nhằm mục đích tăng cường sự công khai, minh bạch trong hoạt động kinh doanh cũng như hạn chế chế độ trách nhiệm hữu hạn và bảo vệ lợi ích cổ đông thiểu số. Luật Việt Nam cũng quy định trách nhiệm đền bù của công ty mẹ với công ty con hay nghĩa vụ lập báo cáo tài chính hợp nhất của nhóm các công ty.
3.3.1.2 Đối với cơ chế quản lý các doanh nghiệp
Nhà nước cần thường xuyên xem xét và kiểm soát hoạt động hợp nhất kinh doanh trên thị trường để quản lý và đưa nền kinh tế theo đúng chủ trương của Đảng và đường lối Nhà nước đề ra. Thực hiện tốt việc quản lý các doanh nghiệp trong hoạt động hợp nhất kinh doanh này có thể tạo thuận lợi cho việc tạo dựng thành công những tập đoàn kinh tế lớn mạnh của Việt Nam, đủ khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Trong thời kỳ mở cửa có rất nhiều các tập đoàn đa quốc gia tham gia vào thị trường Việt Nam. Với sức mạnh kinh tế vượt trội, các tập đoàn này rất có khả năng thôn tính các doanh nghiệp khác, đặc biệt là các doanh nghiệp còn non trẻ ở Việt Nam. Ngoài ra, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam với quy mô nhỏ và vừa nên không có đủ tiềm lực và khả năng để tham gia vào các lĩnh vực đòi hỏi lớn về vốn và công nghệ hiện đại nên M&A là công cụ quan trọng giúp các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh